Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Các Nguyên Nhân Dẫn Đến Sự Nghèo Khó

Monday, December 28, 201517:25(View: 11072)
Các Nguyên Nhân Dẫn Đến Sự Nghèo Khó
Các Nguyên Nhân Dẫn Đến Sự Nghèo Khó

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Các Nguyên Nhân Dẫn Đến Sự Nghèo Khó

Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi. Đạo lý nhà Phật nói rằng, mỗi con người ta có thể thay đổi hoàn cảnh tùy theo khả năng, ý chí quyết tâm vươn lên mạnh mẽ của mỗi người. Có người thuở nhỏ nghèo khổ, khi trưởng thành lại biết làm việc phước thiện, siêng năng, chăm chỉ, cần cù làm việc có phương pháp, biết tiết kiệm nên trở thành người giàu có.

Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay tinh thầnSự nghèo khó: Là điều kiện hoàn cảnh mà ở đấy nghèo nàn về phương diện tiền bạc của cải, vật chất, hàng hóa, sự bần cùng thiếu thốn về mọi thứ.

Thứ nhất là không biết bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia. Thứ hai là gian tham trộm cướp lường gạt của người khác. Thứ ba là không tích cực siêng năng làm việc. Thứ tư là không biết tiết kiệm trong tiêu xài. Thứ năm là hay phóng túng vui chơi sa đọa.

Trước tiên, đức Phật dạy tất cả mọi người hãy lấy hạnh bố thí làm đầu, bố thí cúng dường cha mẹ hay người tu hành chân chính, hoặc giúp đỡ, sẻ chia với người nghèo khổ, thiếu thốn, khó khăn. Người xuất gia thì bố thí sự hiểu biết khuyên người tin sâu nhân quả, tin tâm mình là Phật, tin mình có khả năng chuyển hóa phiền não khổ đau. Người tại gia thì bố thí của cải, vật chất, hổ trợ giúp đỡ người bất hạnh hoặc cúng dường Tam bảo, hai hệ thống này nương tựa mật thiết không thể thiếu, không thể tách rời nhau được.

Phật dạy, “người cúng dường và người phát tâm tùy hỷ, công đức bằng nhau. Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì nhân ganh tị tật đố sẽ dẫn đến oán giận, thù hằn, tạo ra oan gia trái chủ, trộm cướp, lường gạt, giết hại lẫn nhau”.

Người nghèo khổ làm sao có điều kiện để bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia? Trong hoàn cảnh khó khăn chúng ta phải rứt ruột ra mà thôi, nhịn bớt phần ăn của mình khi gặp người khổ hơn, nếu không thì chúng ta giúp đỡ, chia sẻ bằng lời nói, bằng tấm lòng, bằng hành động. Khi ra đường, thấy một người tàn tật đi đứng khó khăn ta giúp họ qua đường, hoặc thấy người bị tai nạn không ai chăm sóc, ta tìm cách đưa người đó tới trung tâm y tế nơi gần nhất.

Cúng dường hay giúp đỡ mọi người với tâm thành kính tôn trọng không tính toán, nghĩ suy, thấy người khổ thì mình giúp. Cúng dường hay bố thí như vậy, ai cũng có thể làm được, không phải chúng ta chờ có nhiều tiền của rồi mới biết bố thí. Ai muốn làm được như vậy, trước tiên phải tin sâu nhân quả, tin lời Phật dạy có khả năng chuyển xấu thành tốt, chuyển mê thành ngộ, chuyển khổ đau thành hạnh phúc.

Như cô bé ăn mày kia, kiếm sống bằng cách ăn xin mỗi ngày, ngủ đầu đường, xó chợ, nay chỗ này, mai chỗ kia, cuộc sống thật khốn khổ, bữa đói, bữa no. Một hôm, tại chùa nọ có mở trai đàn bố thí để giúp đỡ người nghèo trong làng. Được tin, cô muốn đóng góp một cái gì đó, cô bèn phát nguyện nếu trong ngày ấy xin được bao nhiêu, cô sẽ đem đến cúng dường hết nơi trai đàn ấy.

Do lời nguyện lực lớn lao như thế, ngày hôm đó cô bé xin được hai tiền xu, cô một mực chí thành liền hoan hỷ đến chùa cúng dường với tấm lòng biết ơn vô hạn; nhưng với hai tiền xu, làm sao mua được gì để cúng dường, chỉ còn cách duy nhất là mua muối rồi đem gởi cho người làm bếp thì mới có thể mọi người đều được, nhận phần cúng dường của mình.

Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi. Đạo lý nhà Phật nói rằng, mỗi con người ta có thể thay đổi hoàn cảnh tùy theo khả năng, ý chí quyết tâm vươn lên mạnh mẽ của mỗi người. Có người thuở nhỏ nghèo khổ, khi trưởng thành lại biết làm việc phước thiện, siêng năng, chăm chỉ, cần cù làm việc có phương pháp, biết tiết kiệm nên trở thành người giàu có.

Là người Phật tử chân chính, ta nên tìm hiểu cho chín chắn lời Phật dạy để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Mỗi ngày học Phật, mỗi ngày tu tập sẽ giúp cho ta thay đổi cách nhìn cuộc sống, vì không cố định nên ta mới tu hành được, mới làm lại cuộc đời mà vươn lên, vượt qua số phận tối tăm. Bởi lẽ cái gì cũng có nguyên nhân sâu xa của nó, không có cái gì bỗng dưng khi không mà thành.

Trở lại câu chuyện cô bé ăn mày. Một hôm nọ, có một vị quan trên đường đi tìm hiểu sự sống của người dân, vô tình thấy được cô bé đang quấn chiếu ngủ bên vệ đường, động lòng thương cảm, vị quan gọi cô bé lại, ân cần, hỏi han mới biết được sự việc là như thế, ông liền nhận cô ta về làm con nuôi, cho ăn học đàng hoàng.

Thời gian tiếp tục trôi qua, cô bé đã lớn khôn, trở thành một cô gái kiều diễm, có vóc dáng, hình thức hài hòa. Lúc này, nhà vua đang kén chọn vợ cho hoàng tử để chuẩn bị kế thừa ngôi vị. Cô là người may mắn được chọn vào cung, và được thái tử chọn làm thê tử. Thế là cô nghiễm nhiên trở thành một bậc mẫu nghi thiên hạ. Lúc này, cuộc đời cô đã thay đổi hoàn toàn. Cô nhớ lại thuở hàn vi nghèo khó, với tấm lòng quý kính Tam bảo, cô sắm soạn đầy đủ tứ sự cúng dường như y phục, tọa cụ, thuốc men, thức ăn uống và nhiều tiền bạc, rồi dùng nhiều cỗ xe chở về chùa.

Nói đến bố thí cúng dường hay giúp đỡ, sẻ chia, nhiều người cứ nghĩ phải có tiền bạc, của cải nhiều mới bố thí được, nhưng thực tế bố thí có nhiều cách, không cần phải có nhiều tiền, thậm chí người nghèo đến nỗi không có chút gì vẫn thực hành bố thí được. Có người cho rằng, bố thí là ban phát những gì có lợi cho người khác. Bố thí không nhất thiết là cho tiền tài, vật chất. Bố thí là rộng thí, là ban cho không hạn cuộc người hay vật, thân hay thù, hễ thấy chúng sanh nào cần nhu cầu là ta có thể giúp đỡ, sẻ chia.

Chúng ta có thể bố thí cho người thân thì dễ, còn bố thí cho người mình từng oán giận thì rất khó. Giúp đỡ cho người mình yêu thích thì dễ, vì nó thỏa mãn lòng yêu mến của mình, còn giúp đỡ cho người mà mình không thích mới chính là hạnh bố thí vì tinh người trong cuộc sống.

Cuộc sống của chúng ta, đối với của cải vật chất và phần tâm linh, mọi người cần phải xem trọng như nhau. Trong thời Phật còn tại thế, Ngài đã từng chỉ trích sự hưởng thụ xa hoa vật chất. Ngài đã từ bỏ lối sống khổ hạnh ép xác, làm cho thân thể tiều tụy tinh thần không sáng nên khó bề  thăng tiến tâm linh. Sau sáu năm khổ hạnh, Sa môn Cồ Đàm nhận ra rằng sự giác ngộ không thể nào đạt được với một thân thể hoàn toàn suy kiệt. Thân thể khỏe mạnh và cùng với sự suy gẫm, quán chiếu giúp cho chúng ta, có thể thấy rõ được bản chất thật hư của thân này.

 

Nhìn chung trên toàn thế giới, sở dĩ con người ta nghèo đói có rất nhiều nguyên nhân lịch sử như chủ nghĩa thuộc địa, nô lệ, chiến tranh và bành trướng, xâm lược. Khi một cộng đồng xã hộitỷ lệ bệnh tật cao và người già nhiều, năng suất lao động thấp do thiếu trình độ khoa học kỹ thuật, dĩ nhiên sẽ hạn chế của cải để phục vụ. Ngoài các sự cố trên nên dẫn đến đau buồn và chết chóc, bệnh tật phát triển nhanh do ô nhiễm môi trường là một nhân tố chính của sự nghèo đói.

 

Rõ ràng, người nghèo thì thường đau khổ vì họ không có đủ thực phẩm và tiền bạc để trang trải cho những nhu cầu cần thiết. Dù sao đi nữa, nghèo là một khía cạnh của khổ đau. Nghèo có nghĩa là thiếu của cải vật chất. Nhưng khổ đau lại là một trạng thái cảm xúc, thuộc về vấn đề tinh thần. Dường như chúng ta không thể nào tách rời hai sự thật của cuộc sống này để được hạnh phúc.

 

Theo lời Phật dạy, sở dĩ hiện tại chúng ta nghèo khó vì trong những đời quá khứ chúng ta đã không biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ, sẻ chia lại còn hay gian tham trộm cướp lường gạt của người khác. Cúng dường chư Tăng là điều lành tối thượng nhất trong các việc bố thí, bởi vì việc làm ấy hỗ trợ về mặt vật chất cho sự truyền bá lời Phật dạy nhằm giúp mọi người biết cách vượt qua nỗi khổ niềm đau. Sự cúng dường trực tiếp đến chư Phật và chư Tăng, được cho là điều quan trọng nhất trong việc duy trì Phật pháp ở trong xã hội và nó cũng đóng góp quan trọng, trong việc duy trì nhân cách đạo đức tốt của con người.

 

Trong mười cách để làm điều tốt hoặc tạo phước thì khởi đầu là bố thí, cúng dường, nhưng trong đó cũng bao gồm cả nhân cách đạo đức, sự phát triển những phẩm chất tâm lýtrí tuệ, cử hành các nghi lễ, và giảng dạy giáo pháp. “Vì nghèo khó nên người ta có thể quá bận tâm với sự đấu tranh sinh tồn, do vậy mà không thể làm bất cứ điều gì cho sự hoàn thiện bản thân.

 

Theo truyền thống của Phật giáo, bố thícúng dường là một pháp tu để tạo phước. Nếu chúng ta quá nghèo, làm sao chúng ta thực hành bố thí, cúng dường? Không cần phải bàn, chúng ta biết rằng pháp thí là cao quý hơn tất cả, những quà tặng thuộc về của cải vật chất. Tuy nhiên, chúng ta tin rằng, đời này chúng ta nghèo khó là bởi vì chúng ta đã không biết bố thí, cúng dường trong những kiếp trước; chúng ta đã không cúng dường thực phẩm, y phục, nơi ở và thuốc men đến chư Tăng hoặc cho những người đang cần.

 

Ngược lại, đời này chúng ta giàu là bởi vì chúng ta đã bố thí, cúng dường trong kiếp trước. Nếu chúng ta tiếp tục thực hành bố thí, cúng dường trong đời này bằng cách cúng dường đến chư Tăng và giúp đỡ những người nghèo khó thì trong kiếp sau chúng ta lại được giàu có. Đấy là luật nhân quả nghiệp báo đang vận hành một cách tự nhiên.

Trộm là lén lấy không cho người biết, cướp là công khai giành giựt và tước đoạt của người khác bằng mọi cách. Trộm cướp là lấy những vật sở hữu của người khác như tiền bạc, ngọc ngà châu báu đất đai, nhà cửa, ruộng vườn mà không được sự cho phép của chủ nhân. Tham nhũng ăn hối lộ lấy của công là cướp đoạt bằng quyền lực. Bóc lột người làm công không trả đủ tiền theo giá trị lao động cũng là một hình thức chiếm đoạt. Trốn thuế khai gian, cân đếm đong đo thiếu, cũng gọi là trộm cắp.

Những người có địa vị, lợi dụng quyền cao chức trọng của mình để tham ô hữu hóa là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đói nghèo của đất nước. Lãng phí của công cũng là một vấn nạn. Tham những và lãng phí thuộc về những người nắm cán cân công lý.

Tóm lại, cái gì do lòng tham thúc đẩy nên lấy của người khác một cách bất chính đều gọi chung là trộm cướp. Bao nhiêu vụ án xảy ra cũng vì quyền lợi riêng tư mà dẫn đến cướp của, giết người, hãm hại lẫn nhau. Kẻ chết đã an phận, người sống phải lãnh chịu những hậu quả đau thương đến tột cùng. Con người sống với nhau không có tình yêu thương chân thật do sự chấp ngã của bản thân nên tham lam, ích kỷ, ganh ghét, thù hằn, dẫn đến giết hại lẫn nhau.

 

Không siêng năng làm việc cũng là một nguyên nhân khác dẫn đến nghèo khó, lại còn không biết tiết kiệm, làm ít mà muốn xài nhiều thấy người có món đồ đó mình không có, nhưng vì tham mà hải vay nợ để mua. Cuối cùng nợ nần chồng chất dẫn đến nghèo khổ là chuyện đương nhiên.

 

Đàn điếm, lười biếng, hưởng thụ là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là nhân bê tha, sa đọa đưa con người ta vào cửa bại vong, làm mất đi phẩm chất đạo đức của con người. Trang là một cô bé từ nhỏ vốn đã lười học lại hay thích chưng diện, đua đòi, ăn chơi theo thời đại. Để có tiền hưởng thụ, vui chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân, cô bày ra các chiêu lừa tình một đêm với cánh đàn ông ham của lạ. Rồi cô lợi dụng kẻ kia mệt mỏi mà lấy hết tiền bạc xe cộ.

 

Lười biếng là căn bệnh trầm kha của một số người ăn không ngồi rồi, làm ít mà muốn hưởng nhiều nên dễ đi vào con đường tội lỗi. Trang vì đua đòi chúng bạn nhà giàu, nên đã đánh mất tuổi thơ quá sớm. Cái quý nhất của đời con gái Trang cũng chẳng quan tâm, chỉ biết làm sao có tiền để thỏa mãn thú vui vật chất mà đánh mất chính mình.

 

Ngày nay, trên đà phát triển quá nhanh nhưng mất cân đối, con người chỉ chú trọng để làm sao thu được lợi nhuận nhiều mà dùng đủ mọi hình thức hấp dẫn, để kích động lòng tham của con người. Phòng trà, bia ôm, vũ trường, quán rượu mọc lên như nấm. Phim ảnh, sách báo đồi trị, kích thích bạo động, công khai tuyên truyền bằng nhiều hình thức để thu hút, hấp dẫn con người. Sự đua đòi chạy theo nhu cầu hưởng thụ vật chất qúa đáng, đã làm cho con người đam mê, đắm đuối sự vui chơi trác táng nên dễ rơi vào tình trạng nghèo đói.

 

Con người ta vì nhận thứcquan niệm sai lầm nên dễ rơi vào vòng nghiện ngập, si mê rồi cam chịu chết chìm trong vòng tối tăm, u mê, tội lỗi. Thói quen lười biếng, ăn không ngồi rồi, muốn vui chơi hưởng thụ nhiều đã dễ dàng đưa con người ta vào vòng tội lỗi, và trở nên nghèo khó. Nhu cầu phát triển ngày càng cao về văn minh vật chất, cũng dễ kéo theo những tệ nạn xã hội, làm ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia mà người thiệt thòi chính là kẻ nghèo.

 

Tóm lại, đàn điếm, lười biếng, muốn hưởng thụ nhiều là nguyên nhân dẫn đến vòng tù tội. Đàn bà thì thích làm khách đưa đường, nặng hơn nữa thì làm má mì mua bán phụ nữ, mua bán trẻ em, mua bán ma túy, hoặc lợi dụng sắc đẹp để lừa gạt người khác bằng nhiều thủ đoạn tinh vi. Đàn ông thì cà rê dê ngỗng, chẳng muốn làm gì, nếu có mã đẹp trai thì dùng nam nhân kế lừa gạt phụ nữ nhẹ dạ, ham sắc; không thì sống dưới dạt áo đàn bà chờ đem tiền về nuôi, còn tệ hơn nữa thì hành nghề “ma đưa lối, quỷ đưa đường”, canh chừng vợ mình bán thân nuôi miệng.

 

Nghèo đói được coi như là một vấn nạn xã hội, bởi vì nó làm giảm tiến độ phát triển của xã hội. Nó bao gồm tất cả những sự thiếu thốn các dịch vụ như giáo dục, y tế, thị trường; các cơ sở vật chất cộng đồng như nước, vệ sinh, đường, giao thông và thông tin liên lạc. Hơn nữa, đó còn là sự nghèo nàn về tinh thần làm cho người ta càng lún sâu vào sự tuyệt vọng, bất lực, thờ ơ, lo lắngsợ hãi. Bởi do lười biếng nên một số người kiếm sống bằng nghề cờ gian bạc lận, hoặc làm các gã ma cô bảo kê gái điếm, gát sòng bạc và túng cùng phải hành nghề trộm cướp để có thật nhiều tiền hưởng thụ.

 

Nghèo khổ, túng quẫnnguyên nhân dẫn đến tù tội. “Bần cùng sanh đạo tặc” là câu tục ngữ luôn răn nhắc chúng ta phải tin sâu nhân quả, không thì túng quẫn sinh liều, gây ra nhiều tội lỗi làm tổn hại đến con người mà đánh mất chính mình.

 

Các vấn đề viện trợ nhân đạo hoặc các tổ chức từ thiện dù là đã đem đến tận tay các nạn nhân của đói nghèo này, thì cũng không thể giúp cho họ hết nghèo. Nó chỉ tạm thời qua cơn đói khát, đó không phải là giải pháp lâu dài. Là vấn nạn mang tính xã hội, đói nghèo cần phải được hổ trợ vay vốn, siêng năng tích cực làm việc và biết tin sâu nhân quả.

 

Cuộc sống nghèo khó dễ làm con người ta trở thành những kẻ sát nhân giết người tàn nhẫn. Vì hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn, nợ nần chồng chất nên dù cố gắng làm lụng đầu tắt mặt tối vẫn thiếu trước hụt sau. Quá túng quẫn khiến con người ta sinh liều, đành cướp của giết người để có tiền giải quyết các bế tắc trong đời sống gia đình. Thường người nghèo ít học, thiếu hiểu biết nên dễ dàng làm những điều xằng bậy. Họ không hiểu tại sao người khác giàu, còn mình lại nghèo.

 

Nghèo là do không biết bố thí cúng dường, hiếu dưỡng với cha mẹ hoặc giúp đỡ, chia sẻ khi gặp người bất hạnh, khó khăn. Luận về nhân quả giàu hay nghèo đều có nguyên nhân, không có gì bỗng dưng khi không lại nghèo. Thường người nghèo hay thất học, hiểu biết quá nông cạn nên không biết quân bình tham muốn, cuộc sống cơ cực, vất vả quanh năm suốt tháng, nợ nần chồng chất, thiếu trước hụt sau, không có tiền để vui chơi giải trí, chỉ lấy việc chăn gối làm đầu nên họ thường đông con là vậy.

 

Những người giàu có thường rất khôn ngoan, sáng suốt. Khi chưa thành tài họ luôn cố gắng vừa học vừa làm, chịu khó siêng năng, cần mẫn. Khi ổn định công ăn việc làm, đời sống kinh tế tương đối khá thì họ mới tính đến chuyện trăm năm, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái.

 

Người nghèo do quá khứ gieo nhân xấu ác nên đời nay sinh ra chỗ khốn cùng, không được học hành tới nơi tới chốn, không có nghề nghiệp chính đáng, chỉ làm thuê làm mướn kiếm sống qua ngày, không đủ để nuôi thân huống hồ lấy vợ nuôi con. Nghèo lại càng nghèo thêm là như thế.

 

Do đó, nền tảng giáo dục gia đình xã hội rất quan trọng. Xã hội ngày nay có nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng nhiều cách như xây nhà tình thương, hổ trợ vốn làm ăn, hướng dẫn giáo dục ý thức sống có hiểu biết về nhân cách đạo đức làm người… Về mặt tâm linh các vị tu sĩ phát tâm đi về các vùng sâu vùng xa, mở mang khuyến khích, giáo dục mọi người hiểu biết và tin sâu nhân quả, làm lành, làm thiện sẽ hưởng phước báo, làm ác, làm dữ sẽ chịu khổ đau.

 

Tu sĩ phải biết kết hợp từ thiệnhoằng pháp để kết duyên lành với người bất hạnh, nhờ vậy mới có cơ hội giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần, động viên, khuyến khích người nghèo biết gieo trồng phước đức mà tránh quả khổ đau.

 

Nghèo khổ thường dẫn đến túng thiếu, khó khăn, nợ nần chồng chất, hay bi đát hơn đã nghèo lại mắc cái eo, phải gánh thêm cha mẹ già bệnh hoạn. Cuộc sống khó khăn nên phải vay mượn, do đó luôn bị chủ nợ hối thúc, bắt buộc, nếu không đủ khả năng chi trả trong nhất thời thì lãi mẹ đẻ lãi con. Không ai muốn mình mắc nợ mà vì hoàn cảnh bắt buộc nên đành ngậm đắng nuốt cay, chịu nhiều tủi nhục bởi lời nặng nhẹ, hăm he của chủ nợ.

 

Phóng túng ăn không ngồi rồi, không lo làm ăn thì từ từ sẽ nghèo. Tiêu xài lãng phí tiền bạc không đúng chỗ dễ bị nghèo. Hàng ngày thức dậy trễ là nguyên nhân dẫn đến chỗ nghèo. Nhà có ruộng đất không lo canh tác, do làm biếng mà nghèo. Ham kết bạn với những người giàu có hơn mình hay đua đòi, trèo cao mà trở nên nghèo. Thích thưa kiện để chứng tỏ mình là anh hùng nên dễ sinh bực tức mà không chịu làm ăn cho nên nghèo. Vay nợ mua sắm làm sang, chứng tỏ ta đây là người giàu có nên tự mình làm nghèo. Trong gia đình vợ con thích ăn ngon mặc ấm mà không chịu làm ăn nên phải nghèo. Để con cháu giao du với nhiều người xấu nên dễ bị lường gạt mà thành ra nghèo. Thích rượu chè, cờ bạc, hút xách, đàn điếm thì nghèo hèn. Không biết bố thí cúng dường giúp đỡ, sẻ chia thì sẽ nghèo cùng mãi mãi.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1704)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(View: 1621)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(View: 1551)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(View: 1598)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(View: 1519)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(View: 1860)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(View: 1510)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(View: 1700)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(View: 1852)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(View: 2251)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(View: 1914)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(View: 1996)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(View: 1745)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(View: 1588)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(View: 1551)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(View: 1606)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(View: 1394)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(View: 2267)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(View: 2103)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(View: 2034)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(View: 1908)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(View: 2036)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(View: 2094)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(View: 2203)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(View: 1981)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(View: 1890)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(View: 1971)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(View: 2041)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(View: 1992)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(View: 2148)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(View: 2048)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(View: 2023)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(View: 2205)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(View: 1994)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(View: 2025)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(View: 2123)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(View: 3105)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(View: 2181)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 2175)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(View: 1957)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(View: 2307)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(View: 2265)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(View: 1972)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(View: 1923)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(View: 2016)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(View: 1966)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(View: 2085)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(View: 1831)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 1815)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant