Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Dạy 8 Pháp Để Sống An Lạc

22 Tháng Mười Hai 201516:34(Xem: 8954)
Phật Dạy 8 Pháp Để Sống An Lạc
Phật Dạy 8 Pháp Để Sống An Lạc


Trong kinh Pháp Cú Phật dạy rằng tâm làm chủ, tâm dẫn đầu các pháp thiện hay ác. Tâm là người thực hiện mọi hành vi, cũng vừa là kẻ nhận lãnh những hành động do chính mình tạo ra. Tâm là chủ nhân của bao điều họa phúc, là ông chủ ra lệnh cho kẻ đầy tớ trung thành của mình để nói năng và hành động tốt hay xấu.

Đức Phật dạy: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”, chúng ta hãy nương tựa chính mình, bởi vì ta là người tạo ra việc làm tốt xấu, rồi gặt hái kết quả khổ đau hay hạnh phúc.
Cầu nguyện hay mong muốn trước hình ảnh Đức Phật hay thỉnh các vị thầy để cầu xin được an vui hạnh phúc và phát đạt về mọi mặt là không thể được. Bởi vì sao? Nhân quả là nền tảng của đạo Phật cho nên ta phải tránh làm điều ác, mà hãy siêng năng làm việc lành và giữ tâm ý luôn trong sạch.
Làm việc thiện hay công đức cúng dường, giống như chúng ta gửi tiền vào ngân hàng nhân quả. Ngược lại, nếu chúng ta làm việc ác, giống như chúng ta đang vay mượn tiền của ngân hàng, chúng ta phải trả tiền lãi và cả nợ gốc. Khoản vay trên có thể trở thành một gánh nặng cho chúng ta, nếu ta không có khoản thu vào. Những người mắc nợ luôn sống trong lo sợ và đau khổ, bởi vì bị chủ nợ hăm he nói nặng nhẹ và nguy cơ lớn là dẫn đến tù tội.
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau. Phật dạy cho chúng ta tám cách tạo công đức để sống an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

1-Bố thí
2-Giữ giới trong sạch
3- Thiền tập
4-Hoan hỷ với công đức hay thiện nghiệp do người khác làm
5-Khiêm tốn
6-Hồi hướng phước báo mỗi khi làm việc thiện 
7-Thường xuyên đọc kinh nghe pháp
8-Hoằng pháp lợi sinh

Bố thíBố thí tiếng Phạn là Dàna, có nghĩa là sự cho, còn theo từ ngữ Hán Việt bố là cùng khắp, thí là cho, nghĩa là cho cùng khắp không phân biệt người thân hay kẻ thù. Chính vì chúng ta còn phân biệt chấp ngã nên ta chỉ bố thígiới hạn dẫn đến không được nhiều lợi ích.
Từ cúng dường là nói trại của hai chữ cung dưỡng có nghĩa là cung cấp và dưỡng nuôi. Về nội dung thì bố thí hay cúng dường chỉ là một, không có gì là sai khác. Tuy cùng chung một nghĩa cử, một hành động, nhưng người ta dùng hai từ khác nhau để phù hợp với đối tượng thọ nhận: cho với lòng hảo tâm, thương cảm thì gọi là bố thí, còn cho với lòng ngưỡng mộ, tôn kính thì gọi là cúng dường.
Làm người trong trời đất ai cũng từ cha mẹ sinh ra, cha mẹ làm nên thân người, chính vì vậy ta phải có trách nhiệm, bổn phận hiếu thảo với mẹ cha bằng cách chăm sóc về tình cảm, tinh thầncung cấp dưỡng nuôi lúc cần thiết.
Cung cấp những nhu cầu cần thiết để nuôi dưỡng cha mẹđạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây” trong tập quán của người Việt Nam, về việc kính trọng thờ ông bà tổ tiên.
Ngoài việc cúng dường cha mẹ, người Phật tử còn có trách nhiệm và bổn phận cúng dường người tu hành chân chính, suốt đời phục vụTam Bảo, vì lợi ích chúng sinh.
Tại sao ta phải cúng dường người tu hành chân chính?
Cha mẹ làm nên thân ta, Thầy Tổ giúp ta biết được điều hay lẽ phải để vượt qua cạm bẫy cuộc đời, không rơi vào hố sâu tội lỗi. Vì vậy từ cúng dường được dùng đối với các bậc trưởng thượng, tôn kính như cha, mẹ, Thầy, Tổ v.v.. là những người có công nuôi dưỡng, dạy dỗ, chỉ bày, giúp ta nên người. Ngoài từ ngữ bố thí, cúng dường còn có nhiều từ ngữ khác như kính tặng, kính biếu… để nói lên lòng tôn kính của người cho.
Từ ngữ “bố thí” được người Việt Nam sử dụng với nhiều ý nghĩa như: cho, tặng, biếu, giúp đỡ, chia sẻ…Tất cả đều mang ý nghĩa tốt đẹp của hành động cho.
Con cháu đem vật phẩm nuôi dưỡng ông bà cha mẹ thì gọi là cúng dường phẩm vật, còn ông bà cha mẹ đem của cải vật chất lo cho con cháu thì ta gọi bằng từ cho, giúp đỡ hay chia sẻ. Hoặc người dân bình thường muốn đem phẩm vật cho những người có địa vị trong xã hội thì gọi là kính biếu hay kính tặng…
Cùng một hành động “bố thí” mà tùy theo đối tượng, tùy theo hoàn cảnh, mà ta dùng từ ngữ sao cho phù hợp, để không làm mất đi sự tôn kính, lòng thương cảm của ta.
Là người học Phật, chúng ta phải thấu hiểu rõ ràng chỗ này, để dùng từ ngữ không bị sai lệch mà làm ảnh hưởng không tốt, đến hành động bố thí của mình.
Bố thí, cúng dường là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để ta tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đóivượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường, để ta không bị lầm đường lạc lối.
Người Phật tử chân chính việc thiện dù nhỏ mà ta chịu khó làm, thì vinh hoa phú quý sẽ đến với ta trong hiện tại và tương lai. Nhờ bố thí, mà lòng tham lam, ích kỷ của ta được giảm bớt và ngày càng được tiêu trừ tâm xấu ác. Nếu chúng ta chất chứa lòng tham sẽ tạo cho ta nhiều nỗi khổ niềm đau cho người khác, nuôi dưỡng lòng hiềm hận, luôn sống trong bất an, lo sợ mà làm tổn hại người khác.
Trì giới: Bất luận một cơ quan đoàn thể tổ chức nào trong xã hội, muốn được phát triển bền vữnglâu dài đều phải có nguyên tắc của nó. Kỷ luật chặt chẽ và có quy cũ để duy trì giới điều mà họ chế ra, lại càng có giá trị thực tiễn, nhằm giúp ích cho mọi người.
Đạo Phật là đạo của giác ngộgiải thoát, do đức Phật Thích ca Mâu ni sáng lập ra, Ngài một đấng giác ngộ hoàn toàn. Chính vì vậy những giới luật Phật chế ra, nhằm giúp cho chúng ta biết cách ngăn ngừa tội lỗi để ngày càng hoàn thiện chính mình hơn.
Chính vì sự lợi ích lớn lao của giới luật, nên đức Phật đã khuyên các hàng đệ tử của Ngài phải một lòng nghiêm trì giới luật. Kinh Lời dạy cuối cùng Phật bảo rằng: "Gặp thời không có Phật, mọi người hãy lấy giới luật làm thầy".
Tùy theo căn cơ trình độhoàn cảnh sống mà chúng ta có thể phát tâm trì giới, trong phạm vi bài này chúng tôi nói về 5 giới cho người cư sĩ tại gia.
"Trì" là giữ giới chặt chẽ; "Giới" là những điều răn dạy, ngăn cấm, nhằm giúp cho chúng ta vượt qua biển khổ sông mê mà không bị sa hầm sụp hố, để hành Bồ tát đạo cho đến khi viên mãn thì thành Phật.
1- Trì giới chấp tướngTrì giới chấp tướngtrì giới mà chỉ có hình thức bên ngoài, chứ bên trong thì tâm ý bị chi phối những dục vọng thấp hèn. Như chúng ta trì giới vì háo thắng để được mọi người khen ngợi, rồi cho mình hơn người nên ta trì giới, và coi thường khinh dễ người phạm giới. Trì giới như thế là giả dối, đánh lừa mình và người khác.
2- Trì giới không chấp tướng: Trì giới không chấp tướng là vâng theo lời Phật dạytùy theo khả năng phát nguyện gìn giữ, không vì háo thắng, không vì danh lợi, không bị các thế lực hoàn cảnh ép buộc mà làm.
Người Phật tử chân chínhtài thí, pháp thí mà không biết gìn giữ giới pháp thì không thể hết phiền não tham sân si nói chi là thành Phật, vì người ấy một mặt làm phước để vui chơi hưởng thụ, nên dễ gây nhiều tội lỗi cho người khác.
Ngược lại, người Phật tử chân chính luôn tâm niệm rằng, mình trì giới để có cơ hội sống tốt hơn, giảm bớt những thói hư tật xấu và sẵn sàng giúp đỡ sẻ chia khi gặp người bất hạnh.
Khi mọi hành giả trì giới được thanh tịnh, thì tâm từ bi hỷ sẽ phát sinh làm cho ta biết bao dungtha thứ, biết đóng góp và sẻ chia, và thương yêu trong hiểu biết, không thấy ai là kẻ thù, chỉ có người chưa thông cảm với ta mà thôi.
Sự tu sửa chỉ cốt ở thực hành. Dù chúng tathông minh tài trí đến đâu, thâm hiểu giáo lý cao siêu, mà không chịu thực hành, thì giống như người đói mà ăn bánh vẽ vậy, chỉ uổng công vô ích.
Chính vì vậy, chúng tôi xin chân thành khuyên nhủ quý Phật tử, sau khi đã quy hướng Tam bảo làm đệ tử Phật rồi kế đến là chúng ta phát nguyện giữ giới, từ giữ một giới cho đến khi nào giữ trọn vẹn năm giới, coi như ta đã thành tựu ba phần tư con đường. Phần còn lại sẽ kếp hợp với buông xả và dấn thân hành Bồ tát đạo, đến khi thành Phật viên mãn mới thôi.
Trì giới là tránh không làm hại người khác qua lời nói hay hành động như giết hại, trộm cướp, tà dâm, nói dối hại người và uống rượu say sưa sử dụng các chất kích thích độc hại như xì ke ma túy, những việc này có thể làm tổn hại mình và người khác. Giữ giới giúp chúng ta loại bỏ sự căng thẳng, bồn chồn, lo lắng phát sinh từ các hành vi sai trái. Khi chúng ta giết hại, nói dối, lừa đảo hoặc trộm cướp của người khác, hiện tại bị tù tội mai sau chịu nhiều quả báo xấu và sẽ bị đọa vào ba đường dữ địa ngục, quỷ đói và súc sinh. Giới có công năng hổ trợ giúp cho thiền địnhtrí tuệ phát sinh, nhờ vậy ta dễ dàng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc.
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..Những phiền não này làm cho chúng ta phiền muộn đau khổ. Thiền tập giống như tẫy các chất xú uế ra bên ngoài bằng cách tắm rữa, đi tiểu và đi đại. Để cho thiền tập đạt được kết quả tốt đẹp, chúng ta phải giữ giới trong sạch, người giết hại hay trộm cướp của người khác khó đạt được thiền định vì trong tâm họ còn quá nhiều toan tính trong lo lắngsợ hãi.
Nhờ giữ giới tinh nghiêm ta dễ dàng phát triển định tuệ đồng thời, ngay khi định là có trí tuệ, nên ta dễ dàng buông xả những tâm niệm xấu ác làm tổn hại người khác. Ta sẽ dùng cái thấy nghe hay biết, để biết rõ mọi cử chỉ, hành động trong tỉnh giác. Sự tỉnh giác đó giúp ta làm chủ được những ý nghĩ, lời nói, hành động đang diễn ra trong giờ phút hiện tại.
Khi chúng ta tỉnh giác, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, ta thấy nghe hay biết trong sự định tĩnh sáng suốt, thường biết rõ ràng mà không phân biệt vọng động. Khi ta tỉnh giác là ta đã có mặt trong từng giây phút của sự sống, nhờ vậy mỗi giây phút của sự sống là sự bình yên, hạnh phúc. Cái hạnh phúc này là một tặng phẩm quý giá cho những người biết cách thiền tập trong mọi hoàn cảnh.
Đây là một việc làm rất đỗi bình thường, khi chúng ta biết tỉnh giác trong từng phút giây, chúng ta sẽ nhận diệnan trú những gì đang có trong hiện tại. Ta biết như vậy là ta đang thiền tập trong đi đứng nằm ngồi, nhờ vậy ta sẽ kiểm soát mọi ý nghĩ, lời nói cho đến hành động dễ dàng. Tắm dưới vòi nước tươi mát, ta gội đầu, kỳ cọ, cảm nhận được dòng nước tươi mát trong sạch trong trạng thái an lạc, thoải mái, nhẹ nhàng mà vẫn không đánh mất chính mình.
Khi làm việc gì ta biết việc đó, đừng để mọi suy tư nghĩ tưởng kéo ta về quá khứ hay mơ ước đến tương lai, làm cho ta dính mắc vào những lo lắng, sợ hãi, buồn phiền, sầu khổ, giận hờn và si mê.
Ai có chiều sâu trong tu tập thì tỉnh giác trong từng phút giây bằng cách nhận diện từng vọng niệm mà không cần phải xua đuổi hay bám víu vào nó, ngay khi đó thì tâm Phật hiện tiền mà vẫn thường biết rõ ràng trong định tĩnh và sáng suốt, như vậy ta đang làm chủ bản thân.
Hành giả đã có chiều sâu thì nhìn vọng niệm giống như gió thoảng mây bay vì lúc nào cũng sống trong tỉnh giác, thường biết rõ ràng. Chúng ta thiền tập trong lúc ngồi, nằm, đứng, đi, làm việc trong vài ba ngày sẽ cảm nhận bình an, hạnh phúc. Đây là một sự thật nhiệm mầu mà ai cũng có thể làm được, chỉ cần ta kiên trì trong bền bỉ và lâu dài. Chúng ta hãy tập sống sâu sắc và thảnh thơi như vậy trong khi ăn uống, đi tiểu, đi đại và làm việc, thì chỗ nào chẳng phải là thiền.
Chúng ta muốn làm chủ bản thân thì tâm ý không được tiếc nuối quá khứ, không mơ mộng đến tương lai mà chỉ sống ngay trong giờ phút hiện tại, khi tham ta biết ta đang tham, thì ta sẽ hết tham.
Việc làm thức ăn và ăn sáng cũng là một loại thiền tập quan trọng không thể thiếu trong đời sống vì những việc này ta phải tự giải quyết. Khi chúng ta nấu nước sôi, pha trà, pha cà phê, nấu cháo, nấu hủ tiếu, chiên cơm nguội…, chúng ta làm việc gì biết việc đó. Tỉnh giác trong làm việc sẽ giúp cho ta biết cách chuyển hóa, soi sáng lại chính mình với những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại.
Tỉnh giác là cốt tủy của thiền tập làm cho trái tim ta hiểu biếtthương yêu hơn. Nhờ tỉnh giác trong từng phút giây giúp ta sống hiểu biết hơn, yêu thương hơn và vui sống bình an, hạnh phúc với tất cả mọi người. Ai cũng có năng lực tỉnh giác, chỉ cần chúng ta kiên trì thực tập trong đều đặn, thì kết quả sẽ đạt được ngay tại đây và bây giờ.
Như vậy, mỗi ngày chúng ta có mặt là một ngày chúng ta có thiền, có tỉnh, có giác, có biết mà vẫn an nhiên, tự tại. Cuộc sống như thế có gì làm cho ta phiền muộn, khổ đau.
Tuy chúng ta đã biết rõ như vậy nhưng vẫn còn tập khí, tức là thói quen đã huân tập nhiều đời. Đây là những thói quen xấu được lặp đi, lặp lại nhiều lần nên nó sai sử ta chạy theo những vọng niệm nhớ nghĩ, tiếc nuối về quá khứ hay mơ tưởng đến tương lai mà đánh mất chính mình trong hiện tại

Khi mới bắt đầu thiền tập và đang đi vào thiền tập, chúng ta sẽ bị những thói quen lo lắng, sợ hãi và dính mắc trong tham ái. Chính những thói quen đó đã làm cho ta không an trú vững chải được trong giờ phút hiện tại. Tuy nhiên, ta phải kiên trì và bền bỉ để đến một lúc nào đó làm chủ được những thói quen ấy, mà không bị cuốn trôi bởi những được mất, ta, người.
Chúng ta biết cách thiền tập trong đi đứng nằm ngồi, trong lúc ăn uống, làm việc hoặc nghỉ ngơi là ta đang làm chủ bản thân mình. Khi chúng ta không tiếc nuối về quá khứ, không bị tương lai làm xáo động là ta đang sống ngay tại đây và bây giờ.
Tóm lại, ta chỉ cần thiền tập trong mọi hoàn cảnh, trong đi đứng nằm ngồi, ta làm chủ trong ý nghĩ, lời nói và hành động. Đó là một thực tế nhiệm mầu mà ít ai ngờ đến. Nhiều người cứ nghĩ rằng tu là phải vô chùa, ở hang sâu rừng thẳm, không ngờ tu chỉ là đơn giản như vậy.
Tùy hỷ công đứchoan hỷ với những ai đã làm những việc thiện lành tốt đẹp bằng cách chia sẻ hay nâng đỡ người khác. Như thấy người làm việc giúp đỡ kẻ khác vượt qua cơn hoạn nạn.
Đa số chúng ta, ai cũng mang sẵn thói quen ganh ghét tật đố, cống cao ngã mạn, tham danh hám lợi... Bởi có những tính xấu ấy, nên khi thấy ai làm điều gì tốt đẹp, chúng ta liền có phản ứng ngay bằng cách chỉ trích phê phán đúng sai về người đó.
Vậy thế nào là tùy hỷ công đức? Tùy hỷ là vui theo, công đức là những điều lành, điều tốt, những điều đem lại lợi ích, hạnh phúc cho người khác. Nghĩa là thấy ai làm việc gì tốt, có công đóng góp lớn cho xã hội thì ta đều hoan hỷ phát tâm vui mừng và còn tán thán người đó. Hoặc thấy họ làm điều phước thiện, chúng ta hoan hỷ vui vẻ với việc làm của người, mừng thế gian có thêm một người tốt và bớt đi một người xấu. Sự hoan hỷ vui vẻ giúp cho con người sống yêu thương gần gũi với nhau nhiều hơn, bằng trái tim hiểu biết.
Người phát tâm làm việc bố thí, chính họ đã khởi lòng từ bi thương xót giúp đỡ người khác. Thấy người bố thí, ta phát tâm tùy hỷ hoặc tìm cách trợ giúp theo, chính ta đã chuyển hóa được tâm ganh ghét tật đố ích kỷ của mình..
Phật ví dụ ngọn lửa của một cây đuốc dù đem trăm ngàn cây đuốc khác đến mồi, ngọn lửa ấy vẫn không bị hao mòn mà còn làm cho chung quanh đó sáng thêm. Tuy cùng làm một việc làm phước thiện, mà người phát tâm nhỏ hẹp thì công đức sẽ có giới hạn, người phát tâm rộng lớn thì công đức vô cùng tận. Trong kinh Phật dạy: “Người phát tâm rộng lớn để bố thí vật chất, của chỉ bằng hạt cải mà quả báo như núi Tu di. Ngược lại, người ôm lòng nhỏ hẹp bố thí, của bằng núi Tu di, công đức chỉ bằng hạt cải”.
Khi thấy người làm việc bố thí, chúng ta phát tâm tùy hỷ việc tốt của người khác, chắc chắn người đó sẽ cảm mến ta. Ta tùy hỷ việc làm tốt của người khác không tốn hao tài sản, hay hao mòn sức lực mà đem lại niềm an vui hạnh phúc cho mình và người.
Thấy người làm điều thiện, ta không phát tâm hoan hỷ, mà còn sanh tâm ganh ghét tật đố, khinh chê coi thường người ấy, làm họ thối Bồ đề tâm, ta và họ sẽ trở thành kẻ thù của nhau. Chính tâm ích kỷ tật đố, cống cao ngã mạn, đã làm cho mọi người càng trở nên xa lánh không thích gần gũi.
Khiêm tốn là một loại đức hạnh làm chỉ cho người khác thương mến chúng ta, vì nó trái ngược tính cống cao ngã mạn, chỉ đưa đến sự hiềm thù mà oán ghét lẫn nhau. Nếu chúng ta muốn mọi người thích gần gũi mến thương, thì ta phải biết khiêm tốn.
Người biết khiêm tốn luôn được mọi người yêu mến, quý trọng. Người khiêm tốn là người luôn có tấm lòng từ bi quảng đại, biết bao dungđộ lượng trong mọi vấn đề. Chúng ta hãy tâm niệm như sau:“Xin cho tôi được làm đất, để mọi người được dẫm lên”.
Người sống ở đời biết khiêm tốn mới học hỏi được nhiều điều hay, tu dưỡng phẩm chất đạo đức thanh cao, để làm gương sáng cho người học hỏi bắt chước tu tập theo.
Người biết khiêm tốn là đi ngược lại với tâm cống cao ngã mạn, nên được nhiều người mến thương, người trí hoan hỷ chỉ dạy và giúp đỡ trong làm việc và tu sửa đạo đức.
Nếu chúng ta tìm cầu danh vọng, phú quý giàu sang mà không thực hành hạnh khiêm tốn, thì khó mà thành tựu như mong muốn. Người hiểu biết nhiều và có địa vị cao thì càng phải khiêm tốn nhiều hơn nữa, đối với những người thấp kém hơn mình. Nhờ vậy, cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn, bởi ta biết thương yêu mọi người bằng trái tim hiểu biết.
Người Phật tử chân chính phải có lòng yêu thương người vật, biết khiêm tốn nhún nhường trước mọi người, và hằng xét lại lỗi mình để tìm cách sửa đổi cho tốt. Như vậy, người khiêm tốn luôn đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhân loại, bằng tình người trong cuộc sống với tấm lòng từ bi rộng lớn.
Hồi hướng phước báu mỗi khi làm việc thiện, có nghĩa là ta hoan hỷ muốn cho nhiều người khác cùng làm việc tốt với mình, nhờ vậy nhân loại sẽ bớt khổ đau nhiều hơn.
Chúng ta có thể hồi hướng phước báu cho những người đang sống, vì có nhiều người đang sống trong si mê lầm lạc. Chúng sinhthế gian đâu phải ai cũng có hiểu biết chân chính, nên mỗi khi ta làm việc thiện hay tu tập được an lạc, để hồi hướng công đức cho mọi người cũng được như ta.
Ngoài việc hồi hướng phước đức cho những người cùng sống với ta, chúng ta cũng cần phải hồi hướng cho những chúng sinh sống trong cảnh giới quỷ đói, đang thèm thuồng khao khát miếng ăn vật thực bằng sự tưởng tượng của con người.
Chỉ cần chúng talòng thành, mỗi khi ăn uống hay làm điều gì có ích cho người, ta hãy hồi hướng cho kẻ dương người âm được hưởng phần phước báu, đó là ta đang mở rộng lòng từ bi đến với muôn loài. Chính vì vậy, mỗi khi chúng ta làm điều gì có ích lợi hoặc thiện lành như giúp đỡ người khác, ta điều hồi hướng để mọi người được chung hưởng.
Tóm lại, chúng ta muốn việc hồi hướnglợi ích cho tất cả chúng sinh thì ta phải biết giữ giới, bố thí, thiền tập, tùy hỷ việc làm tốt, khiêm tốn, không cống cao ngã mạn và vận dụng lời Phật dạy để ngày càng được sống tốt hơn bằng trái tim yêu thươnghiểu biết.
Nghe pháp: Khi đến chùa nghe pháp, chúng ta phải chú ý lắng nghe, nếu nghe xong mà không hiểu gì hết, thật là uổng công, vô ích biết chừng nào! Chúng ta tu học như thế biết đến bao giờ mới được trí tuệ rộng lớn.
Phật pháp tuy khó nghe, nhưng chúng ta đang nghe và đã nghe, chẳng lẽ nghe xong rồi trả lại cho thầy hay sao? Nếu đã như thế, chúng ta phải sanh tâm hổ thẹn, biết đây là nghiệp chướng sâu dày do nhiều đời không gieo trồng hạt giống trí tuệ, nên bây giờ mới bị lú lẫn, ngu ngô như thế. Biết được như vậy, chúng ta hãy nên thành tâm sám hối, cố gắng siêng năng, tinh tấn học hỏi chuyên cần.
Tại sao có người nghe một hiểu mười, nghe mười hiểu trăm, còn ta nghe xong chẳng hiểu gì hết. Bởi ta không gieo nhân thông minh trí tuệ, nên phải chậm lụt hơn người và kém hiểu biết. Biết được vậy rồi, chúng ta phải làm sao cố gắng học hỏi thêm nhiều hơn nữa để thông suốt lời Phật dạy, mà biết cách tu hành nhằm chuyển hóa phiền muộn khổ đau thành an vui, hạnh phúc.
Kinh Phật thường dạy: Văn, tư, tu khi nghe pháp rồi chúng ta phải suy nghĩ, xem xét tìm ra nguyên nhân tốt xấu, đúng sai để ta bắt đầu tu sửa phiền não tham sân si thành vô lượng trí tuệtừ bi. Ta không gieo nhân trí tuệ thì làm sao có quả thông minh sáng suốt. Có người sở dĩ thông minh, sáng suốt là do họ đã học hỏihuân tập nhiều đời, không có gì là do bỗng nhiên khi không mà có được.
Ngài Lục tổ Huệ Năng cũng dốt nát, quê mùa, làm nghề đốn củi nuôi mẹ, chỉ nghe một câu kinh liền ngộ đạo và sau đó phát tâm xuất gia tu hành thành Tổ để lại nhục thân cho đến bây giờ vẫn còn nguyên vẹn. Trong suốt 8 tháng trời, ngài chỉ làm một việc giã gạo, nấu cơm; ấy thế mà Ngài được truyền y bát, làm vị Tổ thứ sáu lịch sử Thiền tông Trung Hoa. Sau này, Ngài đã báo trước ngày giờ ra đi trước 3 tháng và để lại nhục thân không bị hoại cho đến ngày hôm nay.
Khi đến chùa nghe pháp, chúng ta cố gắng học hiểu rõ ràng nghĩa lý lời Phật dạy, để rồi sau khi ra về nhớ đó mà ứng dụng, thực hành. Nghe học như thế thật sự mới có lợi ích thiết thực và xứng đáng là người Phật tử chân chính.
Nếu chúng ta đã đến chùa khi nghe thì hiểu, khi về thì quên, nên đụng chuyện phát sinh đủ thứ phiền não, làm cho mọi người mất niềm tin và không còn muốn tu học nữa. Tu học như thế vô tình phỉ báng Phật pháp; cho nên, chúng ta phải cố gắng tu học trí tuệ rộng lớn để chuyển hóa u mê, tối tăm thành trong sáng, thanh tịnh, chuyển hóa khổ đau thành an vui, hạnh phúc. Nghe pháptu học như vậy mới xứng đáng là người Phật tử chân chính.
Hoằng pháp lợi sinh có nghĩa là giúp đỡ người khác biết được Phật pháp như mình, tin sâu nhân quả mà tránh xa điều xấu ác. Giáo pháp của đức Phật rất vô cùng hữu ích, và có thể tạo cho người khác vượt qua cạm bẫy cuộc đời bằng cách làm mới lại chính mình.
Thời Phật còn tại thế, việc chú trọng đến tính giác ngộ và sự bình đẳng giữa con người với nhau, nhằm xóa bỏ mọi giai cấp thống trị. Chính vì thế, sau khi chứng ngộ, Phật thấy được tính bình đẳng trong mỗi chúng sinh, vì mê chấp mà có sai biệt nghiệp lực.
Do phân định giai cấpẤn Độcon người bị đóng khung, an phận trong giai cấp của mình, không có óc cầu tiến, để vượt thoát nỗi khổ niềm đau! Hoằng pháp vào thời Đức Phật đem lại giá trị bình đẳng giũa con người với nhau, không còn lệ thuộc bởi đấng quyền năng.
Phật dạy: Vì lợi ích cho chúng sinh, quý thầy hãy đi khắp nơi, không đi hai người một chỗ để hướng dẫn cho mọi người biết được đạo giác ngộ, giải thoát…Ngài bảo: Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, và nước mắt cùng mặn.
Ngày xưa việc hoằng pháp rộng rãi đến các tầng lớp mọi người, Phật kêu gọi tứ chúng phân bổ khắp nơi để tiện việc truyền bá đạo giác ngộ cho mọi người. Ngày hôm nay việc Phật giáo đi vào xã hội với phương châm “tốt đạo đẹp đời”, đã bắt đầu được hình thành nhưng còn rất ít. Nghĩa là chúng ta ngoài việc giúp đỡ vật chất cho người qua cơn túng thiếu, ta còn phải chỉ cho họ có đủ niềm tin về nhân quảtìm cách dứt ác làm thiện.
Chúng tôi đã làm việc này trong nhiều năm nay, đi vào các vùng sâu vùng xa, đi vào các Trung tâm bảo trợ, đi vào các trường học để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn với tinh thần lá lành đùm lá rách, kêu gọi mọi người cùng, “kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống”.
Việc làm của Phật giáo là giúp cho con người cái cần câu chứ không chỉ cho con cá, nghĩa là chúng ta đem giáo lý bình đẳng nhân quả để họ thức tỉnh mà biết cách gieo trồng phước đức, nhằm vươn lên vượt qua hoàn cảnh nghèo khó, bất hạnh.
Phật giáo trong thời đại văn minh tiến bộ, cần phải hòa nhập vào cộng xã hội qua nhiều lĩnh vực cụ thể. Giáo dục hạnh phúc hôn nhân gia đình, kiến thức môi trường sống, giáo dục trẻ em, kinh tế tài chánh, quản trị, tổ chức đào tạo gia đình Phật tử…
Chúng ta phân biệt rõ hai lãnh vực, một bộ phận chuyên tu, không bận tâm đến vật chất để tĩnh tâman nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh. Mặt khác, bộ phần hoằng pháp cần phải giao tiếp với xã hội, để tạo những phương tiện truyền thông “dung hợp đạo đời”.
Xã hội ngày nay là xã hội cạnh tranh, đạo Phật không thể an bần lạc đạo như quan niệm khi xưa. Đức Phật không cấm chúng ta làm giàu, chỉ cấm làm giàu bất chính thiếu đạo đức mà thôi. Nếu chúng ta an phận và nghèo vật chất, thì lấy gì giúp đỡ người bất hạnh? Phật tử ngày hôm nay có quyền làm giàu, để có điều kiện đóng góp giúp đỡ xã hội về mọi mặt mà vẫn giữ được đạo tâm trong sáng.
Phật giáo ngày nay nếu biết kết hợp hoằng pháp với các sinh hoạt từ thiện, sẽ đem lại kết quả tốt đẹp cho nhiều người hơn. Dĩ nhiên cái nghèo cái đói là bệnh trầm kha, cứu trợ, giúp đỡ chỉ là giai đoạn nhất thời, công việc như thế chỉ là muối bỏ biển.
Chính vì thế, Phật giáo giúp đỡ vật chất để có cơ hội khuyên nhủ mọi người tin sâu nhân quả, thể hiện lòng biết ơncố gắng tránh ác làm lành, được sự quan tâm của chính quyền các cấp tạo công ăn việc làm và vốn liếng để người bất hạnh, vươn lên làm mới lại chính mình bằng tình người trong cuộc sống.
Như vậy, Hoằng pháp lợi sinh cũng là việc cần xét đến, nhất là tại đất nước Việt Nam chúng ta còn nghèo khó, Phật giáo lợi sinh cả vật chất lẫn tinh thần là một việc làm mang ý nghĩa” tốt đời đẹp đạo”.
Người Phật tử chân chính, khi tu họcan lạc hạnh phúc, trước tiên khuyên nhủ gia đình người thân có niềm tin sâu sắc về nhân quả, nhờ vậy họ sẽ tránh xa điều ác mà hay làm điều lành. Rộng ra hơn nữa, chúng ta sẽ hướng dẫn bạn bè, bạn đồng nghiệp cùng bà con xóm giềng biết quy hướng về Phật pháp để cùng nhau sống tốt hơn.
Một người biết tu thì gia đình an vui hạnh phúc, cả xóm biết tu thì mọi người sẽ thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, nhiều người cùng tu thì đất nước sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội và cùng vui sống với nhau bằng tình thương yêu chân thật.
Tóm lại, tám phápđức Phật đã dạy cho chúng ta vừa có cơ hội hoàn thiện chính mình về nhân cách đạo đức mà còn có điều kiện dấn thân phục vụ tha nhân, nhằm làm giảm bớt nỗi khổ niềm đau, để mọi người sống với nhau bằng trái tim thương yêuhiểu biết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13415)
Hứa hẹn sẽ vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn và phát triển các khóa tu học Phật pháp mỗi năm một lần vào mùa nghỉ lễ Phục Sinh... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7757)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã...
(Xem: 12594)
Ở xứ Đức nầy mỗi năm thời tiết được chia ra làm 4 mùa rõ rệt. Mùa Đông khởi đi từ hạ tuần tháng 12 và chấm dứt vào hạ tuần tháng 3... HT Thích Như Điển
(Xem: 12676)
Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị... Tâm Nhiên
(Xem: 14525)
Hướng về rặng núi xa, đồi cây xanh, Thầy quảy trên vai hai túi đồ, có lẽ một túi đựng đồ dùng cá nhân và túi kia là y hậu, đôi cuốn sách đọc... Nguyên Siêu
(Xem: 15401)
Lời Thầy nói giống như hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát hóa thân vào đời ác năm trược, nơi nào có khổ đau, nơi đó có Bồ Tát... Nguyên Siêu
(Xem: 12046)
Cô không có ấn tượng gì về mẹ ruột của mình, lúc mẹ cô bỏ nhà ra đi cô còn quá nhỏ, hai tuổi là cái tuổi không có ký ức đối với một đứa bé...
(Xem: 13680)
Năm tôi lên 10 tuổi, bố mua về cho một con búp bê. Đó là món quà đầu tiên trong đời tôi nhận được khi kết thúc lớp 4 với kết quả học sinh giỏi.
(Xem: 13895)
Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn...
(Xem: 11467)
Thủa nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người.
(Xem: 15273)
Không biết khởi sự tự bao giờ và do đâu, ngay từ thuở còn thanh xuân mới vào đời thì thi nhân đã rơi xuống nguồn mạch sầu bi thiết...
(Xem: 12899)
Nhờ ánh sáng vô lượng của Đức Phật sẽ dắt ta ra khỏi chốn tử sinh và qua lực từ bi của Đức Phật, chúng ta sẽ được thăng hoa trong cuộc sống... HT Thích Như Điển
(Xem: 11589)
Đức Phật đã từng nói: “Nếu nước đại dương chỉ có một vị mặn thì đạo lý của ta chỉ có một vị duy nhấtgiải thoát.”
(Xem: 16808)
Chùa Hải Đức ở số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đường lên chùa là một con dốc dài... Hồ Văn Tâm
(Xem: 19952)
Giao thừa ta đốt trầm hương ngát, Xin những bàn tay xích lại cùng. Thung Lũng Hoa Vàng xuân mới nở, Cùng nhau dựng lại một quê hương.
(Xem: 15872)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13105)
Năm sau, Ba đã ngoài 80 tuổi và vẫn muốn về Quê thăm nơi chôn nhau cắt rốn... Bạch Xuân Phẻ
(Xem: 13040)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, mong đạt được điều như ý, vì càng cầu toàn thì càng thêm đau khổ thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống.
(Xem: 13070)
Ngày 14/12/2012 vừa qua một cuộc thảm sát thương tâm đã xảy ra tại trường tiểu học Sandy Hook thuộc thị trấn Newtown của nước Mỹ... Thích Pháp Lưu
(Xem: 15519)
Nếu chúng ta là những người con Phật có Trí Huệ thì đừng bao giờ giận hờn một sự thật đã xảy ra cả. Bất chấp sự thật nó oan trái oái ăm làm phật lòng ta...
(Xem: 12220)
Những ngày tháng mầu nhiệm - Kỷ niệm lần tịnh tu nhập thất thứ 10 trên núi đồi Đa Bảo, vùng Blue Mountain ngày 22 tháng 11 năm 2012. Thích Như Điển
(Xem: 13045)
Ngưỡng mong Hòa Thượng hồi nhập ta bà để tiếp tục dìu đỡ chúng con trên bước đường tu học.
(Xem: 15690)
“Người biết sống một mình” là người “không tìm về quá khứ, không tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới...”
(Xem: 13787)
Trong cuộc bể dâu này tôi linh cảm ra điều thiêng liêng rằng mẹ hiền của tôi vẫn luôn luôn hiện hữu ở bên tôi!
(Xem: 15026)
Người trí có thể chuyển cái mà thế gian cho là họa thành phước, và làm tăng trưởng, phát triển to lớn hơn cái mà thế gian cho là phước đang có.
(Xem: 13733)
Truyền thống lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ rất đẹp, không mang tính chất chính trị, không dành riêng cho một tôn giáo hay để tưởng niệm một cá nhân nào.
(Xem: 13794)
Lịch sử, nhất lại là lịch sử xa xưa, phần lớn là một sự pha trộn của nhiều chuyện có thật và không có thật, của những sự Thật (Truths) và những Huyền thoại...
(Xem: 12992)
Ngày Hiệp Kỵ muôn phương đều câu hội, Vượt năm châu, bốn biển kéo nhau về, Nghĩa Linh Sơn cốt nhục vẹn ước thề, Tình pháp lữ không bao giờ suy suyễn. Tịnh Tuệ
(Xem: 13675)
Yêu thương, hy sinhrộng lượng chỉ thật sự có ý nghĩa khi nào có một gợn sóng dấy lên hay một chút gì đó khác biệt mà thôi.
(Xem: 13539)
Sự thật cho thấy, mọi sinh vật hiện hữu trên thế gian này đều phải nương tựa vào nhau để được tồn tại và đứng vững điển hình như hai bó lau.
(Xem: 15225)
Anh luôn ghi lòng tạc dạthực hành lời căn dặn của sư phụ: “Tránh đại ngôn sẽ ngừa được khẩu nghiệp, Nhẫn nhục sẽ ngừa được thân nghiệp...
(Xem: 14632)
Tôi đặt tình yêu thương và sự tử tế vào trong suy nghĩ, trên đôi mắt và dưới cái miệng để lòng tôi được trong veo, con mắt tôi nhìn đời trìu mến...
(Xem: 13794)
Một sáng vừa hé mắt nhìn ra khung cửa ta thấy ánh bình minh đang chờ ở bên ngoài. Chỉ một đêm xa cách, ánh sáng của mặt trời lại trở về với mọi người.
(Xem: 14101)
Cười thật an, thật tươi (như hoa nở) để chào đón giây phút hiện tại ta còn sống là một quán niệm mang ý nghĩa tôn trọngbiết ơn sự sống tự thân của mình...
(Xem: 13330)
Chúng ta hãy nên học theo hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, sẵn sàng chia vui, sớt khổ vì lợi ích tha nhân, sẵn sàng chấp nhận khổ đau để mọi người được an vui...
(Xem: 13313)
Mặc Giang đã đem đến cho độc giả những vần thơ nhân bản sâu sắc nói lên sự vô thường giả tạm, mong manh để tìm ra cái lẽ chơn thường của cuộc đời.
(Xem: 14538)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ xuất hiện khi ta ước muốn chiếm hữu, nắm giữ các đối tượng ưa thích hoặc loại trừ những gì mình không mong muốn.
(Xem: 13767)
Lòng tốt, sự nhiệt tình nếu không đi cùng hiểu biết thì mọi việc sẽ khó thành tựu, khó có lợi ích thiết thực.
(Xem: 14883)
Sự dối trá không chỉ ở nghĩa thông thường là nói dối hay làm dối, mà còn bao hàm cả việc biết người khác đang gặp nguy hiểm mà không giúp.
(Xem: 17609)
Trong các phiền não của thế gian, nóng tính, giận dữ hay sân hận là những kẻ thù nguy hiểm có sức tàn phá công đức khủng khiếp nhất.
(Xem: 14385)
Phật tánh cũng lại ở ngay trong tự tâm ta. Không ở ngoài đến. Ai cũng sẵn có. Cho nên ai cũng sẽ là Phật, một khi “Thức tự tâm chúng sanh thì sẽ kiến tự tâm Phật tánh”.
(Xem: 16773)
Những độc tố của tham muốn, giận hờn và si mê tuông ra từ tâm thức của chúng ta, sẽ được tẩy rửa thanh tịnh bằng sự rộng lượng, với tình thươngtuệ giác.
(Xem: 17926)
Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
(Xem: 15497)
Tôi nghĩ một nền tảng giáo dục vững chắc để từ đó nhận ra được bản tâm tự nhiênvô cùng quan trọng đối với bất cứ ai. Đó là cội gốc sâu bền...
(Xem: 15317)
Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác.
(Xem: 16951)
Viết tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover Đức quốc sau những ngày đã trải qua nhiều sự kiện đáng ghi nhớ... - HT Thích Như Điển
(Xem: 29273)
Mây phương đông vẫn lên hường, Ngôi chùa còn đó quê hương vẫn còn... (Trụ Vũ - Quê Hương)
(Xem: 16205)
Câu chuyện để suy gẫm về những gì đang hiện hữu quanh ta... Những Đứa Trẻ của Trần Trung Thanh
(Xem: 17947)
Tháng Bảy đi qua, với những ngày mưa âm thầm bên phố quen, nơi dòng xe cộ đông đúc, mình ngắm mưa mà những “khung hình” về mưa cứ đi qua, đi qua.
(Xem: 19290)
Trời đã về chiều nhưng đôi chân kẻ du hành dường như không muốn ngơi nghỉ, "ta phải đi về nơi có tiếng chuông xa ngân dài kia...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant