Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Phật Không Thấy Ai Là Kẻ Thù

16 Tháng Mười Một 201511:29(Xem: 8419)
Đức Phật Không Thấy Ai Là Kẻ Thù

ĐỨC PHẬT KHÔNG THẤY AI LÀ KẺ THÙ

Thích Đạt Ma Phổ Giác


Đức Phật Không Thấy Ai Là Kẻ Thù

Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để cho họ có cơ hội cải tà quy chánh. Thứ đến, Ngài tùy căn cơ chúng sinh mà nói pháp thích hợp để giúp họ chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc. Bất kể là thành phần nào trong xã hội khi gặp Phật đều được lợi lạc, an vui.

Uy tíndanh tiếng của đức Phật ngày càng vang xa, nhất là thành Xá Vệ. Mọi người đến Tịnh xá Kỳ Viên cúng dường Phật cùng Tăng đoàn, đồng thời nghe Phật giảng dạy giáo lý nhân quả, đạo làm ngườigiáo lý giác ngộ-giải thoát ngày càng đông. Những người ngoại đạo thấy vậy nên càng bực tức hơn nữa vì quyền lợi của họ ngày càng sa sút, các vị trước đây cúng dường họ bây giờ đã chuyển sang cúng dườngphát tâm tu học theo lời Phật dạy.

     Đức Phật của chúng ta ngày xưa cũng bị nhiều người vu oan hủy nhục trước mặt vua quan, thần dân thiên hạ. Khi bị cô gái giả làm bụng bầu bêu xấu trước mặt đại chúng khi đang thuyết pháp Ngài vẫn an nhiên, không lời đính chính, minh oan cho mình. Sự thật vẫn là sự thật, trời xuôi đất khiến thế nào mà trong lúc cô đang diễn kịch thì cái bụng bầu giả rớt xuống, cô quá xấu hổ nên nhanh chân bỏ chạy. Chuyện đó xảy ra không lâu thì một chuyện khác lại kinh hoàng, khủng khiếp và độc ác, dã man hơn nữa làm rúng động lòng dân cả nước. Bọn người đê tiện, thấp hèn muốn hại Phật lần này đã tung một chiêu đòn quyết định. Chúng muốn tẩy chay cả giáo đoàn đức Phật nên lập mưu bày kế tinh vi hơn gấp ngàn lần.

     Kỳ này chúng mướn bọn nghiện rượu giết một cô gái trẻ đẹp rồi giấu trong Tịnh xá chỗ Phật ở và lên trình báo với vua quan cô gái ngoan đạo của họ thời gian gần đây hay đến Tịnh xá nghe pháp đã bị mất tích. Chúng yêu cầu nhà vua phải làm sao tìm cho được cô gái ngoan đạo ấy. Vua Ba Tư Nặc cho mở cuộc điều tracuối cùng tất cả mọi người đều phát giác ra cô đã bị giết và xác được chôn trong Tịnh xá. Sự thật đã quá rõ ràng, đâu còn ai nghi ngờ gì nữamọi người đều tai nghe mắt thấy không thể chối cãi được. Vậy ai là thủ phạm đã giết cô gái và chôn ở chỗ Phật? Phật à? Không thể nào có chuyện đó xảy ra, đệ tử Phật cũng không thể nào làm như vậy.  

     Bọn người xấu lúc này lợi dụng thời cơ đem xác cô gái bỏ lên xe chở đi khắp thành Xá Vệrêu rao Sa môn Cồ đàm đã bức tử cô gái. Sự việc xảy ra quá bất ngờ làm cho vua Ba Tư Nặc không biết giải quyết ra sao. Ông biết rõ đức Phật trước kia là thái tử Sĩ Đạt Ta có vợ là hoa hậu đẹp nhất thời bấy giờ và có cả hàng trăm cung phi mỹ nữ tuyệt đẹp mà vẫn từ bỏ hết để sống đời tu hành đơn giản. Nhà vua tin chắc đây là âm mưu sâu độc của bọn xấu ác vì lòng tham lam ích kỷ, ganh ghét tật đố mà làm nên chuyện tày trời để vu oan hủy nhục đức Phật.

     Cuộc điều tra bắt đầu, nhà vua cho tung ra nhiều thám tử tài ba lỗi lạc có mặt khắp nơi để dò la tin tức. Bốn chúng đệ tử xuất giatại gia thì buồn rầu, lo lắng chờ đợi kết quả cuối cùng. Riêng bọn người xấu ác thừa dịp này rêu rao, tuyên truyền, tung tin việc cô gái do sa môn Cồ Đàm thất nhơn ác đức hãm hiếp rồi giết chết, chôn xác ngay Tịnh xá. Lúc này, những người hiểu biết đạo chỉ biết trông chờ kết quả điều tra để minh oan cho Phật. Người không hiểu đạo thì nguyền rủa đức Phật sao mà quá tàn ác, nhẫn tâm. Kẻ bêu rếu, người chửi bới làm náo loạn khắp cả thành Xá Vệ.

     Lệnh khẩn cấp được ban hành giới nghiêm 24/24, toàn thể chư Tăng đều phải ở yên một chỗ, không ai được rời khỏi trú xứ cho đến khi nào điều tra được vụ án, nếu ai vi phạm sẽ bị xử trảm ngay. Một ngày trôi qua, hai ngày trôi qua nhưng vẫn không có tin tức gì sáng sủa. Nhiều người đang bất mãn, buồn chán, thất vọng, lo âu về sự thật quá phũ phàng. Từ xưa đến nay có bao giờ xảy ra vụ án mạng tày trời như thế. Nhưng trời đâu có hại người ngay, nhân quả rất công bằng, gieo gió thì gặt bão, giết người thì bị người giết lại. Đến ngày thứ ba thì ban chuyên án đã tìm ra manh mối để đem lại sự trong sạch cho Phật và giáo đoàn.

     Ai hay tin cũng thở phào nhẹ nhõm và mừng thầm trong bụng vì đã qua cơn đại nạn. Số là bọn nghiện rượu sau khi giết cô gái xong đã nhận được số tiền lớn từ tay bọn xấu ác, do ăn chia không đồng đều nên trong lúc ăn nhậu chúng đã cãi cọ, tranh giành nhiều ít và bị quan quân phát giác, tóm cổ. Thế là cả bọn đều được đưa về cung chờ lệnh xét xử, bọn chúng sợ quá nên đã khai hết việc một số người ngoại đạo đã mướn họ giết cô gái để tẩy chay giáo đoàn của Phật. Vua tức giận quá cho người bắt ngay kẻ chủ mưu quăng liền vào hầm lửa thiêu sống, những tên giết mướn đều bị giam vào ngục chờ lệnh xét xử sau.           
  

     Chuyện xảy ra như vậy mà Phật vẫn bình tĩnh, an nhiên, không mảy may dao động trước sự phao du hủy nhục quá nặng nề. Phật không hề đính chính hay minh oan mà vẫn âm thầm lặng lẽ chờ đợi kết quả hiện thực. Phật an nhiên, tự tại, bất động trước mọi biến động của cuộc đời nên ngày hôm nay ta thờ Phật, cung kính lễ lạy Phật vì nhân cách siêu phàm vượt Thánh của Ngài mà cố gắng bắt chước tu tập để vượt qua cạm bẫy cuộc đời trước Tám ngọn gió được-mất, khen-chê, danh thơm-tiếng xấu và khổ-vui.

     Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để cho họ có cơ hội cải tà quy chánh. Thứ đến, Ngài tùy căn cơ chúng sinh mà nói pháp thích hợp để giúp họ chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc. Bất kể là thành phần nào trong xã hội khi gặp Phật đều được lợi lạc, an vui.

     Chính việc làm và hành động cao thượng của Phật đã để lại tiếng thơm muôn thuở cho đời, giúp chúng ta biết cách làm chủ bản thân mà sống bình yên, hạnh phúc. Hương thơm của các loài hoa có ngào ngạt cách mấy cũng không bằng hương thơm của người đức hạnh luôn bay ngược chiều gió để lại cho đời bằng trái tim yêu thươnghiểu biết. Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, người hiểu biết thì ít mà kẻ thấy biết sai lầm thì lại quá nhiều. Xã hội ngày càng thêm phức tạp về mặt quản lý, giáo dục tệ nạn xã hội và cách thức chuyển hóa tệ nạn để con người ý thức được cuộc sống này cần phảitình thương yêu nhân loại mới có thể cùng nhau vượt qua cạm bẫy cuộc đời.

     Học chuyện xưa để ta thấy con ngườisi mê chấp ngã cho mình là trung tâm của vũ trụ, là đấng tối cao, là đấng bề trên nên có quyền ăn trên ngồi trước mà hưởng thụ lạc thú trần gian. Chính vì những sai lầm đáng tiếc này mà từ khi con người có mặt trong cuộc đời đã tương tàn, tương sát lẫn nhau để tranh danh đoạt lợi. Lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu theo quy luật vay trả, trả vay. Vì bảo tồn mạng sống cho mình mà ta đành lòng giết hại lẫn nhau.

     Thế giới loài người từ khi có mặt trong bầu vũ trụ bao la này vì miếng ăn, sự sống mà chiến tranh chẳng khi nào thôi dứt do không giữ được 5 Giới của nhà Phật. Con người càng phát triển và tiến bộ nhiều chừng nào thì thiên nhiên, tài nguyên, cho đến các loài vật bị hủy diệt một cách tàn độc, dã man đến đó vì chén cơm manh áo loài người. Phật vì lòng từ bi thương xót chúng sinh còn đang lặn hụp, đắm chìm trong biển khổ sông mê nên Ngài từ bi thương xót chế ra 5 Giới nhằm giúp con người giảm bớt tệ nạn xã hội mà cùng yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần chia vui sớt khổ.

_   Ta không giết hại, không ăn thịt chúng sinh, không làm khổ một ai thì thế giới này cùng vui sống hòa hợp với nhau và hòa bình sẽ có mặt khắp mọi nơi.

_   Ta không gian tham, trộm cướp, lường gạt của ai mà còn hay san sẻ, giúp đỡ mọi người khi cần thiết với tinh thần từ bitrí tuệ thì thế gian này sẽ là thiên đường của hạnh phúc.

_   Ta vui vẻ chung thủy sống một vợ một chồng, luôn giữ lòng thành thật, biết cảm thôngtha thứ cho nhau; biết gánh vác, siêng năng làm việc hỗ trợ lẫn nhau; biết nuôi dạy con cái đúng cách và biết cung kính hiếu dưỡng với ông bà cha mẹ thì cõi cực lạc sẽ hiện tiền.

_   Ta luôn nói lời thành thật, không nói dối gạt nhau; luôn nói lời nhẹ nhàng, dễ nghe; không nói lời hằn học, mắng chửi, móc họng, mạt sát hay lời ngon tiếng ngọt để dụ dỗ người nhẹ dạ, cả tin và lời gian dối dua nịnh. Hãy nên nói lời yêu thương để ta và người cùng biết cảm thông, tha thứ, khoan dungđộ lượng.

_   Ta không dùng các chất say sưa có tác dụng gây nghiện như xì ke, ma túy, rượu chè be bét làm tổn hại thần kinh dẫn đến quả si mê, điên dại đời này, đời sau. Ai giữ được 5 Giới nhà Phật thì sống một đời an ổn và bình yên, hạnh phúc mà không làm đau khổ cho người và vật.

     Trong thời Phật còn tại thế, một vị tỳ kheo đem lời ác hủy nhục hai tôn giả Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên. Phật biết được nguyên nhân sâu xa của nó nên đã khuyên dạy, ngăn cản nhiều lần mà vị tỳ kheo ấy vẫn không nghe. Do nhân phỉ báng, hủy nhục hai vị Thánh tăng nên một thời gian sau vị tỳ kheo ấy bị bệnh ung nhọt đầy mình hành hạ đau nhức, khốn khổ và cuối cùng bị chết.

     Phật biết vị tỳ kheo này sau khi chết bị đọa địa ngục chịu khổ báo vô số kiếp nên mới họp chúng mà chỉ dạy rằng: “Người si mê chết vì phát ngôn bừa bãi giống như búa bén để trong miệng, thế nên các thầy phải nên thận trọng trong lời nói. Nói đúng chỗ, đúng nơi, đúng sự thật và đúng đối tượng thì họa may mới tránh được những lỗi lầm đáng tiếc. Lời nói ác độc hại hơn lửa dữ, hơn rắn độc, làm cho nhân loại giết hại lẫn nhau không thương tiếc bởi sự nóng giận, thù hằn mà ra”.

     Vì sao chúng ta hay nóng giận để rồi cãi vã, đánh đập nhau đến nỗi vợ chồng ly tán, cha con xa lìa vì những chuyện vô cớ đâu đâu. Chúng ta không chịu mở mắt ra mà quán xét cho kỹ trong khi lời nói như gió thoảng qua tai. Ta tranh nhau từ lời ăn tiếng nói, từ miếng cơm manh áo mà vô tình làm khổ đau cho nhau.

     Phật nói bài kinh này nhằm nhắc nhở các vị tỳ kheo hãy ý thức việc tu hànhđiều phục nhiếp tâm từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động. Ta phải nói như thế nào để gia đình, người thân, bè bạn cùng thấm nhuần lời Phật dạy mà cùng nhau yêu thương, nói lời hòa kính. Vị tỳ kheo đó có phước duyên ra đời gặp Phật, được xuất gia tu hành nhưng không tranh thủ thời gian để gạn lọc tâm tư mà cứ một bề chấp trước, bám víu vào những cái thấy biết sai lầm của mình nên vô tình phỉ báng bậc Thánh; được Phật khuyên răn rất nhiều lần nhưng vị đệ tử này vẫn một bề ngoan cố, do đó bị khổ báo ngay hiện đời chịu thân mình ghẻ lở, cuối cùng khi chết bị đọa vào địa ngục.

     Việc tu hành của chúng ta cũng vậy, trước tiên ta phải nhiếp phục ý nghĩ, không cho nó âm ỉ sôi sục bên trong mà phát ra lời nói ác độc cùng lời nói hủy nhục. Nguyên nhân chính từ sự bực tức hay không hài lòng, vừa ý một việc gì đó nên ta mất bình tĩnhđiên tiết nói những lời cuồng nộ.

     Ngày xưa vẫn có những thầy tỳ kheo tu hành chểnh mãng như vậy và đã được Phật trực tiếp khuyên nhủ, chỉ dạy nhưng vẫn không chịu sửa đổi để rồi cuối cùng phải chịu quả báo sống khổ, chết đọa. Ngày nay cách thời Phật đã quá xa nên xảy ra việc đấu tranh kiên cường để tranh hơn tranh thua bảo vệ Tông môn Pháp phái. Ai cũng cho rằng Pháp mình cao còn Tông kia thấp nên dễ dàng chống đối, phỉ báng lẫn nhau.

     Chúng ta không biết rằng lời Phật dạy là tùy bệnh cho thuốc, tùy theo căn cơ, trình độsở thích của mỗi người mà Phật hướng dẫn Pháp tu thích hợp. Sở dĩ ta nói lời nóng giận vì ta lầm chấp mình đúng, người sai. Ai không làm theo ý mình thì ta bực bội, tức tối rồi sinh ra thù hằn, ghét bỏ mà tìm cách hủy nhục lẫn nhau. Từ sự thấy biết sai lầm mà ta cố chấp, người trước nói thế nào thì người sau bắt chước làm vậy nên mới có sự chê bai, hủy nhục lẫn nhau mà vô tình phỉ báng lời Phật dạy.

     Cho nên, sống ở đời chúng ta cần phải sáng suốt nhận định đúng sai mà làm chủ bản thân để vượt qua cạm bẫy cuộc đời.Lúc này, Phật đã được giải oan nhưng vẫn khuyên vua: “Đại vương! Do bị sai sử bởi tham lam, sân hậnsi mê, ba thứ tâm độc này đã làm lu mờ bản tính thanh tịnh của con người. Xin đức vua hãy giảm nhẹ tội cho họ để họ có cơ hội được ăn năn hối cải và làm mới lại chính mình”. Vua càng cảm kích trước tấm lòng vô ngã vị tha của Phật, nhờ đó uy tín của Phật và Tăng đoàn ngày càng lan xa hơn, tín tâm của mọi người tu theo đạo Phật càng thêm vững chắc.

     Tham lam, sân hận, si mê, ganh tị là ba thứ được chất chứa sau bao nhiêu kiếp của chúng sinh. Tham lam và dính mắc vào sự cung kính, lợi dưỡng nên ta không đành lòng chia sẻ quyền lợi cho người khác dẫn đến thù hằn, ghét bỏ. Chúng ta không chịu chia sẻ quyền lợi nên tâm từ bi bị thui chột, không chịu vui với quyền lợi người khác có được nên tâm hỷ của chúng ta không được rộng mở.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2503)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2042)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2482)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1824)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1904)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2193)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2718)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1636)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1554)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1740)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1576)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2161)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2311)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2008)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1806)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1717)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1905)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1640)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2605)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1761)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2114)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2098)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2431)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1745)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1922)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1803)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 1973)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2542)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3575)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2224)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2244)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1622)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1923)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2271)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2262)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2106)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3053)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2084)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2480)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2005)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1928)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2139)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2416)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 1990)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2395)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2334)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2915)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1998)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1900)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(Xem: 2215)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant