Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nhân Quả Công Bằng Khi Đủ Duyên

29 Tháng Mười Một 201518:29(Xem: 8481)
Nhân Quả Công Bằng Khi Đủ Duyên
Nhân Quả Công Bằng Khi Đủ Duyên
       
Nhân Quả Công Bằng Khi Đủ Duyên


Có lần đang giữa trưa hè nóng bức, vua Ba-tư-nặc thân hành đến chỗ đức Phật, sau khi đảnh lễ xong, Ngài ngồi xuống một bên thưa rằng:

-Kính bạch đức Thế Tôn, có một người triệu phú thành Xá-vệ vừa mất đi không có con nối dòng, nên con đến để kiểm tra tài sản, số tiền lên đến hơn tám triệu tiền vàng được sung vào công quỹ; đó là chưa kể đến tiền bằng bạc và đất đai ruộng vườn. Thức ăn của vị triệu phú này chỉ có cháo tấm chua còn sót lại, đồ mặc chỉ vài ba bộ quần áo bằng vải gai bình thường, các đồ dùng trong nhà không có gì quý giá ngoài những chiếc xe cũ kỹ.

Nhà vua vừa nói, vừa thắt mắc, tại sao một vị triệu phú lại có cuộc sống quá giản đơn đến thế?

Đức Phật giải thích:

Thật đúng như vậy Đại Vương. Vị triệu phú cô độc này ở một kiếp nọ đã phát tâm cúng dường cho vị Bích Chi Phật thật nhiều món ngon vật lạ, sau đó khởi tâm hối tiếc, nói rằng: “Đúng ra thức ăn này ta nên đưa cho người làm công ăn”. Do kết quả của việc cúng dường rồi sinh tâm hối tiếc ấy, nên ông ta được bảy lần làm triệu phú, tài sản tiền của chứa đầy nhà, vẫn không ăn được món ngon vật lạ nào, không mặc được đồ tốt đẹp mà chỉ xài những đồ thô sơ không có giá trị. Ngoài ra, ông ta còn giết mạng sống con của anh mình để chiếm đoạt tài sản. Do nhân giết hại và cướp tài sản, vị này sau khi chết bị đọa vào ba đường dữ để chịu quả xấu trong vô lượng kiếp. Bởi hành động và việc làm như thế, tuy là một triệu phú trong bảy đời, cuối cùng không tích lũy thêm phước báo mới, cho nên hiện tiền chết bị đọa vào địa ngục. Nói xong đức Phật đọc bài kệ:

Tài sản vật sở hữu

Tất cả không đem theo

Khi nhắm mắt lìa đời

Chỉ mang nghiệp tốt xấu

Như bóng không rời hình

Do vậy hãy làm lành

Để dành cho đời sau

Sống an vui hạnh phúc.

Câu chuyện trên có thật trong đời đức Phật còn tại thế, cho ta nhiều bài học quý báo về nhân quả nghiệp báo. Phật tử chúng ta cần chú ý tìm hiểu cho rõ ràng các chi tiết sau:

Một, bố thí cúng dường cho một vị Bích Chi Phật được đầy đủ phước báo, bảy đời sinh ra làm triệu phú.

Hai, do tâm tiếc rẻ nên bảy đời bị quả báo hà tiện, dù làm triệu phú nhưng vẫn không ăn được món ngon vật lạ.

Ba, do giết đứa con độc nhất của anh mình nên không có con kế thừa tài sản.

Bốn, giết người chiếm đoạt tài sản nên sau khi chết bị đọa địa ngục.

Năm, do không tích lũy thêm phước báo trong hiện đời nên gặp họa không thể lường.

Cúng dường cho người tu hành chân chánh tại sao có phước báo lớn lao như vậy? Bởi vì người tu hành chân chánh họ luôn làm điều “tốt đạo đẹp đời” tất cả vì lợi ích cho tha nhân, không vì quyền lợi riêng tư, cho nên người phát tâm cúng dường cho bậc giác ngộ, giải thoát được phước báo gắp trăm ngàn lần so với người phàm phu tục tử.

Còn bố thí cho người bình thường, một ngày sống của họ là một ngày tham lam, si mê, thù hận, nên giá trị phước báogiới hạn. Nhưng không lẽ vì phước báogiới hạn mà ta ngoãnh mặt làm ngơ đối với những mãnh đời bất hạnh, ta tìm kiếm đối tượng để cúng dường như vậy sẽ dẫn đến tâm không bình đẳng cúng dường, bố thí như vậy còn có tâm phân biệt ta người.

Trong kinh Tứ Thập Nhị chương, Phật dạy: “Bố thí cho một trăm người dữ ăn, không bằng bố thí cho một người hiền; bố thí cho một trăm người hiền, không bằng bố thí cho một người biết giữ năm giới; bố thí cho mười ngàn người biết giữ năm giới, không bằng bố thí cho một người đã chứng quả không thoái chuyển. Cúng dường cho trăm ức vị Bích Chi Phật, không bằng cúng dường cho một vị Phật hiện tiền”.

Ở đây chúng ta thấy cúng dường cho người tu hành chân chính thì phước báo lại tăng lên gấp nhiều lần. Nhưng có kinh đức Phật lại dạy bố thí phải bình đẳng. Cũng là lời Phật dạy, tại sao có sự khác biệt với nhau như thế? Vậy kinh nào đúng, kinh nào sai? Đã là lời dạy của Phật thì chân lý không có đúng sai, đức Phật chỉ tùy bệnh cho thuốc, tùy theo trình độ căn cơ của từng người mà đức Phật hướng dẫn cách bố thí cúng dường cho phù hợp.

Người mới phát tâm học đạo, chưa hiểu nhiều về đạo Phật, Thế Tôn khuyên nhủ lánh xa bạn ác gần gũi bạn lành nên trong sự bố thí cúng dường cần có sự chọn lựa.

Sau khi hiểu và thông suốt lời Phật dạy, chúng ta sẽ tùy duyên bố thícúng dường không phân biệt thân sơ, ta, người. Sở dĩ trong kinh nói rõ ràng cúng dường như thế nào để được phước báo nhiều hay ít là cốt ở sự thành tâm. Đối với người chưa thấm nhuần đạo lý thì việc làm phước cần phải lựa chọn tùy theo sở thích của mình, không có ranh giới bắt buộc nhất định.

Bố thí hay giúp đỡ cho một phàm phu tuy vẫn có phước, nhưng phàm phu tục tử này không biết tu tập, sống trong tham lam, thù hận, si mê, một ngày sống của họ dính mắc vào chuyện trần tục quá nhiều, chính vì vậy người bố thí được hưởng phước trong hạn chế.

Ngược lại, cúng dường cho bậc Thánh đã giác ngộ, giải thoát phúc đức của các Ngài không gì có thể sánh bằng. Các Ngài luôn sống vì mọi người, tùy duyên giáo hóa giúp đỡ chúng sanh không biết mệt mỏi, nhàm chán, nên người cúng dường hưởng được phước báo không giới hạn.

Nói như vậy, để những người tu hành phải biết ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình khi nhận sự cấp dưỡng của đàn-na tín thí mà ráng cố gắng tu hành cho đến nơi tới chốn.

Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần nhấn mạnh, không phải chỉ cúng dường cho người tu hành mà bỏ qua các đối tượng khác đang còn gặp nhiều khó khăn, bất hạnh. Người bố thí cúng dường vì tấm lòng từ bi rộng lớn, bình đẳng thương yêu mà giúp đỡ, an ủi sẻ chia tuỳ theo nhân duyên. Thấy người tu hành chân chính thì cung kính cúng dường, thấy người hoạn nạn thì giúp đỡ sẻ chia, bố thí cúng dường như vậy thì phước báo vô lượng, vô biên. Từ bi, thương yêu tất cả chúng sanhpháp yếu của đạo Phật, sẵn sàng chia sẻ hay nâng đỡ khi có nhân duyên, điều kiện.

Dù chỉ một lần bố thí, cúng dường với tâm bình đẳng, với tấm lòng chí thành thấy người đáng kính ta cúng dường, thấy người đang gặp khó khăn hoạn nạn ta giúp đỡ, sẻ chia với trái tim yêu thươnghiểu biết bằng tình người trong cuộc sống.

Chỉ một lần cúng dường cho vị Bích Chi Phật mà bảy lần được hưởng phước làm triệu phú. Nhưng sau khi cúng dường xong lại khởi tâm hối tiếc, không muốn cho người đó thọ dụng đầy đủ nên phải chịu quả báo nhiều đời có của cải tài sản mà không được hưởng thụ.

Chúng ta, ai cũng dễ thấy điều này, với một người có tâm keo kiệt bỏn sẻn, cho dù tiền bạc tài sản chất đầy kho, thà để hư mục chứ không dám đem ra giúp đỡ kẻ khốn cùng dù chỉ một bữa ăn.

Chính tâm tiếc rẻ của lão triệu phú cô độc kia đã biến thành tâm hà tiện, ích kỷ nên dẫn dến quả báo tuy giàu có nhiều của cải vật chất nhưng sự sống giống như người nghèo khổ, bất hạnh. Ở đây, chúng ta thấy luật nhân quả rất công bằng, gieo nhân tốt được hưởng quả tốt, gieo nhân xấu chịu quả xấu và cũng tùy theo tâm niệm của người gieo nhân mà cho ra kết quả tương ứng.

Chúng ta cần phải ý thức rõ ràng, đầy đủ khi thực hành bố thí, đừng nên bố thí rồi khởi tâm tiếc nuối, từ đó trong ta hình thành tâm bỏn sẻn, hà tiện, keo kiết làm mất đi hạt giống từ bi. Tâm bỏn sẻn, hà tiện sẽ dẫn đến quả báo bị đoạ làm quỷ đói lang thang vô số kiếp, chịu đói khát vật vờ .

Có người nói tâm hà tiện và tâm tiết kiệm giống nhau, chúng ta cần phải nhận định cho rõ chỗ này.

Tiết kiệm là biết tiêu xài đúng mức, không lãng phí xa hoa, xài đúng việc đúng chỗ. Còn bỏn sẻn, hà tiệntâm không muốn chia sẻ cho ai, chỉ bo bo ôm giữ cho riêng mình. Cho nên tiết kiệmhà tiện rất khác nhau. một bên là chi tiêu đúng mức, phù hợp, một bên là keo kiệt , bỏn sẻn thà để hư mục chớ không đem ra giúp đỡ cho ai. Hoặc là bố thí xong rồi lại khởi tâm tiếc rẻ, đó là nhân ích kỷ, tiếc của sẽ đưa đến quả đau khổ. Tiết kiệmrộng lượng bao dung, sẵng sàng nâng đỡ mọi người là nhân dẫn đến an vui, hạnh phúc.

Là người Phật tử chân chính, chúng ta phải biết khôn ngoan sáng suốt chọn lựa nhân lành để mình và người cùng sống yêu thương mà không làm tổn cho tha nhân. Nổi mất mát, khổ đau nhất đối với người giàu có là không có con để kế thừa gia tài sự nghiệp, cho nên cả đời họ chỉ sống trong tham lam, ích kỷ.

Giết một người để cướp của nhất là người đó là đứa con duy nhất được kế thừa gia tài, sự nghiệp thì quả báo rất nặng nề đưa vị triệu phú kia nhiều kiếp phải bị đọa vào chốn khốn cùng.

Bời vì nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau. Luật nhân quả rất công bằng không hề thiên vị một ai, khi hội đủ nhân duyên. Giết người thì mạng đền mạng, đó là luật pháp thế gian không thể chối cãi được, nhưng cũng tùy theo mức độ mà luật pháp có thể gia giảm.

Người có nhiều cống hiếnphục vụ vì lợi ích chung, nhưng vì không nhận thức đúng đắn, bị vật chất lôi cuốn, cám dỗ, nên từ nhận thức tốt đẹp, bị lòng tham muốn sai sử làm điều phi pháp. Đối với luật pháp thế gian hay luật nhân quả cũng vậy, có công thì được thưởng, có tội thì phải bị trừng phạt.

Như lão triệu phú kia phát tâm cúng dường cho vị Bích Chi Phật được hưởng phước báo người giàu có, nhưng sau khi cúng dường lại khởi tâm tiếc của, nên tuy là người giàu có đến bảy đời mà không hưởng được vinh hoa phú quý đích thực chỉ sống lam lũ và nhọc nhằn như một người nghèo khó mà thôi. Cái gì khiến ông ta phải như vậy? Đó là do sức mạnh của nghiệp lực chi phối.

Người ta thường nói, ăn thì hết cho thì còn có nghĩa là khi mình giúp đỡ ai đó mới chính là ta tích luỹ phước báo, giống như người gửi tiền ngân hàng thấy dường như không có tiền nhưng khi cần xài thì rút ra. Lão triệu phú đó vì không tin sâu nhân quả nên hiện đời không gieo trồng thêm phước đức, cho nên sau khi chết phải bị đoạ vào chỗ khốn cùng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7934)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ.
(Xem: 11205)
Vào ngày cuối cùng trước Lễ Giáng Sinh tôi vội vã tới siêu thị để mua các món quà tặng còn sót lại mà trước đó chưa kịp mua.
(Xem: 8381)
Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành hạ quả đất cách nầy, chắc chắn nền văn minh của chúng ta sẽ bị hủy diệt.
(Xem: 8196)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng Giám Mục Desmond Tutu có một lúc yên tĩnh trước buổi sáng đầu tiên của Hội Nghị Chuyên Đề Một Trăm Năm.
(Xem: 8386)
Chính Phật Pháp đặt trước chúng ta những lý tưởng lớn của lòng từ và bi đối với tất cả loài có sự sống và hơi thở, và điều này...
(Xem: 9336)
Ngay hôm nay và về sau người dân Miền Trung sẽ sống trong hoang mang vì biển chết, cá nhiễm độc. Người dân cả nước sẽ nơm nớp lo âu...
(Xem: 8711)
Là nhân viên hiện công tác tại Bộ Môi sinh cho một tiểu bang tại Hoa Kỳ, người viết theo dõi tin tức trong tâm trạng hết sức lo âu về...
(Xem: 9044)
Mỗi người, ở giữa sóng trần cuồn cuộn, đều là những con thuyền có hành trình xa thẳm, gặp được Phật Pháp thì thật đáng trân quý biết bao.
(Xem: 9057)
Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được.
(Xem: 8217)
Con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tánh bổn lai không”.
(Xem: 8260)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng.
(Xem: 10783)
Chỉ có Phật giáo lại được một vinh danh vô cùng cao quý là giải thưởng “Tôn giáo tốt nhất thế giới”.
(Xem: 8836)
Cổ nhân cho rằng con người làm việc gì cũng đều có nhân quả báo ứng, thiếu nợ cái gì phải hoàn trả cái đó.
(Xem: 27632)
Hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn...
(Xem: 9033)
Ôi, thử tưởng tượng đời sống này không có Cha! Một khi trôi lăn, biết đâu nẻo về! Bầu trời sẽ tăm tối hơn.
(Xem: 8795)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của ta...
(Xem: 11314)
Các giới văn học Việt Nam xưa nay, thường nói : “Là thi sĩ, ai cũng có tâm hồn rất lãng mạn, đa tình trước trăng, sao, núi non, sông, hồ...
(Xem: 10047)
Việc làm rất thiện, rất lành, Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi, Chẳng ăn năn, lại mừng vui, Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
(Xem: 11674)
Dưới đây là 12 đường nhân quả báo ứngảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của mỗi người. Đó là gì, hãy cùng xem nhé!
(Xem: 8861)
Ta bà vốn cõi mộng, do thức biến. Người đang tu chưa thể hiểu thấu, chỉ biết tin theo lời Phật để mong một lần tỉnh mộng.
(Xem: 8809)
Người xưa có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức.
(Xem: 9614)
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn...
(Xem: 9274)
Được xuất gia là điều khó, nhưng gia nhập hội chúng xuất gia rồi, từng bước tiến tu để đi đến thành tựu giải thoát lại càng khó hơn.
(Xem: 17361)
Hôm đó là một ngày lịch sử của tiểu bang rộng nhất nhì nước Mỹ nầy và đặc biệt là vùng Houston, nơi có chùa Trúc Lâm đang hiện hữu với một rừng trúc bạt ngàn...
(Xem: 27443)
Năm xưa tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã qua đời! Lần đầu tiên tôi hiểu, thân phận trẻ mồ côi...
(Xem: 15557)
Nói một cách đơn giản, Thiện-tri-thức tức là người có trí huệ, ác tri thức tức là người ngu si.
(Xem: 8985)
Cơn giận của con người hiển hiện khắp mọi nơi trên thế giới, là nguồn cơn của cái ác, bất hạnh và khổ đau.
(Xem: 8793)
Nếu ta kháng cự với giây phút-hiện tại là ta đang làm sai— là ta đang khích trương cái ý-chí và càng làm nó mạnh bạo hơn.
(Xem: 10709)
Chưa hoàn mỹ là cơ hội để bạn cố gắng, ước mơ, hy vọng chứ không phải là lý do để bạn tự dằn vặt về sự thiếu kém hay thất bại của mình.
(Xem: 8512)
Một câu trong kinh Hoa Nghiêm: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” (một là tất cả, tất cả là một).
(Xem: 9424)
Trong trái tim triết lý hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Manăng lực nuôi dưỡng sự tha thứ.
(Xem: 8393)
Rất khó khuyến khích và truyền cảm hứng cho người khác mà không làm họ thất vọng ít nhiều.
(Xem: 7892)
Sự tự lừa phỉnh mình có nhiều lớp chồng lên nhau. Càng tu tập lâu dài và càng tìm hiểu mọi sự vật thì ...
(Xem: 9202)
Nói nghiệp là quyền năng trong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời này và đời sau do mình an bài lấy.
(Xem: 8855)
Tất cả chúng ta dù lớn, dù nhỏ có mặt trên trần gian này, ai cũng thấy bản ngã của mình là quan trọng...
(Xem: 8365)
thế gian có những sự việc xảy ra, người mê lấy làm vui thích, người tỉnh không tán thán. Ngược lại có những việc người mê cho là khổ, người tỉnh lại vui vẻ thực hành.
(Xem: 8370)
Ai cũng biết Thế Tôn là bậc Phước trí nhị nghiêm, viên mãn phước đứctrí tuệ. Ấy vậy mà suốt cả cuộc đời, Ngài vẫn tiếp tục
(Xem: 9214)
Biết rõ quả hẳn từ nhân mà có, không có chuyện ngẫu nhiên. Hiên tại khổ hay vui đều do nhân quá khứ đã tạo, muốn không khổ , muốn được an vui, phải tránh nhân xấu.
(Xem: 9032)
Vô thường và cái chết giống như bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn ở cửa đèo. Nó đến gần không hề ngơi nghỉ ngay cả trong chốc lát.
(Xem: 9106)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã.
(Xem: 9016)
Để không đánh mất chính mình chúng ta phải sống tỉnh giác, là khi làm việc gì ta phải biết rõ việc đó; khi đi biết mình đang đi, khi...
(Xem: 10692)
Thực hành Phật pháp là học cách sống, và đó là con đường vừa đầy niềm vui vừa đầy thách thức.
(Xem: 14592)
Đau khổ là một phần của cuộc sống đối với tất cả chúng sinh có tình thức. Nếu chúng ta biết tìm ra nguyên nhânphương cách để thoát khổ, chúng ta sẽ bớt khổ hơn.
(Xem: 10088)
Khi bạn phân tích triết lý này từ quan điểm của y học Trung Quốc cổ đại, sinh lý học và tâm lý học hiện đại, bạn có thể thấy rằng “tướng do tâm sinh” là có thể lý giải.
(Xem: 8876)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng...
(Xem: 8966)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không.
(Xem: 21845)
Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn, hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa.
(Xem: 8759)
Theo quan điểm Phật Giáo, đau khổsự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm...
(Xem: 8664)
Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da sắc tộc, tính nết của con người hoặc đẹp hay xấu đều ảnh hưởng nửa đời trước của chính mình,
(Xem: 8394)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant