Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hãy Mang Đến Cuộc Sống, Những Suy Ngẫm Về Cái Chết (song ngữ)

23 Tháng Chín 201511:04(Xem: 10314)
Hãy Mang Đến Cuộc Sống, Những Suy Ngẫm Về Cái Chết (song ngữ)
Hãy Mang Đến Cuộc Sống,
Những Suy Ngẫm Về Cái Chết
 


Debbie Stamp - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(Bring To Life The Contemplation Of Death - Debbie Stamp) 
Bài viết nầy đã được phỏng theo buổi nói chuyện của Debbie, trong Khóa Tu Học, Lễ Tạ Ơn Năm 2013.


Hãy Mang Đến Cuộc Sống, Những Suy Ngẫm Về Cái Chết (song ngữ)

Trong Kinh Tương Ưng Bộ, có một bài kinh Đức Phật hỏi vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), "Bệ Hạ có khỏe không? Những chuyện gì đã xảy ra, trong nước của Bệ Hạ?" Vua Pasenadi nói, "Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay là một ngày bình thường của một vị vua. Những chuyện đã xảy ra gồm có: những trận chiến tranh, sự gìn giữ lãnh thổ, những thú vui nhục dục ..." và những chuyện trần tục khác xảy ra trong đời sống của một vị vua.

Sau đó, Đức Phật hỏi nhà vua, "Bệ Hạ sẽ nói gì nếu có một người mà Bệ Hạ tin cậy, xứng đáng để lắng nghe, đến từ phương Bắc, và nói rằng, 'Có một ngọn núi cao như những đám mây sắp bay tới theo hướng nầy. Ngọn núi sẽ san bằng, và ủi sạch mọi thứ trên đường bay của nó.' Rồi có một người khác mà Bệ Hạ tin cậy, đến từ phương Tây, và nói rằng, 'Có một ngọn núi cao như những đám mây sắp bay tới theo hướng nầy. Ngọn núi sẽ san bằng, và ủi sạch mọi thứ trên đường bay của nó.' Rồi có một người thứ ba mà Bệ Hạ tin cậy đến từ phương Nam, và nói rằng, 'Thưa Bệ Hạ, có một ngọn núi cao như những đám mây. Ngọn núi sẽ san bằng, và ủi sạch mọi thứ trên đường bay của nó.' Rồi có một người thứ tư mà Bệ Hạ tin cậy đến từ phương Đông, và nói rằng, 'Thưa Bệ Hạ, có một ngọn núi cao như những đám mây. Ngọn núi sẽ san bằng, và ủi sạch mọi thứ trên đường bay của nó.' Thưa Bệ Hạ, như vậy Bệ Hạ sẽ làm gì?"

Vua Pasedadi nói, "Bạch Đức Thế Tôn, nếu điều đó sẽ xảy ra, con sẽ sống theo Phật Pháp, và con cố gắng làm thật nhiều những việc đáng khen thưởng, và làm nhiều việc thiện lành mà con có thể làm được. Đột nhiên, nhà vua thay đổi cái nhìn về cuộc sống.

Tất cả các vị thầy tu-trong-rừng, Đức Phật, và kinh Phật khuyến khích chúng ta quán niệm về cái chết, vì sự thật không-thể-tránh-khỏi là cái chết. Có nhiều bài kinh khuyến khích chúng ta suy nghĩ về sự thật không-thể-tránh-khỏi là cái chết. Đây không phải là một sự suy nghĩ bệnh hoạn; mà đây là sự suy nghĩ về sự thật. Bởi vì chúng ta đã được sinh ra, thì chúng ta sẽ phải chết. Tuy nhiên, đây không phải là chuyện dễ dàng để chúng ta hiểu biết sự thực hành nầy, để chúng ta cảm thấy chuyện nầy như đang thật sự xảy ra.

Mỗi năm, kể từ mùa hè thứ hai mà tu viện Abhayagiri đã tồn tại, một nhóm thiếu niên đến từ Spirit Rock, trải qua từ hai hoặc ba đêm để tham gia vào lịch sinh hoạt cộng đồng. Vào một buổi trưa, mỗi thiếu niên được chỉ định đến một chỗ hẻo lánh trong rừng. Trong lúc họ ở đó, họ đã được yêu cầu viết một bài thơ, vẽ một bức tranh, hoặc viết về một ý tưởng sâu sắc. 

Có một năm, một cậu bé khi từ rừng trở lại tu viện, cậu bé đã viết một câu sau đây: "Có một chiếc lá rụng, và những chiếc lá khác trên cành, cười vang lên trong làn gió thổi hiu hiu nhẹ, chúng cười chế giễu chiếc lá rơi. Những chiếc lá nầy không biết rằng, sắp tới phiên của chúng." Chúng ta đã có sự hiểu biết nầy, rồi chúng ta lại quên đi mất. Đấy chỉ là một cái nhìn sâu sắc. Chúng ta cần phải tiếp tục tự khuyến khích chúng ta, thực hành sự hiểu biết nầy.

Tôi đã suy tưởng về cái chết trong một thời gian rất lâu. Tôi đã sống chung quanh những người, mà tôi quan tâm đến, và nay họ đã chết. Nhiều người đã ở đây năm ngoái, khi tôi nói chuyện với họ đôi chút về mẹ tôi. Sức khỏe của mẹ tôi đã xuống dốc cách đây một năm rưỡi. Mỗi ngày, chúng tôi đều nghĩ rằng mẹ tôi sắp mất. Tôi đã yêu cầu mẹ tôi tha thứ, và tôi đã cố gắng làm cho xong những công việc dang dở. Các bác sĩ đã cùng nhau đưa ra những loại thuốc men thích hợp, nhờ đó mà mẹ tôi đã tiếp tục sống thêm, được hơn một năm nay. Vì vậy, mỗi ngày tôi tập suy tưởng, "Thời gian thì ngắn ngủi. Chúng ta cần xử dụng thời giờ một cách khôn ngoan hơn."

Tháng Năm vừa rồi, mẹ tôi đã chuyển qua chương trình chọn-cái-chết-bình-an (hospice care.) Tôi đang sửa soạn về nhà vào Ngày Của Mẹ, và tôi biết rằng tôi sẽ không trở lại tu viện, cho đến khi mẹ tôi mất. Dù cho tôi đã suy tưởng rất nhiều lần về cái chết, tôi vẫn không muốn mọi chuyện đã xảy ra như thế. Tôi đã chống đối điều nầy. Tôi vẫn còn nhớ khi tôi đi nhờ xe với một người nào đó, tôi đã cố gắng xem như mọi chuyện đã xảy ra bình thường. Tuy nhiên, ý nghĩ sau đây cứ bay lượn trong đầu óc tôi: tôi sẽ đi giúp đỡ mẹ tôi, trước khi mẹ tôi mất. Tôi đã sống với mẹ tôi năm tuần trước khi mẹ tôi mất, và sau đó tôi sống với bố tôi một tháng, để giúp cho bố tôi.

Chúng tôi đã trải qua nhiều giây phút thật khó khăn, tuy nhiên, nhìn chung, chúng tôi đã có nhiều phước lành. Tôi cảm thấy may mắn vì tôi đã suy tưởng về cái chết, bởi vì tôi chắc chắn rằng mọi chuyện sẽ khác đi rất nhiều, nếu tôi đã không đặt sự suy tưởng nầy trong tim tôi. Nếu tôi đã không thực hiện những sự suy tư, tôi nghĩ rằng tôi sẽ có một thời gian rất khó khăn, trong khi tôi cần phải sinh hoạt bình thường.

Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ, cùng với sự thực tập của chúng ta. Chúng ta nhìn thấy giá trị của cuộc sống trong giới luật, các hướng dẫn để giúp cho chúng ta càng nhiều khéo léo trong hành động càng tốt, để chúng ta không tạo ra nghiệp tiêu cực. Chúng ta có thể đặt mục đích của chúng ta hướng tới việc tạo ra các nghiệp thiện lành, giống như vua Pasenadi, áp dụng Phật Pháp vào đời sống của chúng ta, và làm những việc đáng khen thưởng, khéo léo, và thiện lành, chúng ta sẽ làm việc trong sự hiểu biết về cuộc đời nầy, cùng với những gì mà chúng ta đã được ban tặng. Chúng ta rất biết ơn những bài kinh Phật, và sự dạy bảo của các vị thầy tu-trong-rừng đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều công cụ, và kỹ thuật, cùng với sự thực hành.

Trong thời gian tôi sống với mẹ tôi, tôi hỏi nhà sư làm việc, Ajahn Yatiko, "Nếu Thầy cần những thứ cho tu viện, mà phải đặt hàng trực tuyến, hãy để cho con làm việc nầy. Thầy gửi cho con thư điện tử. Con cần được nhắc nhở, chuyện làm nầy là một điều bình thường, chứ không phải là một ngoại lệ." Cái chết là một điều tất nhiên. Chúng ta không thể nào thoát khỏi cái chết. Tuy nhiên, cố gắng để nghĩ bình thường về cái chết, thì không phải là điều dễ dàng. Tôi đã mất một thời gian khá lâu, tôi mới có thể ăn uống bình thường được. Thật ra, mỗi lần tôi ngồi xuống bàn ăn là tôi cảm thấy buồn nôn, tuy nhiên, tôi cố gắng ăn uống bình thường trở lại. Có những lúc tình cờ, tôi nhớ ra sự thật là mẹ tôi đã vĩnh viễn xa tôi, và nước mắt tôi lại tuôn ra.

Một ngày kia, tôi thưa với Hòa Thượng (Luang Por), "Thưa Thầy, con thấy có vẻ như có nhiều người chết năm nay," Hòa Thượng nói, "Phải rồi. Chuyện nầy chưa từng xảy ra trước kia, đúng không con?" Trong thực tế, cái chết đã bao bọc khốc liệt, xảy ra nhiều hơn đối với những người tôi quen biết, hoặc thương yêu. Vào Tháng Hai, em dâu của tôi đột nhiên qua đời. Tôi có cảm giác rằng, cuộc đời của chúng ta sẽ tiếp tục như thế nầy. Khi chúng ta già đi, có nhiều người chúng ta quen biết sẽ ra đi.

Mẹ tôi đã trải qua một năm khó khăn, mẹ tôi phải thở oxy bởi vì bị bệnh suy tim, và mẹ tôi chán ghét bệnh viện. Cũng chỉ vì mẹ tôi đã có nhiều kinh nghiệm không tốt về bệnh viện. Mẹ tôi đã rất nhạy cảm với thuốc men, vì nó tạo cho mẹ có nhiều ảo tưởng. Mẹ tôi chỉ muốn được về nhà. Khi bác sĩ về tim mạch nói với mẹ tôi là họ chẳng còn có gì để giúp cho mẹ tôi thêm được nữa, mẹ tôi trả lời, "Không sao. Như vậy, là đủ rồi." Mẹ tôi là người Công Giáo có đức tin rất mạnh mẽ, và mẹ đã kêu gọi cho thêm sức mạnh. Mặc dù vậy, đây không phải là điều dễ dàng cho mẹ tôi, vì mẹ để lại một gia đình mà mẹ thật sự thương yêu. Đấy là một điều khó khăn. Nhưng, chúng tôi đã cảm nhận một nguồn sức mạnh, khi chúng tôi chứng kiến mẹ. Tôi đã làm việc như một người chăm sóc cho người đau ốm trước kia. Tôi đã sống với người bệnh khi họ mất. Tuy nhiên, thật là một sự khác biệt khi người bệnh đó là mẹ của tôi.

Một phần của trái tim bạn, nói rằng "Tôi không muốn điều nầy xảy ra." Nhưng đây là những gì thật sự đang xảy ra. Bạn chẳng biết phải làm gì cả. Bạn áp dụng Phật Pháp trong mọi trường hợp mà bạn có thể làm được, bạn kêu gọi bạn bè khi bạn cần họ hỗ trợ, rồi bạn nắm giữ lấy sự giảng dạy và đặt chúng vào trái tim bạn. Bạn suy ngẫm mỗi ngày, hôm nay có thể là ngày cuối cùng của bạn. Đức Phật đã nói rằng, cách khôn khéo nhất để nghĩ về cái chết, như sau: "Đây có thể là hơi thở 'vào', hoặc là hơi thở 'ra' cuối cùng của tôi."

Khi mẹ tôi chuyển qua chương trình chọn-cái-chết-bình-an (hospice care), mẹ tôi rất vui mừng vì mẹ đã có những người sẵn sàng để giúp đỡ cho mẹ, mẹ cũng vui mừng bởi vì tôi và bố tôi sẽ ở đó, và mẹ tôi rất biết ơn vì mẹ tôi nay đã được về nhà. Em gái tôi đã sẵn sàng đến thăm mẹ tôi nhiều lần, khi em có thể làm được, và em trai tôi sẽ đến thăm mẹ vào ngày cuối tuần. Mẹ tôi đã thật sự may mắn, bởi vì, nhiều lần trước kia, chúng tôi đã không có được sự chọn lựa như thế. Chúng tôi đã có thời gian để suy ngẫm, để nói về những điều tốt đẹp mà mẹ tôi đã làm trong cuộc đời mẹ, để nói về tình thương yêu và những điều hối tiếc, mà chúng tôi đã có. Có rất nhiều người, đã không có nhiều thời giankhông gian, như thế.

Tôi là người chăm sóc chính, cho mẹ tôi. Tôi có những lúc rất khó khăn, vì tôi phải thức suốt đêm đến sáng. Mẹ tôi đã có nhiều niềm tin vào khả năng của tôi, và mẹ đã muốn tôi là người bế và nâng mẹ khi mẹ vào nhà vệ sinh, hoặc là giúp mẹ làm những việc khác mà mẹ cần người bế và nâng lên. Mẹ tôi cảm thấy tôi là người có sức mạnh - và tôi có thể làm được điều nầy. Mẹ tôi đã có lời hướng dẫn rất rõ ràng như sau: "Debbie thì bế và nâng mẹ. Lisa thì lo nấu ăn." Mẹ tôi đã có sự lựa chọn đúng đắn.

Tôi đã có nguồn cảm hứng khi sống kề bên mẹ, và tôi nghĩ rằng mẹ tôi đã thật sự mạnh mẽ hơn khi có sự chăm sóc. Tôi có thể nhìn thấy thân thể mẹ tôi đang tàn tạ. Tôi đã trông thấy có nhiều dấu hiệu. Tôi nghĩ rằng mẹ tôi cũng đã biết đến điều nầy, tuy nhiên, mẹ tôi tiếp tục nói rằng, "Mẹ cảm thấy khỏe hơn trước nhiều. Con có nghĩ rằng, họ sẽ nghi ngờ mẹ là người nói dối không? Họ có sẽ đá mẹ văng ra khỏi chương trình nầy không?" Mẹ tôi đã sợ hãi, chương trình chọn-cái-chết-bình-an (hospice care) sẽ đá mẹ văng ra ngoài, bởi vì mẹ tôi đã mạnh khỏe hơn trước. Mẹ và tôi đã có thể tâm sự nhiều chuyện hơn với nhau. Mẹ bận rộn chuyện trò với tôi, cho nên tôi cũng bận rộn theo mẹ.

Tôi hỏi: "Mẹ ơi, khi mẹ chết, nếu chúng con muốn tắm rửa cho mẹ, và thay áo quần cho mẹ, có được không? Mẹ có bằng lòng không? Mẹ nói, "Được chứ, nếu con muốn làm như thế." Rồi tôi hỏi tiếp, "Bộ quần áo nào mẹ muốn mặc?" "Con à, con hãy tự quyết định đi. Con chọn cho mẹ bộ nào cũng được." Do đó, tôi và em tôi đã bàn về chuyện nầy. Một lúc sau, mẹ tôi nói, "Con à, ... con có biết bộ quần áo đó không ...?"

Sau đó, mẹ tôi đã tham gia cùng với chúng tôi. Mẹ tôi nói với chúng tôi về những gì mẹ tôi muốn có trong lễ an táng, cùng với địa điểm chôn cất. Trong đám tang, sẽ có người từ nhà thờ đến thăm viếng mẹ. Vị giám đốc trong ca đoàn, mà chính bố mẹ tôi đã từng ca hát, đã đến thăm mẹ tôi, và họ đã bàn về những bài hát mà mẹ tôi muốn ca đoàn hát trong ngày tang lễ. Thậm chí, mẹ đã nói bố tôi chụp tấm hình, để dùng trong lễ an táng.

Đây là cách làm việc của mẹ với chúng tôi, để bắt đầu vào quá trình mẹ tôi buông xả. Con người của mẹ tôi hãy còn rất sống động. Đó là điều mà tất cả chúng ta cần phải suy nghĩ mỗi ngày. Tôi không biết, tôi sẽ chết lúc nào, và bằng cách nào. Tôi luôn luôn nói với chính bản thân mình, "Mẹ tôi là người trong chương trình chọn-cái-chết-bình-an, nhưng thật ra, tôi có thể chết trước khi mẹ tôi mất." Đây là thời gian quý báu để tôi suy ngẫm về điều nầy. Tôi rất biết ơn sự thực tập của tôi, vì đã giữ cho thân tâm tôi được thăng bằng.

Tôi có nhiều cơ hội để được nhắc nhở, là tôi nên sống một cách khôn khéo, đây là một điều rất may mắn cho tôi. Đấy là điều mà rất nhiều người không có trong cuộc đời của họ. Phần đông những người ngoài đời, họ đang cố gắng ôm giữ nhiều thứ hơn, họ cố gắng cạnh tranh với những người khác để dành lấy phần thắng, đấy là những điều họ nghĩ sẽ giúp cho tâm họ được bình an. Chúng ta may mắn biết dường nào, khi chúng ta có một sự thực tập đã dạy dỗ, và khuyến khích chúng ta tìm về một mảnh đất, một chỗ đặt chân, trong tâm ta, rồi chúng ta trở về học những điều làm cho chúng ta hãi sợ nhất. Chúng ta may mắn biết dường nào, hiểu biết được cảm giác quay trở về, và đối mặt với nỗi sợ hãi lớn nhất của chúng ta. Không ai thoát được cái chết. Dù cho bạn là người giàu hay nghèo, già hay trẻ. Điều chúng ta nợ chính bản thân mình, là điều chúng ta cần phải suy ngẫm về cái chết, và chúng ta phải mang điều nầy ra, suy ngẫm mỗi ngày. Đây không phải là một điều dễ dàng.

Ngay trước khi tôi về thăm mẹ tôi, tôi có một cuộc viếng thăm từ một nhà sư mà được rất nhiều người tôn kính, Thầy Ajahn Dtun, là một con người rất đặc biệt, đến từ phía đông Thái Lan, khu vực Chonburi. Một trong những sự thực tập của Thầy là sự suy ngẫm về câu, "Hôm nay có thể là ngày cuối cùng của đời tôi." Ngay cả đối với Thầy, một người có tất cả các kỹ năng, và sự hiểu biết rõ ràng, Thầy nói rằng thực hành điều nầy cần rất nhiều đến sự quyết tâm. Chúng ta cần làm điều nầy một lần, rồi lại một lần nữa. Chúng ta phải thật sự quyết tâm và cởi mở, một lầnmột lần nữa, nhắc nhở chính mình, "Chuyện thực tập về cái chết không đến dễ dàng, ngay cả trong những giờ phút tốt đẹp nhất. Nhưng, còn có điều gì khác, mà chúng ta làm được bây giờ?"

Đối với mẹ tôi, chẳng còn có gì khác mà chúng tôi làm được bây giờ. Chúng tôi đành phải chấp nhận. Tôi đã quan sát sự tàn tạ của thân thể mẹ tôi. Tôi nghĩ mẹ tôi biết được điều nầy đang xảy ra, tuy nhiên, mẹ tôi không dám nhìn nhận. Thân thể mẹ tôi bắt đầu giữ nước; mẹ tăng cân vì nước đọng trong cơ thể. Tôi đã nghĩ rằng, "Đúng rồi, kinh Phật đã có nói đến sự chấm dứt, và sự hủy hoại của cơ thể. Đây là những điều đang xảy ra. Đã bao nhiêu lần, tôi đã đọc câu nầy trong kinh Phật?" Tại nơi đây, sự hủy hoại của thân thể đang xảy ra. Tuy nhiên, thật khó để tôi đặt những câu nói nầy vào trong lòng.

Mẹ tôi nói rất nhiều lần, "Mẹ rất biết ơn con. Mẹ cảm ơn con rất nhiều, đã đến ở đây với mẹ." Rồi tôi nói rằng, "Mẹ ơi, con rất biết ơn mẹ, mẹ đã cho phép con đến ở đây với mẹ." Điều nầy thật là một sự thay đổi lớn. Đây chính là người mẹ mà luôn luôn làm mọi việc cho tôi: chăm sóc tôi khi tôi đau ốm, thay tã cho tôi, đút mớm cho tôi, đón mừng tôi khi tôi về nhà, giúp tôi làm bài tập ở nhà, và khuyến khích tôi. Đôi khi mẹ tôi khuyến khích tôi, và tôi cũng chẳng thích thú gì cho lắm: "Xin mẹ hãy để cho con yên." Tuy nhiên, sự kết nối, và tình thương yêu của chúng tôi thì rất là mạnh mẽ.

Giờ đây, mọi chuyện đã quay ngược chiều, tôi là người lau thân thể mẹ, sau khi mẹ dùng nhà vệ sinh. Tôi hãy còn nhớ, tôi đã có ý nghĩ, điều nầy giống như là chuyện nằm mơ. Khi gần đến lúc mẹ tôi ra đi, mẹ tôi buông xả. Mẹ tôi đã sẵn sàng. Mẹ tôi không thể tắm được nữa. Vì, mẹ không thể bước vào phòng tắm. Vì vậy em tôi, và tôi tắm và lau người cho mẹ bằng những miếng bọt biển. Tôi không biết tại sao, chuyện nầy đến với tôi rất tự nhiên. Chẳng có gì là khó khăn cả. Tuy nhiên, vì em gái tôi chưa bao giờ làm, nên chuyện nầy thật là khó khăn đối với em, bởi vì em tôi còn xem mẹ tôi, như là một người bạn thân nhất của em.

Thế rồi chúng tôi tắm và lau người cho mẹ. Em gái tôi chỉ có thể tắm và lau tay chân cho mẹ. Sau đó, em phải về đi làm, tuy nhiên, sau đó em gửi thư điện tử cho tôi, em nói rằng chuyện lau tắm cho mẹ, là những kinh nghiệm sâu sắc nhất trong đời em, và em tôi đã không thể nào ngừng suy ngẫm về chuyện nầy. Tôi đã quan sát em gái tôi đối mặt với nỗi sợ hãi lớn nhất của em, là cái chết của mẹ chúng tôi.

Trong hai mươi bốn giờ cuối cùng, mẹ tôi thật sự đã tranh đấu cho sự sống còn, tuy nhiên, mẹ tôi đã không còn tỉnh nữa, tôi quan sát em gái tôi giúp đỡ cho mẹ, em ôm ấp mẹ, và em hát cho mẹ chúng tôi nghe. Đây là những hành động cao đẹp. Trong đêm cuối cùng của mẹ, chúng tôi đã luân chuyển ca làm việc, để chăm sóc cho mẹ chúng tôi.

Đến phiên tôi, làm ca cuối cùng. Đây là một đêm khó khăn cho tôi. Tôi là người giúp mẹ việc thuốc men, và tôi đã thật sự không hiểu chuyện nầy rõ ràng, cho nên tôi đã nói chuyện qua điện thoại, với nhóm hỗ trợ tuyệt vời trong chương trình chọn-cái-chết-bình-an. Họ đã dẫn dắt tôi làm xong chuyện nầy. Tôi đã cố gắng làm việc hết sức mình.

Tôi đã lo lắng về bố tôi. Vào Ngày 11 Tháng 6, bố mẹ tôi đã làm lễ kỷ niệm ngày bố mẹ tôi lấy nhau được 63 năm, rồi mẹ tôi mất vào Ngày 20 Tháng 6. Bố và mẹ, từng người đã nói riêng rẽ với tôi, người kia là một phần quan trọng của đời họ, sau bao nhiêu năm họ chung sống. Bố mẹ tôi rất là gần gũi với nhau.

Tôi đã đến thăm bố tôi, bởi vì tôi muốn biết chắc chắn là bố tôi yên ổn, và tôi muốn bố tôi ăn sáng. Lúc đó ở một nơi khác, em gái tôi ngồi sát mẹ tôi, vòng tay qua ôm lấy mẹ. Mẹ tôi đã mất, khi em gái tôi đang ở đó. Tôi nghĩ rằng, "Phải rồi, mẹ tôi đã biết chuyện mẹ tôi làm. Mẹ tôi biết rằng, chuyện nhìn thấy mẹ tôi mất sẽ giúp ích cho Lisa nhiều nhất. Đây là một chuyện rất tốt đẹp đã xảy ra.

Cũng trong thời gian nầy, tôi cảm thấy cõi lòng tôi rộng mở, vì tôi đã nhìn thấy nhiều điều đặc biệt, mà chúng tôi chẳng bao giờ tưởng tượng sẽ xảy ra, trong gia đình chúng tôi. Em trai tôi đã đến cùng với vợ, và cháu gái mười bẩy tuổi, và cháu trai mười tuổi. Một người em trai khác của tôi từ Roseville, đã đến đêm hôm trước. Em gái tôi, bố tôi, và tôi nói, "Chúng tôi sẽ tắm cho mẹ. Nếu người nào muốn, người đó có thể giúp chúng tôi một tay." Ý định của tôi là tôi muốn xem ai quan tâm đến điều nầy. Tôi biết là tôi muốn làm. Tôi thật sự ngạc nhiên, vì người duy nhất không muốn tham gia là cháu trai mười tuổi của tôi. Vì vậy, tất cả chúng tôi cùng tham gia, những người em trai và em dâu tôi lo cho mẹ phần mặt, tóc, và chân tay. Bố tôi, em gái tôi, và tôi lo các phần còn lại, và chúng tôi lo duy trì cảm giác khiêm tốn, trong cách mà tôi biết rằng mẹ tôi sẽ cảm thấy thoải mái nhất, như lúc mẹ tôi còn sống.

Chúng tôi đã mặc xong quần áo cho mẹ, rồi mọi người vào phòng, và đưa mẹ tôi lên giường. Chúng tôi nằm xuống gần mẹ tôi. Cháu trai và cháu gái của tôi đặt tay lên người mẹ. Chúng tôi chuyện trò. Chúng tôi kể truyện. Chúng tôi đã cười và đã khóc. Mọi chuyện xảy ra tự nhiên, vì không có ai định trước. Những người trong chương trình chọn-cái-chết-bình-an, nói với chúng tôi là khi chúng tôi làm xong, gọi họ để họ đem xác mẹ đi. Sau sáu tiếng đồng hồ chúng tôi mới làm xong. Chúng tôi cảm thấy rất là thoải mái, trong lúc ở đó với xác thân của mẹ tôi.

Một tuyên úy đến từ chương trình chọn-cái-chết-bình-an. Một vài người hàng xóm đến. Họ thật sự không muốn đến ... nhưng họ đã đến. Chúng tôi đã nhận được nhiều tình cảm, từ họ. Chúng tôi liên tục nói rằng mẹ tôi trông đẹp đẽ, và bình an. So với năm tuần tôi đã sống ở đây, căn phòng lúc nầy thật là yên lặng, bởi vì trước đó bình oxy của mẹ tôi đã ồn ào chạy suốt hai mươi bốn tiếng mỗi ngày. Chúng tôi cảm thấy bình yên. Chúng tôi cũng có nhiều đau buồn, nhưng bình yên.

Sau đó, chúng tôi gọi điện thoại, để họ đến mang xác mẹ tôi đi. Tôi tự động đứng dậy để sắp xếp với họ, vì điều nầy đang là một gánh nặng cho bố tôi. Tôi cảm thấy thật lạ lùng, lúc tôi bước chân ra khỏi căn phòng nầy, tôi nghĩ rằng, "Trời ơi, tôi sẽ chẳng bao giờ còn trông thấy mẹ tôi nữa." Tôi đã đi xuống, và nói chuyện với họ. Những người đến đưa xác thì rất tử tế, rộng rãi, và hỗ trợ cho chúng tôi. Tôi ký giấy tờ, rồi tôi đi trở lên lại

Có một bài kệ mà tôi rất yêu thích các nhà sư tụng, khi có người yêu cầu tụng niệm trong một tang lễ. Bài kệ sau đây cho chúng ta một sự suy ngẫm sâu sắc. "Aniccā vata sankhārā" (Tất cả mọi sự vật có-điều-kiện là vô thường). "Upāda vaya dhammino" (Cái gì tự phát sinh, rồi sẽ hoại diệt). "Uppajjitvā nirujjhanti" (Cái gì được sinh ra, rồi sẽ chết đi). "Tesan vūpasamo sukho" (Và trong khi chúng chết đi, sẽ có sự bình yên).

Tôi rất biết ơn, vì tôi đã được làm việc, và suy ngẫm về cái chết rất nhiều lần. Tôi đã thật sự chứng kiến cái chết đã xảy ra, với mẹ và những người chung quanh. Tôi cần cảm nhận đấy chỉ là một thân xác, tuy nhiên, tôi vẫn còn dính mắc với thân xác đó, cùng với tất cả những kỷ niệm mà tôi đã có với thân xác đó. Những người đến mang xác mẹ tôi đi, đề nghị mọi người đi ra khỏi phòng, nhưng em dâu tôi và tôi đã ở lại. Tôi đã muốn nắm lấy những sự thật về cái chết, càng nhiều càng tốt. Điều nầy đang xảy ra, thật sự. Đây là một phần của cuộc sống. Xác mẹ tôi đã được đưa lên chiếc băng ca, và sau đó được họ bỏ vào trong một cái túi. Tôi có thể nhìn thấy xác mẹ tôi, khi họ đẩy mẹ vào trong xe van. Sau đó, mọi người đi theo sau, và vẫy tay chào mẹ tạm biệt.

Tôi đã xuống thăm bố tôi vào tuần lễ Halloween (Lễ Hội Ma Quỷ), và xem những tấm hình tôi chụp. Tôi đã nhìn vào những tấm hình chụp thân xác của mẹ tôi, và tôi suy nghĩ, "Tại sao tôi lại nghĩ tấm hình nầy đẹp, vì đây chỉ là một xác chết."  Đấy là một cái nhìn của tôi qua thời gian. Đấy là một sự khác biệt trong sự nhận thức của tôi, và là một sự thay đổi về quan điểm của tôi.

Tôi có nhiều việc phải làm, và tôi đã rất ngạc nhiên là tâm của tôi đã phản kháng điều còn lại tôi phải làm, là tôi cần phải có sự chữa trị ngắn hạn. Tôi nghĩ rằng, nếu tôi không thực tập sự suy ngẫm về cái chết, nếu tôi không xem sự suy nghĩ về cái chết là điều quan trọng, thì tôi không biết, tâm trí tôi bây giờ sẽ tệ hại ra sao. Đây không phải là một chủ đề bệnh hoạn, nhưng đây là một phần của cuộc sống. Đây chính là Phật Pháp. Tất cả chúng ta đều phải đi về nơi nầy. Chúng ta chỉ không biết, là lúc nào sẽ xảy ra thôi. Đây là con đường duy nhất. Chúng ta sẽ không biết, trong giây phút kế tiếp, chiếc lá nào sẽ rơi rụng. Đức Phật đã mong muốn chúng ta mang sự suy ngẫm nầy vào trong tim, và tôi cũng khuyến khích mọi người nên làm điều nầy.

Tôi phải nói rằng, đấy là một sự kiện làm thay đổi cuộc sống, và tôi chắc chắn rằng, tôi đã không nhìn thấy được tất cả các phương cách đã làm thay đổi cuộc sống của tôi. Chúng tôi đã rất may mắn để có sự thực tập nầy, có các công cụ, có sự hỗ trợ lẫn nhau, có sự suy ngẫm, có cơ hội, và có sự nhắc nhở khéo léo trong sự tương tác. Chúng tôi cũng rất may mắn, có được một Tăng Đoàn gần đó, để nhắc nhở chúng tôi, và khuyến khích chúng tôi. Khi nào chúng tôi quên, thì chúng tôi lại được nhắc nhở.

Sau đó, phần còn lại là tùy thuộc vào chúng ta. Chúng ta phải tự nhắc nhở mình, mỗi ngày, mỗi giây phút, để chúng ta sống một cuộc đời đầy ý nghĩa, và chúng ta thật sự xử dụng món quà làm người quý báu nầy. Để không có gì là lãng phí. Nếu chúng ta thực tập với nhiều nỗ lực, thì điều nầy sẽ chẳng có gì là lãng phí cả.

Một lần nữa, tôi đã quên đi cái chết. Tôi đang ngồi đây và nói về cái chết, và tôi cảm thấy cái chết thật sự, ngay bây giờ, rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, tôi sẽ lại quên đi. Tôi sẽ cần phải được nhắc nhở, hoặc là tôi phải tự nhắc chính tôi. Tôi nghĩ về cái chết khi tôi còn đang học ngành sinh học về các động vật hoang dã. Tôi có hình ảnh về cái chết từ chuột-lemming. Tôi không biết những con chuột-lemming nầy đã học những gì gần đây, tuy nhiên, chúng hay chạy tới vách núi dốc, và nhảy xuống chết dưới vực sâu. Các nhà khoa học không thể tìm ra lý do tại sao. Vì vậy, tôi thường dùng hình ảnh nầy, tượng trưng cho chúng ta là những con chuột-lemming. Chúng ta đang đứng gần bờ vực. Chúng ta không biết chúng ta đang đứng sắp hàng ở khúc đầu hoặc khúc cuối. Chúng ta không biết rằng, chúng ta sẽ chết già hoặc chết trẻ, tuy nhiên, vào một thời điểm nào đó, chúng ta sẽ rơi xuống vực sâu. 

Tôi đã từng suy ngẫm về ý tưởng chống đối với sự thật, là tôi sẽ có sự chia ly không thể nào tránh khỏi với mẹ tôi. Trong năm cuối đời của mẹ tôi, mỗi lần tôi về thăm mẹ, mẹ thường ngồi ở một chỗ nhất định trên chiếc ghế dài. Đó là điều đầu tiên, tôi sẽ trông thấy mẹ khi tôi bước vào nhà. Mọi người sẽ bị thu hút về phía mẹ tôi.

Tôi đã từng có hình ảnh nầy trong tâm trí, tôi hình dung ra tôi là một bà già, tay chống gậy, đi bộ ra từ trong nhà bếp, và khi tôi đi vòng qua góc nhà, tôi muốn mẹ tôi chờ tôi ở đó. Khi tôi về già, và lúc tôi phải chống gậy, chân tôi đi khập khiểng, thì lúc đó mẹ tôi còn lụ khụ, biết dường nào? Tôi chẳng bao giờ mong muốn, điều nầy xảy ra cho mẹ tôi. Nếu tuổi thọ của mẹ tôi kéo dài ra, thì năm cuối cùng của mẹ tôi, cũng sẽ chẳng phải là năm dễ dàng cho mẹ. Mẹ tôi, đã có sự bình yên, khi mẹ tôi mất.

Bạn đừng ngại ngần suy ngẫm về điều nầy, và hãy đặt nó vào trong lòng. Bạn hãy thực tập với những điều nhỏ nhặt, với những nỗi sợ hãi nhỏ, mà bạn đã từng quay lưng đi. Bạn hãy kiếm một điều gì đó, mà bạn rất chống đối, rồi bạn thực tập mỗi ngày. Bạn hãy học hỏi để hoàn toàn đối mặt với nó, rồi bạn sẽ thật sự hiểu biết về nó. Bạn hãy để điều nầy thấm qua thân tâm bạn. Bạn hãy làm điều nầy vì lợi ích của bạn. Bạn có khả năng để làm điều nầy. Đây là một sự thực tập rất ích lợi.

Tôi chỉ còn một ý nghĩ cuối cùng, mà tôi đã suy tưởng rất nhiều lần. Tôi thường suy ngẫm về một cái nhìn. Cái nhìn nầy là cuộc đời của tôi, đây là quan điểm của tôi. Tôi đã đến với Đạo Phật, và gặp những vị Thầy không thể nghi ngờ được. Họ là những vị Thầy giỏi nhất! Tuy nhiên, bạn có biết không? Thầy của những vị Thầy nầy, cũng là những vị Thầy giỏi, và họ cũng đã già và đã chết. Rồi, bạn có biết không? Sẽ có nhiều vị Thầy sẽ trở thành vị Thầy giỏi. Khi chúng ta không còn trên đời nầy, sẽ có những người khác nói, "Những người nầy là những vị Thầy giỏi nhất!" Di sản nầy của Phật Pháp thật là phong phú. Đấy là những gì chúng ta cần phải trao truyền và chia sẻ.

Mẹ tôi chia sẻ với tôi một điều. Một ngày kia, khi mẹ tôi nghĩ rằng, mẹ đang kề cận cái chết. Thật ra, mẹ tôi chưa đến lúc chết, tuy nhiên, mẹ nói rằng, "Debbie, mẹ muốn cho con biết rằng, con đang thực tập đúng chỗ. Mẹ nghĩ rằng, đấy là chỗ mà Thượng Đế đã hoạch định sẵn cho con." Đây thật là một điều tuyệt vời. Hôm nay, tôi đã buông xả được ý nghĩ, tôi đã từng tự hỏi trong một thời gian rất lâu, là gia đình tôi có hiểu biết gì về những điều tôi đang làm hay không. Hôm nay, tôi biết rằng, gia đình tôi đã chấp nhận, và tôi không còn phải lo lắng về điều nầy nữa. Dù đây chỉ là cuộc sống của riêng tôi. Tuy nhiên, điều nầy là một món quà tặng lớn nhất, đối với tôi, vì mẹ tôi nói rằng, mẹ tôi cảm thấy bình yên.

Có những giây phút khi tôi nhìn vào tấm hình của mẹ tôi ở bàn thờ, đột nhiên, nước mắt tôi lại tuôn ra, và tôi chấp nhận điều nầy. Tôi đã có một cái nhìn sâu sắc, là vào một ngày sắp tới, rồi tôi từ căn nhà chòi của tôi, tôi đi bộ trở lại tu viện, tôi sẽ phải tập thương yêu chính bản thân tôi, bởi vì mẹ tôi chẳng còn ở trên đời nầy nữa. Tình thương yêu không có điều kiện của mẹ tôi, chẳng còn ở nơi đây nữa.

Đây là một cơ hội thuận lợi (đây là tất cả lúa mì, cho máy xay bột). Đây là điều mang đến nhiều lợi ích. Tôi khuyến khích tất cả các bạn có sự suy ngẫm nầy, về những điều thật sự mang đến cho cuộc sống của bạn. Nếu điều nầy trở nên buồn tẻ, bạn hãy suy nghĩ về những gì bạn cần làm để giúp cho điều nầy có một sự linh hoạt trở lại, một lần nữa. Đây là điều mang đến nhiều lợi ích. Đây không phải là một sự bệnh hoạn. Đây chính là cuộc sống. Và trong nhiều cách khác nhau, đây là một khía cạnh đáng kinh ngạc của cuộc sống. Vì thế, tôi mang điều nầy đến cho bạn. Xin bạn vui lòng mang theo những gì hữu ích, và để lại điều không cần thiết, ở phía sau lưng.

Bring To Life The Contemplation Of Death

This reflection is adapted from a talk offered by Debbie during the 2013 Thanksgiving Retreat.

In a sutta in the Saṃyutta Nikāya, the Buddha asks King Pasenadi, “How is your day going? What’s your day been like?” King Pasenadi says, “Well, it’s a normal day for a king. Wars, keeping our territories, sensual delights . . . ” and so on along the very worldly lines of a king’s life.

So the Buddha asks him, “What would you say if someone you trusted came from the north, someone worthy of listening to and he said, ‘There’s a mountain as high as the clouds coming in this direction. It’s mowing down everything in its way.’ Then someone else you trust comes from the west and says, ‘There’s a mountain as high as the clouds coming this direction. It’s mowing down everything in its way.’ Then a third trusted person comes from the south and says, ‘There’s a mountain, O king, as high as the clouds. It’s coming and mowing down everything in its path.’ A fourth trusted person comes from the east and says, ‘O king, there’s a mountain coming as high as the clouds. It’s mowing down everything in its path.’ What would you do, O King?”

King Pasenadi says, “If that was the case, I would live by Dhamma and try to do as many good and meritorious deeds as I could.” Suddenly, life takes a different perspective.

All the forest masters, the Buddha, and the suttas encourage us to contemplate death and its inevitability. The suttas encourage us to really reflect on death’s inevitability. It’s not a morbid reflection; it’s a reflection on inevitability. Because we took birth, we take death. However, it is not easy to take on this practice in a way that makes it feel real.

Every year since the second summer that Abhayagiri monastery has been in existence, a group of teens comes from Spirit Rock for two or three nights to participate in the community schedule. One afternoon they are each taken out to secluded spots in the forest. While there, they’re asked to write a poem, draw a picture, or write about an insight.

One year a boy came back with a quote: “The leaf falls and the other leaves in the tree laugh in the breeze, laughing at that leaf that fell. They don’t know they’re next.” We have these insights and then we forget them. That is just how insight is. We have to keep encouraging ourselves to work at it.

I’ve taken on death reflection for a long time. I’ve been around people I’ve cared about who have died. Many people were here last year when I talked a little bit about my mom. Her health was failing a year and a half ago. Every day we thought she was going. I basically asked for forgiveness and tried to tie up loose ends. The doctors managed to put together the right medicines to give her another year plus. So every day I reflected, “The time is short. Use it wisely.”

Last May, Mom went into hospice care. I was going home for Mother’s Day, knowing I wasn’t coming back to the monastery until after she passed. Despite all my reflection, I still didn’t want things to be the way they were. I resisted. I remember getting a ride down with someone, trying to make it as normal as I could. Yet it was hovering over me: I was going to be with my mom to help her pass. I was with her five weeks before she did pass away and then I stayed with my father for another month to help him.

There were many moments that were very difficult, but in many ways we were blessed. I feel blessed that I was reflecting on death because I am sure things would have been very different if I had not worked that contemplation into my heart. If I had not done those reflections, I think I would have had a very difficult time being fully present in the way that I was able to be.

If we take reflection on death to heart, it can bring a perspective that enriches our lives, relationships, and practice. We see the value of living by precepts, the guidelines that help to keep us skillful in our actions so that, as much as possible, we’re not creating negative kamma. We can put our sights toward creating wholesome kamma, like King Pasenadi, living our lives by Dhamma and doing good, skillful, and meritorious deeds, working on understanding this life and what we’ve been given. The suttas and teachings of the forest masters have offered us so many tools, techniques, and practices to be grateful for.

During the time I was with my mom, I asked the work monk, Ajahn Yatiko, “If you need things ordered online for the monastery, let me do it. Send me emails. I need to be reminded that this is normal, not an exception.” It’s inevitable. We can’t get away from it. But trying to make it normal is not an easy thing. It took me a while until I could really eat. I actually felt nauseous every time I sat down at the table, but I just kept working at it. There are still times when the reality of the separation from my mom hits out of the blue and the tears come.

The other day I said to Luang Por, “It seems like this year has been full of death.” He said, “Yes. It’s never been like that before, right?” It just seems death is in my sphere of reality in a more intense way with people I know or love. My sister-in-law suddenly passed away in February. I have a feeling that this is the way it’s going to be. As you get older, more people you know pass away.

My mother had a rough year, she was on oxygen for congestive heart failure and she hated hospitals. She had bad experiences in them. She was very sensitive to the medication and hallucinated a lot. She just wanted to be home. When the cardiologist said there was nothing else they could do, my mom replied, “No, I’m done. It’s enough.” She had a very strong Catholic faith as a Catholic to call on for strength. Even so, it still wasn’t always easy because she was leaving behind a family she really loved. That was really difficult. It was a powerful thing to witness. I’ve been a caretaker before. I’ve been with people when they’ve passed. But it’s not the same when it’s your mother.

A part of you says, “I don’t want this to be happening.” But this is what is happening. There’s nothing to be done. You live in the Dhamma as much as you can, draw on your friends when you need that support, and take the teachings to heart. Reflect every day that this could be the last day. The Buddha said the most skillful way of thinking about death is: “This could be my last ‘in’ or ‘out’ breath.”

When my mother went on hospice care, she was so joyful that she had these people on board to help her, so happy that my father and I were going to be there, and so grateful that she could be at home. My sister was willing to be there as much as she could and my brother came on weekends. She was really blessed because often times we don’t get that kind of choice. We had time to reflect on and talk about the good things she had done in her life, about the love and regrets we had. A lot of people don’t get this kind of time and space.

I was the main caregiver. There were times that were very difficult like being up through the night. My mother had a lot of confidence in my ability and wanted me to be the one who lifted her to the toilet or did other things that involved lifting. She felt that I was strong - I could do that. She gave very clear directions: “Debbie lifts. Lisa cooks.” She made the right choice.

It was inspiring to be with her and I think she was really thriving on the care. I could see that her body was breaking down. There were signs. I think she was aware of it too, but she kept saying, “I feel like I’m getting better. Do you think they’re going to think I’m an imposter? Are they going to kick me out of this program?” She was afraid that hospice was going to kick her out because she was doing so well. She and we were able to talk about things. She was held and we were held.

I asked, “Mom, when you die, is it all right if we wash your body and dress you? Would that be okay with you?” She said, “If that’s what you want to do.” Then I said, “What do you want to wear?” “Well, you just decide. It’s okay. Just pick something.” So my sister and I talked about it. A little while later, my mom said, “Well ... you know that top ...?”

So she participated. She told us what she would like in a memorial service and what kind of venue. She had people from the church come by. The choir director from when my parents sang in the choir came by, and they went over the songs that my mom wanted to have sung. She even had my dad take a picture that could be used for her memorial.

This was my mother’s way of working with us to begin the process of letting go. She was still very much alive. It’s something that we all should be thinking about every day. I don’t know when or how I’m going to die. I kept telling myself, “My mom’s the one on hospice care, but really, I could die before she does.” It was a precious time for reflecting upon that. I was very grateful for my practice to keep me grounded.

The opportunity to have a reminder to live in a more skillful way is very rich. It’s something that most people don’t have in their lives. The majority of the world is out there trying to grab more, trying to get ahead of the other person, thinking that’s what’s going to give them peace. How blessed we are that we have a practice that teaches and encourages us to find a ground, a footing, to get into our bodies, and to turn towards the things that scare us the most. How blessed we are to experience what it’s like to turn towards and face a great fear. Nobody escapes. It doesn’t matter if you’re rich or poor, young or old. We owe it to ourselves to reflect on that, to bring it in to every day. It’s not easy.

Right before I went down to be with my Mom, we had a visit from a very well-respected monk, Ajahn Dtun, a very special being, from eastern Thailand, the Chonburi area. One of his practices is reflecting, “This could be the last day of my life.” Even he, with all his skill and mastery, talked about how this takes a lot of determination. We have to do it again and again. We have to be really determined and open, again and again, reminding ourselves, “This practice is not easy in the best of times. But what else can we do?”

With my mom, what else could we do? We had to accept it. I watched the breakdown of her body. I think she knew it was happening, but she couldn’t see it. She started retaining water; putting on more water weight. I thought, “Yes, the suttas talk about the dissolution and the breakdown of the body. This is what’s happening. How many times have I seen that in the suttas?” Here it was happening, the breakdown of the body. But it’s hard to let this stuff in.

My mom said so many times, “I’m so grateful. Thank you so much for being here.” And I said, “Mom, I’m so grateful that you let me be here.” It was such a change. Here was the person who was always doing things for me: cared for me when I was sick changed my diapers, fed me, welcomed me home from school, helped me with my homework, encouraged me. Sometimes she encouraged me and I didn’t like it very much: “Leave me alone.” But the connection and love were so strong.

The tables turned and I was the one wiping her after she used the toilet. I remember thinking this is just so surreal. When it came time, she let go. She was ready. She couldn’t bathe anymore. She couldn’t get in the shower. So my sister and I would give her sponge baths. I can’t say why it comes naturally to me. It’s not awkward for me. But my sister had never done anything like it and she was really struggling with this because she considered my mother her best friend.

So we bathed the body. My sister only could do the legs and the arms. Later she had to go back to work, but she emailed me saying it was the most profound experience in her life and she couldn’t stop reflecting on it. I watched my sister face her greatest fear, the death of our mom.

In those last twenty-four hours, when my mom was really struggling and wasn’t coming out anymore, I watched my sister move in and hold and sing to her. It was very beautiful. We took shifts that last night.

I had the last shift. It was a difficult night. I was in charge of the medicines and didn’t really understand them that well, so I was on the phone with the marvelous hospice support team. They guided me through it. I just kept doing the best I could.

I was concerned about my dad. On June 11 my parents very joyfully celebrated their 63rd anniversary and my mom died on June 20. They both independently said to me how much the other was a part of them after all that time. They were very close.

I went to be with my dad because I wanted to make sure he was okay and get him some breakfast. My sister just sat next to my mom, put her arms around her. My mom passed with my sister there. I thought, “Yeah, mom knew what she was doing. She knew that Lisa would be the one that would benefit the most from being there.” It was very beautiful.

Also in this time, as open-minded as I think I am, I saw different things in different siblings that I never would have imagined were there. My brother came with his wife, my seventeen-year-old niece, and my ten-year-old nephew. My other brother had come from Roseville the night before. My sister, my father, and I said, “We’re going to bathe the body. If anyone wants to, you can help bathe the body.” I had no real plan other than I would put that out there to see who was interested. I knew I wanted to do that. I was really surprised. The only one who didn’t want to participate was my ten-year-old nephew. So we all participated, my brothers and sister-in-law with the face, hair, legs, and arms. My father, my sister, and I did everything else just to preserve a sense of modesty in a way I knew my mom would have been most comfortable with if she were alive.

We got her dressed and then everybody came in the room and got her on the bed. We were lying next to my mom. My nephew and niece had their arms on her body. We talked. We told stories. We laughed and cried. It was so unplanned and spontaneous. The hospice people told us to call when we wanted them to get the body. It ended up being six hours later. It just felt very natural to be there with the body.

The chaplain came from hospice. Some of the neighbors came. They didn’t really want to ... but they wanted to. It was so rich. We kept saying how beautiful and peaceful she looked. The room was the quietest it had been for the whole five weeks I had been there, because her oxygen had been on for twenty-four hours a day. There was peace. There was a lot of grief, and peace.

Then we called and they came to pick up the body. I automatically got up to deal with them because it was way too much for my father to do. It was interesting: as I was walking out of that room, I thought, “Oh my gosh, I’m not going to see her again.” I went down to talk with them. Everyone was so kind, spacious, and supportive. I signed the paperwork and went back up.

There’s a favorite chant of mine the monks do when people request a funeral chant. It’s a good reflection in itself. “Aniccā vata sankhārā” (Impermanent are all conditioned things). “Upāda vaya dhammino” (Having the nature to arise, they cease). “Uppajjitvā nirujjhanti” (Having arisen, they then pass away). “Tesan vūpasamo sukho” (And in their passing, there is peace).

I’m so grateful that I worked with and reflected on this so much. It was actually what I was witnessing in my mother and everybody around her. Just realizing that it’s a body, but I’m still attached to that body and all the perceptions that body reminds me of. They actually suggested that most people leave the room when they take the body, but my sister-in-law and I both stayed. I wanted to take the reality of it in as much as I could. This is what is really happening. This is part of life. She was on a gurney and then in a bag. I could see the body as they wheeled her out to the van. Then everyone followed and waved good-bye.

I was down at my father’s the week of Halloween, looking at the photos we took. I was looking at the pictures of my mother’s body, thinking, “Why did I think it was beautiful? It just looks like a corpse.” That’s with time. That’s the difference in perception, the shift in perspective.

I have a lot of work to do, because I was surprised at how resistant the mind was to hearing that the only thing left was palliative care. All I could think of was that if I hadn’t been doing these reflections, if I hadn’t been taking them to heart, what would it have been like? It’s not a morbid topic, but a part of life. This is Dhamma. We’re all going in that direction. We don’t know when. That’s the only thing. We don’t know which leaf is going to go next. The Buddha implored us to take this to heart and I also encourage everybody to do this.

I have to say it was a life-changing event and I’m sure I haven’t seen all the ways that it’s changed my life. We are so blessed to have this practice, these tools, each other’s support, and the reflection, opportunity, and reminder to be more skillful in interactions. We’re so fortunate to have a sangha nearby to remind us and to give us encouragement. When we forget, we can be reminded.

Then the rest is up to us. We have to keep reminding ourselves, every day, every moment, so that we can live our lives fully and take the gift of this precious human birth and really use it. Nothing is wasted. We put the effort in and none of it is wasted.

I’ll forget that again. I’m sitting here saying it and I feel it really strongly right now. But I’ll forget. I’ll have to be reminded, or I’ll have to remind myself. I thought about death when I was a wildlife biology major. I had this image of the lemmings. I don’t know what they’ve learned lately, but the lemmings would go to the cliff and jump off the end. The scientists couldn’t figure out why. So I used to have this image that we’re just a bunch of lemmings. We’re getting closer to the cliff. We don’t know where we are in the group. We don’t know how old or young we will be, but at some point we’re going over the edge.

I used to reflect on my resistance to the fact that there was going to be this inevitable separation with my mom. For the last year of her life whenever I went home to see my mom, she would be sitting on one spot on the couch. That’s the first thing you would see when you came in. Everybody would gravitate towards her.

I used to bring this image to mind, a visualization of me being this old lady walking with a cane, coming through the kitchen and coming around the corner, wanting mom to be there for me. If I’m old, hobbling in with my cane, what would it be like for her? I would never wish that for her. The prolongation of her life was not an easy year. There was peace in the passing.

Don’t be afraid to reflect on this and take it to heart. Practice with the little things, the little fears that you have that you find yourself turning away from. Find something that you’re very resistant to that you can take as a practice every day. Learn to really face it fully and really experience it. Let it pass through you. You owe that to yourself. You have the ability to do that. It’s a very rich practice.

Just one last thought that I’ve been having a lot. I reflect often about view. The view is my lifetime: that’s my view. I came into Buddhism and there were certain teachers. These are the best teachers! And they’re getting older and they’re dying. But you know what? They had teachers who were the best teachers and who got old and died. You know what? There are more teachers coming who are going to be the best teachers. When we’re not here anymore, other people are going to be saying, “These are the best teachers!” This legacy of Dhamma is rich. That’s what we have to pass on and share.

My mother shared one thing with me. One day she thought she was getting near the end. She wasn’t quite there yet, but she said, “Debbie, I just want to let you know I think you’re in the right place. I think that this is the Lord’s plan for you.” It was very beautiful. I let go of wondering how they held what I was doing a long time ago. I knew they were okay with it and I never worried about it. This was just my life. Yet that was the greatest gift for me: my mother was saying that she was at peace.

There are moments when I look at my mom’s picture on my shrine. Out of nowhere, tears will come, and that’s okay. I had the insight one day walking back from my kuti that now I have to be the one to love myself because mom’s not here anymore. That unconditional love is not here anymore.

It’s all grist for the mill. It’s very rich. I encourage all of you to take this contemplation on and find out what really brings it to life for you. If it starts to go flat, think of what you can bring to enliven it again. It’s rich. It’s not morbid. It’s life. And in many ways it’s a very incredible aspect of life. So, I’ll leave that with you. Please take whatever is useful and leave the rest behind.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1251)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1559)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1286)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1206)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1231)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1319)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1465)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1386)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1348)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1209)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1316)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1076)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1739)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1296)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1366)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2578)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1374)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1537)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1435)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1809)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1381)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1597)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1797)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2002)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1419)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2424)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1558)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1733)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1678)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1405)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2181)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1600)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1652)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1539)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 1902)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 1873)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2024)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1518)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1852)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1540)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1545)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1688)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1688)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1381)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1551)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 1889)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1631)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2155)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1524)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1550)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant