Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Năm Bước Hóa Giải Tính Ghen Tức

03 Tháng Mười 201512:39(Xem: 10458)
Năm Bước Hóa Giải Tính Ghen Tức

NĂM BƯỚC HÓA GIẢI TÍNH GHEN TỨC

Judith Simmer Brown

Thiện Ý chuyển ngữ

Năm Bước Hóa Giải Tính Ghen Tức


     Tôi không thích thú nhận mình có tính hay ghen tức.  Nhưng cái cảm giác trong người tôi thì không thể lầm lẫn được.  Bụng thì co thắt, và miệng thì mím chặt, hai bên sườn thì căng thẳng, và tim thì đau nhói.  Những người Hy Lạp cổ thì cho rằng do mật làm việc quá sức nên biến da mình ra tái xanh, vì xúc cảm ghen tức.  Xanh vẫn là màu của ghen tức, và cũng là màu của chất độc.  Đây chính là kết quả do ghen tức làm nhiễm độc trái tim mình và tâm trí, và thường là hướng đến những người gần chúng ta nhất.

          Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.  Cũng như, ham muốn đưa đến ám ảnhchúng ta đang quá tuyệt vọng cần một ai đó hay một thứ gì đó.  Nhưng ghen tức thì phức tạp hơn nhiều; nó đặt chúng ta trong một tình thế khó xử.  Khi mình ghen tức, trong đại thừa A-tì-đạt ma tạp luận (của Ngài Vô Trước) có nói rằng, những cảm xúc mâu thuẩn giữa sự ghen ghétham muốn kiểm soát tâm mình, tạo nên một loại lý luận lươn lẹo về mọi thứ.  Chúng ta khát khao tham muốn thứ mình không có, trong khi lại ghen tức với người đang có nó.  Những cảm xúc oái oăm này tạo nên nhiều tầng phản xạ ngược, giằng xé trong thân và tâm mình.

          Shakespeare (văn hào nước Anh) hiểu thấu sự ghen tức, như chúng ta thấy trong kiệt tác Othello của ông. Vị hiệu úy bất mãn Iago âm mưu trả thù tướng Othello bằng cách gieo những hạt giống ghen tức và mất niềm tin trong lòng ông đối với vợ mình, Desdemona. Ngay như khi đang tiến hành mưu kế, Iago cảnh báo Othello về đặc tính tàn phá của lòng ghen tức:

          Ôi! Chủ tướng ơi, xin ngài hãy cẩn trọng với lòng ghen tức;

          Nó xanh xao như đôi mắt quỷ, đang mỉa mai miếng thịt nó đang ăn.    

          Khi tham muốncốt lõi của mọi xúc cảm, ganh ghét là sự giày vò, gây đau khổ.  Bên dưới cái tình cảm méo mó này tiềm ẩn đặc tính mỉa mai của sự ghen tức.  Nó thực sự là “con quỷ mắt xanh,” đang mỉa mai chúng ta trong lúc đang ăn tươi nuốt sống xương thịt của chính chúng ta.  Khi chúng ta ghen tức đối với người yêu, hay người hôn phối, chúng ta tạo một lỗ hổng lớn khiến cho mình không thể nào tỏ bày tình cảm của mình đối với họ.   Khi chúng ta ghen tức với người đồng sự hay bạn hữu, chúng ta loại bỏ tên người đó ra ngoài danh sách những người mình thương quý.  Kết cuộc, ghen tức có thể dễ dàng biến thành ác cảm, chúng ta nổi cơn sân hận, hay mắng chửi bất ngờ đối với người hay vật mà mình đang ghen tức.  Chính vì vậychúng ta càng làm mình xa cách với những điều mình mong mỏi khi mới bắt đầu. Điều này khiến sự ghen tức thật là xảo quyệt và khó khăn để kềm chế.

          Khi chúng ta không còn kềm chế nỗi tính ghen tức của mình, nó sẽ sai khiến chúng ta làm những cú trả thù độc địa.  Hành động kích thích bởi lòng ghen tức có thể tàn phá kinh hồn những mối tình cảm, tư cách, và sự sáng suốt của mình (điển hình như tướng quân Othello).  Cơn cuồng nộ vì ghen tức mớm mồi cho sự giết chóc và tự tử, tàn phá tài sản, và mọi hành động tội ác. Chúng ta trở nên điên cuồng vì bị sự siết chặt của cơn ghen tức.  Tâm mình bị che lấp từ những lý lẽ hợp tình mà giúp mình thấy rõ những hậu quả tai hại từ những hành động kia.  Làm ngơ trước trách nhiệm, chúng ta bị mắc kẹt vào cách hành xử thô bạo để đạt được những điều mình tham muốn bằng những mưu kế quỷ quyệt

          Để làm vấn đề thêm tệ hại, khi mình ghen tức mình cảm thấy xấu hổ và ghét bỏ chính bản thân mình, tự mắng nhiếc mình vì cảm giác đó.  Điều này khiến cho cơ hội để làm dịu cơn ghen tức, khai mở tính thiện, và sự tỉnh trí hầu như hoàn toàn biến mất.  Thực ra, nó càng làm cơn ghen tức tệ hơn lên:  càng thấy mình tệ, mình càng không thể thấy quý trọng sự sung túc của đời sống riêng mình, và vì vậy khiến mình càng tuyệt vọng, tham muốn thêm nữa!

          Phật dạy như thế nào để chúng ta đương đầu với tính ghen tức và chuyển hóa nó thành thiện tâm?  Phật giáo Tây tạng dạy rằng chúng ta phải tìm liều thuốc giải khi tâm trí trong cơn đau khổ bằng cách nương tựa vào chính cảm xúc đó.  Niềm xúc cảm của chúng ta mang đầy trí tuệ.  Chúng là chìa khóa giúp sự hành trì, và mối tương quan giữa mình và thế giới chung quanh sâu sắc hơn lên. Nếu chúng ta chỉ sơn phết liều thuốc giải lên trên kinh nghiệm của mình mà không thực sự đối diện với chúng, chúng ta chỉ thêm một lớp vỏ của sự chối bỏ, giả tạo, và thiếu lòng tin vào tính thiện của mình mà có thể giới hạn sự khám phá chân thật về Phật tính của mình.  Liều thuốc giải cho tính ghen tức nằm ngay trong lòng của chính sự ghen tức.

         

Đây là 5 bước giúp hóa giải tính ghen tức:

1.Tỉnh giác, chánh niệm (mindfulness):  Khi chúng ta bị tính ghen tức trói buộc, chúng ta tỉnh giác quay vào chính cái cảm xúc đang bám chặt lấy mình. Điều này khó làm vì đặc tính mâu thuẩn giữa sự hờn ghen và tham muốn, luôn cả cảm giác nhục nhã và tự trách.  Bất kể là cảm xúc gì, chúng ta chỉ đơn giản nhận biết chúng và để cho chúng đi, đừng níu kéo hay giữ lại.    

2. Nhận thức sâu sắc (Discernment): Sau khi chúng ta đã có thể nhận dạng những cảm xúc xuyên qua chánh niệm, chúng ta gạt qua một bên những mẫu chuyện hoặc lời thuyết minh mà đưa đến sự ghen tức.  Những câu chuyện này cung cấp nhiều năng lượng cho tính ghen tức của mình đến độ mình tin nó là sự thậtchúng ta cảm thấy mình có lý do chính đáng để tức giận, hờn tủi, và tham muốn, và chính vì vậy mà mình không thể tiếp xúc với tuệ giác nằm bên trong những cảm xúc đó.  Bây giờ, mình lui lại một bước và tự hỏi, ghen tức là cái gì? Mình cảm nhận nó ra sao?  Ở chỗ này, nếu mình có thể ghi chú xuống được thì hay, nhưng đừng có kể lể dài dòng. Mình cảm nhận tính ghen tức trong con người mình và trong tâm thức ra sao? Tình cảnh của sự ghen tức là gì?

          Khi ghi chú những cảm xúc, các bạn nên làm như tôi đã làm.  Cơ thể mình cảm thấy thế nào ngay lúc này; trong ngực, trong miệng, trong bụng, và cánh tay?  Đau nhói trong ngực, miệng nghiến chặt.  Hình tượng nào mô tả rõ nhất? Không thể thở, cảm thấy ngộp, như đang bị ai bóp cổ.  Mùi vị của cảm xúc đang chạy nhảy trong đầu ra sao trong từng giây phút? Tơi tả, tuyệt vọng, sợ hãi, phản bội, nhục nhã. Trong tâm mình cảm thấy như thế nào? Suy nghĩ lung tung, chạy qua chạy lại giữa oán hờn và tham muốn.  Rồi chúng ta lại hỏi, những cái này có gì đau khổ?  Đối với tôi, bước ngoặt quan trọng nằm trong câu hỏi này.  Vâng, ghen tức đau khổ lắm, cái đau không thể nhịn chịu được.  Nhưng nó đau ra làm sao?  Cái đau nằm trong chính cái cảm nhận của mình, như tôi đã mô tả rõ rệt trong nhật ký:  cái đau đớn về thể xác, cảm xúc, và cả tâm linh.  Luôn cả cái đau khổ mà nó xui khiến mình phải làm theo.  Tôi muốn làm khổ ai đó; tôi muốn làm khổ chính tôi nữa.  Tôi không thể kềm chế nổi chính mình.

3.  Giải thoát niềm đau (Liberating pain):  Khi chúng ta thấy rõ cái khổ đau do ghen tức mang lại, đây là lúc mình thấy được chân lý.  Mình cảm nhận niềm đau trực tiếp, thay vì do bị xúi dục bởi đầu mối câu chuyện khiến mình ghen tức và thành nạn nhân bị hành hạ đủ điều không dứt. Có thể bạn cần có thời gian, nhưng rốt cuộc rồi bạn cũng cảm nhận được nó.  Trong kinh Phật dạy rằng khi mình thật sự cảm nhận được nỗi đau khổ trực tiếp, chúng ta ngay lập tức buông bỏ, cũng giống như khi mình cầm lên cái chảo sắt đang nóng bỏng khiến mình rút tay lại. Khi chúng ta cảm thấy cái đau khổ cùng cực và không thể chối cải của tính ghen tức, mình sẽ muốn được giải thoát khỏi chúng ngay.  Mình cảm thấy nó, mình liền buông ra. 

4. Hoan hỉ (Joy): Cái gì xảy ra khi chúng ta buông xả? Trước hết, lớp nhám nhúa nhất của sự xúc cảm là giận hờn biến mất.  Đây là một cú thở phào nhẹ nhỏm vì chúng ta biết được rằng sự hờn giận kia sẽ không mang lại kết quả như ý muốn; đúng ra, nó nhanh chóng và chắc chắn khiến mình lìa xa những điều mình muốn làm. Kế đến là sự vướng mắc đối với lòng tham cầu. Đức Phật xem ‘vô cầu’ là điểm then chốt trong lúc thiền quán.  Thực vậy, chỉ cần nhận thức được khổ đau thì cơn thèm khát của cầu mong sẽ có thể biến mất nhanh chóng. Cái gì sẽ còn lại khi hờn giận và tham cầu yếu đi?  Chúng ta tưởng rằng mình sẽ kiệt sức khi hờn giận và tham cầu được trút bỏ, nhưng điều đó không đúng như vậy.  Có một thoáng của sự hoan hỉ xuất hiện khi không gian của sự tự do được giải phóngMudita (hoan hỉ) là niềm vui không vị kỷ, cho phép mình vui mừng với hạnh phúcmay mắn của người khác.  Nó được xem là vô hạn vì nó đến từ tính vị tha sẵn có và bản chất lành thiện của tất cả chúng ta. Biết thưởng thức hoan hỉ là một tiến trình diễn tả cá tính nhân bản tự nhiên của con người.

          Nền móng của sự dính mắc và tham lam, dù nằm ngay trong tâm điểm của sự ghen tức, chúng vốn có một năng lượng căn bảntình thương và sự quan tâm chân thật – ngọn lửa của sự khát khao.  Khi những đức tính xoay quanh bản ngã được giải phóng do nhận thức ra sự đau khổ, tình thương yêu được tự do để trở thành niềm hoan lạc mênh môngHoan hỉ (Mudita) cổ vũ cho hạnh phúcthành công của người khác và vui mừng với sự khỏe mạnh và tươi mát của họ bất cứ khi nào họ được thụ hưởng.  Nhưng ở thời điểm này, chúng ta chỉ mới thoáng thấy niềm hoan hỉ được tán dương – nó cần phải được nuôi dưỡng thêm.  

5.  Khai Thác (cultivation): Chúng ta phải thực tập mỗi ngày để ổn định và đào sâu niềm hoan hỉ của mình đối với hạnh phúcthành công của người khác, thay vì ghen tức.  Trước hết, chúng ta hướng tâm mình đến người nào mà mình biết vốn thường vui vẻhạnh phúc.  Nó có thể là một người bạn, người làm chung sở, một đứa bé, hay một vị thầy tâm linhChúng ta quán tưởng người này đang dâng trào niềm vui và nâng niu niềm hoan lạc này với lòng biết ơn.  Người bạn luôn hoan hỉ này của ta tạo ra một khung cảnh thật đặc biệt khi anh ta có mặt ở bất cứ nơi nào! Thật là tuyệt vời làm sao? Rồi chúng ta thực tập hòa nhập vào niềm vui của người bạn này, cũng như dâng trào lòng biết ơn, niềm hoan hỉ, và tạo ra một khung cảnh tươi vui.  Chúng ta tiếp tục ca tụng người bạn đang hỉ lạc này và cảm nhận thấy đời mình bỗng nhẹ tưng và sáng sủa trong lúc đang làm vậy.  Thực là một tài năng đặc thù khi mình có thể chúc mừng sự thành cônghạnh phúc của người khác!

          Cuối cùng, điều quan trọng là, trong khi mình cố gắng thực tập tán thưởng lòng hoan hỉ, mình liền hướng sự thực tập này về người hay hoàn cảnh mà khiến mình sinh ghen tức. Mình có thể tiếp tục cảm nhận niềm vui, hoan hỉ đối với sự thành cônghạnh phúc của người này hay không?  Nếu ghen tức lại nổi lên, chúng ta lại quay về quán niệm cái cảm giác ghen tức, đặc tính giam hãm, tù ngục, và cơn đau khủng khiếp của nó. Tất cả những thực tập này có khi kéo dài cả năm – Tôi đã trải qua thời gian như vậy.  Nhưng tính ghen tức sẽ không bao giờ trực tiếp mang đến hạnh phúc; nó chỉ làm mình khổ thêm mà thôi.  Rốt cuộc rồi, biết quý trọng sự hoan hỉ mới là liều thuốc chữa lành căn bệnh ghen tức và hoá giải được con quỷ chất độc, mắt xanh. 

 

Về tác giả:  Archarya Judith Simmer-Brown là giáo sư lỗi lạc ngành Tôn Giáo Tỷ Giảo của Đại học Naropa, và là giáo thọ thâm niên thuộc giòng phái Shambhala của Ngài Chogyam Trungpa Rinpoche, và Ngài Sakyong Mipham Rinpoche.  Bà là tác giả quyển sách:  Hơi Thở Ấm của Dakini: Nguyên Tắc Nữ Tính trong Phật Giáo Tây tạng.

Nguyên tác bản Anh ngữ: “Transforming the Green-Ey’d Monster:  5 Steps to free yourself from jealousy” by Judith Simmer Brown, Tricycle magazine, Fall 2015.

                                                                                Thiện Ý chuyển ngữ

                                                                                      (tháng 9, 2015)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2488)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2526)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2059)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2508)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1844)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1921)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2209)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2734)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1656)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1577)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1763)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1604)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2176)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2331)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2027)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1825)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1739)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1917)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1662)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2627)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1794)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2146)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2110)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2447)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1767)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1944)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1821)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 1982)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2549)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3586)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2235)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2254)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1631)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1932)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2281)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2270)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2123)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3078)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2100)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2488)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2015)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1938)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2155)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2437)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2005)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2410)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2357)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2930)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 2005)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1903)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant