Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sinh Sống Có Chánh Niệm

28 Tháng Mười 201507:24(Xem: 8869)
Sinh Sống Có Chánh Niệm

SINH SỐNG CÓ CHÁNH NIỆM

Tâm Quang Từ

 

Sinh Sống Có Chánh NiệmSinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đó là việc thọ nhận “tứ sự cúng dường” – y áo, đồ ăn khất thực, chỗ cư trú, thuốc trị bệnh – một cách chơn chánh đúng pháp hay sự chú tâm vào việc ăn, mặc, ở và sử dụng thuốc trị bệnh một cách có hiểu biết, có cân nhắc, có chánh niệm, khiến cho đời sống không rơi vào lỗi lầm, trở nên chính đáng, có ý nghĩa, có giá trị, có định hướng, có cứu cánh. Trong quan niệm về hiện hữu, đạo Phật nói đến bốn điều kiện cơ bản giúp cho con người sinh tồn một cách tương đối yên ổn, đó là cơm ăn, áo mặc, nhà ở và thuốc trị bệnh. Giống như bao người khác, người tu học theo đạo Phật cũng phải dựa vào bốn nhu yếu ấy để duy trì đời sống tu hành của mình. Chỉ khác chăng là người thực hành lời Phật dạy biết cách “quán niệm” về lý domục đích sinh tồn nên đời sống của vị ấy tự  nó đã trở nên sinh động và có ý nghĩa. Đức Phật cho phép các học trò mình thọ nhận các nhu yếu tối thiểu do người khác hiến tặng gồm y áo, đồ ăn khất thực, chỗ cư trú, dược phẩm trị bệnh để hỗ trợ đời sống tu học nhưng nhấn mạnh đến việc thọ dụng đúng pháp, tức giữ tâm chánh niệm tỉnh giác trong lúc sử dụng các nhu yếu như là một phương pháp tu tập nhằm mục đích thăng tiến giới đức, tâm đức, tuệ đức, hướng đến đoạn trừ các lậu hoặc, thành tựu lý tưởng xuất gia tu học đạo lý giác ngộ. Ngài nêu rõ:

“Này Cunda, Ta không thuyết pháp chỉ để ngăn chặn các lậu hoặc ngay trong hiện tại. Này Cunda, Ta không thuyết pháp, chỉ để diệt trừ các lậu hoặc trong tương lai mà thôi. Này Cunda, Ta thuyết pháp vừa để ngăn chặn các lậu hoặc ngay trong hiện tại mà cũng để diệt trừ các lậu hoặc trong tương lai nữa. Do vậy, này Cunda, tấm y mà Ta cho phép các ngươi mặc, như vậy là vừa đủ cho các ngươi ngăn chặn lạnh, ngăn chặn nóng, ngăn chặn sự xúc chạm của các loài ruồi muỗi, gió, mặt trời và các loài rắn, và để che giấu sự hổ thẹn. Các món ăn khất thực mà Ta cho phép các ngươi dùng, như vậy là vừa đủ để nuôi dưỡng thân thể, giúp thân thể sống còn, tránh khỏi nguy hại và giúp hỗ trợ đời sống phạm hạnh với hy vọng:

‘Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, nhờ vậy đời sống của ta mới khỏi bị lầm lỗi và ta sống an lạc’. Nhà cửa nào mà Ta cho phép các ngươi an trú, như vậy là vừa đủ cho các ngươi ngăn chặn lạnh, ngăn chặn nóng, ngăn chặn sự xúc chạm của ruồi muỗi, gió, mặt trời và các loài rắn, chỉ với mục đích tránh thoát sự nguy hiểm của thời tiết, và an hưởng đời sống tịnh cư. Các dược phẩm và thuốc trị bệnh mà Ta cho phép các ngươi dùng, như vậy vừa đủ để ngăn chặn các cảm thọ đau ốm khởi lên và để gìn giữ sức khỏe”1.

Theo lời dạy của Phật thì việc ăn, mặc, ở và sử dụng thuốc trị bệnh của người xuất gia có hai công năng rõ rệt. Thứ nhất là để bảo đảm đời sống tu học được an ổn, không lỗi lầm; thứ hai là khiến cho việc tu học đạt đến cứu cánh giải thoát. Đó là ý nghĩamục đích của việc thọ dụng “tứ sự cúng dường” hay sử dụng các nhu yếu liên quan đến việc sinh sống của người xuất gia. Nói cách khác, người xuất gia sống theo chánh hạnh, thọ dụng y áo, đồ ăn khất thực, chỗ cư trú và thuốc trị bệnh do người khác hiến cúng chỉ với mục đích ngăn chặn các lậu hoặc ngay trong hiện tạidiệt trừ các lậu hoặc trong tương lai. Các lậu hoặc ở đây bao gồm dục lậu (kamasava), hữu lậu (bhavasava) vô minh lậu (avijjasava), nghĩa là tất cả các thứ phiền toái phát sinh đưa đến phiền não khổ đau, gắn liền với sự kiện hiện hữu của chúng sinh ở trong các cảnh giới sanh tử luân hồi, có gốc rễ là dục vọngvô minh. Ví dụ, làm người thì ai cũng phải ăn mới tồn tại, không ăn thì không thể duy trì sự hiện hữu, đó là điều kiện tất yếu của quy luật sinh tồn; vậy nên, sự kiện làm người tự nó đã là một phiền toái vì phải lệ thuộc vào cái ăn; hơn thế, chính do cái ăn mà các phiền toái khác có thể phát sinh, nếu không có sự thọ dụng đúng pháp hoặc do vô minh, thiếu sự hiểu biết sáng suốt về cái ăn2.

Đây gọi là các phiền toái hay khổ đau phát sinh do sự kiện hiện hữu hoặc do dục vọngvô minh mà kinh Phật gọi là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Để tránh các phiền toái hay lậu hoặc phát sinh đưa đến khổ đau hiện tại và tương lai, Đức Phật đã nhấn mạnh đến ý nghĩamục đích chính đáng của việc thọ dụng các nhu yếu hay “tứ sự cúng dường”, khiến cho việc sinh sống của người xuất gia không rơi vào lỗi lầm, trở thành một phương tiện thích đáng phục vụ cho mục đích tu tập hướng đến đoạn trừ các lậu hoặc, giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau. Đó chính là thể hiện tâm thái ứng xử đúng đắn đối với việc nuôi sống hay còn gọi là thực hành chánh niệm trong việc ăn, mặc, ở và sử dụng thuốc trị bệnh. Ngài gọi lối sống chánh niệm đối với việc thọ dụng “tứ sự cúng dường” như vậy là pháp môn đoạn trừ các lậu hoặc (đoạn trừ khổ đau) và giảng giải chi tiết:

Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ? Này các Tỳ-kheo, ở đây, Tỳ-kheo như lý giác sát, thọ dụng y phục, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, chỉ với mục đích che đậy sự trần truồng. Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng món ăn khất thực, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng: ‘Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn’. Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng sàng tọa, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loại bò sát, chỉ để giải trừ nguy hiểm của thời tiết, chỉ với mục đích sống độc cư an tịnh. Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng dược phẩm trị bệnh, chỉ để ngăn chặn các cảm giác khổ thống đã sanh, để được ly khổ hoàn toàn. Này các Tỳ- kheo, nếu vị ấy không thọ dụng như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu vị ấy thọ dụng như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỳ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ”.3

Như lý giác sát (yoniso patisankhàna) hay chánh niệm (sammà-sati) có nghĩa là chú tâm nhận biết một cách đúng đắn về những gì mình đang làm hay đang đối diện với một tâm tư đầy tỉnh táosáng suốt, biết rõ những gì mình đang làm, hiểu rõ ý nghĩamục đích chính đáng của việc mình đang làm, khiến cho tâm tư trở nên thư thái, định tĩnh, sáng suốt, không dao động, không quay cuồng, không rơi vào tham ái hay bực phiền mà thuật ngữ Phật học gọi là thuận ứng(anuruddha) hay nghịch ứng (pativiruddha)4.

Chánh niệm đối với việc ăn, mặc, ở, sử dụng thuốc trị bệnh tức là ghi nhận một cách rõ ràng về ý nghĩamục đích của việc thọ dụng bốn nhu yếu liên quan đến sự sinh tồn, biết rõ chúng chỉ là các phương tiện hỗ trợ cho đời sống tu tập hướng đến đoạn trừ các lậu hoặc, chấm dứt mọi khổ đau, không phải là đối tượng đáng để thích thú hay tham đắm, bực phiền hay giận dữ. Chẳng hạn, đối với việc thọ dụng món ăn khất thực thì chánh niệm ở đây tức là nhận thức rõ việc thọ dụng món ăn khất thực, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ phạm hạnh, để diệt trừ các cảm thọ cũ (xua tan cảm giác đói khát khó chịu) và không cho khởi lên các cảm thọ mới (không để cho tâm rơi vào tham đắm hay bực phiền đối với món ăn), để đời sống không lỗi lầm, được an ổn. Đây gọi là sự chứng nghiệm đầy đủ về quy luật sinh tồn hay còn gọi là như thật tuệ tri (yathàbhùtam pajànàti) về vị ngọt (assàda), sự nguy hiểm (àdìnava) và sự xuất ly (nissarana) của sự kiện hiện hữu, có khả năng giúp cho con người thực thi lối sống giải thoát hay biết cách sống an lạc ngay trong cuộc thế đầy trói buộc đau khổ. Nói cách khác, đây chính là sinh sống có chánh niệm, tức là có thái độ xử sự đúng đắnsáng suốt đối với các điều kiện duy trì sự hiện hữu (ăn, mặc, ở, dược phẩm trị bệnh), nuôi sống theo trung đạo (majjhimà-patipadà), không rơi vào chủ nghĩa khắc kỷ khổ hạnh (atta-kilamatha) hoặc thói quen hưởng thụ dục lạc (kàma-sukha), vừa khiến cho sự sống được bảo đảm an ổn, vừa khiến cho nhân tính được phát triển tốt đẹp, không bị chi phối hay ô nhiễm bởi tham-sân-si. Đức Phật gọi lối sốngchánh niệm hay khéo thọ dụng “tứ sự cúng dường” như vậy là một nếp sống thanh tịnh, giải thoát, an lạc, không có tàn hại, không có nhiệt não, vì nó có khả năng chận đứng các lậu hoặc hay khổ đau ngay trong hiện tại và dứt trừ các lậu hoặc hay khổ đau trong tương lai5.

Nhìn chung, sinh sống có chánh niệm hay thọ dụng “tứ sự cúng dường” một cách đúng pháp là một pháp môn tu tập thiết thựcĐức Phật đã giảng dạy cho người xuất gia. Đó là phương pháp thiết lập đời sống an lạc ngay trong hiện tại và đưa đến an lạc trong tương lai, nhờ ứng dụng chánh niệm trong việc thọ dụng các nhu yếu; một mặt, để ngăn chặn tức thời các phiền toái hay khổ đau, không để cho chúng phát sinh do duyên đói, khát, lạnh, nóng, đau đớn, khó chịu; và mặt khác, dứt trừ gốc rễ của các phiền toái hay khổ đau, không để cho chúng có cơ hội tiếp tục sinh khởi do nhân tham đắm hay bực phiền đối với việc ăn, mặc, ở… Sinh sống có chánh niệm hay thọ dụng “tứ sự cúng dường” một cách chơn chánh cũng được xem là đồng nghĩa với việc thực hành đời sống tri túc, tức là người xuất gia phải nhận thức rõ tính tương đối của cuộc sống, luôn luôn tự dò xét và cân nhắc về mục đích tu học của mình: “không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, không phải vì món ăn khất thực… không phải vì sàng tọa… không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”6, tự bằng lòng với các vật dụng nhận được như y áo, đồ ăn khất thực, chỗ cư trú và thuốc trị bệnh; không dung dưỡng thói quen đòi hỏi quá đáng; không sinh tâm phân biệt nhiều ít, tốt xấu, ngon dở; không rơi vào thái độ khen chê, tham đắm hay bực phiền đối với các điều kiện sinh tồn, do ý thức rõ chúng chỉ là phương tiện, không phải cứu cánh của lý tưởng xuất gia.

Đáng chú ý là trong đời sống của người tu học theo đạo Phật, các sự việc xem ra hết sức thường tình nhưng đôi lúc cũng lắm phiền toái như chuyện ăn, mặc, ở, dùng thuốc trị bệnh… lại trở thành đề tài quan trọng và thiết thực cho việc tu tiến về đạo đức, tâm linhtrí tuệ, nói khác là cơ sở cho sự giác ngộ, hoàn thiện nhân tính. Tương tự việc “chú tâm” vào hơi thở để thực nghiệm lối sống giải thoát, an lạc; việc ăn, mặc, ở và sử dụng thuốc trị bệnh của người con Phật cũng được vận dụng như là một phương pháp hữu hiệu cho việc chứng nghiệm lẽ sống giác ngộ, an lạc. Chẳng hay người khác là thế nào, nhưng với người Phật tử thì ăn là một pháp môn tu tập, một cơ duyên để thực nghiệm an lạc; mặc là một pháp môn tu tập, một cơ duyên để thực nghiệm an lạc; ở là một pháp môn tu tập, một cơ duyên để thực nghiệm an lạc; ốm đau cũng là một pháp môn tu tập, một cơ duyên để thực nghiệm an lạc. Vì sao? Vì ăn có chánh niệm, mặc có chánh niệm, ở có chánh niệm, dùng thuốc trị bệnh cũng có chánh niệm. Mà ở đâu có chánh niệm thì ở đó có giới đức, có tâm đức, có tuệ đức, có hoàn thiện nhân tính, có giác ngộ, có an lạc. Nói khác đi, việc sinh sống của người tu học theo giáo pháp của Phật có ý nghĩamục đích rõ rệt, đó là sinh sống một cách có hiểu biết, có giác sát, có cân nhắc, có chánh niệm, đưa đến chứng đắc hạnh phúc hiện tạian lạc tương lai. Rõ ràng, với các pháp môn tu tập hết sức giản dị và thực tế do bậc Đạo sư giảng dạy, người Phật tử không cần phải tìm ở đâu xa cách thức để thực nghiệm an lạc; bởi an lạc nằm ngay trong đời sống hàng ngày, trong việc ăn, mặc, ở có chánh niệmđấng Giác ngộ đã ân cần chỉ bảo cho mọi người. Trong một thế giới mà hầu như càng ngày con người càng trở nên vong thân, căng thẳngmệt mỏi bởi các áp lực huyễn ảo nhân tạo và sự hào nhoáng phù phiếm của chủ nghĩa thực dụng, người ta có thể trông chờ và tìm ở đâu khác một lẽ sống tỉnh táo, minh triết và an lạc như vậy?
■„ (TC. Văn Hóa Phật Giáo số 186)

Chú thích:

  1. Kinh Thanh tịnhTrường Bộ.
  2. Kinh Ví dụ con chim cáyTrung Bộ.
  3. Kinh Tất cả lậu hoặcTrung Bộ.
  4. Chỉ cho tham và sân, tức là tham ái đối với những gì thích ý, hấp dẫnbất mãn đối với những gì không thích ý, không hấp dẫn, hai loại phản ứng của tâm thức đưa đến phiền não khổ đau cùng có chung gốc rễ là vô minh hay si mê. Xem Tiểu kinh Sư tử hốngTrung Bộ.
  5. Kinh Tất cả lậu hoặcTrung Bộ.
  6. Kinh Khu rừngTrung Bộ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11699)
Bố thícúng dường là một trong những pháp tu quan trọng của hàng Phật tử. Tuy nhiên...
(Xem: 9507)
Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ.
(Xem: 9632)
Sau khi đã quán chiếu về khổ như ta đã làm, ta phát tâm mong ước được thoát khổ vĩnh viễn.
(Xem: 14029)
Hãy nhớ tới bất cứ điều xấu ác nào ta mới làm hoặc các thói quen xấu nào ta có, rồi phát tâm sám hối, vì ta biết rằng các điều xấu ác này nhất định sẽ ...
(Xem: 9632)
Chúng ta sẽ quán chiếu xem làm thế nào tâm ta lại là nguồn gốc của hạnh phúc, đau khổ hay bất mãn
(Xem: 10980)
Những kẻ khủng bố mang một nhãn quan quá nông cạn và đó là một trong những lý do dẫn đến hàng loạt các vụ đánh bom tự sát.
(Xem: 19483)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Sau những đợt tấn công khủng bố ta không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ từ Thượng Đế hay từ Chính quyền"
(Xem: 8665)
Có những giọt mưa rơi trên công viên. Chiều. Vắng người. Mưa rơi, rửa sạch những tàn lá cao. Mưa rơi, ướt những bãi cỏ xanh.
(Xem: 7995)
Đạo Phật đã mở ra trang sử mới, vén lên bức màn vô minh phá tan bao si mê tối tăm từ nhận thức sai lầm của con người với tinh thần từ bitrí tuệ
(Xem: 9121)
Những người mong muốn tìm hiểu và bước vào Con Đường Phật giáo thường vô cùng hoang mang trước tình trạng có quá nhiều học phái và chi phái khác nhau
(Xem: 9061)
Giáo lý nhà Phật cho chúng ta biết rằng cái tâm vốn thanh tịnh trong sáng, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ bên ngoài, nghĩa là...
(Xem: 9084)
Người Phật tử khi bước vào đạo, thọ trì ba pháp quy y và năm điều giới cấm, trong đó có việc lập hạnh không nói dối.
(Xem: 7941)
Tu tập tâm từvấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của nhân loại, thế gian nếu thiếu tinh thần từ bi thì...
(Xem: 8424)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để...
(Xem: 10570)
Phiền não của chúng sanh thì vô lượng vô biên nhưng tham sân sicăn bản. Tham sân si còn được gọi là ba độc, giết chết an lạchạnh phúc của con người.
(Xem: 14585)
Bài hát “Tôi yêu màu lam” đã làm cho tôi yêu thích màu lam - màu của tổ chức GĐPT từ thuở nào mà tôi không còn nhớ rõ lắm...
(Xem: 9115)
Phát triển tâm Bồ đề là cốt tủy của giáo pháp Phật giáo và là đường tu chính yếu.
(Xem: 12211)
Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta.
(Xem: 12980)
Để tồn tại trong thế giới này tất cả mọi người đều định hình sự hiện hữu của mình với nhiều phương thức khác nhau thậm chí sống quên mình vì nó.
(Xem: 9987)
Tin sâu nhân quả và biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động trong từng phút giây, bởi vì ...
(Xem: 9536)
Không có cái gì do một nhân mà hình thành, nếu ai nói như thế thì biết người này chưa hiểu rõnhân quả.
(Xem: 11712)
Hãy xin mẹ đi tu… nếu chúng ta có đủ can đảmniềm tin sâu sắc vào giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 10555)
Thế giới như một tấm gương, bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn lại với bạn, bạn mỉm cười với nó, nó mỉm cười với bạn...
(Xem: 8215)
Dhamma là một cái gì đó có thể làm giảm bớt các vấn đề khúc mắc và các khó khăn cho nhân loại, và dần dần cũng có thể làm cho các thứ ấy biến mất được.
(Xem: 9803)
Một hòn sỏi, một hòn đá cuội lăn lóc vô tri như thế hàng tỉ năm, mà nếu khôngphương tiện để chuyển hóa thì nó vẫn là đá sỏi không có giá trị...
(Xem: 9897)
Không có gì quý hơn khi mọi người sống thương yêuhiểu biết, bao dungđộ lượng, từ bitha thứ, dấn thân và phục vụ vì lợi ích tất cả chúng sinh.
(Xem: 8534)
Giữ tròn năm giới, tôn trọng, bảo vệ sự sống chung của muôn loài và thường xuyên tưởng nhớ Phật là một nhân cách cao đẹp
(Xem: 10146)
Chiến đấu với phiền não là chiến đấu với lòng tham, sự căm ghét, mê lầm, v.v… đây là những kẻ thù.
(Xem: 18379)
Người biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tạimai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người vật.
(Xem: 8528)
Trong cuộc sống khó ai không mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm chúng ta có thể tháo gỡsửa chữa, cũng có những sai lầm ...
(Xem: 13754)
Hiểu được lý do vô thường của vạn vật để mỗi người chúng ta cố gắng học hỏitu tập, đem tình yêu thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết.
(Xem: 9141)
Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên.
(Xem: 9846)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm.
(Xem: 10728)
Trong cuộc sống thường nhật, sự yên lặng là một thứ gì đó không được mấy ai quan tâm đến.
(Xem: 8137)
Nhân quả rất công bằng, hễ vật chất thịnh hành thì dục vọng của con người càng được củng cốtăng trưởng mạnh mẽ.
(Xem: 9871)
Nếu chịu khó nhìn khắp thế giới chung quanh và để ý nhận xét, chúng ta sẽ trông thấy một sự thật hiển nhiênđâu đâu cũng có sự hiện diệntác động của đồng tiền.
(Xem: 14119)
Nền tảng trí tuệ của đạo Phật dựa trên những kho tàng giáo lý của Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,…
(Xem: 8608)
Sau mỗi thời tụng kinh, người đệ tử Phật thường nguyện “Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển”.
(Xem: 8584)
Đạo Phật đem lại một lối sống mà mình có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích cho mình.
(Xem: 8322)
Trong lời tựa của sách YẾT MA YẾU CHỈ, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ đã viết: “Theo quan điểm Bộ phái Đàm Vô Đức, tức các vị thọ trì luật Tứ Phần, thì ...
(Xem: 8908)
Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo không còn gì để nói, vì đó là hiện tượng của cuộc sống như bao cuộc sống trong xã hội con người, có cả hai mặt: tiêu cựctích cực.
(Xem: 8694)
Hỏi học Phật bằng cách nào, tức là hỏi đến phương pháp học Phật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó.
(Xem: 11385)
Đạo Phật là đạo của từ bi luôn mang yêu thương đến với muôn loài và sẵn sàng chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, hầu giúp cho tất cả chúng sinh vượt qua biển khổ sông mê.
(Xem: 8760)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8080)
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏ quyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo.
(Xem: 9487)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
(Xem: 10208)
Trong kiếp sống nhân sinh ai cũng phải trãi qua những thăng trầm của cuộc sống để kinh nghiệm được những bài học vố giá của trường đời.
(Xem: 9378)
Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
(Xem: 9530)
Nếu chúng ta có một trái tim tràn đầy tình thương yêu thì có phải sẽ mang lại bình an không? Một trái tim tràn đầy thương yêu mà ta đang nói tới có nghĩa là gì?
(Xem: 11190)
Dân gian ta có câu: “Dầu xây chin bậc Phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant