Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lời Khuyên Của 15 Hành Giả Nhiều Kinh Nghiệm Thực Hành Chánh Niệm

13 Tháng Giêng 201611:25(Xem: 9509)
Lời Khuyên Của 15 Hành Giả Nhiều Kinh Nghiệm Thực Hành Chánh Niệm

LỜI KHUYÊN CỦA MƯỜI LĂM HÀNH GỈA
NHIỀU KINH NGHIỆM THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM


Quán Như Phạm Văn Minh dịch và giới thiệu

 
Lời Khuyên Của 15 Hành Giả Nhiều Kinh Nghiệm Thực Hành Chánh Niệm

Giống như trò chơi thể thao golf hay cả khi muốn luộc trứng tới mức hoàn hảo, mới đầu thực hành chánh niệm có vẻ dễ dàng. Nhưng lúc quý vị ngồi xuống tọa Thiền với đôi mắt nhắm hay mở – một chuyện không thể nào tránh được là quý vị không thể nào ngừng suy nghĩ về vô số những chuyện cần làm hay muốn làm, chân bắt đầu tê cứng vì bị vọp bẻ hay quý vị cảm thấy có nhu cầu ‘khẩn cấp’ muốn đi vào nhà vệ sinh.

Dĩ nhiên thực hành Thiền Chánh niệm không phải chỉ là ngồi yên và có thể quý vị không gặp những khó khăn như thế. Căn bản giản dị khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.  Hành giả Suze Yalof Schwartz, người sáng lập ra cơ sở Thiền quán Unplug Meditation. "Thiền quán là học cách phân biệt giữa ý tưởng ích lợiý tưởng quấy rối chúng ta. Ngay cả  các hành giả ‘chuyên gia’ và ‘nhiều kinh nghiệm’ cũng không tránh khỏi những cảm giác đau đớn khi họ bắt đầu thực hành .

Nếu quý vị muốn hưởng được những lợi ích của Chánh niệm mà khoa học đã chứng nghiệm, như ngủ ngon hơn, tăng cường các mối liên hệ xã hội, bớt stress, tim mạnh khỏe hơn, chỉ mới kể ra một ít các hiệu quả tích cực – quý vị kiểm lại xem những khó khăn mà các hành giả có nhiều kinh nghiệm thực hành phải ‘đối phó’ lúc đầu. Sau đó làm theo những lời khuyên nhủ thực tiễn của họ để vượt qua những trở ngại mà quý vị sẽ hay chắc chắn gặp.

1. TÔI KHÔNG THỂ NÀO NGỪNG SUY NGHĨ

Khi bắt đầu thực hành thiền quán, tôi ngộ nhận là không để cho bất cứ một ý tưởng nào xuất hiện trong tâm! Và khi không làm được tôi hay trách mình là không thực hành ‘đúng cách’ và tôi càng phán đoán mình nhiều chừng nào, tôi càng ít có hy vọng tiếp tục thực hành chừng đó.

Khi tôi biết là thực hành Chánh niệm gồm cả việc theo dõi ý tưởng nhưng không ôm chặt lấy chúng, tôi ngưng phê phán mình là một hành giả ‘dở’. Tôi giúp mình bằng cách buông bỏ danh sách những công việc muốn làm khỏi đầu, tôi giữ một nhật ký những công việc muốn làm cạnh gối tọa Thiền. Khi có một ý tưởng xuất hiện mà tôi muốn nhớ hay muốn buông bỏ, tôi chỉ cần mở mắt ra và viết xuống giấy. Xong tôi nhắm mắt lại và tiếp tục trở lại theo dõi hơi thở. Tự cho phép mình ‘thiết lập’một chương trình đối phó với cái Tâm hiếu động rất hữu ích.

- Christine Hassler, Tác giả quyển Expectation Hangover

2. I DIDN'T WANT TO JUST SIT THERE
TÔI KHÔNG MUỐN CHỈ NGỒI XUỐNG ĐÓ

Khi tôi bắt đầu thực hành Chánh niệm, Cũng như nhiều người khác tôi có những mối hoài nghi: tôi không thể ngồi yên được. Tôi không thể bật nút ‘tắt’ Tâm của mình và nhất là không có thì giờ để thực hành

Điều quý vị cần làm là chú ý vào hơi thở dù là trong một giờ, một phút hay một giây. Quý vị có thể tích lũy thời gian thực hành cả ngày: khi đứng chờ mua và phê Starbucks, ngồi chờ trong khi bị kẹt xe, hay chờ một buổi họp bắt đầu. Quý vị không cần ngồi yên một chỗ- quý vị có thể thực hành quán niệm khi đi tới đi lui cùng một lúc.

- Suze Yalof Schwartz, người sáng lập cơ sở Unplug Meditation

3. TÔI TIẾP TỤC BỊ BUỒN NGỦ
I KEPT FALLING ASLEEP

Tôi bắt đầu thực hành Chánh niệm khi còn là một sinh viên năm thứ nhất, thường thiếu ngủ và bị căng thẳng lúc theo học Đại học. Mỗi ngày tôi thực tập 2 lần, buổi sáng và buổi chiều, một lần 20 phút. Khi thực tập vào buổi chiều, tôi thường hay bị buồn ngủ!

Giải pháp: Tôi ngủ lâu hơn và trước khi thực hành tôi uống trà hay cà phê.

- Daniel Goleman, Tâm lý gia và tác giả A Force for Good: The Dalai Lama's Vision for Our World

4. I DIDN'T HAVE ENOUGH TIME
TÔI KHÔNG CÓ ĐỦ THÌ GIỜ

Lý do chánh tôi viện ra là “không có thì giờ”. Nhưng tôi cũng tự biện giải một cách hợp lý. Nếu tôi có thì giờ xem những clip nhảm nhí trên YouTube, tôi chỉ cần dành ra 5 phút để thực hành. Một vài ngày thực hành lâu hơn, một vài ngày khác không thực hành gì cả, hiện nay tôi thực hành ngay khi có cơ hội  không phải là tìm thì giớ trống mới thực tập.

Giải pháp của tôi: Tôi để đồng hồ reo khoảng thời gian mà tôi dành để thực hành, hay ghi xuống Nhật ký trong ngày, thường vào buổi trưa. (Ngồi Thiền vào sáng sớm không thích hợp cho tôi, dù có ý định thực hành nghiêm chỉnh, nhưng trong đầu tôi chỉ nghĩ đến tách cà phê! Không có cách thực hành nào đúng hay sai- chỉ cần ngối!

- Bethany Lyons, đồng sáng lập viên chương trình Lyons Den Power Yoga

5. I DIDN'T WANT TO 'DO NOTHING'
TÔI KHÔNG MUỐN ‘KHÔNG LÀM GÌ CẢ’

Khi bắt đầu thực hành, ý tưởng ‘ngồi yên không làm gì cả” là một trở ngại lớn lao cho tôi. Nhưng khi tôi biết thực hành Chánh niệm không phải ‘không làm gì cả’ mà đó là một cơ hội huấn luyện Tâm’. Tôi bắt đầu biết Thiền quán giúp tôi một cơ hội để có một viễn kiến, lắng nghe tuệ giác nội tâm và có những chọn lựa ý thức về một cách ở đời.

Giải pháp: Bắt đầu những cuộc thực tập Chánh Niệm nho nhỏ chừng 10 phút mỗi ngày kể cả thực hành chánh niệm khi uống một tách và phê (thiền uống cà phê!) hay thiền hành khi đi trong một hành lang.

- Janice L. Marturano, Giám đốc Điều Hành Viện Mindful Leadership

6. I THOUGHT MEDITATION HAD TO BE FORMAL
TÔI NGHĨ PHẢI THỰC HÀNH CHÁNH THỨC

Lúc đầu một điều tôi thấy khó khăn nhất là dành một thời gian chính thức để tọa Thiền. Tôi bắt đầu thực tập vào năm cuối Đại học, và khi tốt nghiệp, tôi làm ở một công ty lớn. Tôi thích việc làm của mình, nhưng vì làm việc nhiều giờ trong ngày và tôi có ít thời giờ dành tiệng cho việc thực tập như trong thời gian còn là một sinh viên.

Giải pháp: Chìa khóa khiến tôi hoàn toàn thay đổi hiểu biết Thiền. Thay vì than phiền không có thì giờ thực hành Thiền, tôi thích thú tìm cách phát triển chú ý, tĩnh lặng và tử tế trong các buổi họp, trên xe lửa, tại phòng tập thể dục hay làm việc trên internet. Và tôi bắt đầu dùng kỹ thuật này vào các hoàn cảnh khác. Tôi vẫn còn thực hành chánh thức, nhưng tôi xem chúng như những thực hành phụ thêm vào lối sống rất bận rộn của tôi.

- Rohan Gunatillake, Giám đốc cơ sở Mindfulness Everywhere và là người sáng lập tổ chức Buddify

7. I WANTED TO MOVE AROUND
LÚC NÀO TÔI CŨNG MUỐN ĐỘNG ĐẬY

Tôi bắt đầu thực hành Thiền khi tôi là một đứa trẻ mới 6 tuổi, cho nên trở ngại lớn nhất của tôi là ngồi yên một chỗ ! Không phài chỉ vì tôi là một đứa trẻ mới 6 tuổi: ngứa ngáy trong người tiếp tục trong một thời gian dài. Cái tâm viên ý mã này chạy vòng vòng trong tâm với tốc độ 100 dặm một giờ và phần lớn  muốn đuổi  theo Tâm. . Chỉ những năm gần đây tối mới có thể làm Tâm thư giản chút ít và ý muốn động đậy của tôi mới giảm bớt được.

Giải pháp: Nhiều người không muốn nghe điều này, nhưng thực hành Thiền cần nhiều thời gian trước khi trở nên “dễ dàng”." Cố gắng thực hành Thiền ba lần và nói là thực hành Thiền cũng giống như mới chạy có ba lần và nói là chưa làm quý vị giảm cân. Cũng thế nếu quý vị thực tập mỗi ngày trong nhiều tuần lễ , và quý vị cảm thấy thực tập dễ dàng hơn và quý vị sẽ bắt đầu thấy kết quả, quý vị an trú trong hiện tại dễ hơn, an lạc hơn, chú ý dễ hơn và tôi có thể nói là đối xử tử tế hơn với mọi người. Cho nên cách tốt nhất để thực hành Thiền là kiên nhẫn và tạo một cơ hội cho việc hành Thiền bén rễ.

- Lodro Rinzler, Chuyên gia Thiền Sonima và tác giả How to Love Yourself (and Sometimes Other People)

8. I COULDN'T QUIET MY MIND
TÔI KHÔNG THỂ NÀO AN TÂM

Tâm viên ý mã là một trở ngại lớn nhất của tôi khi thực hành Thiền. Tôi có thể ngồi xuống tọa Thiền, nhưng ý tưởng ở đâu cuồn cuộn hiện ta trong đầu. Và các ý tưởng này nhiều khi rất nhỏ nhen! Khi tôi nhắm mắt và cố gắng an tâm, chúng càng làm tới ‘náo nhiệt hơn, ồn ào hơn’ và càng nhỏ nhen hơn!

Giải pháp: Tôi vượt qua trở ngại này bằng cách niệm Mantra. Cái tôi cần phải ‘làm một cái gì đó’ không thể ‘ngồi không’ và lập lại các mantra này khiến tâm tôi sâu lắng hơn và trãi nghiệm bớt náo động hơn.

- Jeff Kober, chuyên gia Thiền Quán Buick's 24 Hours of Happiness Test Drive

9. IT HURT MY LEGS AND BACK
HAI CHÂN VÀ LƯNG BỊ ĐAU NHỨC

Khi tôi bắt đầu thực hành chánh niệm, bắp chân và hai bàn chân của tôi ‘bị buồn ngủ’ và đau nhức như bị kim châm chưa từng thấy, và lưng tôi bị đau như điên.

Giải pháp: Khi tôi theo học một khóa tu dài hạn và quý Thầy dạy tôi dùng các gối tọa Thiền ‘đúng cách’ để tôi có thể ngồi thẳng lưng và được nâng đỡ. Trong khóa tôi ngồi Thiền liên tục trong vòng 14 ngày nên cuối cùng tôi ngồi đúng cách giữ lưng, xương sống theo một đường thẳng nhờ các tọa cụ nâng đỡ, xương sống của tổi trở nên cứng hơn. Từ đó đến nay tôi không hề bị vấn đề nào trong các buổi tọa Thiền!

- Brett Larkin, Giáo thọ Yoga và Thiền 

10. I KEPT THINKING, 'HOW MUCH LONGER?
TÔI TIẾP TỤC ‘NGHĨ CÒN BAO LÂU NỮA’?

Khi tôi bắt đầu thực tập Tọa Thiền, tôi không phải là một hành giả “tự nhiên”." Mantra của tôi là còn ‘phải’ ngồi bao lâu nữa?” Tâm tôi như con khỉ chuyền từ cành này sang cành nọ, từ bản liệt kê những chuyện cần làm, cho tới cơn đau nhức ở bàn tọa cho đến bản tự phê bình dài dằng dặc.

Giải pháp: Thứ nhất; Tôi lập ra một bản ‘hợp đồng’ với mình về thực hành Thiền mỗi ngày trong vòng 21 ngày dù trong bất cứ trong bất cứ hợp nào. Nếu không có mối quyết tâm này, chắc chắn là tôi đã bỏ cuộc vì thất vọng. Như bất cứ một thói quen nào khác, cần một thời gian để não bộ thay đổi cách ‘quấn dây’ lại các tế bào não, để chúng ta từ từ thiết lập các tế bào nền về chú ý, cũng như thân thể cần xây dựng bắp thịt mạnh để chúng ta cử tạ. Chúng ta cần một chút kiên nhẫn khi học một kỹ năng mới, cho chúng môt thời gian để những kỹ năng này được hình thành và dễ sử dụng hơn.

- Lynne Goldberg, Người sáng lập  OMG! I Can Meditate

11. I WASN'T CONSISTENT
TÔI KHÔNG KIÊN TRÌ THỰC TẬP

Thách đố lớn nhất của tôi là khi thực hành Thiền lúc còn là một sinh viên là thiếu kiên trì. Tôi dao động giữa hai cực thực hành  tích cực và không thực hành đều đặn. Vấn đề? Tôi chỉ thực hành khi có thì giờ.

Giải pháp: Những gì chúng ta thiết lập trong đời sống của chúng ta- phải kiên trì thực hiệntrở thành một mục tiêu chính trong lịch trình thực hiện. Không phải chỉ thực tập  khi chúng tathì giờ rảnh rỗi. Nếu quý vị muốn thực hiện sâu xa trong quá trình thực hành Thiền quán, quý vị thiết lập quá trình thực tập chặt chẽ trong đời mình không để chúng bị đẩy ra ngoài khi chuq1ng ta vui buồn hay khi mức khần cấp bớt đi.

- Jeffrey Rubin, Ph.D., nhà Tâm lý Trị Liệu, Giáo thọ Thiền quántác giả Meditative Psychotherapy

12. I DIDN'T WANT TO BRING UP EMOTIONS
TÔI KHÔNG MUỐN KHƠI ĐỘNG TÌNH CẢM

Từ thời thơ ấu tôi học cách đè nén tình cảm, hơn là biểu lộ tình cảm, như sợ hãi, giận dữ, thất vọng. Trong nhiều năm tôi phát triển chiến lược đối phó sai lầm nhằm chôn vùi tình cảm như say mê làm việc quá độ, tiêu thụ hay sử dụng các độc chất và nghiệp ngập rượu chè. Khó khăn mà tôi dặp thi hành Thiền là khi tôi ngừng lại để nhìn vào bên trong, những tình cảm bị đè nén lại bộc phát  và tôi cảm thấy lo âu và không thể chú ý hay ngôi yên, hiện tượng mà các nhà tâm lý gọi là “lo âu mãn tính”.

Giải pháp: Không một người nào muốn giữ lại những tình cảm mà họ cố chạy trốn từ thời thơ ấu. Đó là một quá trình tiếp diễn khi tôi thực tập Chánh niệm hàng ngày trong hơn 20 năm. Giải pháp là tạo một cộng đồng thân hữu hỗ trợ hay làm việc chung với một giáo thọ Thiền quán. Tôi khuyên quý vị nên dùng cả hai biện pháp trên.

- Josh Korda, Giáo thọ tại Dharmapunx NYC

13. I KEPT THINKING ABOUT MY TO-DO LIST
TÔI TIẾP TỤC NGHĨ VỀ DANH SÁCH NHỮNG CHUYỆN CẦN LÀM

Trở ngại lớn nhất của tôi lúc bắt đầu thực tập là làm thế nào để tâm được an tĩnh. Nagy lúc tôi ngồi xuống thực tập Thiền, danh sách những chuyện cần làm và những ý tưởng tức khắc hiện ra trong đầu.

Giải pháp: Một thời gian sau tôi học được là cứ để ý tưởng đến rồi đi thay vì tìm cách xua đuổi chúng. Tôi theo dõi  ý tưởng hiện ra trong đầu rồi trở lại Mantra hay chú ý đến hơi thở. Tôi học là ý tưởng trong đầu là một phần của thực hành.

- Gabby Bernstein, Tác giả tác phẩm bán chạy nhất của New York Times - Miracles Now

14. I QUIT AFTER TWO WEEKS
TÔI NGƯNG THỰC HÀNH SAU HAI TUẦN

Kinh nghiện hành Thiền của tôi là lớp thực tập hàng tuần trong Đại Học. Giáo thọ đi quanh và đánh roi tre vào lưng chúng tôi khi chúng tôi dơ tay lên cho biết là Tâm đi lạc. Ừ, tôi có nhiều ý tưởng hiện trong đầu đáng lạc hướng (Ui cha!). Không cần nói tôi chỉ học hai tuần trong lớp đó.

Giải pháp: Về sau tôi biết là ý tưởng hiện ra trong đầu là một chuyện bình thường- dù ý tưởng đó là “Tôi làm đúng rồi” hay nghĩ về đời sống tình ái. Cứ để ý tưởng xuất hiện, rồi nhẹ nhàng rồi để chúng đi. Và tiếp tục giữ chánh niệm: khi quý vị kiên trì thực tập hàng ngày thay vì năm khi mười họa mới thực tập chánh niệm, quý vị sẽ thấy thêm nhiều niềm vui xuất hiện trong đời sống hàng ngày.

- Davidji, Grokker chuyên gia hành thiền

15. I KEPT JUDGING MYSELF
TÔI TIẾP TỤC CHỈ TRÍCH MÌNH

Trở ngại lớn nhất trong khi thực hành Chánh niệmcảm tưởng mình ‘không xứng đáng’ Ở một mức độ nào đó tôi luôn luôn lượng giá là tôi đáng lẽ hành Thiền ‘giỏi hơn’ và kết luậnđáng lẽ ra tôi phải thực hành khá hơn. Tôi luôn luôn có một hình ảnh lý tưởng về chính mình và luôn luôn nghĩ là mình phải nên như thế này, nên như thế nọ và cảm thấy mình chưa đạt tới mức đó và bất toàn: Lẽ ra tôi phải rộng lượng hơn, bớt nghĩ về mình, bớt phê phán. Cảm tưởng bất toàn khiến tôi luôn luôn nổ lực và ít khi thư giản và hưởng những thứ vui của giây phú hiện tại.

Giải pháp: Tôi bắt đầu giữ chánh niệm về những bất toàn và thất bại của mình như một  cách tránh né khổ đau. Thay vì tự phán đoán mình và bị mắc kẹt trong những ý tưởng ám ảnh mình, tôi giữ chánh niệm và thấy rằng sợ hãi, và đau khổ thay vì mong muốn xua đuổi những ý tưởng này.

- Tara Brach, giáo thọ Thiền quánTâm lý Gia Lâm Sàng

Dịch và giới thiệu

Quán Như Phạm Văn Minh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9591)
Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn; Ngài muốn cho chúng ta biết và thấy năm uẩn...
(Xem: 10203)
... ngài Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu một ngày của mình bằng việc lễ lạy. Từ tư thế đứng, ngài buông dài người ra sàn nhà, với chỉ một tấm đệm mỏng trải trên tấm ván đủ cho phần thân mình.
(Xem: 9465)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới...
(Xem: 11039)
Nụ cười của Ngài thật là tinh tế. Thế nhưng tại sao Ngài lại mỉm cười? Có phải đấy là một thể dạng phúc hạnh mà Ngài cảm nhận được trong khi thiền định hay chăng?
(Xem: 9706)
Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổphiền não tham sân si, mạn, nghi, ác kiến.
(Xem: 11740)
Ngủ nghỉ mới thức dậy, xin nguyện cho chúng sanh, có trí giác hoàn toàn, nhìn rõ khắp mười phương...
(Xem: 9511)
Mãi cho đến mấy chục năm sau, Thầy mới tìm ra được hình ảnh của một vị Thầy đích thực, một vị Bổn Sư. Bổn Sư chỉ có nghĩa là "Thầy của tôi" thôi.
(Xem: 21683)
30 năm qua được coi là quá đủ cho một thế hệ tiếp nối. Nếu không được ghi lại, kể lại thì lớp người sau chắc chắn sẽ đi vào quên lãng hay hiểu một cách lờ mờ hoặc qua trung gian một người khác kể...
(Xem: 10043)
Thi phẩm “Hạt Cát Mịn” như bản tóm lược, hay nói khác thì đây là công trình “Thi Hóa Duy Thức Học” để làm tài liệu tu học. Một môn học quan trọng bậc nhất đối với người học Phật.
(Xem: 9386)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này.
(Xem: 10038)
Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện...
(Xem: 16484)
Đạo sư nói: "Tôi cũng là một người du lịch qua cuộc đời này nên không mang theo đồ đạc gì nhiều".
(Xem: 14056)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi, Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa, Múc bình nước mát về qua, Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa”
(Xem: 10155)
Người tụng kinh lâu ngày sẽ hiểu ý kinh, Người niệm Phật lâu ngày sẽ thấy cảnh Phật...
(Xem: 9069)
Triều Nguyên sinh năm 1953 tại Đại Lộc, Quảng Nam, bên bến sông Thu Bồn lồng lộng gió nắng, ngan ngát hương đồng cỏ nội.
(Xem: 9189)
“Khi một ý xấu vừa manh nha, biết ngay tai họa của nó, ta liền giữ chánh niệm như cây bám chặt vào đất”.
(Xem: 12889)
Phật giáo đã có ít nhất 2500 năm lịch sử; và có lẽ, cũng đã có chừng ấy lần các thế hệ Phật giáo đồ xao lòng nhớ lại câu chuyện Phật dự hứa ngày viên tịch, báo trước giây phút bỏ lại trần gian.
(Xem: 10763)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi.
(Xem: 12226)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có những lời dạy thật chí thiết về con người và sự vật, cảnh giớicõi nầy hay những cõi khác.
(Xem: 10730)
Shunryu Susuki Đại sư (1904-1971) là người sáng lập Trung tâm Thiền San Francisco và là một khuôn mặt chủ chốt trong việc truyền bá đạo Phật sang phương Tây.
(Xem: 12789)
Cuối tuần qua, tại Trại Huấn luyện Huyền Trang V ở Hayward, CA. Vừa lắng nghe và thông dịch lại cho các Trại sinh không hiểu tiếng Việt qua đề tài Thấu đáo về Hiện tình Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
(Xem: 11365)
Phật ngồi đó, tiếp tục thiền định với ánh mắt từ bi hướng về những người đang thảnh thơi thưởng thức một tách cà phê ấm hoặc bận chăm chú xem màn ảnh của điện thoại...
(Xem: 9678)
Trong khuôn viên khu nhà tập thể của quân đội, xe Bus của từng đơn vị lần lượt chuyển bánh rời khỏi vùng Fribourg vào sáng ngày cuối khóa tu học
(Xem: 12727)
Tường thuật lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập chùa Bảo Quang và Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL 2558
(Xem: 11234)
Suốt bãi biển dài rộng, không ai mong đợi một cái gì trường cửu. Tất cả đều tạm bợ, có đó, rồi để cho sóng vô tình cuốn đi...
(Xem: 12862)
Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có, thương yêu, giận lẫy cũng có.
(Xem: 12518)
Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa.
(Xem: 13246)
"Cơn Dông Giữa Mùa Hạ" là tựa đề bài tường thuật của Trần Thị Nhật Hưng nói lên nỗi niềm bâng khuâng và xúc động cùng những kỷ niệm tràn ngập dội về tâm trí của tác giả khi hay tin Sư Ông Khánh Anh viên tịch.
(Xem: 24925)
Thể theo giáo luật và truyền thống Phật Giáo, mùa An Cư Kiết Hạ lần 26 năm nay của GHPGVNTN Canada được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn.
(Xem: 12307)
Buổi lễ khai giảng diễn ra trong bầu không khí trang nghiêmtrầm lặng đầy nước mắt, bao trọn hình ảnh của cố Hòa Thượng Minh Tâm trong những lời phát biểu.
(Xem: 12812)
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
(Xem: 13608)
Loài cỏ bệnh úa tàn thân xác, Đã gầy hao từ gốc rễ cằn khô, Chắc tại nắng, tại mưa, tại bao điều khác, Nằm co ro đợi chết đến giờ
(Xem: 11072)
Trước khi khởi sự tu tập để phát huy lòng từ bi và tình thương, cũng cần nên tìm hiểu ý nghĩa của hai chữ ấy là gì...
(Xem: 11161)
Tất cả chúng sanh vì chẳng thấy Phật tánh nên thường bị phiền não trói buộc mà phải lưu chuyển trong sanh tử.
(Xem: 9690)
Phàm những gì có hình tướng thì tất cả đều bị chi phối bởi sự vô thường, mà đã vô thường thì nguyên nhân chính của nó là khổ...
(Xem: 11081)
Lúc ấy Đức Thế Tôn đã ôn tồn mà nói cùng đại chúng: “Này A Nan! sau khi ta diệt độ các ông hãy nương tựa vào chính mình và hãy lấy giới luật làm thầy.”
(Xem: 9027)
Tất cả những giáo lý của Đức Phật căn cứ trên Bốn Chân Lý Cao Quý. Trong giáo lý Bốn Chân Lý Cao Quý chúng ta nhận ra hai tập hợp của nguyên nhân và hệ quả.
(Xem: 9489)
Thầy dìu dắt từ đó tôi được tiếp xúc gần và rất gần Ngài do vậy tôi học ở ngài được nhiều thứ trong cuộc sống, giờ giấc, tinh tấn, chuyên cần , nhất là việc tu tập v.v...
(Xem: 9568)
Một trong bốn chân lýĐức Phật dạy là chân lý về sự khổ, khổ đế trong Tứ diệu đế. Đức Phật dạy bản chất của thế gian là bất toàn, bất toại nguyện, là vô thường, là đau khổ.
(Xem: 13604)
Chẳng có gì đơn độc sinh ra, tồn tại, chuyển động, và biến mất giữa cõi đời. Chẳng có gì gọi là độc hành, độc lập, độc bộ, độc cư, cô thân, cô độc, cô đơn…
(Xem: 9537)
Đâu hay tất cả đều là sự công bằng tuyệt đối khi ta soi vào nhân duyên nghiệp báo không chỉ ở kiếp này mà từ những kiếp quá khứvị lai được giải thích cặn kẽ trong kinh điển nhà Phật.
(Xem: 12637)
Vận nước như dây quấn, Trời Nam mở thái bình, Vô vi ở điện các, Chốn chốn dứt đao binh...
(Xem: 9678)
Trong giáo lý của đạo Phật, “cho sự không sợ hãi” được xem là một hạnh nguyện cao quý gọi là vô úy thí (abhada-dàna), là Thánh hạnh (Ariya-cariyà), thiện hạnh (kusala- cariyà)
(Xem: 10160)
"Này Angulimala! Ta đã dừng lại từ lâu rồi, chính anh mới là người chưa dừng lại..."
(Xem: 16845)
Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ - Trôi chảy mãi ngày đêm không ngừng nghỉ như thế này ư?
(Xem: 9084)
"Từ lúc này cho đến hết ngày hôm nay, tôi sẽ đưa vào sự thực tập những gì tôi tin tưởng một cách tối đa như tôi có thể"...
(Xem: 10259)
Khi trải qua một cơn bạo bệnh hay tuổi đã xế chiều thì ý niệm về lão-bệnh-tử, tức phải đối mặt với sự chết hiện ra ngày một rõ ràng hơn...
(Xem: 13973)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ)
(Xem: 9738)
Tôi đến chùa Viên Đức, Đức quốc vào thứ 6, tưởng là sớm, tới nơi lúc 22 giờ 30 Phật tử đã đông nghẹt, mọi phòng đều chật cứng nằm xếp lớp...
(Xem: 11147)
“Vũ trụ mà tôi và bạn thể nghiệm bây giờ, với cây cối, nhà máy, con người, nhà cửa, xe cộ, hành tinh và các thiên hà, chính là ý thức biểu hiện ở một tần số đặc biệt nào đó."
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant