Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đối Phó Với Tiếng Ồn Ào (song ngữ)

17 Tháng Mười 201509:06(Xem: 9182)
Đối Phó Với Tiếng Ồn Ào (song ngữ)

Đối Phó Với Tiếng Ồn Ào 
Dealing With Noise

Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

Đối Phó Với Tiếng Ồn Ào (song ngữ)

Đối Phó Với Tiếng Ồn Ào 

Carol, là một trong những học viên lớp thiền định của tôi, bà sống trong một căn hộ rất ồn ào ở thành phố Nữu Ước. Bà viết: "Từ chỗ tôi ở, tôi nhìn thấy tàu điện ngầm ở ngay bên kia đường, trạm cảnh sát và trạm chữa lửa ở ngay góc đường, và điều tệ hại nhất là có một câu lạc bộ khiêu vũ ở tầng cuối cùng của tòa nhà tôi đang ở! Tôi đã thử rất nhiều thứ, mà không thành công, như sau: cái nút-lỗ-tai, âm nhạc, tôi chọn thiền định ở nơi làm việc thay vì ở nhà - tuy nhiên, cách duy nhất thật sự thành công là tôi buông-xả và tôi ngừng-chống-lại tiếng-ồn, nhưng đôi khi tiếng ồn vẫn giật tôi mạnh mẽ ra khỏi sự tập trung."

Tôi đã trả lời bà như sau: "Tôi nghĩ rằng tôi đã từng sống trong một căn hộ giống như bà, nhưng ở trung tâm thành phố Glasgow, Tô-Cách-Lan. Tôi nghĩ rằng bà đã đi đúng đường, bằng cách bà đã dừng ngay cuộc chiến tranh chống lại tiếng ồn. Nhưng bà cần đi thêm một bước nữa, bằng cách bà trân quý tiếng ồn - bằng cách bà ôm lấy nó. Khi bà chuẩn bị thiền định, bà thật sự cần chú ý và trân quý mọi tiếng ồn chung quanh bà.

Chúng ta hãy nhớ rằng đằng sau tiếng ồn, có sự sống, có hơi thở, và có cảm giác của con người, thế nên, chúng ta hãy mong muốn những điều nầy được tốt đẹp. Rồi sau đó, chúng ta chấp nhận tiếng ồn như là một cách thực tập thiền định. Chúng ta hãy thoải mái tập trung vào hơi thở, và cho phép tiếng ồn là sự tập trung thứ nhì - giống như là chúng ta nhìn nhận một vòng tròn ở chung quanh một tâm điểm. Nếu như trong lúc thực hành thiền định, chúng ta không xem tiếng ồn như là kẻ thù, mà xem tiếng ồn là một phần của sự thực tập, thì sau đó sự khó chịu của chúng ta sẽ biến mất."

Nếu chúng ta cố gắng chống lại tiếng ồn thì chúng ta sẽ không thành công. Tiếng ồn sẽ không ngừng lại, dù cho chúng ta không thích. Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng. Từ căn hộ của tôi ở Glasgow, tôi đã nhìn thấy một câu lạc bộ đối diện bên kia đường, các xe tắc-xi đứng bên ngoài các cửa sổ, và một máy giặt quần áo, mà ở phía bên kia tường là nơi tôi ngồi thiền. Cho nên, khi máy giặt trở nên ồn ào, điều tôi sẽ làm là tôi ôm lấy tiếng ồn, giống như tôi đã đề nghị với bà Carol.

 Tôi còn thực tập điều nầy, nhiều hơn thế nữa. Điều tôi làm là tôi suy ngẫm, cho rằng tâm tôi đã nhìn nhận, sự có mặt của tiếng ồn của cái máy giặt. Bởi vì tiếng ồn của cái máy giặt đã nằm ở trong tâm tôi, và tâm tôi đang thiền, có nghĩa là cái máy giặt cũng đang thiền, cùng với tôi.

Nhờ tôi nhận ra rằng tiếng ồn của máy giặt chính là một phần của kinh nghiệm của tôi, cũng giống như là cảm giác tôi biết về sức nặng của thân tôi trên bồ đoàn, hoặc giống như là hơi thở của tôi, hoặc giống như là cảm xúc trong trái tim tôi. Tiếng ồn không còn là một cái gì riêng biệt, tách rời với tôi, cho nên tiếng ồn đã không can thiệp với sự thực tập của tôi, mà tiếng ồn chính là một phần của sự thực tập của tôi.

Nhờ việc làm nầy, mà những tiếng ồn hoàn toàn chẳng còn là một trở ngại cho tôi nữa, và tiếng ồn thật sự đã làm phong phú thêm kinh nghiệm của tôi về thiền. Tất nhiên, lý luận trong đoạn văn trên không hoàn toàn thuyết phục mọi người! Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là tôi đã tìm ra một phương cách sáng tạo, để tôi không còn nhìn thấy tiếng ồn như là kẻ thù, và tôi bắt đầu nhìn thấy tiếng ồn chỉ là một phần của kinh nghiệm của tôi - và cũng có thể là một sự trợ giúp cho sự thực tập của tôi - quả đúng như thế, tiếng ồn đã trở thành một sự trợ giúp cho sự thực tập của tôi.

Có một cách tiếp cận khác mà tôi cũng thấy hữu dụng, liên quan đến điều nói trên. Nhiều lần trong khi tôi ngồi thiền, tôi bắt đầu trở nên nhận biết không gian chung quanh tôi. Tâm tôi bắt đầu nhận biết khoảng không gian phía trước tôi, phía sau tôi, và cả hai phía ngang hông tôi - thậm chí ngay cả phía trên tôi và phía dưới tôi. Tôi có thể cảm thấy, như thể tâm tôi đang rộng mở ra khoảng không gian chung quanh tôi, rồi tiếp tục mở rộng ra bên ngoài căn phòng tôi đang ở. (Tôi không nói rằng tâm tôi đang thực sự làm điều này, tôi chỉ cảm thấy là điều nầy đang xảy ra.) Tôi nhận biết được ánh sáng chiếu qua mí mắt khép kín của tôi, và tôi cũng nhận biết được bất cứ âm thanh nào đang phát sinh.

Thay vì tôi cảm thấy khó chịu, hoặc là tôi mất đi sự tập trung, tôi xem các âm thanh đang có mặt, trở thành một cơ hội để tôi chú tâm. Tôi đang thực hành "chánh niệm lắng nghe." Tâm tôi đang rộng mở, và tôi mong muốn tìm hiểu về các âm thanh. Tôi buông xả bất cứ ý tưởng nào xuất hiện, và tôi chỉ chú ý đến các âm thanh. Tôi không thể ngừng được các âm thanh, hoặc là làm thay đổi được các âm thanh, hoặc là vặn nhỏ các âm thanh lại, vì thế, tôi chỉ đơn giảnchấp nhận các âm thanh. Tôi để âm thanh đi vào khoảng không gian của sự nhận biết của tôi (cũng có nghĩa là khoảng không gian chung quanh tôi), mà tôi không cần suy nghĩ về việc tôi thích hoặc là không thích các âm thanh nầy.

Nếu như tôi có cảm giác dễ chịu hoặc là cảm giác khó chịu, phát sinh từ các âm thanh riêng biệt nào đó, tôi chỉ cần cho phép các âm thanh nầy có mặt ở đó, tuy nhiên, tôi không tiếp tục ngồi tưởng tượng, và vẽ vời thêm ra về các âm thanh nầy (thí dụ như: "Tôi ước rằng âm thanh nầy sẽ dừng lại! Tôi chẳng biết âm thanh nầy sẽ kéo dài thêm bao lâu đây!").

Khi tôi thực hiện điều nói trên, các âm thanh, từ dạo đó, chẳng còn làm phiền lòng tôi nữa.

Trong thực tế, điều tôi nhắc đến ở trên, đã thành công tốt đẹp như thế nào? Một lần kia, tôi đến thăm một người bạn, rồi tôi cảm thấy cần có một giấc ngủ ngắn. Họ cảnh báo cho tôi biết rằng, ngay ở trên phía đầu tôi, có những người đang xây dựng hoặc đang sửa chữa trên mái nhà của các căn hộ nầy. Quả đúng như thế, khi tôi nằm xuống giường, tôi đã nghe liên tục những tiếng "tách-tách, tách-tách" của các cây súng-bắn-đinh, cách đầu tôi khoảng một trăm xăng-ti-mét (vài feet). Chỉ vài phút sau tôi đã ngủ say, và tôi đã có được một giấc ngủ trưa ngon lành, kéo dài 90 phút!

                 Dealing With Noise 

Carol, one of my meditation students, lives in a very noisy apartment in New York City. She wrote: “The subway train is right across the street, the police/fire station is right around the corner, and to top it all off there is a dance club on the bottom floor of my building! I’ve tried pretty much everything — earplugs, music, meditating at work instead of home — the only thing that really works is just to let it go and stop fighting it, but sometimes the noise will still yank me out of concentration.”

I replied as follows: “I think I used to live in that apartment, except that it was in the city center of Glasgow, Scotland. I think you’re on the right track by stopping fighting the noise. Take that one step further and appreciate the noise — embrace it. As you prepare for meditation, really notice and appreciate all of the noise around you.

Call to mind the living, breathing, feeling human beings behind the noise and wish them well. And then accept that noise as part of your meditation practice. Stay loosely focused on your breathing, and let the noise be a sort of secondary focus of the practice — like the ring around the bull’s-eye. If you stop seeing the noise as the enemy of the practice and instead see it as part of the practice, then the conflict will vanish.”

Trying to fight the noise is unlikely to work. The noise is not going to go away because you don’t like it. If you respond aggressively to it then you’re just getting yourself into a fight that you cannot win. In that apartment in Glasgow I had a dance club across the street, a taxi stand outside the windows, and a washing machine through the wall from where I meditated. When the washing machine got noisy, for example, what I would do was embrace the noise, just as I suggested to Carol.

I’d take this even further. What I’d do was reflect that the noise of the washing machine was a perception that existed in my consciousness. Since the noise of the washing machine was in my consciousness, and since my consciousness was meditating, then I reasoned that the washing machine was also meditating.

Realizing this made the washing machine noise just another part of my experience, like the sense of weight on my cushion, or like my breath, or like the feelings in my heart. It was no longer something separate from me that was interfering with my practice, but was a part of my practice.

Doing this, such noises could cease to be a problem altogether, and actually seemed to enrich my experience of meditation. Of course the logic in the above paragraph may not be entirely sound! But the important thing was that in creatively finding a way to stop seeing the noise as an enemy and to start seeing it as just another part of my experience — and a possible aid to my practice — it actually became an aid to my practice.

There’s another approach that’s related, and which I’ve found useful. Often when I’m meditating I begin by becoming aware of the space around me. I very consciously become aware of the space in front, behind, and to the sides — even above and below me. It can almost feel as if my mind is expending into the space surrounding me, expending even outside of the room that I’m in. (I’m not saying that my mind is actually doing this, just that it feels like that’s what’s happening.) I’m aware of the light coming through my closed eyelids, and of any sounds that are arising.

Rather than being an annoyance or distraction, any sounds that are present become an opportunity to be mindful. I’m practicing “mindfulness of listening.” I remain open and curious about the sounds. I let go of any thoughts that arise, in favor of paying attention to the sounds themselves. I can’t stop sounds, or make them change, or turn down the volume, so I simply accept them. I let them pass through the space of my awareness (which is the same thing as the space around me) without thinking about whether I like or don’t like them.

If there are pleasant or unpleasant feelings that arise in response to particular sounds, I just allow them to be there, but I don’t create stories (“I wish that sound would stop! How long is this going to go on!”).

When I’m doing this, sounds no longer bother me.

How well does this work? One time I was visiting a friend’s house, and I wanted to take a nap. They warned me that there were roofers working on the condo, directly above my head. Sure enough, as I lay down in bed there was a constant “CHUNK, CHUNK, CHUNK” of nailguns, just a few feet over my head. Within minutes I was asleep and I had a delicious 90 minute nap!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9027)
Người Phật tử khi bước vào đạo, thọ trì ba pháp quy y và năm điều giới cấm, trong đó có việc lập hạnh không nói dối.
(Xem: 7837)
Tu tập tâm từvấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của nhân loại, thế gian nếu thiếu tinh thần từ bi thì...
(Xem: 8312)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để...
(Xem: 10467)
Phiền não của chúng sanh thì vô lượng vô biên nhưng tham sân sicăn bản. Tham sân si còn được gọi là ba độc, giết chết an lạchạnh phúc của con người.
(Xem: 14499)
Bài hát “Tôi yêu màu lam” đã làm cho tôi yêu thích màu lam - màu của tổ chức GĐPT từ thuở nào mà tôi không còn nhớ rõ lắm...
(Xem: 8985)
Phát triển tâm Bồ đề là cốt tủy của giáo pháp Phật giáo và là đường tu chính yếu.
(Xem: 12147)
Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta.
(Xem: 12862)
Để tồn tại trong thế giới này tất cả mọi người đều định hình sự hiện hữu của mình với nhiều phương thức khác nhau thậm chí sống quên mình vì nó.
(Xem: 9864)
Tin sâu nhân quả và biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động trong từng phút giây, bởi vì ...
(Xem: 9460)
Không có cái gì do một nhân mà hình thành, nếu ai nói như thế thì biết người này chưa hiểu rõnhân quả.
(Xem: 11629)
Hãy xin mẹ đi tu… nếu chúng ta có đủ can đảmniềm tin sâu sắc vào giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 10489)
Thế giới như một tấm gương, bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn lại với bạn, bạn mỉm cười với nó, nó mỉm cười với bạn...
(Xem: 8124)
Dhamma là một cái gì đó có thể làm giảm bớt các vấn đề khúc mắc và các khó khăn cho nhân loại, và dần dần cũng có thể làm cho các thứ ấy biến mất được.
(Xem: 9753)
Một hòn sỏi, một hòn đá cuội lăn lóc vô tri như thế hàng tỉ năm, mà nếu khôngphương tiện để chuyển hóa thì nó vẫn là đá sỏi không có giá trị...
(Xem: 9757)
Không có gì quý hơn khi mọi người sống thương yêuhiểu biết, bao dungđộ lượng, từ bitha thứ, dấn thân và phục vụ vì lợi ích tất cả chúng sinh.
(Xem: 8407)
Giữ tròn năm giới, tôn trọng, bảo vệ sự sống chung của muôn loài và thường xuyên tưởng nhớ Phật là một nhân cách cao đẹp
(Xem: 10045)
Chiến đấu với phiền não là chiến đấu với lòng tham, sự căm ghét, mê lầm, v.v… đây là những kẻ thù.
(Xem: 18119)
Người biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tạimai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người vật.
(Xem: 8428)
Trong cuộc sống khó ai không mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm chúng ta có thể tháo gỡsửa chữa, cũng có những sai lầm ...
(Xem: 13591)
Hiểu được lý do vô thường của vạn vật để mỗi người chúng ta cố gắng học hỏitu tập, đem tình yêu thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết.
(Xem: 8978)
Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên.
(Xem: 9721)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm.
(Xem: 10651)
Trong cuộc sống thường nhật, sự yên lặng là một thứ gì đó không được mấy ai quan tâm đến.
(Xem: 8057)
Nhân quả rất công bằng, hễ vật chất thịnh hành thì dục vọng của con người càng được củng cốtăng trưởng mạnh mẽ.
(Xem: 9743)
Nếu chịu khó nhìn khắp thế giới chung quanh và để ý nhận xét, chúng ta sẽ trông thấy một sự thật hiển nhiênđâu đâu cũng có sự hiện diệntác động của đồng tiền.
(Xem: 14024)
Nền tảng trí tuệ của đạo Phật dựa trên những kho tàng giáo lý của Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,…
(Xem: 8556)
Sau mỗi thời tụng kinh, người đệ tử Phật thường nguyện “Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển”.
(Xem: 8465)
Đạo Phật đem lại một lối sống mà mình có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích cho mình.
(Xem: 8228)
Trong lời tựa của sách YẾT MA YẾU CHỈ, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ đã viết: “Theo quan điểm Bộ phái Đàm Vô Đức, tức các vị thọ trì luật Tứ Phần, thì ...
(Xem: 8872)
Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo không còn gì để nói, vì đó là hiện tượng của cuộc sống như bao cuộc sống trong xã hội con người, có cả hai mặt: tiêu cựctích cực.
(Xem: 8652)
Hỏi học Phật bằng cách nào, tức là hỏi đến phương pháp học Phật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó.
(Xem: 11318)
Đạo Phật là đạo của từ bi luôn mang yêu thương đến với muôn loài và sẵn sàng chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, hầu giúp cho tất cả chúng sinh vượt qua biển khổ sông mê.
(Xem: 8631)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 7959)
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏ quyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo.
(Xem: 9407)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
(Xem: 10077)
Trong kiếp sống nhân sinh ai cũng phải trãi qua những thăng trầm của cuộc sống để kinh nghiệm được những bài học vố giá của trường đời.
(Xem: 9279)
Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
(Xem: 9396)
Nếu chúng ta có một trái tim tràn đầy tình thương yêu thì có phải sẽ mang lại bình an không? Một trái tim tràn đầy thương yêu mà ta đang nói tới có nghĩa là gì?
(Xem: 11073)
Dân gian ta có câu: “Dầu xây chin bậc Phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.
(Xem: 9367)
Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sống hằng ngày của chúng ta
(Xem: 9843)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân.
(Xem: 9138)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịchkết thúc vào ngày rằm tháng 9 âm lịch.
(Xem: 8767)
Sinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 10992)
Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích…
(Xem: 11118)
Tâm kinh Bát-nhã có câu nói nổi tiếng đề cập phương pháp giải thoát khổ đau rất truyền thống của đạo Phật Nguyên thủy, được nhấn mạnh trong các bản kinh Nikàya.
(Xem: 9353)
Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân.
(Xem: 8100)
Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
(Xem: 9317)
Chánh mạngphương kế sinh nhai chân chánh (còn gọi là phương tiện sống chân chánh). Trong Kinh DI GIÁO Đức Phật dạy các Tỳ kheo về Phương tiện thanh tịnh:
(Xem: 9567)
”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
(Xem: 8973)
Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant