HÀNH TINH CỦA CHÚNG TA LÀ MỘT THẾ GIỚI DUY NHẤT
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Đức Phật Trong Đảng Màu Lá Cây!
NẾU CHÚNG TA SUY NGHĨ một cách cẩn thận về nó, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng nếu Đức Phật Thích Ca trở lại với chúng ta và gia nhập vào một đảng phái chính trị, đó sẽ là Đảng Xanh Lá Cây! (Cười). Ngài sẽ là một nhà sinh quyển học! (Cười).
Xét cho cùng, Đức Phật đã không sinh ra ở một thiên đàng, nhưng trong một ngôi vườn. Khi ngài trở thành Giác Ngộ, không phải trong một văn phòng, một ngôi nhà, hay một đền đài, nhưng dưới tàng một cây, Cây Bồ Đề. Và khi ngài qua đời, đó là dưới cội sala song thọ mà ngài nhập đại niết bàn.
Nhân Quyền Và Môi Trường
NẾU TÔI PHẢI ĐI BẦU, đó sẽ là một đảng bảo vệ môi trường. Một trong những việc phát triển tích cực hơn hiện nay trên thế giới là sự lớn mạnh nhận thức về tầm quan trọng của thiên nhiên. Không có gì thiêng liêng hay thánh thiện về điều này. Như những con người, sự sống của chúng ta đến từ tự nhiên, và thật là vô nghĩa khi hành động chống lại nó. Đó là tại sao tôi nói rằng môi trường không phải là một vấn đề của tôn giáo, hạnh kiểm hay đạo đức, tất cả những thứ đó là xa xỉ phẩm, vì chúng ta có thể sống mà không có nó và vẫn sống còn. Nhưng chúng ta sẽ không tồn tại nếu chúng ta tiếp tục chống lại thiên nhiên.
Chúng ta phải chấp nhận thực tế này. Nếu chúng ta làm mất sự cân bằng của thiên nhiên, con người sẽ đau khổ. Hơn thế nữa, chúng ta, những người đang sống hôm nay phải quan tâm đến những người sẽ sống ngày mai. Một môi trường trong sạch là nhân quyền giống như bất cứ quyền nào khác. Thế nên, đó là trách nhiệm của chúng ta để trao lại một thế giới lành mạnh, nếu không phải thậm chí là lành mạnh hơn khi chúng ta có nó. Đây là một công việc không phải khó khăn như nó có thể dường như thế. Đúng là, năng lực của chúng ta để hành động như những cá nhân là giới hạn, nhưng chí nguyện của mỗi người thì không thế. Một cách cá nhân, chúng ta phải làm mọi thứ chúng ta có thể, bất chấp nó là nhỏ nhoi như thế nào. Ngay cả vặn tắt đèn khi chúng ta rời phòng dường như không hiệu quả gì lắm, không có nghĩa là chúng ta không phải làm việc ấy.
Về điểm này, như một tu sĩ Phật Giáo, cảm nhận của tôi là tin tưởng trong nghiệp quả là rất hữu ích trong đời sống hàng ngày. Một khi chúng ta tin tưởng trong sự nổi kết giữa động cơ của một hành động và hệ quả của nó, thì chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với hậu quả của những gì chúng ta làm, cho tự thân và người khác. Đó là lý do tại sao, mặc cho thảm họa đang xảy ra ở Tây Tạng, nhưng tôi vẫn thấy nhiều thứ tốt đẹp trên thế giới.
Tôi đặc biệt an tâm hơn khi tôi thấy rằng sự tiêu thụ, tự nó kết thúc, dường như đang cho thấy cảm giác rằng chúng ta phải bảo tồn những nguồn tài nguyên của Trái Đất. Điều này là hoàn toàn cần thiết. Loài người là con cháu của Trái Đất. Trái lại, Bà Mẹ Đất Chung của chúng ta đã bao dung tánh nết của chúng ta cho đến bây giờ, bà đang cho thấy rằng hiện tại chúng ta đã đến những giới hạn có thể bao dung được.
Tôi cầu nguyện rằng một ngày nào đó tôi có thể truyền rao thông điệp bảo vệ môi trường này và sự quan tâm đến người khác tới người dân Trung Hoa. Vì Phật Giáo hoàn toàn không phải là ngoại lai đối với người Trung Hoa, tôi nghĩ rằng tôi có thể hữu dụng cho họ, ở trình độ thực tế. Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 9 đã một lần truyền lễ Thời Luân ở Bắc Kinh (1932). Do thế, nếu tôi có thể làm được điều này, thì sẽ có một tiền lệ. Như một tu sĩ, sự quan tâm của tôi là cho tất cả mọi thành viên của gia đình nhân loại - thật sự cho toàn thể chúng sanh.
Với tác động lớn mạnh của khoa học trong đời sống của chúng ta, tôn giáo và tâm linh có một vai trò thậm chí lớn hơn, bằng việc nhắc nhở chúng ta về loài người của chúng ta. Không có mâu thuẩn nào giữa hai sự tiếp cận này. Mỗi thứ cho chúng ta những tuệ giác đáng giá cho phép chúng ta thấu hiểu thứ kia tốt hơn. Cả khoa học và giáo huấn của Đức Phật nói với chúng ta về sự hợp nhất thiết yếu của tất cả mọi sinh vật sống.
Đã nhiều lần Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố một cách công khai ao ước ban tặng "những anh chị em Trung Hoa" một lễ truyền đạo Thời Luân ở Bắc Kinh, tại Công Trường Thiên An Môn. Nghi lễ Mật tông này, được xem như một nghi thức tối cao của Phật Giáo Tây Tạng, được dâng hiến đến hòa bình thế giới.
Khi ngài truyền đạo Thời Luân ở Sarnath năm 1990 sau khi nhận giải Nobel Hòa Bình thế giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gia lực cho những hạt giống của nhiều loại trái cây và giao cho những người tham dự, tuyên bố, "Tất cả các lục địa trên thế giới đại diện trong buổi tập hợp Thời Luân này. Đây là những hạt giống được đặt gần mạn đà la để tiếp nhận sự gia lực. Có những hạt mơ (apricot), phỉ (hazelnut), đu đủ, ổi, và những thứ hạt khác, là những thứ có thể phát triển ở những vĩ độ, vùng miền khác nhau. Vì vậy thế giới được gieo trồng những thứ hạt hòa bình khác nhau.
Tâm, Tim, Và Môi Trường
THẬT KHÓ KHĂN CHO những người bình thường thông hiểu trọn vẹn những thông báo của các chuyên gia về sự biến đổi môi trường. Chúng ta đã nghe về sự hâm nóng địa cầu, mực nước biển dâng lên, tỉ lệ ung thư gia tăng, sự gia tăng nhân khẩu học, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, và sự diệt chủng của các loài. Khắp mọi nơi, hoạt động của con người đang làm nên một sự tăng tốc tàn phá những yếu tố then chốt mà trên ấy những hệ thống sinh quyển tự nhiên của toàn thể mọi loại sự sống nương tựa.
Dân số thế giới đã tăng gấp ba lần trong không gian của một thế kỷ, và dự đoán là sẽ tăng gấp đôi gấp ba trong thế kỷ 21. Với sự phát triển của những sự gia tăng kinh tế toàn cầu cùng cực về sự tiêu thụ năng lượng, sản sinh khí thải, và sự tàn phá rừng ở một mức độ lớn ở ngay trước mắt. Thật khó để tưởng tượng - tất cả những điều này sẽ xảy ra trong kiếp sống của chúng ta và trong kiếp sống của con cháu chúng ta. Chúng ta phải dự đoán trước sự khổ đau và môi trường suy thoái ở mức độ toàn cầu và nó sẽ vượt qua bất cứ thứ gì mà chúng ta đã từng biết trong lịch sử của nhân loại.
Tuy nhiên, ý kiến của tôi, vẫn còn một tin tức tốt lành nào đó: từ bây giờ, chúng ta sẽ phải tìm ra một cách để sống còn với nhau trên hành tinh này. Chúng ta đã kinh nghiệm đủ về chiến tranh, nghèo đói, ô nhiễm, và khổ đau. Theo giáo huấn nhà Phật, những thảm họa này sinh khởi từ si mê, và những hành vi vị kỷ, bởi vì hầu hết thời gian chúng ta có chúng ta không sử dụng để thấy mối liên hệ nối kết tất cả mọi thứ tồn sinh với nhau. Trái Đất đang cảnh cáo chúng ta và cho chúng ta một dấu hiệu rõ ràng về những hậu quả ở mức độ to lớn và năng lực tiêu cực gây ra bởi thái độ bị hướng dẫn sai lạc của nhân loại.
Để ngăn những thói quen tai hại này, chúng ta hãy nghiên cứu để trở nên tỉnh giác hơn về sự lệ thuộc của chúng ta với nhau, và chúng ta hãy dấn thân trong những hành vi đúng đắn, căn cứ trên động cơ tốt đẹp hơn, để hổ trợ Trái Đất và những đồng môn của chúng ta. Đó là tại sao tôi luôn luôn nói về tầm quan trọng của một cảm nhận xác thật về trách nhiệm toàn cầu của chúng ta.
Chúng ta cần kiến thức vốn cho phép chúng ta chăm sóc chính mình, về mỗi địa điểm trên Trái Đất, và của sự sống mà nó duy trì. Tất cả những điều này cũng quan tâm đến những thế hệ tương lai, vì thế sự giáo dục về chủ đề môi trường là một ưu tiên cho mọi người.
Sự tiến bộ của khoa học và kỷ thuật là cần yếu để cải thiện phẩm chất của sự sống trong thế giới hiện đại. Thậm chí quan trọng hơn là học hỏi để thấu hiểu và biết ơn môi trường thiên nhiên của chúng ta hơn, cho dù chúng ta là người trưởng thành hay trẻ con. Nếu chúng ta thật sự quan tâm cho người khác và nếu từ chối hành động một cách thiếu cẩn trọng, thì chúng ta có thể chăm sóc Trái Đất. Chúng ta hãy học vấn đề chia sẻ nó thế nào thay vì muốn chiếm hữu nó và tàn phá sự xinh tươi của đời sống.
Những nền văn hóa của ông bà để lại đã thích nghi với thiên nhiên cho thấy vấn đề tạo ra sự cân bằng giữa xã hội và môi trường của nó như thế nào. Người Tây Tạng, như một thí dụ, có một kinh nghiệm đặc biệt về sự sống trên cao nguyên Hy Mã Lạp Sơn, đã phát triển qua một nền văn minh có lịch sử lâu đời đã bảo trọng không khai thác quá mức hay tàn phá hệ thống sinh thái mỏng manh. Chúng tôi vốn từ lâu đã biết ơn sự hiện diện của những động vật hoang dã, nghĩ rằng chúng là biểu tượng của tự do. Một sự tôn trọng sâu sắc cho thiên nhiên là có thể thấy trong nghệ thuật và cung cách sống của chúng tôi. Sự phát triển tâm linh của chúng tôi đã được duy trì mặc dù tiến bộ vật chất bị hạn chế. Giống như những chủng loại đa dạng không thể thích nghi sự thay đổi đột ngột của môi trường, những nền văn hóa con người cũng cần được xử sự với một sự quan tâm đặc biệt để bảo đảm cho sự tồn tại của chúng. Do thế, việc nghiên cứu những cung cách sống của những dân tộc khác nhau và bảo tồn di sản văn hóa của họ là một cách để học hỏi việc bảo vệ môi trường như thế nào.
Nếu chúng ta nhìn một cách gần gũi, chúng ta sẽ thấy rằng tâm thức con người, trái tim con người, và môi trường là không thể tách rời. Từ nhận thức này, sự giáo dục môi trường cho phép sự sinh sôi của cả sự thông hiểu và yêu thương mà chúng ta cần cho một sự cùng tồn tại hòa bình và bền lâu.
Chăm Sóc Trái Đất
TRÁI ĐẤT KHÔNG CHỈ là di sản chung của nhân loại, nhưng cũng là cội nguồn sau cùng của sự sống. Bằng việc khai thác quá mức những tài nguyên của nó, chúng ta đang đi trên một tiến trình bào mòn chính nền tảng sự sống còn của chúng ta. Chung quanh chúng ta thấy những dấu hiệu của sự tàn phá được tạo ra bởi hành vi của con người và sự thoái hóa thiên nhiên. Do thế, việc bảo vệ và bảo tồn Trái Đất là những vấn đề không phải đạo đức hay hạnh kiểm, mà là sự sống còn. Cung cách mà chúng ta trổi dậy với sự thử thách này sẽ có một tác động không chỉ cho thế hệ của chúng ta mà còn cho nhiều thế hệ sắp đến.
Khi đi đến những vấn đề có nội dung toàn cầu như vậy, tâm thức con người là nhân tố then chốt, như trường hợp trong những vấn đề thương mại, quốc tế, khoa học, kỷ thuật, y tế, hay sinh quyển. Tất cả những thứ này dường như vượt quá năng lực đáp ứng của con người, nhưng gốc rể và giải pháp của chúng phải được tìm kiếm từ trong tâm thức. Nhằm để chuyển hóa hoàn cảnh bên ngoài, chúng ta phải chuyển hóa chúng ta từ bên trong. Nếu chúng ta muốn một ngôi vườn xinh đẹp, trước nhất chúng ta phải phác họa nó ra từ trong sự tưởng tượng của chúng ta và có một ảo ảnh về nó. Sau đó ý tưởng có thể được làm cho cụ thể, và ngôi vườn bên ngoài sẽ biến thành hiện thực. Việc tàn phá tài nguyên thiên nhiên là kết quả từ sự thiếu hiểu biết, si mê, từ việc thiếu tôn trọng những sinh vật sống của Trái Đất, và từ sự tham lam.
Để bắt đầu, chúng ta phải cố gắng để kiểm soát những thể trạng tiêu cực này của tâm thức bằng việc phát triển một sự tỉnh giác về mối liên hệ tự nhiên hổ tương của tất cả mọi hiện tượng, bằng việc trau dồi một nguyện ước không tổn hại những sinh vật sống khác, và bằng việc thấu hiểu nhu cầu của chúng với từ bi. Do bởi mối liên hệ tự nhiên hổ tương này của mọi sinh vật sống, cho nên chúng ta không thể hy vọng để giải quyết một vấn đề nhiều mặt bằng việc bắt đầu với tính thiên vị hay một thái độ ích kỉ. Lịch sử cho thấy rằng nhiều dân tộc không thường giải quyết được để hợp tác. Những thất bại trong quá khứ của chúng ta là kết quả từ sự thiếu hiểu biết về mối liên hệ tự nhiên hổ tương của chúng ta. Ngày nay, chúng ta cần một sự tiếp cận toàn diện đến những vấn nạn liên hệ với một ý nghĩa xác thật của trách nhiệm toàn cầu, căn cứ trên từ ái và bi mẫn.
Tôi dâng hiến những nguyện ước tốt đẹp nhất của tôi và sự cầu nguyện của tôi nhờ đó chúng ta có thể trở nên nhận thấy về nhu cầu để chăm sóc Trái Đất tốt đẹp hơn.
Mối Liên Hệ Hổ Tương Nhìn Từ Không Gian
KHI CHÚNG TA NHÌN Trái Đất từ không gian, chúng ta không thấy bất cứ biên giới nào, chỉ là một hành xanh nhỏ bé. Một hành tinh. Câu hỏi phát sinh ngày nay là về tương lai của toàn hành tinh. Điều trở thành rõ ràng hơn là chính sự sống còn của chúng ta liên hệ đến một số nhân tố. Mối lệ thuộc hổ tương được dạy trong Đạo Phật bây giờ dường như không giống một ý tưởng trừu tượng, nhưng giống như một yếu tố chứng minh, được làm sáng tỏ bởi hình ảnh này của Trái Đất.
***
Vị thế của Đức Đạt Lai Lạt Ma về chủ đề đạo đức, nhân quyền, và môi trường được giới thiệu đến bối cảnh quốc tế khái niệm về mối liên hệ hổ tương và sự phong phú của nó, trách nhiệm toàn cầu. Do vậy, từ những năm 1990, nhiều tuyên bố của Liên Hiệp Quốc đã được viết với mục tiêu tạo ra trong những dân tộc trên thế giới một cảm giác mới về mối liên hệ hổ tương và chia sẻ trách nhiệm cho sự cát tường của nhân loại và tất cả những sự sống.
Thí dụ, trong những văn bản tiếp theo thì chúng ta sẽ thấy những khái niệm then chốt về sự phân tích của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho thế giới đương đại: Hiến Chương về Trách Nhiệm của Nhân Loại (tháng 12 năm 2002); Tuyên Ngôn về Đạo Đức Toàn Cầu, được viết bởi Nghị Hội Tôn Giáo Thế Giới (Chicago, 1994), Dự Án cho Đạo Đức Phổ Quát, được khai triển bởi Ban Triết Lý và Đạo Đức của UNESCO, Tuyên Ngôn Phổ Quát cho Trách Nhiệm của Nhân Loại (Viên, 1997), và Hiến Chương Trái Đất, được trình bày tại UNESCO (Paris, 2000).
Tiếng vang của những sự phân tích của Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể được thấy trong thuật ngữ của những tài liệu này - như được chứng minh, thí dụ, bằng sự trích dẫn này từ Hiến Chương Trái Đất cho việc tạo nên một xã hội thế giới vào một thời điểm quan trọng của lịch sử Trái Đất, lúc con người phải quyết định tương lai của chính họ.
Khi thế giới trở nên liên hệ hổ tương và mong manh gia tăng, thì tương lai ngay lúc ấy chứa đựng một hiểm họa lớn và một hứa hẹn lớn. Để tiến tới phía trước chúng ta phải nhận ra ở giữa sự đa dạng tuyệt vời của những nền văn hóa và các hình thức sống, chúng ta là một gia đình nhân loại và một cộng đồng Trái Đất với một số phận chung. Chúng ta phải chung tay nhau để đem đến một xã hội toàn cầu bền vững được đặt trên nền tảng của sự tôn trọng tự nhiên, nhân quyền phổ quát, sự công bằng kinh tế, và một nền văn hóa hòa bình. Để hướng đến mục tiêu này, bắt buộc chúng ta, những dân tộc trên Trái Đất, tuyên bố trách nhiệm của chúng ta với nhau, đến một cộng đồng lớn hơn của đời sống, và đến những thế hệ tương lai.
Nhân loại là một bộ phận của vũ trụ tiến hóa bao la. Trái Đất, ngôi nhà của chúng ta, tồn tại một cộng đồng đặc thù của sự sống … Môi trường toàn cầu với những tài nguyên có hạn là một mối quan tâm chung của tất cả mọi dân tộc. Việc bảo vệ sức sống, đa dạng, và xinh đẹp của Trái Đất là một trách nhiệm thiêng liêng.
Sự lựa chọn là của chúng ta: hãy hình thành một quan hệ đối tác toàn cầu để chăm sóc Trái Đất và chăm sóc nhau hay tránh sự tàn phá chính chúng ta và sự đa dạng của đời sống. Những thay đổi nền tảng là cần thiết trong những giá trị, những tổ chức, và những cung cách sống. Chúng ta phải nhận ra rằng khi những nhu cầu căn bản đã đạt đến, thì sự phát triển nhân loại một cách chính yếu là vui sống hơn, chứ không phải có thêm của cải.
Để hiện thực những nguyện vọng này, chúng ta phải quyết định sống với một cảm giác của trách nhiệm toàn cầu, đồng hóa chúng ta với toàn thể cộng đồng Trái Đất cũng như cộng động địa phương của chúng ta … Mọi người chia sẻ trách nhiệm cho sự cát tường hiện tại và tương lai của gia đình nhân loại và thế giới của sự sống rộng lớn hơn. Tinh thần của sự đoàn kết và tình thân thuộc của nhân loại với toàn thể sự sống được làm mạnh khi chúng ta sống với sự tôn trọng cho sự hiện hữu huyền bí, biết ơn tặng phẩm của sự sống, khiêm tốn với vị trí của nhân loại trong tự nhiên.
Chúng ta cần gấp một tầm nhìn chung về những giá trị căn bản để cung ứng một nền tảng đạo đức cho sự hiện hữu của cộng đồng thế giới.
Thật hấp dẫn để đề cập rằng Hiến Chương Trái Đất đã thực hiện một điểm xác định "vị trí chúng ta thể hiện như loài người trong vũ trụ." Nếu nó cần thiết để thừa nhận phẩm chất của chúng ta như những con người, không phải đó là một dấu hiệu cho thấy rằng vị trí này đã bị đe dọa hay sao?
Tâm linh dường như cấu thành một nguồn gốc tối hậu, vì nó xoáy mạnh chung quanh những giá trị nhân bản và ý nghĩa của sự sống. Chính là trên căn bản này mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề nghị việc tìm ra một đạo đức thế tục cho thế kỷ 21. Ngài khẳng định rằng tâm linh cho phép một cuộc cách mạng của trái tim có thể đánh thức tâm ý của chúng ta. Không gian tâm linh biểu hiện năng lực con người của chúng ta, tất cả có thể mở ra một cung cách cho việc chuyển hóa nội tại mà nhờ đó có thể hướng đến việc chuyển hóa thế giới.
Ẩn Tâm Lộ, Thursday, February 04, 2016