Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đạo PhậtCon Người

30 Tháng Mười Một 201513:09(Xem: 8296)
Đạo Phật Vì Con Người
Đạo PhậtCon Người

Đạo Phật Vì Con Người

Sự sống của con người là luôn tìm kiếm sụ an lạc cho thể xác và tinh thần, vậy muốn tìm về cội nguồn của hạnh phúc, hãy nên tìm hiểu đạo Phật có mặt trên thế gian này để làm gì?

Muốn tìm hiểu đạo Phật, chúng ta phải biết đức Phật là ai? Là một con người có thực hay Ngài là một vị thần linh, thượng đế hay đấng sáng tạo hoặc chỉ là nhân vật huyền thoại mà thôi.

Theo lịch sử, vào ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch Việt Nam, và theo lịch Ấn Độ, vào đêm trăng tròn tháng 5 năm 544 trước công nguyên, tại thành Ca-tỳ-la-vệ, trong vườn Lâm-tỳ-ni, thái tử Sĩ-đạt-ta ra đời với sự vui mừng của vua cha Tịnh-phạn và hoàng hậu Ma-da. Sau khi sinh thái tử được 7 ngày thì hoàng hậu qua đời và được sinh về cõi trời. Người em ruột của bà là Ma-ha Ma-xà Ba-đề thay thế hoàng hậu nuôi dưỡng, chăm sóc thái tử cho đến khi trưởng thành.

Thái tử Sĩ-đạt-ta thuở nhỏ, khi vừa tròn 7 tuổi theo vua cha ra đồng làm lễ Hạ điền (lễ ăn mừng ngày làm ruộng đầu năm). Đây là một lễ hội lớn đối với toàn dân Ấn Độ thời bấy giờ.

Trong lúc mọi người đang nô nức hân hoan mừng lễ hội, những luống cày đầu tiên được bắt đầu, thái tử cũng vui mừng tham gia cùng bao người khác. Từng luống cày được xới lên, những con trùn, con dế bị đứt ra làm hai, làm ba khúc, khi ấy những con chim sẻ bay đến giành nhau nuốt côn trùng và những con chim cắt lớn đuổi bắt các chim sẻ ăn thịt. Bên cạnh nơi lễ hội, một anh thợ săn đang chờ, giương cung sẵn sàng bắn hạ các con chim cắt.

Trong khu rừng rậm, Người thấy nhiều con hổ đang chực chờ vố lấy người thợ săn. Thấy cảnh ngộ tương tàn, tương sát diễn ra trước mắt, trong lòng thái tử cảm thấy không vui. Thay vì tiếp tục cùng mọi người vui chơi lễ hội, thái tử tìm một nơi yên vắng dưới gốc cây để ngồi suy ngẫm sự sống này. Cuộc đời là thế đó sao?

Thời gian trôi qua, thái tử lớn lên với muôn vàn suy nghĩ và Ngài cũng lấy vợ có con như bao nhiêu người trên thế gian này.

Một hôm, nhân dịp đi dạo bốn cửa thành, thái tử lại chứng kiến cảnh người già, bệnh, chết và cách sống của một vị Sa-môn. Những điều đó làm cho thái tử Sĩ-đạt-ta càng thêm suy tư, thắc mắc trong lòng. Ta đây rồi cũng phải già, phải bệnh, phải chết như những người kia sao? Già thì đi đứng khó khăn, mắt mờ, tai điếc, gối mỏi, lưng còng. Bệnh thì đau đớn trăm bề, nhức nhối, khốn khổ. Chết thì nằm yên không cựa quậy được, ruồi bu kiến đậu, rữa mục thân xác. Ta rồi cũng phải vậy sao?

Thái tử đến gặp vị Sa-môn hỏi rằng: Tại sao người phải xuất gia làm hạnh sa-môn rày đây, mai đó để làm gì? Vị Sa-môn giải thích cho thái tử biết làm hạnh Sa-môn là để tìm cách giải thoát khỏi khổ đau sanh, già, bệnh, chết. Từ đó, thái tử bắt đầu tìm ra một chút manh mối cho cuộc sống mới với nhiều hy vọng. Ngài ôm ấp suy tư này cho đến quên ăn mất ngủ, chẳng màng đến việc thụ hưởng dục lạc thế gian của một vị quyền uy bậc nhất trong thiên hạ thời bấy giờ.

Một hôm, thái tử lên trình vua cha xin được xuất gia học đạo và sau nhiều lần van xin như vậy, vẫn không được vua cha chấp thuận.

Vua cha bảo rằng: Tại sao con không theo truyền thống tu tập của Bà-la-môn giáo, lo chu toàn việc gia đìnhxã hội rồi đi tu đâu có muộn màng gì? Từ xưa đến nay nhiều người vẫn làm như thế!

Thái tử liền thưa với vua cha, nếu ai cũng chờ đến già mới tu thì đã huân tập không biết bao nhiêu là thói quen xấu của thế gian, vậy đâu còn sức lựctrí tuệ nữa mà tu. Sau khi trình bày cho vua cha biết như vậy, thái tử mới yêu cầu nhà vua nếu cha giải quyết thỏa mãn cho con bốn điều kiện sau đây, thì con sẽ không xin xuất gia học đạo và sẵn sàng vâng lời chỉ dạy của cha yêu cầu:

  • Làm sao cho con trẻ mãi không già?
  • Làm sao cho con mạnh hoài không bệnh?
  • Làm sao cho con sống đời không chết?
  • Làm sao cho mọi người thoát khỏi già, bệnh, chết?


Vua cha bàng hoàng sửng sốt khi nghe con mình yêu cầu bốn điều kiện như thế. Ngài bảo:

  • Này hỡi con yêu quí của ta! Tất cả mọi thứ trên thế gian này chỉ là tương đối mà thôi, con đòi hỏi và yêu cầu các điều kiện vượt ra ngoài quy luật thế gian, như thế thì làm sao cha có thể giải quyết cho con được, con hãy nên chính chắn suy nghĩ lại.


Biết con mình trước sau gì cũng tìm cách xuất gia, học đạo làm cho nhà vua càng thêm lo lắng, buồn rầu, khổ sở.

Bốn điều kiệnthái tử đưa ra, trên thế gian này từ xưa cho đến nay chưa có ai thực hành được, làm sao mà có chuyện con người trẻ mãi không già, mạnh khoẻ hoài không bệnh, không chết và làm sao con người có thể thoát khỏi phiền não khổ đau.

Đến khi công chúa Da-du-đà-la sinh hạ cho thái tử đứa con trai đầu lòng, Đến lúc này người thấy rằng, có vợ rồi có con, đây chính là những chướng duyên, làm cho ta thêm sự ràng buộc . Nếu ta cứ chần chừ ở lại đây tiếp tục cuộc sống theo tình cảm ái ân thì không biết chừng nào mới giải quyết được khổ đau của kiếp người. Cho nên sau khi suy nghĩ chính chắn, Người quyết định từ bỏ tất cả để chuẩn bị cho đời sống xuất gia. Thế là Người bỏ lại sau lưng cuộc sống xa hoa, cung vàng điện ngọc, vợ đẹp, con xinh, quyền uy thế lực, trong đêm vắng, dưới ánh trăng sáng vằng vặc, hai lần quay vào trong nhìn lại vợ con lần cuối rồi cùng người tùy tùng Sa-nặc lén ra khỏi hoàng cung, vượt sông đến nước Ma-kiệt-đà, nơi có truyền thống tu tập tâm linh cao nhất thời bấy giờ để tầm sư học đạo.

Người tìm đến hai vị đạonổi tiếng thời bấy giờ để tu học. Trải qua năm năm tinh cần học đạo, những gì hai thầy đạt được Người đều thông suốt hết tất cả, nhưng vấn đề làm thế nào để giúp cho con người thoát khỏi già, bệnh, chết vẫn không giải quyết được. Do đó, Người từ giã hai vị thầy ấy, tiếp tục ra đi tầm sư học đạo.

Người nghe nói phương pháp tu ép xác khổ hạnhthể đạt đến quả vị Niết-bàn không còn khổ đau và người tu theo phương pháp này, chỉ mặc áo quần không khí, trét tro kín người, đứng một chân tìm mọi cách để hành hạ thân xác mình, vì mọi người tu theo lối này cho rằng làm như thế để mau được giác ngộgiải thoát.

Người vào rừng sâu tu theo phương pháp ấy sáu năm trường khổ khổ hạnh ép xác, mỗi ngày chỉ ăn vài hạt mè, hạt bắp. Đến nổi thân thể Người ốm yếu gầy còm chỉ còn da bọc lấy xương, tiều tụy, xanh xao không còn sức để tu tập nữa. Cuối cùng Người bị ngất xỉu, ngã quỵ bên vệ đường.

Trong lúc sức cùng, lực tận không đi đứng nổi, may mắn thay, một cô gái chăn bò nhìn thấy liền đến dâng cúng cho Người một bát sữa. Nhờ bát sữa của cô gái chăn bò tốt bụng, Người dần hồi được tỉnh trở lại. Từ đó Người quán xét lại các phương pháp mà Người đã tu, nếu Người tu hành mà còn hưởng thụ dục lạc thế gian thì giống như người nấu cát muốn thành cơm, không thể nào đạt đến giác ngộ giải thoát được. Còn lối tu khổ hạnh ép xác chỉ làm cho thân thể tiều tụy khốn đốn, khổ sở, tinh thần bất an cũng không thể nào đạt được đạo quả.

Sau đó, Người tự chiêm nghiệm quán chiếutìm ra phương pháp trung đạo, không hưởng thụ, không ép xác, sống quân bình trở lại, mỗi ngày đi khất thực, ăn đúng ngọ, ăn vừa đủ nuôi sống bản thân để hành trì tu tập.

Sau một thời gian thực hành theo phương pháp trung đạo, sức khỏe của Người được phục hồi trở lại bình thường và Người đến cội Bồ đề phát đại thệ nguyện: “Ta dù thịt nát xương tan, quyết không rời khỏi chỗ này nếu không chứng được đạo quả Vô thượng Bồ-đề”.

Người ngồi kiết-già liên tục thiền quán soi sáng lại chính mình suốt bốn mươi chín ngày đêm, tinh cần siêng năng chuyển hoá dùng trí tuệ thẩm thấu tâm tư mà không cần ăn uống gì cả. Tại đây Người đã giác ngộgiải thoát, chứng được tam minh.

Đầu tiên, Người chứng được Thiên nhãn minh, có được con mắt sáng suốt thấu rõ mọi sự vật từ gần cho đến xa mà con mắt phàm tình của chúng ta không thể nào thấy được. Người thấy rõ ràng con người sau khi chết sẽ tuỳ theo nghiệp tốt xấu của mình đã tạo trong hiện tại, mà được tái sinh chỗ xấu hay tốt.

Nếu ai gieo điều thiện lành tốt đẹp luôn giúp người cứu vật thì sẽ tái sinh trở lại ba đường lành; nếu ai gieo tạo nghiệp nhân xấu ác thì bị tái sanh vào ba dường dữ. Ba đường lành là cõi trời, cõi người và a-tu-la; ba đường dữđịa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chứ không phải chết là hết mà có rất nhiều người thường lầm tưởng như vậy, chết chỉ là thay hình đổi dạng tùy theo nghiệp nhân xấu tốt của mình đã tạo.

Do tu chứng mà thấy biết như vậy nên Phật nói: “Ta thấy chúng sanh đi trong sáu đường luân hồi, như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường, thấy người qua kẻ lại, rõ ràng không sai sót”. Phật thấy rõ vòng luân hồi vô cùng tận của tất cả chúng sinh, nên Người khởi tâm mở rộng tấm lòng từ bi thương xót mà hướng dẫn lại cho chúng ta.

Kế đến Người chứng được Túc mạng tinh, thấu suốt được sinh mạng của bản thân mình từ vô số kiếp về trước một cách rõ ràng, tường tận về các kiếp quá khứ sinh ra làm gì, ở đâu Người đều thấy rõ, biết rõ. Điều này trong kinh A-hàm, Phật nói như sau: “Ta nhớ vô số kiếp về trước như người nhớ việc mới xảy ra ngày hôm qua”. Do đó, Người biết được con người từ đâu đến và sau khi chết đi về đâu.

Cuối cùng, Người chứng được Lậu tận minh, tức là biết cách thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết một cách rõ ràng và chỉ lại cho tất cả mọi người nếu ai muốn thoát ly sống chết.

Tuy nhiên như vậy, trong đạo Phật có cái hay là không bắt buột ai tin theo một cách mù quáng, cuồng tín, Người chỉ là thầy dẫn đường, chỉ cho ta biết con đường này dẫn đến an vui, hạnh phúc, con đường kia dẫn đến sa đọa khổ đau, còn làm được hay không là do tự mỗi người quyết định.

Ai muốn tìm cầu giác ngộ, giải thoát để thành Phật rộng độ chúng sinh thì Người chỉ pháp tu hạnh Bồ-tát đạo.

Bồ-tát là người giác ngộ, không vì lợi ích riêng tư, luôn mở rộng tấm lòng thương yêu bình đẳng đến với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ hay chia sẻ những gì mình đang có, từ vật chất cho đến tinh thần, lấy niềm vui của mọi người làm niềm vui cho chính mình.

Bồ-tát tu sáu pháp Ba-la-mật để diệt trừ phiền não khổ đau. Bồ tát thấy rõ tham lam, bỏn sẻn, ích kỷ, keo kiệt, hiểm độc là nhân nghèo khổ thiếu thốn khó khăn, cho nên Bồ-tát tu hạnh bố thí, cúng dường, giúp đỡ, sẻ chia để chuyển hoá lòng tham.

Thấy người ăn không ngồi rồi, buông lung sa đọa, cống cao ngã mạn làm cho đạo đức nhân cách băng hoại thì Bồ-tát tu trì giới để khuyên mọi người không sát sinh hại vật, không giant ham trộm cướp, không tà dâm, không nói dối hại người và không dung các chất gây say nghiện như là rượu, xì ke ma tuý cho nên nói “trì giới độ phá giới”.

Thấy người nóng giận là nhân gây thù chuốc oán, rồi dẫn đến chửi mắng, đánh đập cuối cùng giết hại, tạo ra nhiều tội lỗi mà làm cho mình và người phiền muộn khổ đau, cho nên Bồ-tát tu hạnh nhẫn, nhịn, nhường để chuyển hóa cơn giận dữ, cho nên nói “nhẫn nhục độ nóng giận”.

Thấy người lười biếng hưởng thụ bê tha là nhân dẫn đến hao tài tốn của, hư thân mất nết, chẳng giúp ích gì được cho ai Bồ-tát tu hạnh tinh tấn chuyên cần để chuyễn hóa ăn không ngồi rồi, nhàn cư vi bất thiện.

Thấy tâm tư lăng xăng, điên đảo, vọng tưởng là nhân dẫn đến bất an, lo sợ, Bồ-tát tu thiền định để dừng lắng mọi tâm tư vọng tưởng xấu ác có tính cách hại người vật, để sống trở lại với tâm thanh tịnh sáng suốt, cho nên nói “thiền định độ tán loạn”.

Thấy nhân ngu si là bị đọa vào ba đường xấu, nhất là các loài súc sinh Bồ-tát tu hạnh từ bi, trí tuệ để chiếu phá tối tăm, mờ mịt cho nên nói “trí tuệ độ ngu si”.

Ngoài việc biết tích lũy phước báo và siêng tu trí tuệ để cứu giúp chúng sinh, Bồ-tát còn phải tu sáu pháp Ba-la-mật để loại trừ các thói quen tật xấu, cho đến khi viên tròn quả mãn thì Bồ-tát thành Phật.

Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về những hành vi tạo tác của mình từ thân, miệng, ý. Nếu trong cuộc sống, chúng ta hay làm các việc thiện lành tốt đẹp thì được hưởng phước báo cõi trời người, còn chúng ta làm điều xấu ác thì phải chịu quả khổ đau. Đó là quy luật tất yếu và sinh tồn của xã hội, không ai có quyền ban phước, giáng họa hay đày đoạ chúng ta cả.

Gieo nhân nào là gặt quả đó, chính đức Phật nhờ sự tu chứng mà thấy biết như thế và chỉ dạy lại cho chúng ta, chứ không phải do suy luận học hỏi từ kiến thức thế gian. Sự thấy biết của đức Phậtvô cùng, vô tận, không thể nghĩ bàn.

Thí dụ, như cách đây hơn 2.600 năm về trước, Người đã thấy rõ trong bát nước có vô số chúng sanh đang sống (vi trùng) hay là vô số thế giới trong bầu vũ trụ bao la này. Đến nay với sự tiến bộ của khoa học, các nhà bác học mới xác nhận điều này. Còn nếu bảo rằng, tất cả mọi hiện tượng, sự vật là do ngẫu nhiên, đương nhiên, khi không mà hình thành tốt hoặc xấu, không có nhân quả, nghiệp báo thì mọi người sẽ sống vô trách nhiệm đối với hành vi tạo tác của chính mình. Từ đó ỷ lại vào ân sủng của một đấng quyền năng nào đó… để chúng ta sống vô ý thức không chịu siêng năng làm việc mà ăn không ngồi rồi làm khổ cho gia đìnhxã hội. Để chuyển hoá được phiền muộn khổ đau thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ, đạo Phật đã chỉ cho mọi người hãy nên tin sâu nhân quảáp dụng vào trong đời sống hằng ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1703)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 2019)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1719)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1719)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1888)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1900)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1555)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1727)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2062)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1810)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2371)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1710)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1710)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1671)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2115)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1940)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2082)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1622)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2233)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1589)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1870)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1752)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1817)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1654)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2395)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2105)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2056)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1859)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2210)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1788)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1909)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2139)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1673)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1929)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1924)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2139)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1909)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1762)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1746)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1748)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1860)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2152)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1704)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1678)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2241)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1951)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1770)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2339)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1949)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2057)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant