Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Qua Đôi Mắt Của Một Nhà Sư Phật Giáo (song ngữ)

11 Tháng Chín 201515:43(Xem: 10883)
Qua Đôi Mắt Của Một Nhà Sư Phật Giáo (song ngữ)
                                                        Qua Đôi Mắt Của Một Nhà Sư Phật Giáo
                                            Through The Eyes Of A Buddhist Monk

                                                            
                                                                  
Ajahn Brahmavamso Mahathera

                                                                       Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến


Qua Đôi Mắt Của Một Nhà Sư Phật Giáo (song ngữ)Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.

Khi tôi gặp mẹ tôi một lần nữa cách đây hai năm, mẹ đã không còn nhận ra tôi. Mẹ tôi cũng không nhận ra anh trai của tôi. Trong lúc tôi thăm hỏi mẹ tôi, đột nhiên, mẹ nhắc đến một từ ngữ lạ: tu viện. Đó là ánh lửa duy nhất, lóe lên từ sự nhận biết của mẹ tôi, nhưng tất cả, chỉ có thế mà thôi.

Tôi đến thăm mẹ tôi tại nhà dưỡng lão hai năm một lần. Tôi không cảm thấy rằng tôi cần phải gần gũi mẹ tôi, bởi vì tôi đã được huấn luyện như một nhà sư để buông xả. Nếu tôi không có người anh đang chăm sóc mẹ tôi, tôi sẽ quan tâm đến mẹ nhiều hơn. Vì thế, tôi rất biết ơn người anh của tôi đang chăm lo cho mẹ. Trong một ý nghĩa nào đó, anh tôi đã làm bổn phận trả hiếu cho mẹ, thay tôi. Tôi có rất nhiều sự tôn trọng, đối với anh.


Khi một người bị bệnh mất trí nhớ, họ có thể không còn nhận ra bạn. Họ có thể không biết bạn là ai khi bạn đến thăm họ, tuy nhiên, bạn biết họ là ai. Do đó, đi thăm họ là chuyện nên làm. Lý do họ không nhận ra bạn, không phải là lý do mà bạn không đi thăm họ, bởi vì, bạn vẫn còn biết họ là ai. Và, đây là lý do quan trọng để bạn đi đến chào hỏi, và thăm viếng họ.

HIỂU BIẾT NHỮNG NỖI LO SỢ CỦA NGƯỜI BỊ BỆNH MẤT TRÍ NHỚ

Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi, tương đối nhẹ. Bà luôn có sự bình an và có lòng tử tế. Tuy nhiên, trong một cơ sở chăm sóc người bệnh mất trí nhớ, mà tôi đến thăm ở phía bắc London, tôi đã gặp những người mang nhiều dấu hiệu của sự sợ hãi. Trong hai tiếng đồng hồ tôi ở đó, họ đã luôn luôn sống trong sợ hãi

Đã có lần tôi đang đi du lịch, và khi tôi thức dậy trong một căn phòng của khách sạn, hoặc trong một ngôi chùa, lúc đó tôi không biết tôi đang ở đâu. Tôi phải mất một lúc khá lâu, tôi mới biết chính xác nơi tôi đang ở. Điều nầy làm tôi rối trí, trong vài giây đồng hồ.


Đối với những người bị bệnh mất trí nhớ, mỗi giây trong cuộc sống của họ, họ cảm thấy như đang sống ở một nơi xa lạ, chung quanh toàn là những người mà họ không quen biết.

MỘT GIÂY TỈNH TÁO TRONG MÀN SƯƠNG MÙ CỦA BỆNH MẤT TRÍ NHỚ

Điều gì sẽ xảy ra với một người bị bệnh mất trí nhớ, vào những giây phút cuối cùng của đời họ? Đối với những người mà thân thể không bị ảnh hưởng bởi thuốc men, thì trong vài phút sau cùng, những giây phút cuối cùng của đời họ, họ thường có cảm giác rõ ràng, và bình tĩnh. Đôi khi có người hồi tình lại, từ trạng thái hôn mê.


Một trong những người đệ tử của tôi, và người em gái của cô, ở trong căn phòng hospice (chọn-cái-chết-bình-an), cùng với ông bố đang sắp chết của họ. Họ đang nắm tay ông bố, rồi thật bất ngờ, ông bố mở mắt ra. Ông bố nhìn chung quanh, rồi hai cô con gái nói: "Bố ơi, con thương bố", và ông bố nhắm mắt lại, rồi qua đời.

Đây là một trong những trường hợp, mà những khoảnh khắc cuối cùng của con người thì rất rõ ràng, và sáng suốt, và đây cũng là những gì thường xảy ra với những người bị mất trí nhớ.

Bệnh mất trí nhớ là một sự rối loạn trong bộ óc, và những người Phật Tử tin rằng tâm thức đi ra khỏi bộ óc, trong vài giây phút cuối cùng của cuộc đời, cho nên, sự thiếu-rõ-ràng tức là màn sương mù của bệnh mất-trí-nhớ, lúc đó bị tan biến đi. 
 
Và, trong vài giây phút trước khi chết, và sau khi chết, người bị bệnh mất-trí-nhớ có tâm trí rõ ràng, giống như xưa, và họ có khả năng ghi nhớ, để suy nghĩ, để hiểu biết, rõ ràng giống như trước khi họ bị bệnh mất-trí-nhớ. Bức-tường-rào-cản thần thức của họ [1], được biết như là bệnh mất-trí-nhớ, lúc nầy đã bị phá hủy đi.

Đối với mẹ tôi, tôi không bị phiền lòng bởi bệnh mất trí nhớ của mẹ, tôi đã chấp nhận đây là một phần của tiến trình tự nhiên. Mẹ tôi đã không chịu đựng sự đau khổ; mẹ tôi đã không có sự sợ hãi liên tục. Dù, mẹ tôi không biết mẹ đang ở đâu, nhưng mẹ vui vẻ, và niềm hạnh phúc của mẹ đã làm cho tôi hài lòng.


Và, tôi cảm thấy hạnh phúc, bởi vì tôi biết rằng bệnh mất-trí-nhớ của mẹ tôi chỉ là trạng thái tạm thời. Rồi, khi nào mẹ tôi sắp ra đi, vào những giây phút cuối đời nầy, sự hiểu biết rõ ràng, và sáng suốt sẽ trở về với mẹ tôi.[2]

PHẦN SAU ĐÂY DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI ĐỌC LÀ PHẬT TỬ:

NGHIỆP VÀ BỆNH MẤT TRÍ NHỚ

Nghiệp chắc chắnlý do tại sao người ta bị bệnh mất trí nhớ.[3] Có hai loại người bị bệnh mất trí nhớ: mẹ tôi là loại người bị bệnh nầy, nhưng tình trạng của mẹ thì rất tốt, mẹ tôi hầu như không có sự đau khổ nào cả, và có loại người cũng bị bệnh nầy [4], nhưng họ phải chịu đựng sự đau khổ.

Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau, hoặc bạn là người có nhiều năng khiếu, mà điều quan trọng là cách bạn xử dụng tài năng của bạn, và thậm chí, cách bạn xử dụng bệnh tật của bạn.

Mẹ tôi bẩm sinh, có một số phẩm chất của trí tuệ, bắt nguồn từ lòng mong muốn phục vụ người khác, trong suốt cuộc đời của mẹ. Vì thế, mẹ dễ dàng chấp nhận bất cứ điều gì xảy ra cho mẹ, so với loại người có hành vi ngông cuồng, thích điều khiển người khác. Loại người nầy cảm thấy bất lực, khi họ không thể kiểm soát, và với bệnh mất-trí-nhớ, rõ ràng là họ không thể kiểm soát được gì cả. Điều nầy làm cho họ cảm thấy rất sợ hãi.

Hãy nhớ rằng, họ đã có bệnh tật như thế, bởi vì kết quả của nghiệp. Mẹ tôi đã có một thái độ tốt với cuộc sống, và bởi vì nghiệp tốt nầy, cho nên mẹ rất hạnh phúc, mặc dù mẹ có bệnh mất trí nhớ. Những người khác có thể không ứng phó với bệnh nầy, một cách tốt đẹp như thế. Điều nầy cũng là kết quả của nghiệp.

Chuyện nầy không phải là loại nghiệp được tạo ra, bằng cách đi đến chùa để biếu tặng quà; đây là loại nghiệp được tạo ra bằng cách phát triển một thái độ tốt đẹp trong cuộc sống.

Các nghiệp cũ cho bạn những nguyên liệu (để bạn nấu ăn), nhưng điều quan trọng hơn về nghiệp, là bạn sẽ làm gì với những nguyên liệu nầy. Đôi khi bạn mua được thức ăn ngon từ một người bán hàng rong ở Tân Gia Ba, ngon hơn hẳn thức ăn của một nhà hàng năm sao đắt tiền, bởi vì, người bán hàng rong có thể không có nguyên liệu tốt, nhưng ông lại bỏ ra rất nhiều nỗ lực, trong sự nấu nướng của ông.

Vì vậy, những nguyên liệu mà bạn đã có, là nghiệp cũ, và những gì bạn sẽ làm với những nguyên liệu nầy, chính là nghiệp hiện tại. Trong cuộc sống, đây là điều quan trọng nhất.

Bệnh mất trí nhớ thì giống như là một giấc ngủ, kéo dài trong nhiều năm. Bệnh nầy giống như một người đang sống, trong tình trạng hôn mê. Các công việc họ đã hoàn thành, không bị ảnh hưởng gì bởi bệnh mất trí nhớ. Họ sống như là họ đang nghỉ giải lao. Trong khi đó, thời gian thì tiếp tục trôi đi. Do đó, những người bị bệnh mất trí nhớ, không tạo nghiệp mới, trong giai đoạn nầy.

CHÚ THÍCH

1) Khái niệm của Phật giáo về thần thức, thì khác biệt với định nghĩa chung về sự nhận biết.

2) Cái nhìn của Ajahn Brahm về bệnh mất-trí-nhớ là tạm thời, bởi vì ông tin tưởng vào sự tái sinh; mẹ ông sẽ có sự hiểu biết rõ ràng, và sáng suốt, vào lúc mẹ ông mất, rồi bà sẽ tái sinh.

3) Ít nhất, có một nhà sư khác đã đưa ra một lập trường khác với ông. Shravasti Dhammika, nhà cố vấn tinh thần của Hội Phật Pháp Mandala, Tân Gia Ba, tin rằng những sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát hợp lý, giống như thiên tai, bệnh tật, thì không do nghiệp gây ra.

4) Bệnh mất-trí-nhớ, chính nó, không phải là một căn bệnh. Hiệp Hội Bệnh Alzheimer (bệnh lẫn) mô tả bệnh mất-trí-nhớ như là "một tập hợp các triệu chứng bao gồm sự mất trí nhớ, sự thay đổi tâm tính, và sự trở ngại về giao tiếp và lý luận." Bệnh mất-trí-nhớ có nhiều loại khác nhau. Hai loại phổ biến nhất, theo Hiệp Hội Bệnh Alzheimer (bệnh lẫn), là bệnh lẫn và bệnh mất-trí-nhớ có liên hệ về mạch máu.

Ajahn Brahmavamso Mahathera là trụ trì của Tu viện Bodhinyana, Serpentine, Tây Úc, và là người bảo trợ tinh thần cho Hiệp Hội Phật Giáo, Tân Gia Ba. Trước khi ông xuất gia, ông đã nghiên cứu vật lý lý thuyết tại trường Đại Học Cambridge.

Có người đã kể câu chuyện nầy, cho Jeremy Boo.

Tin Cập Nhật: Bà Hazel Betts, mẹ của Ajahn Brahm, đã qua đời ngày 16 tháng Hai năm 2012.


Through the eyes of a Buddhist monk

02 Sep 2011By AJAHN BRAHMAVAMSO MAHATHERA, WESTERN AUSTRALIA

My mother is 83 and has had dementia for about five years. When I saw her four years ago, the door of her apartment was open and she had just gone wandering off. The onset was so rapid that she quickly got to the point where she cannot remember anyone.

When I saw her again two years ago, she didn’t recognise me at all. She doesn’t recognize my brother either. While I was with her, out of the blue, she mentioned a strange word: monastery. There was this spark of recognition there but that was the only recognition.

I visit her at the nursing home once every two years. I don’t feel that I need to be close to my mother because I am trained as a monk to let go. If I didn’t have a brother who is looking after her, I would be a bit more concerned. So I am very grateful to my brother for looking after her. In a sense, my brother is doing my duties for me. I have great respect for him.

When a person has dementia, they may not recognise you. They may not know who you are when you visit them, but you know who they are. And so it’s worthwhile visiting them. Just because they don’t recognise you is no reason not to go and see them because you still know who they are. And that’s why it’s important to go and say hello.

Understanding the fears of people with dementia

My mother’s dementia is quite benign. She was always peaceful and kind. But in a dementia care facility I visited in the north of London, there were people who showed every sign of being terrified. For the two hours I was there, they were in constant fear.

There have been times when I was travelling and I wake up in a hotel room or temple without knowing where I am. It takes a while to get my bearings. But it’s disturbing for the first couple of seconds.

For people with dementia, it is every second of their lives: being in an unfamiliar place filled with unfamiliar people.

A moment of clarity in the mist that is dementia

What happens to a person with dementia in the last moments of life? For people who are not under medication, in the last moments, the last few minutes of their lives, there is often a sense of clarity and calm. Sometimes people emerge from a coma.

One of my disciples was with her sister in a hospice at the bedside of their dying father. They were holding their father’s hand and, without any warning, he opened his eyes. He looked around and his two daughters said: “I love you, Dad” and then he closed his eyes and died.

It is one of those occasions when the last few moments of life are very clear and lucid and this is what often happens to someone with dementia.

Dementia is a brain disorder and Buddhists believe that the mind disengages from the brain in the last few moments of life so the lack of clarity, the mist that is dementia, clears. And in the last few moments before death and after death, you are clear again and you have the ability to remember to think, to know like you were before you had dementia. The blockage on your consciousness1
known as dementia is lifted.

As for my mother, I am not bothered by her dementia because I accept it as part of nature. She doesn’t have any suffering; she is not constantly terrified. She doesn’t know where she is but she is happy and that happiness makes me feel quite content.

And I am happy because I know that this is a temporary condition and at the moment of her death, clarity will return to her.2

* * *

For the Buddhist reader:

Kamma and dementia

Kamma (Pali; Sankrit: karma) is certainly why people get dementia.3 But you have two kinds of people with dementia: my mother who is very well, hardly any suffering at all, and those who have the same disease4 and are being tortured by it.

Just like any other thing that happens in life, it’s not whether you are rich or poor, healthy or sick or gifted with some talent, it’s how you use those talents and even how you use your sickness.

My mother has some form of innate wisdom, which stems from a servile attitude that she has all her life, so she finds it easier to accept whatever happens, compared to people you might call control freak types. They feel powerless when they cannot control and with dementia, you obviously cannot control very much at all. This gives them a huge amount of fear.

Do remember that who they are is a result of kamma. My mother had a good attitude to life and, because of that good kamma, is very happy even though she has dementia. Other people may not deal with the same disease in a good way. This is also a result of kamma.

This is not kamma generated by going to a temple and giving donations; this is a kamma that comes by developing a good attitude to life.

The old kamma gives you your ingredients, but the most important thing about kamma is what you’re doing with those ingredients.

Sometimes you get much better food from a hawker in Singapore than an expensive five-star restaurant because even though the hawker may not have good ingredients, he puts in so much effort into his cooking.

So the ingredients you have is the old kamma and what you do with it is the kamma of now. That is the most important thing in life.

Dementia is like a sleep that lasts for many years. It’s like a waking coma. The work in their lives are not undone by dementia. It’s like a break. It’s like a time lapse. Hence, people with dementia do not make kamma during that period of their lives.

Footnotes
1 The Buddhist concept of consciousness is different from thecommon definition of awareness.
2 Ajahn Brahm perceives dementia as temporary because he believes in rebirth; clarity returns to his mother when she dies and reborn.
3 At least one other monk has taken a different stance. Shravasti Dhammika, spiritual advisor of Buddha Dhamma Mandala Society, Singapore, believes that events out of reasonable control, like natural disasters and illnesses, are not caused by kamma.
4 Dementia is not a disease per se. The Alzheimer’s Society describes dementia as “a set of symptoms which include loss of memory, mood changes, and problems with communication and reasoning.” There are various types of dementia. The two commonest types, according to the Alzheimer’s Association, are Alzheimer’s Disease and vascular dementia. Read more dementia FAQs here.

Ajahn Brahmavamso Mahathera is the abbot of Bodhinyana Monastery, Serpentine, Western Australia, and spiritual patron ofBuddhist Fellowship, Singapore. Before he was ordained, he readtheoretical physics in Cambridge University.

As told to Jeremy Boo.

Update: Ajahn Brahm’s mother, Mrs Hazel Betts, passed away on 16 February 2012.

 

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1330)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1319)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1215)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1280)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1298)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 1941)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1317)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1330)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1207)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1452)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1292)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 1187)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1155)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1194)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1208)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1333)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 1060)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1051)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1115)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1245)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1276)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 1041)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1158)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 1099)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1232)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1228)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1359)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1435)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1200)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1188)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1332)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1354)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1279)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1578)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1252)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1263)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1291)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1150)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1180)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1292)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1409)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1473)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1630)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1486)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1406)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1176)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(Xem: 1282)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1252)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1314)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1284)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant