Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bên Ngưỡng Cửa Pháp Hành

Thursday, November 5, 201508:50(View: 9684)
Bên Ngưỡng Cửa Pháp Hành

BÊN  NGƯỠNG  CỬA  PHÁP  HÀNH

Minh Mẫn

Bên Ngưỡng Cửa Pháp Hành

 

Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo không còn gì để nói, vì đó là hiện tượng của cuộc sống như bao cuộc sống trong xã hội con người, có cả hai mặt: tiêu cựctích cực. Lãnh vực tâm linh lại là vấn đề khác, nó không thuộc những cạnh tranh, phô diễn, tiềm tàng những thủ đoạn tranh danh đoạt lợi, nơi đây là sự cố gắng tự thân để chuyến hóa tính ô trược thành thanh tịnh, từ thanh tịnh sẽ đi vào trạng thái thanh khiết cho cơ năng sinh lý, tâm lý đến tâm thức.

Cho dù tu bất cứ pháp nào, các hành giảthuật ngữ gọi là Yogi, với trạng thái miên mật, ít nhiều cũng cảm nhận được pháp lạc hành trì. Trong lúc thọ pháp hành trì, hành giả phải được vị thầy có kinh nghiệm sở đắc để hướng dẫn vượt qua các hiện tượng tâm lý, sinh lý mà Lăng Nghiêm gọi là NGŨ ẤM MA. Bằng không, sẽ bị lạc dẫn bởi vọng tưởng, đưa đến tâm lý bất bình thường mà thường gọi là tẩu hỏa nhập ma. 

Dạng bất bình thường do vô số nguyên nhân, hoặc không được minh sư hướng dẫn, hoặc hành sái pháp, hoặc do vọng tưởng, hoặc thiếu phước để tiến vào lãnh vực tâm linh, vì vậy nhà Phật thường gọi là: PHƯỚC-HUỆ SONG TU. Tu Huệ mà không đủ Phước, không tạo Phước như người đi một chân khập khễnh, dễ vấp ngả, còn được gọi là CÀN HUỆ ĐỊA. Phước là phân bón để cho cây Huệ phát triển. Ai cũng biết, Phước là do nhiều phương cách tác tạo lợi mình, lợi người, lợi cho tất cả hữu tình và vô tình; phước do hành động thể hiện và do tư tưởng hoan hỷ. Nhìn y báu chúng ta biết mức độ phước báu. Người chuyên tu Huệ mà không trọng Phước như cây khô giữa đồng; người chuyên tu Phước mà không chú trọng Huệ thì như cây được chăm bón quá nhiều dinh dưỡng, tươi tốt phì nhiêu nhưng khó có quả, nghĩa là có thể thụ hưởng sung túc vật chấttrí tuệ lu mờ. Trí tuệ đây không phải kiến thức, trí thức mà là Tri Thức.

Hành giả có đủ Phước thì tiến vào Huệ suôn sẻ hơn. Nơi đây, chỉ nói đến trạng huống của những hành giả gặp phải khi trải nghiệm trên con đường tiến vào lãnh vực tâm linh thuần túy thông qua pháp hành. Hành giả nào cũng phải thể nghiệm một số hiện tướng, ngay cả đức Bổn Sư của chúng ta, trước khi chứng đắc, cũng phải trải qua những ma chướng cám dỗ dưới cội Bồ Đề. Hiện tướng có thể thích thú, có thể lo sợ e ngại, có thể thuận hoặc nghịch với tâm cảm của hành giả

Hiện Tướnghình ảnh phản chiếu từ tâm thức kết tụ bởi tập khí. Khi vô minh chưa sạch thì những hiện tướng đó gọi là Ngũ Âm Ma; tâm càng lắng đọng thì hiện tướng càng rõ. Một số hành giả làm chủ được sanh tử, tức vượt qua Tứ Thiền. Những Hiện Tướng xuất hiện thì gọi là LINH ẢNH, vì không còn tác động bởi tập khí vô minh mà đây là hình ảnh xuất phát từ siêu thức. Sóng âm siêu thức trong lúc Thiền định, phát tần sóng Gamma, loại sóng cực mạnh mà trong cuộc sống thường nhật, ai cũng trải qua từng trạng thái các dạng sóng Alpha, Beta, Theta, Delta, những dạng sóng đó thấp hơn Gamma.

Khi hành giả còn vô minh, cho dù vi tế, nó thuộc năng lượng âm, tương ứng với năng lượng âm ngoại biên từ vũ trụ, bao quanh mọi sinh vật, xuất hiện dưới dạng sóng âm mà tưởng thức khởi hiện. Những dạng sóng đó tác động lại tưởng thức, cộng hưởng với nguồn sinh lực dương nội thể, biến hiện mọi hiện tướng. Sinh thời hành giả nặng về một trong những kiết sử nào thì lúc bấy giờ kiết sử đó hiện rõ nhất khi thiền định. Nếu tâm sân nhiều thì hiện cảnh khởi sân, tâm dục nặng thì hiện tướng tham dục, oan trái nhiều thì chúng sanh tướng đeo bám. 

Có một hành giả, mỗi khi ngồi Thiền là thấy xuất hiện con rắn từ một điểm sáng bò ra đe dọa. Trong quá khứ đã tạo oan gia với nó, hiện tại dẫn khí bị bế tắc tại luân xa hai. Do hai yếu tố tuy hai nhưng là một đó, gây khó khăn cho hành giả trên con đường tu tập. Đoạn đường tiến tu là đoạn đường gian nan nhất, gian nan hơn cả cuộc sống vật chất, y báu là do phước tiền căn để có một chánh báu nhất định, do vọng tâmcon người bon chen được thua còn mất nên khổ đau miên tục. Riêng hành giả trong lãnh vực tâm linh, tự phấn đấu với chính mình khó khăn bội phần hơn là tranh danh đoạt lợi ngoài xã hội. Chuyển hóa nội tâm từ những tập khí quá khứhiện tại để hóa giải những mắc mứu tưởng thức đi dần đến vô thức và siêu thức. Cuộc chiến miên viễn để vượt qua bao chướng duyên, mỗi chặng đường là một chướng ngại không hề suôn sẻ.  Người chiến đấu tâm linh không hề mang mặc cảm đố kỵ và không hề có đối tượng đố kỵ. Ngay cả tâm cảm hỷ và xả cũng phải ly hỷ và ly xả. Không còn lưu lại một dấu vết tâm lý hay trạng thái tâm lý, vì thế thọ và xả thọ cũng phải lìa.

Không thể đi quá sâu vào trạng thái tâm thức khi không phải là hành giả. Nơi đây, chỉ nói đến trạng thái pháp lạc, một trạng thái sơ đẳng cho những ai mới bước vào ngưỡng cửa tâm linh, đã chọn cho mình một pháp hành. Mỗi pháp có một mô thức thực tập, dù thực tập theo mô thức nào, nguyên tắc chung là hành giả không chỉ làm đúng theo thao tác từ thể tướng cho đến tâm tưởngbí quyết là có sự tác động của tâm cảm và sự phấn kích. Nếu chỉ thực hiện đúng nguyên tắc như chiếc máy thì hành giả khó cảm nhận được niềm hỷ lạc từ pháp mạch. Thiền tập mà không cảm nhận được một tâm cảm sơ đẳng để kích thích tiếp con đường tu tập thì dễ chán nản bỏ cuộc. Biết rằng tiếp biến nguồn pháp lạc cũng chỉ là ảo giác, nhưng vẫn cho biết rằng bước khởi đầu đi đúng đường để từ đó, bỏ chúng lại đi tiếp con đường trước mặt. Một bài toán khó, một vấn đền nan giải, khi nắm được mấu chốt thì trạng thái tâm lý cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái hưng phấn. 

Cũng vậy, pháp hành có khác một chút là trạng thái pháp lạc không do hành giả nắm được mấu chốt mà mấu chốt là hành giả đã bước vào được ngưỡng cửa pháp hành, thâm nhập vào mảnh đất dự lưu một cách chính xác thì nguồn hỷ lạc tự xuất hiện.

Bước khó đầu tiên cho mọi hành giả chọn con đường tâm linh là bước vào ngưỡng cửa pháp hành; thường thì dễ bị đánh bạt ra như một thiên thể bị bầu khí quyển đánh trượt khỏi. Không thành công trong suốt thời gian dài hành trì thì dễ chán nản, có thể pháp hành không tương thích với căn cơ của hành giả, hoặc hành giả chưa nắm được thủ thuật để thâm nhập và hòa đồng cùng pháp hành. Trạng thái pháp lạc làm cho Yogi thoải mái an lạc hưng phấn suốt thời gian hành trì và sau khi xả thiền. Sự hưng phấn đó đã tăng trưởng hồng huyết cầu nuôi dưỡng hệ thần kinh, kích hoạt tuyến Tùng để đi lần đến giác ngộ (dĩ nhiên đang là giác ngộ từng phần).

Vì vậy, một hành giả muốn biết mức độ tiến tu thì quá trình hành trì, hành giả sẽ phát triển lòng từ bao la, trí tuệ sáng tỏan lạc từng hơi thở. Trong vòng một năm hành trìtâm tính không đổi thay, thậm chí sân si, tham dục càng nặng hơn, biết rằng con đường đi đã không đúng.

Tôn giáo chỉ là cầu ván giúp kẻ lạ làm quen với tâm linh, muốn tiến hóa tâm linh, đừng vướng chiếc bè tôn giáo để chọn một pháp hành từ tôn giáo cung ứng mới thoát khỏi mọi ô trược phiền não. Ngược lại, bỏ thế tục để vướng thêm tướng trạng tôn giáo thì phiền não khổ đau chồng chất, thà không có tôn giáo còn hơn. Tâm linh là cánh cửa bên trong tôn giáo, pháp hành là mảnh đất bên trong tâm linh, pháp lạc là hoa trái xuất phát từ mảnh đất pháp hành giành cho những ai đến bằng cái tâm trong sáng, cao thượng và thoát ly.

MINH MẪN

4/11/2015

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 526)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 554)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
(View: 597)
Tánh Không được đồng hóa với như mộng. Đây là điều hệ thống Kinh Đại Bát Nhã thường nói.
(View: 691)
Toàn thể thế giới chúng ta, bên ngoài là thế gian, bên trong là tâm. Tất cả chúng là một biển vô tận của các pháp hữu vi đang vận hành.
(View: 560)
Việc tu tậpthiền viện nhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
(View: 590)
Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.
(View: 701)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp.
(View: 640)
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhiều bài viết kêu gọi người Phật tử phải cảnh giác với việc “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ”.
(View: 627)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... V
(View: 659)
Bố thícúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát.
(View: 633)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả.
(View: 682)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
(View: 755)
Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.
(View: 724)
Thời thơ ấu, chúng ta ưa thích đọc truyện Cô Ba Cháo Gà Địa Ngục Du Ký, rồi ưa nghe kể chuyện vong nhập, chuyện trừ tà…
(View: 1958)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
(View: 762)
Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả.
(View: 847)
Từ nghệ thuật, có những nhân vật bước ra đời sống. Từ đời sống, cũng có vài con người đi vào nghệ thuật. Nhưng trở thành hình tượng trung tâm
(View: 694)
Làm sao có được hòa bình và hạnh phúc trong thế giới đầy biến độngnghi kỵ như hiện nay?
(View: 824)
Cho tới hôm nay, “hạnh đầu đà” không còn là cụm từ xa lạ. Nhắc đến nó ta sẽ nghĩ ngay đến sư Minh Tuệ, mặc dù ông không phải là người thực hành hạnh này đầu tiên và duy nhất.
(View: 822)
Nhân duyên đưa đến lời dạy này của Đức Phật bắt nguồn từ sự cầu thỉnh chân thành của trưởng giả tên là Kiên Cố(Kevadha)
(View: 783)
Thực ra, chúng ta không cần tới “một Phật Giáo” nào khác cho thế gian hay cho xuất thế gian,
(View: 725)
Thực hành Chánh Phápvì lợi ích chúng sinh, muốn chúng sinh được thoát khổ, an vui.
(View: 875)
Ngay cả vũ trụ cũng không thoát được luật nhân quả, luân hồi (tái sinh.)
(View: 827)
Con người hơn loài thú vật nhờ ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp con người thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, thậm chí giúp cho ý nghĩ sáng tạo - vì tư duytư duy trên và bằng ngôn ngữ.
(View: 902)
Ngày từng ngày vơi đi như cát biển khô chảy qua kẽ ngón tay Đời từng đời nối tiếp như nước sông chảy ra biển
(View: 1124)
Gấn một tháng nay, hiện tượng thầy Minh Tuệ gây xôn xao trên mạng xã hội, trong và ngoài nước;
(View: 1590)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ.
(View: 1234)
Hình ảnh đôi chân trần, y áo vá, 1 cái nồi cơm điện, ăn ngày một bữa, xin ăn qua ngày, không cầm tiền, không tích trữ thức ăn… Thầy mang lại thiện cảm lớn, xúc động mạnh cho nhiều người.
(View: 839)
Chúng ta, những người học Phật, chẳng thể không có tổ quốc, chẳng thể khônggia đình, và cũng chẳng thể không có “tự thân”.
(View: 1009)
Sống ở trên đời, ai trong chúng ta chắc cũng có mang trong lòng bốn chữ “nhớ ơn, đền ơn”.
(View: 929)
Khi tôi mới đi học lớp vỡ lòng về Phật học, tôi còn nhớ như in một trong những vị Thầy đầu tiên của tôi có nói về ước nguyện của Thầy
(View: 892)
Trước đây những người theo Đại thừa thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy, là giáo lý Tiểu thừa, không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật,
(View: 1144)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnhmà thành tựu đạo quả.
(View: 907)
Trên báo chí thường thuật nhiều tai nạn thảm khốc xẩy ra nhưng vẫn có người sống sót hay không hề hấn gì trong khi tất cả những người chung quanh chết hay bị thương nặng..
(View: 950)
Phật giáo đề cao sự tự giác, tự thực hành tu tập để đem lại sự thấy biết chân thật, mở lòng yêu thươngđến khắp muôn loài và an lạc cho tự thân.
(View: 1047)
Chúng ta có thể xem xét bản chất của Đức Phật qua hai lăng kính: Đức Phật của lịch sửĐức Phật của đức tin (saddhā).
(View: 1038)
Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợnhất trên cõi đời này?”
(View: 1036)
Người sống trên đời nhờ có ngôn ngữ mà giao tiếp được.
(View: 924)
Đức Phật ngài chỉ gia hộ, chỉ dẫn cho chúng sanh cách sống An và phương pháp Tự An, chứ Ngài không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc,
(View: 1082)
Không làm các điều ác Thực hành các điều thiện
(View: 1020)
Thông điệp của Đức Phật bao gồm giáo lý(dhamma) và giới luật (vinaya).
(View: 1039)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 1052)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(View: 959)
Bất cứ chuyến đi nào cũng giữ lại trong tôi nhiều kỷ niệm.
(View: 1062)
Bệnh tật và thống khổ không thể tách rời nhau, cho nên gọi là “Bệnh thống” [病痛], “Bệnh khổ” [病苦], “Tật khổ” [疾苦].
(View: 1129)
Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển.
(View: 1718)
Một ngày nọ, Phật thấy một vị tăng khóc bên ngoài lối vào Tịnh xá Jetavana Vihara (Kỳ đà tinh xá).
(View: 1283)
Trong những ngày vừa qua, câu chuyện về một vị sư mang tên T.M.T lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh một vị đầu trần
(View: 1172)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(View: 1014)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant