Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cầu An Có Được An Chăng

Monday, February 22, 201616:39(View: 12264)
Cầu An Có Được An Chăng

CẦU AN CÓ ĐƯỢC AN CHĂNG

Minh Kiến – Dhammaghosa

Cầu An Có Được An Chăng

 

Đầu năm mới, xin thành tâm chúc mọi người an vui, sức khoẻ và thuận lợi trong mọi công việc.

Nhân có nhiều Phật tử hỏi về việc “cầu an đầu năm”, lại gần đến ngày Rằm tháng Giêng mà hầu hết các chùa đều tổ chức lễ cầu an đầu năm nên tranh thủ có vài lời cho nóng. Sự thật thì chưa trả lời gì về câu hỏi “cầu an” mà thay vào đó, thầy đã cầu an đến mọi người bằng một sắc màu khác của nó là “chúc Tết” rồi đó!

1. CẦU AN CÓ NGHĨA LÀ GÌ?

Đó là câu hỏi mà có lẽ không phải mình chị hỏi mà còn rất nhiều người chưa hiểu và không biết nguồn gốc từ đâu. Trước hết xin nhắc đến ý nghĩa được mọi người hiểu về cầu an đó là “cầu xin được sự an vui”. Ở một cấp độ hiểu biết, một nhóm người, hay một tông phái tôn giáo nào đó, nghĩa của từ cầu an đúng là được hiểu và sử dụng như vậy thật. Và đó cũng chính là nguyên nhân tạo nên một phong trào, tín ngưỡng, lễ hội…mà có số lượng người làm theo không hề ít.

Chẳng hạn như việc cúng sao giải hạn ở một số nơi mà số lượng người tham gia nối đuôi nhau dâng sớ dài hàng ki-lô-mét; hái lộc trẩy hội ở các đình đền miếu mão, thánh mẫu cô cậu…một cách hối hả, chen lấn, lo sợ kèm theo sự chặt chém hương hoa dịch vụ ngay nơi được coi là cửa thánh. Đến nỗi có người còn phán cho một câu xanh rờn rằng “Thất bại khi một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi[1], hệ quả của các lễ hội không chỉ dừng lại ở sự nhốn nháo mà còn có nguy cơ đẩy dân tộc đến chỗ yếu đuối, tự ti và bạc nhược. Nếu “cầu an” với ý nghĩa và thực trạng như hiện tại thì quả thật không những là đã đi quá xa ý nghĩa gốc của nó mà còn gây ra một tổn hại tâm linh vô cùng to lớn.

2. NGUỒN GỐC VÀ SỰ BIẾN HÌNH CỦA “CẦU AN”.

Ngôn ngữ quả thậtgiới hạn, không những không thể chuyển tải hết nguyên nghĩa chân lý mà còn méo mó khi chuyển dịch giữa các ngôn ngữ. Từ ngàn xưa, con người cũng đã cầu khấn van xin rồi chứ không phải bây giờ mới có. Cũng chỉ xuất phát từ sự lo lắng sợ hãi, người ta lễ bái cầu xin từ các đấng thần linh ban ơn ban phúc hay giúp đỡ độ trì cho mình được thoát khỏi hoang mang sợ sệt. Để việc cầu khấn được chắc chắn, con người đã tăng sự lễ bái lạy lục lên sự đổi chát, hối lộ thần linh từ hương hoa lễ phẩm, bằng cúng tiền vàng mã, bằng nhang đèn nghi ngút, bằng giết mổ sinh vật, mà lạnh gáy hơn là dâng hiến bằng nam nữ đồng trinh hay chính mạng sống của người khác để đổi lấy những tham lam mong muốn vô cùng dung tục. Vâng, đó là những gì mà con người hiểu từ cái chữ “cầu an” một cách méo mó.

2.1. Giai đoạn thứ nhất - Nguyện lực tự thân:

Có lẽ thời đức Phật còn tại thếthời gian mà một phần giới trí thức được chỉnh đốn suy nghĩ, hiểu đúng về “cầu an” sớm nhất. Thời đó, không có “cầu” mà là dùng từ “nguyện”(Panidhāna, Adiṭṭhāna)! Nhưng ngay từ “nguyện” này, khi mang vào dùng trong tiếng Việt, nó cũng sớm bị vặt vẹo thành ra chữ “nguyện cầu”, phải có cầu vào mới ưng, mới thoả lòng.

Nguyện là Chí Nguyện Ba La Mật mà cũng chính là từ gốc của chữ cầu an ngày nay. Đụng đến Kinh điển nữa rồi! Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharmapuṇḍarīkasūtra) của Phật giáo Bắc Tông chỉ nói đến Lục Độ hay Sáu Ba La Mật[2]nghiễm nhiên là không có Nguyện Ba La Mật. Về sau, Kinh Thập Địa (Dasabhūmikasūtra) mới liệt kê thêm bốn Ba La Mật[3] nữa để đủ số lượng Mười Ba La Mật[4] như của Phật giáo Nam Tông Nguyên Thuỷ.

Cầu an với nghĩa là “nguyện” này, tức là sự nổ lực, hạ quyết tâm, nguyện trong tâm, thệ nguyện, hứa với chính mình…để thực hiện một mục tiêu gì đó cho đến khi thành tựu. Hoàn toàn không có chút gì dựa dẫm vào sự ban ơn cứu rỗi. Chẳng hạn như đức Bồ Tát của chúng ta đã phát nguyện một cách dũng mãnh trước khi thành Đạo rằng: “Dù cho thịt và máu trong thân ta khô cạn hết, dù sắc thân này chỉ còn da bọc xương đi nữa, nếu ta chưa chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, ta quyết không bao giờ rời khỏi Bồ đoàn này.”

Bất cứ ai, muốn thành tựu điều gì hay vượt qua được khổ đau đều phải có chí hướngnỗ lực tự thân để thực hiện nó. Đức Phật cũng chứng nhận sự nỗ lực này rằng “Viriyena dukkhamacceti – Người thoát ra khỏi khổ đau là nhờ có chí nguyện cố gắng”. Dĩ nhiên đằng sau sự thành tựu cũng phải tuỳ thuộc vào độ sâu dày của phước báu công đức mà người đó đã vun bồi – gọi là Ba La Mật. Đâu phải dễ gì mà “cầu là được” chứ! Huống hồ là những ước mong thô tháo, dung tục!

Nhưng để từ “nguyện” thành “cầu an” thì khoảng giữa này là cả một hành trình chuyển đổi, lồng ghép, di căn và biến tướng đủ thứ. Từ chính mình ban cho mình bằng nguyện lực quyết tâm (giai đoạn một); trở thành người khác hoặc vật khác ban cho mình (giai đoạn hai); rồi thành thần linh ban cho mình (giai đoạn ba).

2.2. Giai đoạn thứ hai – Tha lực:

Giai đoạn thứ hai sau “nguyện” chính là người khác ban cho mình hay dựa vào năng lực của người khác, vật ngoại thân để bổ sung năng lượng cho chính mình. Thể hiện qua nhiều phương pháp khác nhau, rất phong phú và đa dạng như rải tâm từ, tụng kinh an lành hay những cách chúc tụng, bùa chú, ứng dụng phong thuỷ... Ở gian đoạn này thì năng lựclàm cho an lành” còn tuỳ thuộc vào người hay vật ấy có “nội công” thật sự hay không. Mặc dù loại năng lực này có thật nhưng đức Phật không khuyến khích chúng sinh tin tưởng và nương tựa, vì các pháp này cũng chịu sự vô thường biến đổi. Dù bài Kinh câu kệ có oai lực đi nữa nhưng người trì chú đọc tụng cũng phải sinh già, bệnh tật rồi chết đi trong tay của Diêm chúa Vô thường.

Rải tâm từ” là các vị sư, thiền sưthiền định, các bậc thánh nhân, các bậc đạo cao đức trọng hướng tâm nguyện mong sự an lành đến các chúng sanh thì từ trường ấy sẽ tác động đến tâm thức cũng như thân thể tứ đại của mình. Điều này rất dễ cảm nhận được nếu chúng ta thường xuyên tiếp cận các vị thiền sư, nhất là các vị hành thiền tâm từ hoặc các vị chứng đắc thiền rồi nguyện rải tâm từ. Ví như ánh mặt trời chiếu soi ánh sáng để tiếp năng lượng sống cho tất cả muôn loài, cây cỏ mà không thiên vị một ai. Như lời một bài Kinh rải tâm từ rằng:

“Sabbe sattā averā hontu, sukhitā hontu, niddukkhā hontu, abyāpajjhā hontu, ānīghā hontu, dīghā yukā hontu, arogā hontu, sampattīhi samijjhantu sukhī attānam pariharantu, dukkhappattā ca niddukkhā, bhayappattā ca nibbhayā, sokappattā ca nissokā hontu sabbe pi pānino.

Nguyện cho tất cả chúng sanh, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui, đừng có khổ, đừng làm lại lẫn nhau, đừng hẹp lượng, hãy cho được sống lâu, đừng có bệnh hoạn, hãy cho được thành tựu đầy đủ, hãy giữ mình cho được sự yên vui. Tất cả chúng sanh đến khổ rồi, xin đừng cho có khổ, đến sự kinh sợ rồi, xin đừng cho có kinh sợ, đến sự thương tiếc rồi xin đừng cho thương tiếc.”

Hay lúc mình ở trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, tình yêu thương ấy làm mình cảm thấy an toàn nhất vì đó là tình thương không toan tính, không mảy may đòi hỏi! Tuy nhiên, cũng không ít các cô cậu tuổi mới lớn, ảo tưởng một vòng tay yêu thương của người xa lạ, gởi trái tim và cuộc sống của mình cho người ta, rồi khi thất vọng tràn trề, nước mắt lại vào vòng tay của mình, lúc ngồi ôm gối trong góc nhà. Ở phương diện chế định của thế gian, hạnh phúc gia đình cũng là một cách “làm cho an lành” có giá trị và đáng tôn trọng. Như Kinh Tâm Từ (Karanīyamettasutta, Suttanipāta, Khuddakanikāya) dạy:

“…Mātā yathā niyaṃ puttaṃ                          Hy sinh như từ mẫu
āyusā ekaputtam anurakkhe                         Suốt đời lo che chỡ
Evam pi sabbabhūtesu                                 Đứa con một của mình
mānasam bhāvaye aparimāṇaṃ                    Hãy phát tâm vô lượng
                                                                 Đến tất cả sinh linh…”

 “Tụng Kinh an lành” là sử dụng một số câu kinh lời kệ để tụng đọc, kèm theo rải tâm từ bi đến người nghe. Năng lực của kinh kệ còn phụ thuộc vào nội lực của người tụng đọc nữa. Việc sử dụng kinh kệ tụng đọc để mang lại an lành, khắc chế một số điều xấu ác, đức Phật cũng từng sử dụng và dạy cho người khác thực hành. Điển hình là bài Kinh Tâm Từ (Karanīyamettasutta) được đức Phật chỉ bày cho các vị tỳ kheo tụng niệm để rải tâm từ cho các hạng chư thiên, thọ thần mát mẻ hoan hỷ mà không quấy rầy nữa: 

“…Na ca khuddaṃ samācare kiñci                 Không làm việc ác nhỏ
yena viññū pare upavadeyyuṃ                     Mà bậc trí hiền chê.
Sukhino vā khemino hontu                           Nguyện thái bình an lạc,
sabbe sattā bhavantu sukhitattā…                Nguyện tất cả sinh linh 
                                                                Tràn đầy muôn hạnh phúc...”

Một dịp khác, Ngài truyền dạy cho Tôn giả A Nan Đa tụng Kinh Linh Bảo (Ratanasutta, Suttanipāta, Khuddakanikāya) suốt đêm, nhờ năng lực Tam Bảo làm cho ba điều bất lành là bệnh tật, phi nhân và sự đói khát của dân chúng trong thành Vesāli thoát nạn:

“…Tasmā hi bhūtā nisāmetha sabbe                      Hãy chú tâm suy niệm, Khởi lên long từ mẫn
Mettam karotha mānusiyā pajāya                        Đối với những người nào, Ban ngày và ban đêm
Divā ca ratto ca haranti ye balim                         Thường bố thí cúng dường, Hãy phát tâm ân cần
Tasmā hi ne rakkhatha appamattā                      Hộ trì những người ấy…”


Ở các nước Phật giáo Nam Tông Nguyên Thuỷ, việc Rải tâm từ, tụng Kinh an lành đã trở thành tục lệ khoá lễ được tổ chức tại chùa chiền hoặc tư gia mỗi dịp đầu năm Tết đến, cưới hỏi, sinh nhật, mừng thọ, khai trương, xây nhà dựng cửa, tất niên, thu hoạch…hoặc chỉ đơn giản là muốn thỉnh các sư về nhà trai Tăng làm phước gọi chung là “Tụng kinh hỷ sự” để hoan hỷ với phước báu có được hoặc tuỳ hỷ với người khác; đồng thời, cũng để nhắc nhở sự tỉnh thức trong việc vun bồi phước báu thiện nghiệp tiếp tục. Và khi có chuyện buồn, tang tóc, kỵ giỗ thì gọi là “Tụng kinh ưu sự” để quán niệm, suy niệm về sự thật chân lý trên thân qua những lời dạy mộc mạc thẳng thắng của Phật để xả ly buông bỏ, bớt ưu sầu.

Tụng kinh hỷ sự” là vậy mà tiếng Việt mình gọi là “Tụng kinh cầu an”, chỉ khác biệt ở chỗ chữ “cầu an” mà chúng ta đã chuyển hẳn sang con đường cầu khấn van xin, dựa dẫm thần linh ban ơn giáng phúc thì mới thấy “tam sao thất bổn” nó tai hại đến dường nào! Nhưng biết làm sao được khi nó đã ăn sâu vào phế phủ. Tốt nhất là hãy hiểu ý nghĩa trước đã rồi chuyển tư tưởng dần dần sau.

2.3. Giai đoạn thứ ba – Dựa dẫm thần linh:

Quả đúng như câu ẩn dụ trên, “tam sao thất bổn” là qua ba lần sao chép thì đã mất bản gốc rồi, chứ không phải là “sao ba bản mà được bảy bản” đâu nhé! Đừng có lạm dụng phương tiện quá trớn mà mất luôn cả bản gốc, bản sao; mất luôn cả chì lẫn chài bây giờ.

Không biết con người mình dựa dẫm vào thần linh và các năng lực siêu nhiên từ bao giờ nhưng chắc chắn một điều rằng nó là sự chuyển tiếp từ giai đoạn thứ hai ở trên. Một khi con người bị kích thích bởi những tham vọng và bị chi phối bởi sợ hãi; họ sẽ vội vã vội vàng, mất định tĩnh để kiểm soát chính mình, họ quên đi năng lực vốn có của bản thân, họ không tin vào bản thân mình (giai đoạn một). Rồi họ không tìm gặp các bậc có khả năng giải phẩu tâm lý hoặc không tìm thấy giáo lý chân thật để trấn an tinh thần (giai đoạn hai). Họ bắt đầu hoang mang chạy theo ảo tưởng, bị cuốn vào vòng trào lưu cúng bái van xin; gởi thân thần này, khoán vía thánh kia; dâng sao đền này, giải hạn miếu nọ (giai đoạn ba).

Chưa đủ, họ còn phải nhốn nháo xô bồ, vất va vất vưởn với kết quả bất toại nguyện sau đó. Họ lại phải chạy chọt, hối hộ thần linh từ đền này sang miếu khác, mở đường cho các chính sách ngu dân lợi dụng thâu tóm quần chúng bằng những ngôi chùa quốc doanh qui mô tráng lệ, những đình đền miếu mão nghi ngút hương khói hàng mã, tấu sớ khẩn cầu; hoặc tạo cơ hội cho tư nhân thông đồng, bắt tay chặt chém những niềm tin đang thoi thóp một cách man rợ.

Sự dựa dẫm thần linh không chỉ nói đến các phong tục mê tín mà nó đã biến chứng thành khối u nhứt nhối, thối dần trong từng thớ thịt nghi lễ Phật giáo Đại thừa như cúng sao giải hạn; bói toán, xem ngày; cắt duyên âm, nối duyên dương; trai đàn chẩn tế; hầu đồng, nhập bóng… Mà không chừng, có thể lây nhiễm sang cả Phật giáo Nam Tông Nguyên Thuỷ trong một ngày không xa như bốc xăm giải quẻ; cầu an, cầu siêu; bắt ma trừ tà; bùa chú rải nước thánh…

Có một số hình thức thanh cao khác như thờ cúng Xá lợi, tạc tượng in hình Phật hay các bậc thánh Tăng…nếu không cẩn thận cũng sẽ biến thành nơi dựa dẫm không khác. Ví dụ, Xá lợi Phật và chư Thánh Tăng thường xây cất bảo tháp để tôn thờ cho mọi người cùng chiêm bái. Nếu thỉnh về thờ tại tư gia là đã không hợp, nếu với mong muốn là để tăng thêm năng lực hộ trì cho gia đình thì việc này chính là một sự dựa dẫm tinh tế rồi. Hình ảnh, tượng Phật cũng vậy. Thờ là để tưởng nhớ đến ân đức của ngài, học hỏi và noi gương ngài trong cuộc sống tu tập. Nếu cũng có mong muốn tương tự thờ Xá lợi trong nhà thì cũng không có tên gọi gì khác ngoài từ “dựa dẫm” Phật thánh.           
          

3. KẾT LUẬN

Nội dung của “cầu an” là vậy không có gì sai trái. Nó sai ở chỗ dùng từ và hiểu hời hợt trên mặt chữ. Hãy có chánh niệm hiểu cầu an là “nguyện an lành” cho chính mình và mọi người xung quanh; làm cho sự quyết tâmý chí của mình càng thêm mạnh mẽ. Cầu an là làm cho câu kinh lời kệ trở nên linh thiêng khi áp dụng, phát ra năng lực qua hành động, lời nóisuy nghĩ của chính mình, đó là sự linh nghiệm của giáo Pháp Phật. Cầu an là nguyện cho Phật thánh, thần linh, chư thiên hộ pháp, các sao tinh tú, cầm tinh con giáp, ngày tháng mùa màn, ngũ hành tứ đại…được thuận hoà dung hợp, để chân lý hiển bày, chúng sanh đoàn kết, thương yêu đùm bọc, bớt oan trái khổ đau, giúp nhau tu học…như vậy có phải là thiết thực hơn nhiều không!

Đức Từ phụ của chúng ta phải mất 4 A Tăng Kỳ và 100 ngàn Đại kiếp để chứng đạt đạo quả Phật. Cuối đời, ngài cũng chỉ nhắn nhủ chúng ta rằng: "Này A Nan Đa, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình (attadipā vihāratha), hãy tự mình y tựa chính mình (attāsaranā) chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác ...”[5] hoặc như câu thơ Pháp cú số 160 là:

“Tự mình là vị cứu tinh
Tự mình nương tựa vào mình tốt thay
Nào ai cứu được mình đây?
Tự mình điều phục hàng ngày cho chuyên.”

cuối cùng, nhân danh một con người đầu đội trời chân đạp đất, thầy van xin các đấng thần linh Phật thánh…đừng nên phù hộ độ trì những người cầu xin ngài nữa. Vì nếu các ngài làm vậy, chúng sanh sẽ cho rằng các ngài “thiên vị” đấy ạ!                        

 

Rằm tháng Giêng sắp đến,
Minh Kiến – Dhammaghosa


[1] Tiến sĩ Nguyễn Minh Hoà, ĐH KHXH&NV TP.HCM, “Thất bại khi một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi”, Báo Pháp Luật, 2015.

[2] Lục Độ hay Sáu Ba La Mật: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nại, Tinh Tấn, Thiền Định, và Trí Tuệ.

[3] Thêm 4 Ba La Mật nữa là: Phương Tiện, Chí Nguyện, Nỗ Lực, và Trí Lực.

[4] Thập Độ Ba La Mật: Bố Thí, Trì Giới, Xuất Gia, Trí Tuệ, Tinh Tấn, Nhẫn Nại, Chân Thật, Chí Nguyện, Tâm Từ, Tâm Xả.

[5] Trích dẫn: Trường Bộ Kinh III, tr101; Tương Ưng Bộ Kinh V, tr170; Trường A Hàm tập I, 806...

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 15647)
Thầy thơ lại rút chiếc hèo hoa ở giá gươm, phe phẩy roi, đi xuống phía trại giam tối om. Nơi góc chiếc án thư cũ đã nhạt màu vàng son, một cây đèn đế leo lét rọi vào một khuôn mặt nghĩ ngợi.
(View: 27564)
Tinh thần hiếu đễ của người Á Đông nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng đã thấm sâu vào xương tủy của mọi người, và phát khởi ra sự sinh hoạt bên ngoài...
(View: 15319)
Sau hai năm học con vẫn học giỏi với số phẩy trên 8,0, con cố gắng từng ngày vì niềm hy vọng của ba má, niềm tin của các em và của nhiều người gửi gắm.
(View: 14198)
Thượng Tọa Thích Quang Lạc ấn nút cho chiếc ghế bành Lazy boy giữ độ nghiêng vừa ý, đoạn ngã người lún sâu vô lớp nệm mousse dầy cộm,...
(View: 14613)
Khi chàng dũng sĩ về đến chân núi thì trăng cũng vừa lên. Trăng mười chín soi sáng cảnh núi rừng cô tịch. Ánh trăng nhấp nháy đùa giỡn trên lá cây.
(View: 14369)
Đức Phật ra đời - như trong kinh Pháp Hoa nói - chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn. Đó là: "Mở bày cho chúng sanh hiểu để vào tri kiến Phật".
(View: 15638)
Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh!
(View: 15986)
Đi theo ông bà, cha mẹ, trí nhớ của con nít - ở những lứa tuổi từ 6 - 7 tuổi đến 11-12 tuổi, vẫn gắn bó với Chào con rắn, Ma gia đuổi bắt, Đánh nẻ, Đập chuồn chuồn...
(View: 14706)
Biển sâu thẳm, biển mênh môngdiễm tuyệt, biển bao dung vô lượngbiến ảo vô biên... Vì thế biển cũng là Tâm.
(View: 15661)
Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo,nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn.
(View: 14382)
Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng...
(View: 15355)
Cuộc sống không phải là một mẻ lưới của số phận. Cuộc sống chính là một mối giao hoà bất tận giữa mỗi cá thể đang tồn tại. Và trong mối giao hoà đó...
(View: 15338)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì cái không cũng vô tận...
(View: 17279)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(View: 18881)
Bảo Lâm bước chậm lại... ý như để lắng nghe tiếng chim hót líu lo từ phía khu rừng trúc. Vài tia nắng nhẹ vừa xuất hiện phía hừng đông, bầu trời trong xanh văng vắt...
(View: 27976)
Trần Nhân Tông (1258-1308) là con đầu của Trần Thánh Tông. Ông là một vị vua anh minh quả cảm, nhiều lần xông pha trận mạc đánh tan quân Nguyên Mông...
(View: 24661)
Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù gió đông cắt da cắt thịt...
(View: 27081)
Nó đưa tay quệt đôi mắt mọng nước giọng đầy kiên quyết nói với cậu Út: - Nếu con thấy người đàn bà ấy xuất hiện ở nhà này lần nữa, con sẽ không tha đâu.
(View: 17368)
Mười năm vườn xưa xanh tốt Hai mươi năm nắng rọi lều tranh Mẹ tôi gọi tôi về Bên bến nước rửa chân
(View: 19827)
Hàn Mặc Tử rất chú trọng về âm nhạc và màu sắc. Đó chính vì tâm hồn Tử có nhiều trạng thái cá biệt, nhiều khi rất bí ẩn u huyền; để diễn tả, phải dùng màu sắc...
(View: 18390)
Người tài xế bặm môi nhíu sát hai lông mày vào nhau. Những nếp nhăn hằn lên, khổ sở. Tôi chong mắt nhìn ra trước xe. Những cánh đồng trải rộng, trải dài,...
(View: 14649)
Lịch sử chứng minh cho thấy trong xã hội con người có nhiều phát triển tích cực diễn ra do kết quả của lòng từ bi. Chẳng hạn sự hủy diệt thương vụ buôn bán người nô lệ.
(View: 15287)
Chỉ có những phương tiện mang tinh thần bất bạo độngthấm nhuần lòng từ bi mới có thể giúp con người đạt đến lý tưởng chân chính, đạt đến cứu cánh tốt đẹp...
(View: 14778)
Hình tượng Phật không những xuất hiện trong những không gian lặng lẽ nơi phòng thờ hay bàn thờ gia đình mà còn xuất hiện trên những đỉnh núi cao ngất và hùng vĩ...
(View: 17386)
Life is a gift… accept it. Đời là một món quà, hãy nhận lấy. Life is an adventure… pare it. Đời là một cuộc phiêu lưu, hãy giảm dần.
(View: 24822)
Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.
(View: 21140)
Phật giáo đã bắt rễ dễ dàng trên mảnh đất Việt Nam. Những người nông dân Việt Nam đang đau khổ và khát vọng sự giải thoát, đã tiếp nhận Phật giáo một cách tự nhiên.
(View: 19670)
Ôn hiện thân vào đời năm Đinh Mùi, 1907, tại làng Dạ Lê Thượng, xã Thủy Phương, quận Hương Thủy, Thừa Thiên. Từ đó, Ôn đã mang hành trang của người giác ngộ...
(View: 22174)
Sáng sớm vị sư nữ ra mở cổng Tam Quan quét dọn. Sương mù còn giăng kín ngõ. Thoáng chút se lòng sư cô đứng lặng giữa sân như để tĩnh tâm hít thở,...
(View: 19128)
Ngày nay, tiền có ít nhất bốn chức năng trong việc phục vụ con người. Dù tốt hay xấu, nó là một phương tiện trao đổi không thể thiếu trong xã hội hiện tại.
(View: 20549)
Xung quanh ngôi thạch thất, thầy có trồng dăm loài hoa kiểng, ít cây ổi mận, đu đủ…. Ngày tháng trôi qua, cây trái đã trở nên xum xuê tươi mát, những chậu hoa cũng lấm tấm điểm một vài bông đỏ vàng rực rỡ.
(View: 15434)
Bồ đoàn nguyên nghĩa là cái nệm tròn đan bằng cỏ bồ, dùng để lót ngồi hay quỳ lạy. Cỏ bồ có lẽ giống như cỏ năn cỏ lát của nước mình, một thứ vật liệu đơn giản dễ sử dụng.
(View: 13605)
Chấp trước, mê chấp, chấp thủ là một trong những gông cùm làm khổ con người. Chính vì hiểu được nỗi khổ này mà Đức Phật luôn dạy các hàng đệ tử là phải phá chấp.
(View: 14633)
Nhìn lên bản đồ (kèm theo), ta sẽ thấy Huyền Trang đi theo một đường zigzag rộng lớn, dài hơn nửa đường biên Trung Quốc, vòng quanh nửa nước Ấn Độ...
(View: 13754)
Người hộ trì chánh pháp phải biết nhẫn nhục. Nhẫn nhục là biểu hiện sức mạnh nội tâm. Nhẫn nhục cò là phương thuốc thần hiệu để trị bệnh mình và bệnh người.
(View: 14609)
Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, mà học Phật là tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy, linh hoạt, để có thể nhìn thẳng vào bản chất sự sống.
(View: 18392)
Mỗi năm, đồng bào Khmer lại tổ chức lễ Sene dolta để con cháu trong gia đình biết ơn bà “chà đôl” và ơn ông “chà ta” đã dày công nuôi dưỡng, sinh thành.
(View: 16128)
Trong vô vàn tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Lê Cao Phan, nhất là các tác phẩm âm nhạc Phật giáo, ca khúc Phật giáo Việt Nam ra đời như là một sự kết tinh trọn vẹn nhất...
(View: 15405)
Với chánh niệm, bạn có thể kiến lập bản thân mình trong hiện tại để có thể chạm vào các kỳ diệu của đời sống đang có sẵn trong khoảnh khắc ấy. Có thể sống được hạnh phúc...
(View: 15143)
Với người lạc quan, thế gian này tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan trái lại, thấy nó đầy gai chướng. Nhưng đối với người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp...
(View: 18522)
Hòa Thượng luôn luôn ý thức về những trở ngại trên bước đường hoằng hóa lợi sinh của mình, nhưng với sự quyết tâm của mình trong tự lợilợi tha Ôn vẫn bước đi...
(View: 22642)
Tôi tình cờ đọc được thơ của Cao Thị Vạn Giả vào lúc còn đang học trung học. Một trong những tiểu thuyết mà tôi từng rất thích là tác phẩm Khung Cửa Hẹp của André Gide, do Bùi Giáng dịch.
(View: 20406)
Ngày nay nhớ lại quãng đời làm điệu mà tôi cảm thấy nuối tiếc. Quãng thời gian để chỏm sao mà quá nhiều kỷ niệm dễ thương. Những kỷ niệm đầy đạo tình, đạo vị trong chốn thiền môn.
(View: 21349)
Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được...
(View: 25753)
Chưa thấy ai/cái gì siêng năng như cái đồng hồ. Gő măi nhịp trường canh đều đặn từ giây này đến giây kế tiếp, từ phút này đến phút kia, từ giờ kia đến giờ nọ… cho đến khi hỏng, hoặc hết năng lượng, hết bin.
(View: 17556)
Hoa sen hay Liên hoa là loài hoa thanh khiết thiêng liêngvị trí tôn quý đặc biệt trong giáo nghĩa cùng với sức phát triển bao trùm trên nền văn hóa Phật giáo.
(View: 15648)
Trong lý tưởng Bồ tát đạo, có hai ý niệm quan hệ: Đại TríĐại Bi (hay Đại Hạnh). Đại Trí chỉ cho khả năng siêu việt soi thấu bản tính của vạn hữu.
(View: 19834)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp Tăng sinh của các Phật Học Viện: Báo Quốc - Huế, Phổ Ðà - Ðà Nẵng, Hải Ðức - Nha Trang, Già Lam - Sài Gòn.
(View: 22543)
Mùa thu lãng đãng trở về đưa theo từng cơn gió nhẹ, dịu mát. Cả bầu trời như trở mình sống lại, để chuyển rơi rụng những chiếc lá vàng.
(View: 21238)
Mở đầu là chuyện thiền sư Khương Tăng Hội từ Việt Nam chống gậy sang miền Giang Tả của Trung Quốc để truyền bá Phật pháp cách đây hơn 1.700 năm (vào năm 247 dương lịch)
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant