Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Con NgườiSự Nghiệp

14 Tháng Mười 201510:57(Xem: 8467)
Con Người Và Sự Nghiệp
Con NgườiSự Nghiệp

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Con Người Và Sự Nghiệp
        
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có nhân cách đạo đức, phẩm chất cao thượng và nhiều tình thương nhất. Tình thương là nền tảng lâu dài, là sự duy trì nòi giống của con người
 
Tất cả sự phát triển đổi mới đều nhằm phục vụ nhân loại chuyển hoá, thăng hoa đời sống vật chấttinh thần. Chùa chiền, trường học, các cơ sở giáo dụcđào tạo nghề nghiệp cũng chỉ để phục vụ cho con người nâng cao hiểu biết, nâng cao đời sống vật chất nhằm đạt được an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. 
 
Phát triển quá nhanh trong khi con người chưa đủ khả năng nhận thức sáng suốt để theo kịp đà tiến hoá của xã hội sẽ dễ phát sinh nhiều tệ nạn phi pháp. Mục đích giáo dục, sản xuất kinh doanh nhằm để đóng góp và phục vụ con người, nhưng không khéo sẽ khiến con người bị nô lệ vật chất
 
Chính vì thế con người ta phải làm quần quật suốt ngày lẫn đêm để được hưởng thụ những nhu cầu vật chất, cuối cùng phải lệ thuộc vào chúng mà ngày càng làm mất đi tình yêu thương nhân loại. Ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, gia đình người thân không có cơ hội để ngồi lại bên nhau cùng tâm tình, cùng trao đổi, cùng sẻ chia, cùng yêu thương, cùng hiểu biết, cùng cảm thông những nỗi khổ, niềm vui. Chính vì vậy mà tình người, tình nhân loại, tình chúng sinh càng ngày càng xa cách, cả ba thế hệ ông bà, cha mẹ và con cái không còn là sợi dây thiêng liêng để thật sự kết nối yêu thương bằng trái tim hiểu biết.

Phát triển chậm, chắc, bền theo căn cơ, nhận thức của con người và biết kết hợp thêm đời sống tâm linh giúp con người sống có tình thương nhiều hơn, con người sẽ cạnh tranh về trách nhiệm giáo dục với mục đích nâng cao trình độ hiểu biết chân chánh để giúp mọi người hoàn thiện chính mình về nhân cách, phẩm chất đạo đức
 
Kinh Phật dạy: Một vị lãnh đạo đất nước nếu không có nhân cách đạo đức tốt và tất cả những người phụ tá cũng lại như thế; những người dân sống ở thành thị, phố xá và các làng quê xa xôi, hẻo lánh luôn gieo các nghiệp xấu ác; thì bắt đầu mặt trời, mặt trăng đi sai quỹ đạo làm thời tiết thay đổi bất thường, do đó làm xáo trộn đời sống an sinh xã hội, việc gieo trồng, mùa màng thất bát, không đạt hiệu quả, có khi bị mất trắng do hạn hán kéo dài, hoặc bị mưa gió, bão bùng, lũ lụt cuốn trôi. 
 
Khi ấy con người phải dùng những phương tiện thiện xảo để tăng nâng suất mới đủ sức phục vụ cho nhân loạiChính vì vậy con người càng ngày tuổi thọ càng ngắn, dung mạo xấu xí, sức khoẻ giảm sút và thêm nhiều bệnh tật. 
 
Ngược lại, một vị lãnh đạo cùng với tất cả mọi ngườiý thức, hiểu biết đúng đắn, luôn sống có nhân cách đạo đức, luôn sống có tình thương với người và vật, sống đơn giản và muốn ít biết đủ thì tuổi thọ con người sẽ được dài lâu, hình tướng đẹp đẽ, trang nghiêm, có sức mạnh, sức khoẻ tốt, ít phiền não, ít bệnh tật”. Phật nói xong tóm lại bằng bài kệ:

Cả đoàn người đi rừng,
Người hướng dẫn đi lạc,
Cả đoàn đều đi theo,
Do không biết lối đi.
Cũng tương tự như thế,
Người lãnh đạo đất nước,
Sống tham dục quá đáng,
Mọi người cùng làm theo,
Cả nước bị khổ đau.
Người đứng đầu một nước,
Có nhân cách đạo đức,
tình thương chân thật,
thương yêu hiểu biết,
Hay khuyên nhủ mọi người,
Cùng thực hành làm theo,
Cả nước được an vui,
Sống an lạc, thái bình.

Nghiệp báo chung của một đất nước
Đây là một bài pháp thoại Phật nói chung về nghiệp báo của một đất nước, trong đó có nghiệp chung và nghiệp riêng. Không phải khi không tự nhiênchúng ta được sinh ra và sống chung một đất nước để chịu chung một hoàn cảnh nào đó. Một người được làm vua hay là người lãnh đạo của một đất nước, tức đã tích luỹ quá nhiều phước báo nên đời này mới có nhân duyên với nhiều người. 
 
Lịch sử nhân loại từ thời xưa cho đến nay vì quan niệm có một đấng sáng tạo nên các vị vua theo thể chế phong kiến độc tôn tự xưng mình là thiên tử, con đấng tối cao để trị vì thiên hạ. Đa số các vị vua đều là hôn quân vô đạo, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều vị minh quân chính trực
 
Một đất nước có an lạc, thái bình hay không đều chịu ảnh hưởng bởi cách thức làm việc của vua. Vua hay người lãnh đạo rất quan trọng, họ có thể làm cho đất nước thịnh vượng hay suy tàn. Một ông vua chỉ biết vui chơi, hưởng thụ cho riêng mình thì suốt ngày chỉ đam mê tửu sắc, giao hết quyền hành cho quan lại, không kiểm tra mà để chúng mặc tình thao túng, muốn làm gì thì làm. Người có quyền lực thì ăn trên ngồi trước, thê thiếp đầy nhà, sống một đời vương giả. Vua quan đã vậy thì dân chúng cũng bắt chước làm theo, luật pháp lỏng lẽo, con người tha hóa, suy đồi nhân cách, giết hại vô cớ, phá hủy thiên nhiên, sống với nhau không có tình yêu thương chân thật, không biết kính trên nhường dưới, không biết san sẻ, giúp đỡ một ai. 
 
Trên thì vơ vét, bóc lột cho mình; dưới thì mặc tình thao túng, kích thích lòng dân vui chơi sa đọa, phá hủy thiên nhiên, làm cho đất nước bị cạn kiệt tài nguyên một cách vô lý; do đó thời tiết thay đổi bất thường làm xáo trộn đời sống an sinh xã hội. Từ vua chúa, quan quyền cho đến các thứ dân bần cùng đều vui chơi hưởng thụ, đây là nghiệp chung của sự suy đồi nhân cách, hỏi làm sao chẳng tan thành mất nước. Do cộng nghiệp xấu này mà cả nước phải chịu nhiều bất hạnh, khổ đau.

Mọi hiện tượng, sự vật trong bầu vũ trụ bao la này được kết hợp hài hòa do nhiều yếu tố hợp thành theo nguyên lý duyên khởi “cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không”. Do loài người phát triển ngày càng đông mà việc khai thác phá hủy tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi để phục vụ nhu cầu sự sống của nhân loại. Chính vì thế mà thời tiết thay đổi làm ảnh hưởng xấu đến việc gieo trồng lúa và các loại hoa màu, nguồn lương thực chính để cung cấp cho con người
 
Sự cuồng nộ của thiên nhiên làm hạn hán kéo dài, tình trạng mưa gió bão bùng dẫn đến lũ lụt cuốn trôi, tàn phá xóm làng, nhà cửa, làm thiệt hại con người và hoa màu các loại. Người không hiểu, không biết thì cho rằng ông trời đang trừng phạt con người, ông trời ở đây là chỉ cho luật nhân quả luôn âm thầm chi phối, tác động do nạn phá hủy rừng bừa bãi làm thời tiết thay đổi bất thường. Con người vì lòng tham quá đáng nên đã tìm đủ mọi cách nâng cao đời sống mà vô tình hủy diệt muôn loài, muôn vật.

Tóm lại, một đất nước được coi là văn minh, tiến bộ thì con người phải có tình yêu thương chân thật, biết san sẻ và giúp đỡ lẫn nhau tùy theo khả năng, hạn chế tối đa việc giết hại, không trộm cướp, lường gạt của nhau, không phá hủy hạnh phúc gia đình người khác, không nói dối hại người, không nói lời ác độc và không uống rượu say sưa hoặc dùng các chất kích thích như xì ke ma túy làm hại mình, hại người, không khai thác phá hủy thiên nhiên một cách quá mức, bừa bãi mà làm tổn hại cho muôn loài. 
 
Một người lãnh đạo cần phải là một người dẫn đường luôn sáng suốt, thật sự có tình thương đích thực mới đủ năng lực điều hành xã hội. Chính vì thế, mỗi ngày chúng ta cần phải mở rộng tấm lòng từ bi, rải tâm tình thươngthường xuyên quán chiếu nơi thân-khẩu-ý của mình để mọi người sống với nhauhiểu biếtthương yêu hơn, sống với nhau bằng tình người trong cuộc sống.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1234)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1430)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1505)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1548)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1440)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1383)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1194)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1308)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1297)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1381)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1401)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1468)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1330)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1429)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1335)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1308)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1369)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1307)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1485)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1740)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1433)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1735)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1339)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1249)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1458)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1323)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1384)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1531)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1766)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1776)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1583)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1785)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1470)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1437)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 1955)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1523)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1479)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1429)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1399)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1488)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1343)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1613)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1597)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1469)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 1471)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1357)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1762)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1517)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant