Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hành Trình Siêu Ý Niệm

29 Tháng Chín 201508:03(Xem: 9152)
Hành Trình Siêu Ý Niệm

HÀNH TRÌNH SIÊU Ý NIỆM

Nhụy Nguyên

Hành Trình Siêu Ý Niệm

 
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không. Hiện thời địa cầu đang ở trong kiếp trụ, rồi nữa sẽ đến hoại diệt để kết thúc một chu trình vận hành trong pháp giới. Theo đó mỗi cá thể người cũng đều đang tiến dần đến tàn lụi, đang mỗi bước gần hơn với sự chết. Những sinh linh tiệm ngộ chân lý này họ sẽ “đi thụt lùi”, thực chất mới là lội ngược dòng sinh tử tìm về với thế giới Vô Lượng Thọ vĩnh viễn không già không khổ đau không chết.

Tin khoa học, hẳn người ta phải tin thuật thôi miên. Ban đầu là sự nhớ lại những thời gian đã mất. Cái máy lục tìm quá khứ này càng tiên tiến, vô tình khiến nhiều người dự phần thực nghiệm nhớ lại một cách sống động tiền kiếp. Kiếp trước tôi là nam hay nữ, là loài vật gì, sống ở châu lục nào; vào thời điểm đó cách nay mấy ngàn năm, con người ăn mặc ra sao, dùng tiền gì, đem so sánh với khảo cổ học đều không sai trật. Thuyết luân hồi trong kinh Phật thêm lần chói sáng. Cũng không thể tính hết các luận án tiến sĩ thuộc hàng nghiêm túc bậc nhất thế giới bảo vệ thành công lý thuyết chúng sanh chết không phải hết mà có luân hồi trong lục đạo tùy theo nghiệp quả. Có luận án người ta thu thập nhân chứng minh bạch đến con số hàng ngàn thuộc nhiều vùng đất và quốc gia khác nhau, chứ không đơn thuần dăm ba luận cứ. Bậc trí thức không tin chỉ có thể duyên chưa tới; chiếu theo Phật lý, là tai nạn đặc biệt nghiêm trọng. Người đời có thể mỉa mai, Ông Phật “thích đùa” quá: sắc tức là không, không tức là sắc; nhất tức là nhiều, tất cả tức là một Kinh điển - là chân lý xuyên thời gian không gian, chẳng vậy mà những lời Phật nói ấy sau ba ngàn năm, các nhà khoa học lượng tử đã cúi mình thán phục. Ồ thì ra con người cũng như đám mây vậy, có hình tướng đó, song thực chất chỉ là duyên hợp rồi tan. Ta đưa tay chạm vào đám mây [hình người] ra sao thì chư Phật, Bồ tát chạm vào ta cũng như vậy. Vật chất vốn huyễn. Một cục sắt đặc, chỉ là sự hội tụ của lượng tử, trong nó cũng có trùng trùng không gian cho các hạt dao động. Dễ cảm nhận hơn có thể so sánh cục sắt đặc với tổ ong; từ dưới đất nhìn lên thấy một khối đen đặc, song tới gần thì đó là sự [hội tụ] bu bám của nghìn vạn con ong [đang không ngừng chuyển động]. Đây là lý do tại sao bậc đại ngộ có thể đi xuyên tường xuyên núi xuyên lòng biển; họ còn trở thành “hạt siêu vị trí” [phân thân] có mặt ở khắp các cõi trong cùng một thời điểm.

Kinh Kim cang: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Vật chất vốn giả, vậy hình tướng chúng sanh gồm người và vật sẽ tồn tại ra sao để xảy ra hiện tượng luân hồi. Chính là ý niệm, gọi đúng là thức. Hiểu thô là một file vô hình thâu lại tất tật mọi ý nghĩ hành vi của mỗi chúng sanh trong nhiều kiếp tương tục; lúc [thân] tướng tàn hoại, thức [alaya] sẽ tự động phân tích đứcnghiệp, cộng với cận tử nghiệp để tiếp tục chui vào thân động vật khác. Chớ nghĩ loài vật vô tri. Ừ, thì vô tri, song tình mẫu tử, tình thương, sự che chởhy sinh vì nhau của chúng nhiều lúc vượt hẳn con người. Cơn đau chia lìa mất mát của chúng biểu lộ đến đứt ruột, bầm gan, trào nước mắt; đến nước này cũng đòi chúng phải có trí ư?! Mỗi lần đầu thai chuyển kiếp, “người ta” sẽ tạm quên mọi đức nghiệp mình mang theo, tuy nó vẫn là yếu tố chính thúc đẩy những hành vi rồi “làm chủ” sự nghiệp của chúng sanh ấy tại kiếp này. Dĩ nhiên từ nhân đến quả phụ thuộc rất lớn vào duyên. Duyên quan trọng nhất là việc trong đời có tin Phật pháp hay không, muộn nhất kể cả trước lúc chết - điều ảnh hưởng rất lớn đến việc tái sanh tại kiếp sau.

Thức, dẫu sao cũng là vọng tâm. Trong đó ý niệm là điều tiên yếu tạo vô vàn nghiệp; và chính hành động, suy cho cùng cũng là nô lệ của ý niệm. Kinh Địa Tạng viết chúng sanh khởi tâm động niệm đều tội nghiệp. Nhưng đã phàm phu không ai không khởi tạp niệm, khởi tà tri tà kiến. Vậy phải làm sao? Phương pháp là đoan tâm chánh niệm, tức thay hết thảy niệm ô trược thành thiện niệm. Bên Mật tôngtrì chú, bên Tịnh đông có niệm Phật. Thực ra câu “Nam mô A Di Đà Phật” cũng là chú; còn đặc biệt mầu nhiệmnguyện lực cứu độ “đới nghiệp vãng sanh”. Giả như Mật và Tịnh cùng niệm (một bên niệm chú một bên niệm Phật), đều đạt công phu nhất tâm bất loạn, bên Tịnh đã sờ được tấm vé “khứ hồi” Cực Lạc thế giới. Công phu này cũng có thể so sánh với sơ thiền bên Thiền tông mà thiền giả vẫn còn quá xa để kiến tánh; còn với Tịnh tông dẫu sanh về phẩm thấp nhất Phàm thánh đồng cư, đã vĩnh viễn ra khỏi chín pháp giới, sánh cùng hàng Bồ tát bất thối chuyển. Đây là nguyên do Niệm Phật được xem là “nan tín chi pháp”, là “hoành siêu tam giới”, “môn dư đại đạo”,con đường tắt nhất trong mọi đường tắt đến nước Phật. Quá trình siêu phàm nhập thánh, không nằm ngoài việc thay thế ý niệm.

Ý niệm, hiểu trên bề mặt phàm, là mọi ý nghĩ khởi lên tự tâm. Ý nghĩ mạnh và dày sẽ tạo nên cảnh giới, tức vật chất. Bởi thật ra, ý nghĩ (ý niệm) vốn cũng là vật chất. Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách trong buổi nói chuyện tại chùa Xá Lợi năm 2013 với đề tài “Tâm linh hay mê tín” đã dùng từ rất tuyệt để gọi tên ý niệm là Thân Vật Chất, ta vừa tác ý vũ trụ đã khởi hành. Diễn theo Hoa nghiêm áo chỉ: Ý niệm vừa khởi liền châu biến tận cùng pháp giới. Khoa học nhìn ra mỗi chúng sanhvũ trụ đều có sự liên thông [bởi ý niệm]. Ý niệm xấu khởi lên sẽ khiến vũ trụ chao động bất ổn, có thể tạo nên tai nạn, hoặc là cùng với các ý niệm xấu khác sinh ra động đất sóng thần; hay ý niệm này một khi vô tình xuyên vào ai đó đang khởi niệm xấu, sẽ nhân lên khiến kẻ đó thành sát nhân như chơi. Phật và Bồ tát với bản nhiên từ bi vô hạn đã cùng những bậc chứng ngộ thế gian giữ ý niệm siêu thiện; nếu không có loại ý niệm này, một phần của vũ trụ sẽ thành mây khói. Và nếu ta nhìn nhận thêm, trái đất vốn là hạt cát cực bé phiêu du giữa trời, thì việc so sánh nó với một bình thủy tinh mong manh dễ vỡ là không quá. Chẳng hạn lúc bạn chưa tu, chung vui cuộc nhậu tưng bừng, cùng với mọi người phát xuất vô vàn ý niệm xấu ác, việc này các nhà khoa học lượng tử đo được mức nguy hại vô cùng. (Minh chứng rõ nhất là từ trường của trái đất bị méo mó trong vụ 11/9 ở tòa tháp đôi New York; kiểu như nhịp tim của người đang được cấp cứu nguy kịch theo đường vạch trên màn hình). Bạn hay chăng giữa cuộc nhậu đó thường vẫn có chư Bồ tát đang phát niệm lực làm thăng bằng từ trường; bây giờ bạn đã tu, nếu phải tham gia cuộc chơi vô bổ, hãy nên biết rằng nhiệm vụ đó đã thuộc về mình. Như bạn đang trên một con thuyền đầy ắp người, trên một chuyến xe leo dốc thẳng đứng, hãy chú tâm trong chánh niệm, một lòng niệm Phật… Dẫu không ai biết để thưởng công tán dương bạn song thực chất bạn đã tạo vô lượng công đức. Niệm niệm khởi hồng danh bậc Toàn giác có thể cứu cả một con thuyền ma!

Vật chất vốn huyễn tướng. Huyễn tướng ấy là sự kết tinh từ ý niệm. Trong cuộc sống người đời đã xem thường và bỏ qua điều quyết yếu nắm giữ vận mạng này. Đại thừa luận tâm không luận sự. Chẳng hạn bạn ngoài đời thù người ta, ấm ức vì chưa đánh được, đêm mơ thấy mình hành hung họ tơi bời; vậy bạn thực sự đã đánh họ chưa? Khẳng định là rồi. Khẳng định bạn đã mang cái nghiệp ấy. Lại tỉ dụ: từng biết đến một gia đình từ cha đến con đều phạm tội, vậy là ai cũng chạm khắc ý nghĩ, cái gia đình đó đến đời cháu chắt cũng vào tù ra tội mà thôi. Câu nói này, ý niệm găm sâu trong tâm này ngày một cấp số nhân sẽ khiến đại gia đình kia khó đổi được tương lai. Tại sao ta không nghĩ ngược lại, rằng rồi sẽ có đứa học hành tử tế, thành người hiền nhân thánh nhân, thành Phật tử... Một khía cạnh khác, lúc ta bệnh [nặng] thường khai báo với thật nhiều người. Ai hiểu sâu lý niệm họ sẽ quán tưởng, nguyện hy vọng bệnh ấy chóng tiêu tan, ngược lại người hẹp hòi chấp ngã sẽ trì giữ căn bệnh của bạn trong cốt tủy. Thử hỏi chỉ riêng bạn đã xóa nổi ý niệm về bệnh mình mang chưa (?), huống hồ người khác; liệu bạn có nhảy được vào não trạng họ xóa cái ý niệm rằng bệnh ấy thuộc nan y, sẽ mau chóng bung vỡ và kết thúc! Hẳn bạn chưa biết rằng khoa học, qua những cuộc thôi miên, rất nhiều người nhớ lại, thấy trong nhiều kiếp họ vẫn chết chỉ vì ung thư. Chết, thân ung thư hoại rồi, sao đầu thai lại vẫn mang ung thư?

Đúng vậy. Thân đã mất, nhưng ý niệm bị ung thư còn quá sâu sắc trong alaya của họ, khoác thân mới cái ý niệm chết tiệt đó lại khởi sinh [không hay], cộng theo sự ăn uống buông thả, hưởng thụ cho đã, càng tiếp tay cho tế bào xấu mạnh thêm. Trong vọng tâm chúng ta có hàng vạn chương trình được cài đặt sẵn từ vô thỉ kiếp, giống như vi rút trong ổ đĩa; lúc bạn khởi động máy tính (đâu có khởi động vi rút), song mọi vi rút đều đồng thể trỗi dậy. Con người dẫu hành thiện đến đâu, dẫu có tích đức dày hơn cả dãy Himalaya mà trong đầu vẫn ý niệm thập ác, vẫn lợi mình như làm thiện trước nhất mong nhiều người biết đến, mong được đền đáp, thơm danh là phước hữu lậu, không chống nổi ý niệm nghiệp thức, lúc chết vẫn quay vòng trong tam ác đạo. Các đại đức xưa nhắc nhở, làm Phật sựtâm không thanh tịnh chính là ma sự. Giúp người thoát cảnh túng khó là tốt, nên làm. Nhưng nếu được kết hợp khai thị Phật pháp, không chừng họ sẽ tỉnh ngộ. Mà niệm Phật, nếu bạn ngại thì niệm thầm, tu “như không” vậy. Trong kinh Địa Tạng, Thánh nữ Bà la môn sau khi tu phước đã xả bỏ triền phược thế gian nhất tâm niệm Phật liền đắc quả Bồ tát; lập tức không những mẹ cô mà họ hàng của cô ở Địa ngục cũng được siêu thăng cõi trời. Ai đó sẽ đặt câu hỏi: Nhiều người tu, sao họ vẫn nghèo và bất hạnh. Thứ nhất, người đó rõ ràng không hướng thẳng về cõi Phật. Phước đã tạo, chuyển qua những kiếp khác họ có thêm thọ mạng trong nhung lụa. Giàu sangquyền lực luôn khiến người mê mất tự tánh. Nếu không phát cái nguyện thật lớn về Tây phương Cực Lạc, nỗ lực dồn công đức và phước báu trong kiếp này “trang nghiêm Phật Tịnh độ”, thì kết quả của Phật sự sẽ rất nguy hiểm. Nghiệp ý vô hình song quá lợi hại, khiến trong thế gian được xem là người nhân đức, chết đọa vào thai súc sanh, là chuyện quá thường. Thế gian có những người cầm đầu cuộc chiến gây bao tang thương, kiếp trước chẳng ngờ họ từng cần mẫn tu tập; là trường hợp tu phước mà không tu huệ, chưa nhập được vào dòng thánh (từ Tu đà hoàn [trở lên]), chuyển kiếp nhờ phước báu quá lớn làm quan làm tướng, nhúng tay vào chiến tranh, giết bao người nghiệp cũng chưa sờ tới được; hết phước nghiệp báo chồng chất ấy sẽ kéo thẳng xuống cảnh giới tối tăm để tiêu nghiệp.

Thân này có thể giữ được hành động [tội lỗi] nhưng đâu dễ giữ được nghiệp ý. Nghiệp ý không giữ, hay đúng hơn là không thay được bằng chân niệm, sẽ tạo nên cảnh giới xấu. Chu trình từ ý niệm tạo vật chất (nghiệp) đã được khoa học lượng tử khám phá, chứng minh, tạm diễn thành công thức: Năng lượng (nhà Phật gọi Nghiệp tướng) + Tín tức (nhà Phật gọi Chuyển tướng) = Vật chất (nhà Phật gọi Cảnh giới tướng). Nhớ lần tham gia vào chầu cà phê cùng nhóm bạn văn, lúc tan hàng ai về nhà nấy rồi, đêm nằm ngủ tôi bỗng [mơ] thấy cuộc chơi đó tiếp diễn, những việc phát sinh mới lạ, lại rất hợp lẽ. Tỉnh dậy giật mình, may thay sự việc không thiện không ác. Chợt nghĩ cả chiều nếu không thầm niệm Phật trong ồn ã, biết đâu tối này thức nó theo hướng xấu mà hành; ý tạo nghiệp (tưởng không liên can đến mình) nhưng thân vẫn phải chịu; (kiểu như con chưa đến tuổi vị thành niên ra đường phá phách gây gổ, vậy là cha mẹ phải lãnh nhận). Cũng dễ hiểu, bởi hàng ngày thả rông ý niệm, nó cứ theo đó hư hỏng, ta ngủ rồi nó vẫn quậy phá, nghiệp này theo Phật pháp cũng là tự chuốc lấy. Giải thích tại sao có người nom bề ngoài hiền lành, không đánh đập gây hấn với ai song nghiệp quá nặng, chính bởi chuỗi niệm hỗn này hội tụ. Muốn đổi mạng, ý niệm hễ khởi, ta liền biết và thay ngay bằng trì niệm hồng danh; như nước vừa bỏ vào tủ đông đã bị cúp điện nên chưa kịp thành đá [tạo cảnh giới xấu]. Việc thay vọng niệm thế gian bằng lục tự hồng danh Nam mô A Di Đà Phậtbước đầu lọc tâm phàm như kiểu ta lọc một ly nước bẩn [thành trong]; dần dà Phật hiệu mạnh lên, in vào tâm và tự phát vào bất cứ lúc nào, đặc biệt hơn là cả trong giấc mơ. Nhập môn, niệm thành tiếng là cách dễ, dần dà tiến đến Kim cang trì (không nghe tiếng, chỉ thấy môi mấp máy), cao hơn là mặc niệm, tức tâm khởi niệm và [nguyên tắc chung] tai phải nghe rõ từng chữ. Một chữ “A” vang lên, ngân mãi như tiếng chuông, rồi chữ “Di” tiếp tục ngân... (giữa quãng đó không có gì xen ngang); nếu ta chưa niệm thêm chữ “Đà”, thì thân tâm hoàn toàn vẫn chìm trong chữ “Di”, và dĩ nhiên tai chưa nghe chữ “Đà” cho đến lúc chữ này được tâm khởi. Hoặc như, thường kinh hành ta bước một bước là niệm “Nam”, bước nữa là “mô”, bước nữa là “A”... như vậy câu Phật hiệu chưa sâu, còn phụ thuộc vào sự nhịp nhàng như một dạng “vọng niệm” (dẫu rằng đây là vọng niệm tích cực). Đến lúc ta bước mấy bước tự tại không cần biết, mỗi chữ hồng danh vang lên chẳng còn phụ thuộc vào nhịp chân nhịp tim hay hơi thở nữa, là lúc người ấy rời khỏi vọng tưởng của việc trì niệm, đưa câu Phật hiệu trở về chánh giác, trở lại đúng vị trí của ngôn ngữ thế gian thường gọi là Thiền. Dẫn đến việc ta có thể niệm Phật (tai nghe rành mạch) trong bất cứ sự náo loạn thế gian nào. Nên các bậc thượng nhân mới khẳng định: Mọi pháp môn đều là Thiền. Tám vạn bốn ngàn pháp môn khác nhau ở tướng, còn tánh không hai. Thiền và Tịnh cũng chỉ khác nhau ở sắc, còn tánh vốn dĩ không - cái Không bao hàm vạn sự vạn vật.

Sự phát triển của khoa học, lợi bất cập hại, phần nhiều “trợ duyên” cho lời kết trở nên mau chóng. Ngày nay Internet là kẻ phá hoại thế giới ghê gớm thuộc hàng số một. Thế hệ trẻ hàng ngày thu vào tâm thức không đếm xuể thông tin, mà cái gì liên quan đến đồi trụy nghịch đạo luôn có sức hút đáng nể. Cái xấu cái ác là thức ăn chính của vọng tâm, vốn là tập khí của vọng tâm. Còn những việc nằm trong thập thiện luôn bị lướt qua mau lẹ. Cũng như, thức ăn chính của tế bào ung thư là gì? Các bệnh viện hàng đầu thế giới đã có câu trả lời: đường, sữa, các loại thịt đỏ, nhưng đa phần người bị ung thư không biết điều này, biết rồi cũng không tin, cứ tiếp loại thức ăn đó cho ung thư phát triển sinh sôi. Tại sao ý tốt khởi lên dễ sanh cảnh giới xấu, còn tâm khởi niệm thiện vẫn chưa tạo cảnh giới tốt? (đơn cử giữ tâm thanh tịnh quán niệm tự chữa bệnh nan y). Bởi tâm ta uế trược quá sâu quá nặng. Hô một việc xấu, lũ tà niệm hùng hổ gấp rút hoàn thành; còn thiện niệm thì lác đác, luôn bị động, bạc nhược. Tâm vọng nó muốn nghe muốn nhìn thứ đồi trụy. Cái động luôn chi phối cái tĩnh.

Định tâm trong khoảng một giờ niệm Phật đã khó. Tâm không định nổi, là thực tế cần phản tỉnh đối diện của giới tu tập theo dạng buông thả bản năng. Nói trắng ra, vọng tâm luôn muốn lượm rác, càng ngày thùng rác [trong tâm] càng phình ra. Chẳng những thế, phần lớn dữ liệu gom về đó luôn được hằn sâu, lưu cữu qua mỗi lần kể lại diễn lại với người khác. Ta sống giữa sự bủa vây của các thông tin xấu ác, tâm ngập ngụa trong ý niệm nhiễm ô. Các bậc chứng đắc đã nhìn thấy xung quanh mỗi người luôn có một dạng từ trường bao phủ với diện tích rất lớn. Nếu tâm luôn chánh niệm Phật pháp, như chuyên niệm Phật, thì họ đang mang theo cả một tòa lâu đài [hào quang] nguy nga; ngược lại người với ý niệm ngã chấp danh sắc ăn uống ngủ nghỉ, si mê sân giận, cũng sẽ mang theo “tòa lâu đài” song nó được xây bởi lửa và băng tuyết, gọi đúng là ngục - Địa Ngục hiểu thô là đây. Lúc chết, dẫu có duyên lành cũng chưa thể chui ra khỏi cái Ngục khổng lồ ấy. Điều này rõ là chẳng ai phàm phu thấy được, song không xa lạ nếu soi vào Kinh điển.

Một hiện tượng quá phổ biến khác, trẻ em bây giờ phần lớn mê ghêm nghiện ghêm. Trò nào cũng đương nhiên đều không tốt, đều khuấy tâm (khiến tâm như hồ nước luôn luôn vẩn đục); nếu ghêm bắn nhau, trò chơi thì giả nhưng thử hỏi cảm xúc có thật? Cảm xúc thật sẽ tạo cảnh thật. Trên màn ảnh lúc hình nhân bị đạn xuyên vào cũng tóe máu, cũng gục xuống éo lên và chết. Công nghệ hiện đại còn khiến những cảnh tương tự diễn ra y thật. Có những ghêm lập trình tái hiện nhiều trận chiến khốc liệt trong lịch sử chiến tranh thế giới, lũ trẻ vào đó cầm súng bắn nhau quên cả ăn uống. Chiếu theo khoa học ý niệm, chính thức chúng đang tham gia một cuộc chiến thật với đầy đủ súng ống đạn dược và sự ngây ngất trong cơn say máu! Trong thế giới ảo chúng bắn người như ngóe; lúc ra đường, (ở những nước mà vũ khí được sử dụng tự do), chúng sẽ chỉa súng vào đám đông bóp cò tỉnh queo. Vì sao? Bởi chúng đã [vô tình] tập dượt sự lạnh lùng từ trong những cuộc chiến trên mạng. Còn biết bao trò chơi ác độc khác, bao phim ảnh bạo lực nữa sẽ ùa vào tâm chúng, khiến từ quay đầu trở nên xa lạ. Sự khô kiệt tình người, sự hủy diệt của trái đất càng quay trong một quỹ đạo không phanh.

Mọi vấn nạn ảnh hưởng đến sự tồn vong của nhân loại, thực tế nguồn gốc chỉ nằm ở ý niệm thiện hay bất thiện. Ai cũng có Phật tánh, nhưng tự tánh hằng thanh tịnh đó luôn bị vọng tâm khuất lấp. Gọi chúng sanh là bởi ta không sống bằng chân tâm, không hề biết bổn lai mình vốn đều có cơ hội chứng ngộ. Muốn chứng ngộ, dĩ nhiên trước nhất phải giải ngộ. Tức tin sâu xuyên thấu chân tướng vũ trụĐức Bổn Sư đã phát hiện và truyền giảng. Tam tạng kinh điển, không nằm ngoài việc chỉ rõ sự tung hoành của ý niệm làm chướng ngại hiển lộ chân tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9675)
Muốn sống với chân hạnh phúc xin hãy chặt đứt mọi vọng tưởng điên đảo. Khi vọng tưởng điên đảo chấm dứt thì Chân Tâm sáng tỏ.
(Xem: 9399)
Thở vào để hàm dưỡng sinh lực, thở ra với lòng lành hướng về tất cả chúng sinh.
(Xem: 9295)
Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.
(Xem: 8601)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định.
(Xem: 9400)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt, thì không tốt-đẹp cho bằng người chỉ sống một-ngày mà hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 8079)
Không phải ngẫu nhiênĐức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
(Xem: 8982)
Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả.
(Xem: 9361)
Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.
(Xem: 8794)
Một trong những khổ đau dai dẳng của kiếp người là sự lo sợ, lo nghĩ, lo phiền, ưu tư, sầu muộn.
(Xem: 9129)
Theo quan điểm của giáo lý Phật giáo sự bất công trong đời sống chứa đựng nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân...
(Xem: 21098)
Trăm năm trước thì ta chẳng có, Trăm năm sau có cũng như không. Cuộc đời sắc sắc không không, Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
(Xem: 8788)
Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật.
(Xem: 9251)
Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì ...
(Xem: 8611)
Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi thoát nạn thì thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, quan niệm sống đến hành xử theo hướng thiện lành.
(Xem: 8834)
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
(Xem: 10478)
Từ bùn lầy hoa sen vươn lên và nở hoa thơm ngát, cũng vậy, ai cũng có khả năng giác ngộ giải thoát như nhau.
(Xem: 8937)
Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã ...
(Xem: 9927)
“Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.
(Xem: 9328)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng...
(Xem: 8677)
Chúng ta phải làm thế nào để có thể quán thấy thật minh bạch năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) - tức là cả cái khối "thân-xác-tâm-thức" gây ra đủ mọi thứ khổ đau và căng thẳng.
(Xem: 8483)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quảtrở thành arhat/A-la-hán
(Xem: 9076)
Trong cuộc đời luôn có nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau với nhiều nỗi niềm mà con người phải trải qua.
(Xem: 8270)
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật.
(Xem: 9653)
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi.
(Xem: 9994)
Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung.
(Xem: 16878)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
(Xem: 10382)
Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy! Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình.
(Xem: 9607)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại.
(Xem: 10972)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
(Xem: 21991)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8575)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 7967)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
(Xem: 7861)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
(Xem: 8787)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15588)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9348)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
(Xem: 8799)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 8908)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
(Xem: 9296)
Năm tháng trôi qua như lớp bụi mờ phủ lên ký ức, hình ảnh mái chùa từ thuở mới xuất gia tưởng chừng như bị đắm chìm trong lớp bụi thời gian ấy.
(Xem: 9007)
Tâm Phật Ví Như Hoa Sen Hoa sen mọc chốn bùn nhơ, Nở hoa tươi thắm ngát thơm cuộc đời. Thân này nhơ nhớp vô thường, Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
(Xem: 8550)
Dễ thay thấy lỗi người .Lỗi mình biết mới khó Lỗi người ta phanh tìm .Như tìm thóc trong gạo. Còn lỗi mình che đậy .Như kẻ gian giấu bài."
(Xem: 9843)
Học rằng cõi Phật chẳng đâu xa. Cõi Phật trong ta. Tâm ta mà thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.
(Xem: 9806)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày.
(Xem: 8924)
Người nghèo tuy ít tiền bạc, đời sống khó khăn nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở, lời nói hiền hòa, hành động cao thượng, dù sống trong cảnh nghèo mà vẫn thấy an vui, hạnh phúc
(Xem: 10686)
Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ.
(Xem: 9420)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim.
(Xem: 9098)
Người làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người cũng phải biết tu.
(Xem: 9818)
Người biết tu trong lúc mua bán sẽ biết cách thu hút khách hàng, giữ mối quan hệ mua bán lâu dài, nên được nhiều người ưa thích.
(Xem: 11577)
Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình.
(Xem: 11932)
Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnhtrang nghiêm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant