Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bốn Điều Căn Bản Để Thay Đổi Cuộc Đời

18 Tháng Mười Hai 201512:25(Xem: 9538)
Bốn Điều Căn Bản Để Thay Đổi Cuộc Đời
Bốn Điều Căn Bản Để Thay Đổi Cuộc Đời

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Bốn Điều Căn bản Để Thay Đổi Cuộc Đời

Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét, để giúp chúng ta thăng tiến trên bước đường tu tậpchuyển hóa đổi thay những gì xấu xa tội lỗi. “Điều ác chưa phát sinh, tìm cách không cho phát sinh, nếu lỡ phát sinh rồi, thì tìm cách ngăn dừng, không cho phát sinh nữa. Điều thiện chưa sinh thì tìm cách cho tăng trưởng, nếu điều thiện đã sinh, thì tìm cách duy trì gìn giữ.” Bốn điều này là nền tảng căn bản để đưa ta đến an vui hạnh phúc, an lạc thảnh thơi, dù người có tàn ác đến đâu thậm chí phạm tội ngũ nghịch như giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá hòa hợp Tăng, làm cho thân Phật chảy máu “hay phá hủy hình tượng Phật” cũng có thể làm mới lại chính mình như trường hợp vua A-dục đã nói ở trên.

 Khi điều ác chưa sinh, ta tìm cách không cho nó phát sinh. Vậy ác là gì? Ác là những hành động làm khổ mình, khổ người trong hiện tại và tương lai, người tạo việc ác là kẻ xấu, thường bị mọi người tránh xa không thích gần gũi. Những việc ác cụ thể như giết hại, trộm cướp, tà dâm, lường gạt, bóc lột, hà hiếp, lợi dụng, phỉ báng, vu khống, ganh ghét, tham lam, ích kỷ, sân si… nói chung những gì làm tổn hại cho người và vật đều gọi là ác. Muốn thay đổi được điều ác chưa sinh không cho phát sinh rất là khó. Trong khi đó, cuộc sống của chúng ta chỉ cái ăn thôi là đã giết hại rồi, huống hồ là còn biết bao vấn đề khác làm sao tránh khỏi.

 Cho nên theo lời Phật dạy từ con người cho đến muôn loài, muôn vật, muốn bảo tồn mạng sống phải biết nương nhờ lẫn nhau. Do đó, đạo Phật chủ trương hòa mình cùng nhân loại và muôn loài, để kết nối tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần vô ngã vị tha. Đạo Phật là đạo của con người, vì con người và sự sống của muôn loài, là đạo của từ bigiác ngộ, là đạo của tình yêu thươnghiểu biết, cùng với sự cảm thông, bao dungtha thứ.

 Giác ngộ để thấy biết đúng sự thật, giúp chúng ta thấu rõ bản chất cuộc đời là một trường đau khổ, vì vậy mọi người hãy nên cố gắng không làm các việc ác để không làm tổn hại cho nhau. Ngược lại hay làm các việc lành, để cùng nhau chia sẻ nỗi khổ niềm đau, giúp người vượt qua cơn khốn khó và thấy ai cũng là người thân người thương của mình, nên chúng ta phải có trách nhiệm và bổn phận thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Thái tử Sĩ Đạt Ta lúc còn 7 tuổi, nhân dịp theo cha làm lễ hạ điền khởi công làm ruộng đầu năm, ngài đã nhìn thấy được cảnh tương tàn, tương sát, giết hại lẫn nhau của bầu vũ trụ bao la này. Buổi lễ bắt đầu, từng luống đất đã được cày lên, nhiều thân xác côn trùng được phơi bày, bên cạnh đó không biết bao nhiêu loài chim, đang chực chờ mổ lấy các côn trùng đó để tìm sự sống, nhưng chúng đâu biết rằng khi chúng đam mê để tìm kiếm miếng mồi béo bở, thì mạng sống của chúng như sợi tơ đang treo trước gió, vì những con chim cắt đang chực chờ để vồ những con chim nhỏ đó. Cứ như thế theo luật tuần hoàn, bọn chúng ăn nuốt lẫn nhau, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu, cho đến con người, muốn bảo tồn sự sống thì phải giết hại không biết bao là loài khác để nuôi sống bản thân mình.

 Sau khi giác ngộ dưới cội bồ đề, đức Phật đã chủ trương và hướng dẫn cho chúng ta thực hành từ, bi, hỷ, xả. Người xuất gia thì phải dừng hẳn các việc xấu ác, bằng cách khất thực tùy duyên, không khởi tâm tham đắm, mong cầu, để dễ dàng chuyển hóa những tâm niệm xấu xa đê tiện. Nhưng ngày nay, do ảnh hưởng của sự tiến bộ khoa học vật chất, xã hội không chấp nhận người tu sĩ khất thực ngoài đường, vì đa số đều có chùa và có chỗ định cư rõ ràng. Phần lớn sự sống của người tu sĩ là nhờ vào sự đóng góp cúng dường của đàn na tín thí, nên việc khất thực dần dần hạn chế.

 Tướng cướp Ương Quật Ma La là tên giết người tàn bạo, một thời đã làm cho đất nước Kiều Tát La hoảng loạn và không ai dám ra đường vì sợ bị giết. Thuở nhỏ chàng là một sinh viên thông minh tài trí, được đưa đến học đạo với vị thầy nổi tiếng. Tuổi trẻ tài cao khôi ngô tuấn tú, nên đã rơi vào mắt xanh của vợ thầy mình, không thuyết phục được người tình trẻ, bà ta điên cuồng tìm cách mưu hại chàng cho bỏ ghét. Yêu không được nên sinh ra thù hận, cô vợ bèn giả dối thuật lại hành vi đê tiện của tên đệ tử cho chồng nghe, tưởng là sự thật nên ông thầy liền nỗi tam bành lục tặc, bừng bừng, giận dữ. Cô vợ nham hiểm, khéo léo chỉ bày cho chồng một diệu kế không thể tưởng tượng được.

 Sao đó ông thầy gặp người đệ tử bảo rằng, thời gian con học đạo với thầy, con rất xứng đáng là người được kế thừa sự nghiệp của ta. Nhưng con muốn được thừa hưởng pháp bí truyền của thầy, thì phải tuyệt đối thanh tịnh trong sáng và phải rửa sạch ác nghiệp quá khứ bằng máu của một ngàn người, khi nào làm được như vậy, thì ta sẽ truyền tâm ấn cho con. Nghe thầy mình chỉ dạy xong, làm cho Ương Quật chết điếng cả người, không biết phải làm sao? Chàng trai lúc này còn đang do dự, bán tín, bán nghi, nhưng ông thầy cứ thúc giục mãi, cuối cùng chàng trai đành phải chấp nhận ra đi, nhưng trong lòng thì lại hoang mang hoảng loạn.

 Ương Quật Ma La tài ba lỗi lạc, võ nghệ cao cường, nên việc giết người đơn giản và dễ dàng, người đầu tiên đã bị chàng hạ gục trong tích tắc, mặc dù vẫn còn bàng hoàng sửng sốt trong điên dại. Rồi từ đó gặp ai chàng cũng chém giết bất kể là nam hay nữ lớn hay nhỏ, tin đồn lan xa đến tai vua Ba Tư Nặc. Được sự trợ giúp của quan quân, nhưng tất cả đều bó tay và bất lực, vì không ai đủ sức để đương đầu với hắn. Cảnh mất cha, người mất mẹ, cha mất con, vợ mất chồng, gây ra cảnh tan nhà nát cửa, thịt đổ xương rơi, người chết bị giết nằm ngổn ngang, người sống sót thì vô cùng kinh hoàng lo sợ, không biết rồi số phận của mình sẽ ra sao? Tên điên cuồng đó, sao khi giết người xong, chặt lấy ngón tay xõ lại thành từng xâu, rồi đeo vào người giống như một báu vật, dân chúng quá lo âusợ hãi kêu chàng là người điên loạn.

 Về sao chuyện này đến tai Phật, thấy được nhân duyên tốt để độ tên tướng cướp, Phật cố ý chọn con đường để đi đến chỗ hắn đang hoạt động, nhiều người biết được khuyên Phật không nên đi đến đó. Lúc này Ương Quật Ma La đã giết (999) người và người thứ một ngàn chính là mẹ của hắn. Hắn đang mừng thầm trong bụng, để chờ đón nhận cái ngày ấy sắp đến, bỗng nhiên từ đằng xa Phật đi tới, hắn đổi ý định giết mẹ, vì có người đã chuẩn bị nạp mạng thế. Thấy bóng ngài, hung thủ càng đi nhanh hơn, để mau hoàn thành sứ mạng cao cả, chiếc gươm hắn cầm sẵn trên tay chuẩn bị ra chiêu sát thủ. Đức Phật bình thản ung dung từng bước đều như không có chuyện gì xảy ra, nhưng tên tướng cướp vẫn không tài nào đuổi theo kịp, dù hắn ráng cố sức chạy thật nhanh, cuối cùng hắn đành phải dậm chân tại chỗ gọi lớn: Này Sa môn đầu trọc! 

 Sao ông đi nhanh thế, hãy dừng lại ! Phật bình thản nói : Dù Như Lai đang đi, nhưng Như Lai đã dừng từ lâu, chỉ có con là chưa dừng bước? Tên tướng cướp ngạc nhiên thầm nghĩ: Chắc Sa môn đầu trọc không bao giờ nói láo, ta đang dừng, ổng đang đi, mà ổng lại nói, ổng đã dừng, còn ta đang đi. Sao lại như thế được? Hắn tức quá liền hỏi: Này Sa môn! Tôi mới là người đang dừng, còn ông là người đang đi, cớ sao ông lại nói năng ngược ngạo như vậy? Chắc ổng có ý gì đây! Thật vậy, này anh bạn trẻ ạ! Như Lai đã dừng từ lâu và mãi mãi như thế, Như Lai đã từ bỏ không gây thương đau, hay giết hại một chúng sinh nào dù là một sinh vật nhỏ bé nhất. Như Lai không bao giờ gây đau khổ cho ai. Còn con sự giết người không gướm tay chỉ vì chấp trước sai lầm, nên gây đau thương tang tóc cho nhiều người, làm khủng hoảng và chấn động cả đất nước Kiều Tát La này, vì mưu cầu lợi ích cá nhânNhư Lai đã dừng, còn con thì đang giết người không gớm tay, tội lỗi ấy biết bao giờ mới trả hết được?

 Lời nói của Phật khiến tên tướng cướp cảm thấy bàng hòang sửng sốt, như đứa con thơ dại khát sữa lâu ngày, giờ mới gặp được sữa mẹ! Một hồi lâu, chàng ta mới lấy lại bình tỉnh, nhớ lại thời thơ ấu thường nghe thiên hạ đồn rằng: Có Sa môn Cồ Đàm trước kia là hoàng thái tử dám từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, để ra đi tìm đạo và đã giác ngộ. Ngài đã hướng dẫn và giúp đỡ nhiều người vượt qua khổ đau sanh tử, ngài luôn từ bi cao thượng cứu giúp chúng sinh, chắc chắn đây là ngài rồi! Nghĩ như thế tên tướng cướp liền vứt bỏ gươm và quỳ xuống đảnh lễ đức Phật kính cẩn thưa rằng: Kính bạch đức Thế tôn con có mắt như mù nên đã lầm đường lạc lối. Nay nhờ gặp ngài đã vén mây mù cho con, như người dựng đứng những gì đã ngã, thật hạnh phúc thay cho con đã được ngài tế độ.

 Đúng vậy, này chàng trai trẻ ạ! Bây giờ con đã vứt bỏ thanh kiếm, con cần Như Lai giúp đỡ điều gì? Kính bạch đức Thế tôn con như con thú hoang điên cuồng. Đã từ lâu con chưa bao giờ biết khuất phục một ai, con gặp ngài không bằng uy quyền thế lực, con cảm thấy bình anthơ dại trước tấm lòng từ bi bao la rộng lớn của ngài. Con muốn làm lại cuộc đời thuần lương để được sống yêu thươnghiểu biết, nhưng ai có thể giúp được cho con, khi con đã giết cả ngàn người như vậy? Con tội lỗi quá chừng! Này Ương Quật Ma La trên đời này có hai hạng người được xem là đáng tôn kính:

 Hạng thứ nhất là người chưa bao giờ gây tạo tội lỗi, lại hay luôn giúp đỡ người khác làm điều tốt lành. Hạng người thứ hai là kẻ đã từng gây tạo tội lỗi nhưng biết ăn năn sám hối chừa bỏ, không bao giờ tái phạm trở lại. Nếu con tha thiết muốn làm người lương thiện, thì ta có thể giúp đỡ cho con được. Bạch đức Thế tôn con cũng muốn như thế lắm, nhưng tội lỗi của con đã gây ra quá nhiều, chưa bao giờ có người giết hại như con. Con làm sao đủ tư cách để làm người lương thiện, huống hồ là được làm đệ tử của ngài. Một con người chưa từng làm xúc não cho ai?

 Con người ta thường hay mặc cảm tự ti quá khứ lỗi lầm, nên không dám mạnh dạn quay đầu dù đã có người giúp đỡ. Họ cứ bị ác nghiệp quá khứ dày dò, bị ám ảnh bởi việc làm xấu trước kia, không dám can đảm sám hối từ bỏ tội lỗi, không dám chấp nhận sự thật. Không dám tự tin chính mình có khả năng thay đổi cuộc đời, nên đành chấp nhận xuôi tay phó mặc cho số phận định đọat, cuối cùng sống trong đau khổ lầm mê.

 Có người bước đầu vì một phút sai lầm nho nhỏ không kiềm chế được cơn giận, nên đã vướng vào con đường tù tội. Sau khi hồi gia lại gây ra những vụ án giết người khủng khiếp làm đau khổ nhiều người. Một số người mới đầu chỉ phạm tội nhẹ do một phút bốc đồng trong lúc nóng giận, nhưng khi vào tù một thời gian, sau này trở thành tội phạm nguy hiểm dã man. Tại sao? Khi ở tù lại tiếp xúc với nhiều thành phần bất hảo, giang hồ thứ thiệt. Được các đàn anh kể lại thành tích huy hòang một thời khi chưa bị bắt. Lại trong trại giam không có phương pháp giáo dục cụ thể chỉ là nơi giam giữ tạm thời. Rồi tình trạng đại bàng lộng hành trong nhà tù cấu kết cán bộ quản giáo, làm cho con người tăng thêm tội lỗi, học thêm được những mánh khóe xão quyệt như đàn áp trấn lột công khai, ma mới ăn hiếp ma cũ. Mỗi ngày sống trong nhà tù vô tình tạo cho phạm nhân, huân tập thêm những thói hư tật xấu, nhất là những phạm nhân đại bàng, khi ra tù chưa về đến nhà đã phạm tội trở lại.

 Sự tiến bộ phát triển càng nhanh khiến con người không theo kịp trào lưu cuộc sống, cứ mải mê chạy theo nhu cầu vật chất mà quên đi phần tinh thần tâm linh. Thật đau đầu nhức óc đối với nghành quản giáo phạm nhân, hiện nay chưa tìm ra giải pháp tối ưu để hướng dẫn cho phạm nhân ý thức được những việc làm sai trái của mình. Ngày nay trên đà phát triển của văn minh thế giới, các nước tiến bộ đều nhờ các nhà giáo dục tâm linh đạo đức vào trại để hướng dẫn phạm nhân hành thiền. Sau đó chia sẻ cho họ hiểu được lý nhân quả nghiệp báo luân hồi, không phải chết là hết, mà chết là thay hình đổi dạng chuyển sang kiếp sống mới tùy theo phước nghiệp của mọi người làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, để giúp cho họ có lòng tin nhân quả sau này hồi gia họ sẽ sống lương thiện hơn.

 Ở Việt Nam thầy Nhật Từ đã vào trại giam K20 Tỉnh Bến Tre, ngòai những món quà vật chất để góp phần năng cao đời sống phạm nhân, thầy còn chia sẻ cách thức làm mới lại chính mình với những chủ đề: Quay đầu là bờ. Tự do nội tại. Bỏ kiếp giang hồ. Làm lại cuộc đời. Đứng dậy sau vấp ngã. Đã giúp cho phạm nhân vượt qua mặc cảm tội lỗi của quá khứ và tin sâu nhân quả, nên anh chị em nơi đây đã sống tốt hơn. Con người thời nay do chú trọng về mặt vật chất quá nhiều, nên chúng ta không có thời gian để ngồi lại suy gẫm, chỉ một bề lo hưởng thụ vật chất do đó dễ dàng bị sa đọa. Phương tiện vật chất dồi dào sung mãn, thì mặt tâm linh đạo đức bị mai một, dẫn đến nguy cơ suy đồi nhân cách, do đó tệ nạn xã hội càng ngày càng gia tăng.

 Nhan nhãn mỗi ngày, hình ảnh giết người cướp của rất dã man, chỉ vì vài trăm ngàn đồng hoặc chỉ vài triệu bạc mà phế bỏ đi mạng sống con người. Ngồi gẫm lại, mà thật đau lòng xót dạ! Thế nhân bây giờ, bị tha hóa đến mức không thể tưởng tượng được, chỉ vì một chút vật chất cỏn con, mà ta đành lòng nhẫn tâm giết hại đến thế sao? Đạo đức suy đồi, tâm linh mai một, con người sa ngã, thấy biết sai lầm, đam mê hưởng thụ, đời sống thấp kém, chẳng biết đúng sai, gây thù chuốc oán, không có ngày cùng. Trong các tội khổ, tội giết hại là tội nặng nhất ! Nhất là giết người, luật pháp còn không thể tha thứ, huống là luật nhân quả luôn âm thầm chi phối vay trả, trả vay vô cùng tận, vậy mà tình trạng giết người cướp của trên thế gian này, vẫn xảy ra ngày càng nhiều hơn.

 Sự sống hưởng thụ quá mức không ý thức được sự tác hại của nó, ỷ lại vào gia đình, cha mẹ thiếu quan tâm, chỉ biết cấp dưỡng theo nhu cầu để con cái sống phóng túng biếng nhác, nên dễ dàng bị sa đọa. Đau lòng xót dạ hơn, tuổi trẻ ngày nay còn trong màu áo ngây thơ, ấy thế mà giết người không gướm tay như vụ án bé Ngọc và Đức Huy mười lăm và mười bẩy tuổi đăng trên báo đời sốngpháp luật “cố ý giết người để cướp của chỉ là chiếc xe honda” khi bị bắt Ngọc và Huy tỉnh bơ, coi như chuyện bình thường không có gì gọi là hối hận cả. Tên Huy giã vờ ngất xỉu để nhờ nạn nhân đến cứu, rồi sao đó dùng dao đâm cho đến chết, thật khủng khiếp thay mạng sống con người quá rẽ. Tệ nạn thông tin hình ảnh bạo động công khai, dẫn đến con người bị lờn thuốc qua sách báo, phim ảnh đồi trị, tác động đến sự hiếu kỳ của tuổi trẻ, chúng làm thử coi mình có giống nhân vật trong phim hay không?

 Ngày nay nền giáo dục nhân phẩm đạo đức bị xuống cấp trầm trọng, xã hội vẫn chưa có chủ trương chính sách cụ thể, để làm sao giảm bớt tệ nạn xã hội. Điều đáng mừng nhất hiện nay là tại Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa Tỉnh Bình Dương đã mạnh dạn xây một ngôi chùa mang tên Phước Thiện và một giảng đường để cho các trại viên hàng tháng được sinh họat chương trình kết nối yêu thương, từ thiện duyên lành, sẻ chia cuộc sống, do thầy Phổ Giác hướng dẫn. Mỗi lần sinh họat như thế các trại viên được ăn chay một bửa, do nhóm phật tử đoàn từ thiện duyên lành phát tâm ủng hộ. Ngòai ra còn chương trình ca hát văn nghệ phục vụ thường kỳ cho các trại viên do nhóm ca sĩ Nguyên Phượng, nhạc sĩ Vũ Ngọc Tỏan, nhóm nghệ sĩ Giang Linh, nhóm ca sĩ Kim Hà Bình Dương. Chương trình kết nối yêu thương luôn đem đến niềm vui cho nhiều người, không những bằng lời ca tiếng hát ngọt ngào êm dịu, còn hướng dẫn các trại viên sám hối để tiêu trừ nghiệp chướnghành trì niệm Phật để mọi người được an vui hạnh phúc, ngay tại đây và bây giờ, trong tinh thần đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Sau đó là những lời chia sẻ chân tình của người đã từng bị vấp ngã, được Phật pháp cứu vớt giúp cho mọi người thêm vững niềm tin trong cuộc sống. Nhờ vậy, sau thời gian dài họat động chương trình kết nối yêu thương đã giúp cho các trại viên không còn than phân trách phận, trên thì óan trời dưới trách móc xã hội. Mọi người ý thức được trách nhiệm vai trò sống trong hiện tại, cố gắng tu tập và sống tốt hơn để chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 94)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(Xem: 114)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 146)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(Xem: 209)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(Xem: 190)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(Xem: 214)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(Xem: 204)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(Xem: 245)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(Xem: 228)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 191)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 151)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 178)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 200)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 282)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 286)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 306)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 270)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 322)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 341)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 589)
Chết an lành là mong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 567)
Pháp giớivũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 840)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 435)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 672)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 485)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 466)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 375)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 497)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 452)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 641)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 432)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 831)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 559)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 568)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 930)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 668)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 562)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 848)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 533)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 641)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 576)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 617)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 638)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 632)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 532)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 698)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 1012)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 1184)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 912)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 1230)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant