Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tâm Phật Hay Tâm Ma

04 Tháng Mười Một 201511:15(Xem: 11371)
Tâm Phật Hay Tâm Ma

TÂM PHẬT HAY TÂM MA

Thích Đạt Ma Phổ Giác


Tâm Phật Hay Tâm Ma

     Có một chàng nghệ nhân rất nỗi tiếng vì tài năng của mình, nhưng anh ta lúc nào cũng tỏ vẻ khó chịu vì muốn tạc một tượng Phậtma quỷ. Thực tế thì anh chưa tìm ra hình mẫu lý tưởng nào cho phù hợp với ước muốn của mình, trong lúc đang suy tư tìm tòi thì có một người bạn rủ đi chùa lễ Phật. Anh ta hỏi, Phật ở đâu. Người bạn nói đi thì biết. Một cơ hội ngẫu nhiên anh ta cùng bạn đến chùa lễ Phật, được vị sư trụ trì tiếp đãi, với phong cách trang nghiêm, điềm đạm và có vẻ tự tại trong cuộc sống nên đã hấp dẫn anh nghệ nhân.

     Lần đầu tiên được gặp vị sư, anh ta hoan hỷ phát tâm cúng dường một số tiền lớn với điều kiện, ngài phải làm người mẫu để anh ta tạc tượng. Bức tượng đã làm xong trong thời gian ngắn, ai nhìn qua cũng trầm trồ khen ngợi vì phong thái trang nghiêm trong sáng lạ thường. Ai được thấy cũng đều quỳ xuống đảnh lễ với tâm cung kính hết sức chân thành. Từ đó về sau không ai còn gọi anh ta là nghệ nhân nữa, mà gọi anh ta là bậc Thánh tượng.

   Tiếp theo đó anh ta chuẩn bị công trình tạc tượng ma quỷ, nhưng hình dáng của ma quỷ ở đâu để anh tạc đây, đó là vấn đề nan giải. Phải mất một thời gian dài để tìm người nào hung dữ nhất, nhưng không có người nào có hình dáng làm anh vừa ý. Cuối cùng anh cũng tìm được người như ý muốn đang ở trong tù, với tội giết người đang chờ bản án tử hình. Anh rất phấn khởi vì tìm được một người giống ma quỷ đâu phải dễ, nên khi đối diện với tử tù để chuẩn bị tạc tượng, tên tử tù khóc rống lên như đưa ma mẹ. Anh nghệ nhân ngạc nhiên hỏi, bộ ông sợ chết hả. Ngươi có nhớ ta không, lần trước tạc tượng Phật lấy ta làm mẫu, giờ tạc tượng ma cũng lấy ta làm mẫu, sao lại oan gia trái chủ như thế này.

     Ngươi tự nhiên, biến ta từ Phật thành ma quỷ liền. Anh nghệ nhân nói, sao có chuyện lạ kỳ như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn. Tôi khi trước tạc tượng Phật lấy hình dáng ngài làm chuẩn, với phong thái siêu phàm thoát tục, còn ông bây giờ hãy xem lại hình dáng của mình đi, thật đáng giống ma quỷ quá trời. Ông không biết đó sao, vì trước kia ông cúng cho ta một số tiền quá lớn, nên ta không kiềm chế được bản thân, do đó vui chơi trác táng rơi vào nghiện ngập ma túy, cuối cùng tiền hết tật mang. Ta vì không chịu nỗi cơn nghiện hoành hành, nên túng thế đi cướp giựt của người khác và phạm tội cướp của giết người, giờ phải chịu bản án tử hình chờ ngày xử trảm. Giờ đây ta vì buồn rầu, lo sợ, tiếc nuối thân mạng nên không ăn, không ngủ được mà ra nông nỗi này. Anh nghệ nhân nghe lời trình bày thống thiết đó cảm thấy xúc động nghẹn ngào, không ngờ bản tính con người thay đổi quá nhanh, vì chút đam mê dục vọng thấp hèn mà thân tàn ma dại như thế này.

     Anh ta mất thấy tai nghe sự thật quá phủ phàng, nên không còn tâm huyết làm việc nữa quyết định từ bỏ nghề nghiệp này, do đó bức tượng ma quỷ dang dỡ không thành. Vì vậy cho đến ngày hôm nay, không ai biết chính xác về tướng trạng của ma quỷ như thế nào. Chỉ biết rằng nếu tâm tư suy nghĩ xấu ác và hành động vô lương tâm luôn làm hại người, hại vật, làm khổ đau cho thiên hạ thì ma quỷ hiện tiền. Ngược lại nếu tâm trong sáng thanh tịnh không chút bợn nhơ hay làm việc thánh thiện giúp người, cứu vật, thì Phật hiện tiền, Phật hay ma cũng từ tâm niệm tốt xấu của chính mình tạo ra.

     Vị sư ở câu chuyện trên trước kia nhờ nương thầy lành bạn tốt, nên có nhân duyên xuất gia tu hành thanh tịnh do đó phát ra tướng tốt giống Phật, nhưng vì ỷ lại mình đã thành tựu đạo pháp nên mặc tình ăn chơi dong ruỗi, lấy phòng trà tửu điếm làm bạn, để rồi bị dòng đời cuốn trôi và cuối cùng phải chịu thân tàn ma dại chờ ngày xử án. Tâm Phật hay ma chỉ trong một niệm, nếu ta huân tập tâm ma thì hiện hình ma, nếu ta biết gieo trồng hạt giống Phật, thì Phật có mặt khắp nơi. Tâm Phật hay ma là do chính mình tạo lấy, không có một đấng quyền năng hay một phép lạ nào làm cho ta thành Phật hay thành ma. Trong thiền sử Trung Hoa có câu chuyện hết sức thú vị cũng nói về ma với Phật. Cư sĩ Tô Đông Pha một hôm đến chùa Kim Sơn để đàm đạo với thiền sư Phật Ấn.

     Cư sĩ hỏi này thiền sư, ngài thấy tôi giống cái gì?

     Ô, ông rất trang nghiêm, trông giống Phật hết sức.

     Tô Đông Pha nghe xong cảm thấy hưng phấn và tâm đắc vô cùng.

     Thiền sư Phật Ấn mới hỏi lại cư sĩ, ông thấy tôi giống cái gì?

     Trông thiền sư giống một đống phân bò.

     Thiền sư nghe xong, mà chỉ mỉm cười.   

      Cô em gái cắc cớ hỏi, hôm nay anh đánh cờ thắng thiền sư hả ?        

      Đâu phải, chuyện này mới quan trọng chớ. Anh đối đáp lý thiền. Cái lão già ấy không còn lý lẽ để nói, đành câm miệng lại.

      Nghe kể xong, biết anh mình bị thất bại mà không biết. Anh thua rồi anh ơi.

     Thua chỗ nào, em nói nghe coi.

     Tâm của thiền sư như tâm Phật, cho nên nhìn anh chẳng khác gì Phật. Còn tâm anh như đống phân bò, cho nên nhìn thiền sư giống như phân bò.

      Tô Đông Pha nghe nói vậy lấy làm hổ thẹn, vì biết mình hiểu thiền chỉ trên đầu môi chót lưỡi. Thiền sư, mới đúng thật là thiền sư.

      Thiền không phải là hiểu biết suông, mà cần phải vận dụng vào trong thực tế đời sống hằng ngày. Không phải biện luận giỏi là trí tuệ sáng suốt Tô Đông Pha cứ nghĩ rằng đối đáp trôi chảychứng ngộ lý thiền, nhưng tâm ông ta còn ma mị nhiều quá thấy cái gì cũng đen tối hết, do đó cống cao ngã mạn sinh tâm coi thường Thiền sư. Nào ngờ mình chỉ hiểu thiền trong kiến thức tối đen, vậy mà dám ngông nghênh coi thường thiên hạ. Quả thật Tô Đông Pha có mắt như mù, may nhờ có cô em gái lanh lợi nên chặt cho anh ta một phát, bao nhiêu hiểu biết suông đều rơi rụng hết.

    Trong cuộc hành trình trở về đất Phật, không phải ai cũng dễ dàng lãnh hội và sống được với chính mình. Tâm ta ma thì thấy ai cũng ma, tâm ta Phật thì thấy bầu trời quang đảng và trong sáng không ngần mé. Khi mới sinh ra con người bản tính vốn thiện, khi bắt đầu lớn lên tiếp xúc với cuộc đời thì nó sẽ phát triển theo hai hướng tốt hoặc xấu. Được thân cận gần gũi bậc thiện tri thức, thì con người có thể có một nhân cách sống đạo đức chừng mựcđi theo chiều hướng tốt đẹp. Ma hay Phật ngay nơi một tâm niệm, tâm thanh tịnh sáng suốt thì thấy biết rõ ràng không sai lệch và ngược lại thì thấy biết chạy theo điên đảo vọng tưởng vậy. 

     Muốn vượt qua phải trái cuộc đời, người con Phật cần nắm vững các nguyên tắc sau đây để làm kim chỉ nam trong cuộc sống.

     Tình thương yêu là nguồn an ủi vô biên, giúp chúng sinh vượt qua biển khổ sông mê, song tình thương thế gian hoàn toàn còn giới hạn trong phạm vi gia đình nhỏ hẹp hoặc lớn hơn là đối với một đất nước. Chúng ta có một người bạn tốt để giúp con người vượt qua phải trái cuộc đời đó là từ, bi, hỷ, xả. Người bạn này luôn sát cánh và kề cận bên ta, chỉ vì chúng ta chẳng chịu thừa nhận nên lãng quên, đó thôi.

    Từ có nghĩa là ban vui, Bi là cứu khổ. Từ bi là đem niềm vui đến và chia sẻ nỗi đau của nhân loại, bình đẳng không phân biệt kẻ oán người thù. Lòng từ này bao la không ngần mé, nên nó không giới hạn ở con người hay muôn vật.

   Trong bài thơ của vua Trần Nhân Tông, có nói lên việc phải trái cuộc đời, giống như gió thoảng mây bay. Sau khi từ bỏ ngai vàng giao lại cho con, Ngài lên núi tu tập cảm nhận được niềm vui thật sự, do biết buông xả việc đời, nên tâm ngài thanh tịnh trong sáng mà cảm tác bài kệ:

        Phải trái rụng theo hoa buổi sớm.

        Danh lợi lạnh với trận mưa đêm.

        Hoa tàn mưa tạnh non im vắng.

        Xuân cỗi còn nguyên một tiếng chim.

                                                  ( Hòa Thượng Thanh Từ dịch )

     Việc đời lúc nào cũng như thế, không bao giờ có được những giây phút bình yên, hết chuyện này đến chuyện kia, việc phải, việc trái, việc đúng, việc sai, việc tốt, việc xấu, việc hơn, việc thua, suốt ngày cứ như thế và lúc nào cũng có mặt trong cuộc sống. Vua Trần Nhân Tông khi còn ở ngai vàng, mỗi ngày phải tiếp xúcgiải quyết biết bao chuyện thị phi phải quấy của thế nhân, thân thì sống hưởng đầy đủ lạc thú trên trần gian muốn gì được nấy, nhưng tâm thì phải bận rộn lo toan đủ thứ mọi chuyện rắc rối trong cuộc đời.

    Giờ đi tu rồi cảm thấy hạnh phúc, an lạc, thảnh thơi, không còn bị dòng đời lôi cuốnchi phối nữa, nên tâm tư ngài trong sáng thanh tịnh nhận biết rõ ràng bản chất thực hư của cuộc đời. Nếu chúng ta không thấy rõ được bản chất thực hư của nó, suốt ngày cứ dính mắc vào đó, để rồi gây thêm phiền muộn khổ đau cho nhau. Ngài thấy rõ ràng những niệm phải quấy, hơn thua, giống như những cánh hoa rơi rụng buổi sáng vậy. Bởi bản chất của hoa là sớm nở tối tàn nó không thực có, thấy phải thấy quấy là theo cách nhìn của người đời, vậy thì chúng ta chấp mắc vào đó làm chi cho thêm phiền muộn khổ đau. Còn tâm danh lợi cũng lạnh theo đám mưa đêm.

     Ở đời ai cũng cầu mong làm sao có danh vọng địa vị lớn trong xã hội, đã có danh vọng thì quyền lực nắm trong tay và quyền lợi cũng được đi kèm theo, do đó khó có ai đủ can đảm để buông bỏ. Nhưng ông vua thiền sư Việt Nam Phật hoàng Trần Nhân Tông xem ngai vàng như dép rách, dám từ bỏ hết tất cả để lên núi tu hành. Còn chúng ta bây giờ có gì đâu, vậy mà cứ ôm hoài rồi than phân trách phận, đổ thừa tại bị thì là…. thật là đáng tội nghiệp quá chừng.

    Thiền sư khi tu hành viên mãn rồi, thấy việc đời giống như những chiếc lá rơi, không có gì phải bận tâm lo lắng nên tham sân si, mạn, nghi, ác kiến không còn khả năng chi phối được nữa. Nhưng không phải đến đây là hết, không phải là gỗ đá, không phải là vật vô tri, không phải là không biết gì mà:

              “ Hoa tàn mưa tạnh non im vắng,

               Xuân cỗi còn nguyên một tiếng chim”.

     Vẫn còn lại cái biết sáng suốt hằng giác, hằng tri, chứ đâu phải không còn gì hết. Cái biết này ngay nơi mắt vẫn nhìn thấy rõ ràng, xanh biết xanh, đỏ biết đỏ, vàng biết vàng, nhưng không bị nó làm biến dạng, làm méo mó, nó như thế nào thấy như thế đó, nên không dính mắc và bám víu vào một thứ nào hết, do đó cuộc sống khỏe ru, à.  Có gì phải bận rộn lo lắng để dẫn đến khổ đau. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như thế. Thiền sư nhìn đời như vậy đó, an lạc thảnh thơi làm sao đâu chỗ này tiền bạc, danh vọng, quyền lực có mua được không? Khi làm vua ngài có thiếu cái gì đâu, nếu khôngan lạchạnh phúc thật sự, thì làm sao ngài nói lên được như thế và dám từ bỏ hết tất cả quyền lực thế gian!

    Ngài tu một thời gian cảm nhận được đạo lý chân thật rồi xuống núi, khuyên mọi người hãy phá bỏ những tập tục mê tín dị đoan làm con người mất tự chủ, tự do trong cuộc sống. Ngài khuyên mọi người nên lánh ác làm lành, tin sâu nhân quả, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, không ai có quyền ban phước giáng họa, chính mình là đấng tối cao của bao điều họa phúc. Cho nên chúng ta phải có trách nhiệm và bổn phận, yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần vô ngã vị tha.

     Muốn vậy, người con Phật phải phát nguyện gìn giữ năm điều đạo đức. Không giết hại, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối hại người, không uống rượu say sưa và nghiện xì ke, ma túy và đưa các độc tố có hại vào cơ thể. Không giết người và hạn chế tối đa việc giết hại súc vật. Nhất là những tập tục giết hại súc vật để cúng tế quỷ thần, cúng tế thần linh. Người ưa giết hại có lòng từ bi hay không? Chắc chắn là không rồi, đã không có lòng từ bi thì làm sao giúp người cứu vật được. Phật đã mở cho chúng ta con đường sáng để vượt qua si mê tối tăm, đã thương thì không giết, đã giết thì không thương, người con Phật cần phải hiểu thấu đáo chỗ này để không bị lầm lẫn. Không được gian tham trộm cướp vậy trộm cướp có từ bi hay không? Dĩ nhiên là không rồi. Tài sản của cải làm ra được bằng công sức khó khổ của mình, thức khuya dậy sớm chắt chiu dành dụm từng ly, từng tí, làm mà chẳng dám ăn xài hoang phí. Đùng một cái, mọi thứ đều đội nón ra đi hỏi sao không buồn đau cho được!

     Lòng từ bi là một chất liệu sống không thể thiếu trên cõi đời này, người sống với tâm từ nhờ đó thanh lọc và chuyển hóa những mưu sâu kế độc toan tính hại người, hại vật. Một người tu tâm từ, người người tu tâm từ thì thế gian này tràn ngập tình yêu thương. Nhân loại sẽ tránh được khổ đau do tâm từ được trải rộng ra, nên thế giới bớt xung đột, tranh chấp, hận thù và chiến tranh sẽ không bao giờ có mặt. Uống rượu say sưa, nghiện ngập ma túy và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe, làm hủy diệt sự sáng suốt của con người, là căn bệnh trầm kha của thế kỷ thứ 21 này. Như thế, nhiều người dùng những thứ đó có từ bi không, hay đang lần hồi hủy diệt sự sống của con người đến bờ vực thẳm

      Đó là một trong những vấn nạn lớn nhất làm đau đầu thế giới con người. Lịch sử thời hoàng kim của đời Trần Việt Nam là một minh chứng hùng hồn, đã biết áp dụng tâm linh vào cuộc sống nên con người sống với nhau hiểu biếtthương yêu hơn. Không có những tệ nạn xã hội trầm trọng như ngày hôm nay, lòng từ bi luôn đi kèm với trí tuệ, mới có thể cứu giúp được nhân loại thoát ra chỗ si mê tối tăm bao đời kiếp. Niềm vui đích thực là biết cho ra, mà không đòi hỏi để được nhận lại, hoàn toàn không có tính vị kỷ bám víu của sự chấp ngã, mới thật sự bền vữnglâu dài.                
     

    Vậy chúng ta ứng dụng tu từ bi tâm bằng cách nào? Thứ nhất là quán tình thương thấy ai cũng là người thân, người thương của mình. Đã thương thì không oán trách, giận hờn, ghét bỏ, nhờ vậy chúng ta dễ dàng bao dungtha thứ. Cứ mỗi ngày, sáng sớm thức dậy chúng ta nguyện cầu cho tất cả chúng sinh luôn được sống yêu thươnghiểu biết, dấn thân và phục vụ, với tinh thần vô ngã vị tha. Mỗi ngày sáng, trưa, chiều, tối, đều nên quán chiếucầu nguyện như vậy thì tâm từ bi của chúng ta ngày càng thêm rộng lớn.

    Cách quán thứ hai thấy ai cũng là cha mẹ của mình, thường thì ai cũng kính trọngyêu thương cha mẹ hết. Nên, quán tất cả chúng sinhcha mẹ của mình, vì ân cha mẹ khó đáp đền công sinh thành dưỡng nuôi khó nhọc cho nên ai cũng thương yêu hiếu kính với cha mẹ, do đó không gây buồn phiền giận dỗi nên không làm đau khổ cho nhau. Nếu cuộc sống này tất cả mọi người đều như vậy hết, thì còn gì sung sướnghạnh phúc cho bằng.

   Tu tập lòng từ bi rất khó vì nó đi ngược lại lòng tham lam, sân giận, si mê của mọi người, muốn vậy trước tiên ta phải tập cảm thông nỗi khổ niềm đau của tất cả chúng sinh. Đầu tiên chúng ta tập cảm thông với người thân trước, kế đến những người cùng chung làm việc, rồi đến những người xa lạ không quen biết, cuối cùng là kẻ oán thù chuyên làm hại mình và tất cả muôn loài. Tập dần như vậy cho đến khi nào viên mãn mới thôi. Muốn được như thế chúng phải cố gắng buông xả tâm hại người hại vật, mở rộng tấm lòng bố thí cung kính cúng dường, giúp đỡ chia sẻ khi gặp người khó khăn hoạn nạn.

   Đạo Phật là đạo của từ bi luôn mang yêu thương đến với muôn loài và sẵn sàng chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, hầu giúp cho tất cả chúng sinh vượt qua biển khổ sông mê. Kính chúc mọi người luôn đem nước mát từ bi trải rộng khắp thế gian này, để tất cả chúng ta được sống yêu thươnghiểu biết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1749)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1737)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1432)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1585)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 1930)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1685)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2244)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1586)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1592)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1539)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2000)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1815)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 1955)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1508)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2110)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1471)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1733)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1629)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1685)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1521)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2270)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 1987)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 1938)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1751)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2095)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1683)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1805)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2018)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1543)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1799)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1781)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2025)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1785)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1641)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1624)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1631)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1737)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2026)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1596)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1575)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2133)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1838)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1622)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2204)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1820)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 1917)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2125)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2411)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2453)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 1983)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant