Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giao Cảm Trong Lâu Đài Prague

09 Tháng Ba 201607:11(Xem: 8085)
Giao Cảm Trong Lâu Đài Prague

GIAO CẢM TRONG LÂU ĐÀI PRAGUE

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Tuệ Uyển

Giao Cảm Trong Lâu Đài PragueĐức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng Thống Václv Havel

 

Tôi chú ý đến cô ta trong đám đông ngay lập tức. Cô vươn mình ra phía trước, chỉ phía sau làn dây nhung lớn ngăn cách trong phòng khánh tiết nhỏ của lâu đài Prague ( thủ đô Cộng Hòa Czech). Cô là một phụ nữ hấp dẫn, có lẻ trong độ tuổi ba mươi. Khuôn mặt sôi nổi với sự mong đợi.

Đó là vào  tháng Mười năm 2000, khi Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh. Để làm hài lòng vô số yêu cầu cho những cuộc phỏng vấn, vị lãnh tụ Tây Tạng đã lập thời khóa biểu cho một cuộc họp báo. Ngài đã chỉ trả lời một câu hỏi từ một phóng viên Đài Loan. Có cả nửa tá người như vậy, và tất cả họ đều muốn biết Đức Đạt Lai Lạt Ma nghĩ gì về Trung Hoa và Đài Loan.

Khi ấy người phụ nữ tóc vàng tiếp lấy micrô chuyển tay. Cô nghiêng mình về phía trước hai máy quay hình lớn đang lơ lửng.

"Chúng ta đang sống trong thời đại của Internet, và ngài biết rất nhiều kỷ năng thiền tập. Tôi chắc chắn rằng ngài rất quen thuộc với việc thần giao cách cảm (telepatee)…"

"Tela?" Đức Đạt Lai Lạt Ma không hiểu chữ ấy, ngài trông thừ người ra.

"Telepatee." Cô ta lập lại.

"Telepathy, (thần giao cách cảm - tha tâm thông). Sau cùng ngài nhận ra.

"Vâng…chuyển tư tưởng của ngài đến một người khác?" Người đàn bà nhìn chăm chú vào Đức Đạt Lai Lạt Ma, khuôn mặt cô ta trang nghiêm. Từ giọng nói của cô, tôi đoán cô hoặc là  người Czech hay người Đức.

"Tôi?" Đức Đạt Lai Lạt Ma nói lớn lên trong một giọng vang vang, tiếng dội lại trong một phòng lớn lộng lẩy. Khoảng chín mươi hay chừng ấy phóng viên  và những nhà quay phim bùng cười to lên. "Không, số không." Ngài đã nhấn mạnh chắc nịch như vậy. "Tôi không có năng lực ấy. Nhưng tôi hy vọng tôi có năng lực như vậy. Nếu được như thế, ngay cả khi bạn hỏi, câu hỏi … nếu tôi biết câu hỏi, thế thì nó không làm rắc rối cho tôi." Ngài không thể tự kềm chế. Ngài nghiêng đầu ra phía sau và cười to, rất thoải mái và rất lâu, khuôn mặt của ngài nhăn nhó rất vui vẻ. Một phóng viên người Czech lau nước mắt vì cười trên khuôn mặt bà ta. Mọi  người trong phòng bắt đầu thích thú với cuộc họp báo.

Người đàn bà nhìn xuống sàn nhà trong một lúc. Cô ta rõ ràng thất vọng với câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng cô quyết định không nản lòng với sự chấn động. Cô nhấn mạnh: "Câu hỏi của tôi là: Ngài có thỉnh thoảng dùng email không hay ngài vẫn sử dụng tha tâm thông? Cô ta rõ ràng tin chắc rằng thần giao cách cảm hay tha tâm thông là một phần trong kho tàng phương tiện thiện xảo bí mật của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Giao Cảm Trong Lâu Đài Prague 1                                                                              Tenzin Geyche

Đức Đạt Lai Lạt Ma quay sang Tenzin Geyche Tethong, thư ký riêng của ngài, nhờ giúp đở. Họ nói ngắn với nhau bằng tiếng Tây Tạng. Khuôn mặt người phụ nữ đầy hân hoan khi chờ đợi.

"Mặc dù cá nhân Đức Thánh Thiện không dùng email, nhưng tất cả những nhân viên khác thì luôn luôn sẳn sàng với Internet", Tenzin Geyche giải thích trong một giọng bình thường.

Đức Đạt Lai Lạt Ma bổ sung thêm bằng tiếng Tây Tạng.

Tenzin Geyche tiếp tục: "Như liên quan đến máy điện toán đến bây giờ, Đức Thánh Thiện thấy khó khăn ngay cả việc không biết ấn vào nút  nào". Mặc dù đối với chính mình - người thư ký thường giữ cảm xúc kín đáo trong những trường hợp ở những nơi công cộng như thế này - nhưng ông ta cho phép mình mĩm cười.

Đức Đạt Lai Lạt Ma chi tiết thêm: "Những ngón tay của tôi … " Ngài đưa bàn tay lên gần mặt ngài và bắt đầu chăm chú nhìn vào những ngón tay loe rộng ra. "Tốt lắm, tôi nghĩ, rất thích hợp cho việc sử dụng chiếc túc vít". Bây giờ ngài làm như dụng cụ của thợ mộc với bàn tay phải của ngài. Tiếng lách cách của những chiếc máy ghi hình đã chuyển sang tần số cao.

"Làm chút việc nào ở đây, ở kia … " Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục khi ngài chăm chú thích thú nhìn những ngón tay của ngài xoay tròn. "Tối thiểu tôi có thể làm thế đó. Nhưng đối với máy điện toán … " Ngài dùi dùi một cách vụng về vào bàn vài lần với ngón tay trỏ của ngài. "Vô vọng."

Khi cuộc họp báo kết thúc, các phóng viên tập trung đông đảo chung quanh để bắt tay với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Người phụ nữ Âu châu cũng ở trong số ấy. Ngài bước tới cô ta, đẩy mạnh khuôn mặt của ngài vài phân về phía cô, và dúi một ngón tay quả quyết vào trán cô ấy. Cô ta cười ngặt nghẽo. Hai người cười lớn lên, không cần kềm chế.

***

Ngày nay, trong nhãn quan của thế giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trở thành một biểu tượng quốc tế. Sự kiện ngài là lãnh tụ của người Tây Tạng thì ít quan trọng hơn là biểu tượng nổi tiếng nhất của Phật Giáo. Ở phương Tây ngài được biết một phần như siêu sao sa môn và một phần như gấu trúc dễ thương. Khi đến New York năm 2003, ngài đã có một khoá giảng dạy bốn ngày ở Nhà hát Beacon với số vé bán hết. Trên mái cửa ra vào của nhà hát chạy hàng chữ lấp lánh tuyên bố: Trên khán đài. Đức Đạt Lai Lạt Ma. Sắp tới: Twisted Sister và Hot Tuna (hai ban nhạc nổi tiếng của Mỹ).
Giao Cảm Trong Lâu Đài Prague 2                                                     Đức Đạt Lai Lạt Ma tại New York Central Park 2003

Sau khóa giảng dạy, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thuyết pháp công cộng tại Central Park. Dưới bầu trời tươi sáng, Bãi Cỏ phía Đông đầy những  người hâm mộ trung thành, những người tầm cầu tâm linh, và những người chỉ đơn giản là tò mò. Một sân khấu rộng lớn được đặt giữa hai màn ảnh truyền hình khổng lồ được dựng lên cho sự kiện này. Những người không thể tìm ra chỗ trong bãi cỏ phải hé nhìn qua màn lá cây dày đặc từ phía bên kia những hàng cây. Tất cả được nói là hơn 100,000 (một trăm nghìn) người đã đến tham dự sự kiện này. Đó là một mini-Woodstock[1] được dàn dựng bởi tài tử Richard Gere. Chỉ có Billy Graham[2] và Giáo Hoàng mới có thể lôi kéo hơn số người ấy vào Central Park.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trông tươi tắn hôm nay. Đứng chỉ cách ngài vài bộ, tôi có thể thấy ngài được làm cho mạnh mẽ từ đám đông. Như thông thường, ngài khiêm tốn, tiếu lâm nhẹ nhàng và giọng cười thân mật nồng nhiệt. Nói chuyện không cần giấy, ngài nói với những người nghe, "Một số trong quý vị đến với những mong đợi nào đó về Đạt Lai Lạt Ma. Vị khôi nguyên Nobel Hòa Bình sẽ nói cho nghe những thông tin hấp dẫn nào đó hay điều gì đó đặc biệt. Không có gì cả! Tôi không có gì để cống hiến, chỉ là thứ gì đó blah, blah, blah."

Nhưng rồi thì ngài tiếp tục lập lại chủ đề ưa thích quen thuộc: "Chúng ta phải thực hiện mọi nổ lực để thúc đẩy tình cảm loài người. Trong khi chống lại bạo động hay chiến tranh, thì chúng ta phải cho thấy có một cách khác - cách bất bạo động. Bây giờ hãy nhìn vào loài người như một tổng thể. Thực tế ngày nay: toàn thể thế giới giống như là một thân thể. Một việc xảy ra từ một nơi xa xôi nào đó, hệ quả sẽ tác động chính nơi của bạn. Tàn phá láng giềng của bạn như kẻ thù cũng chính là tàn phá chính bạn. Tương lai của chúng ta tùy thuộc vào sự cát tường toàn cầu."

Chỉ trong một vài phút, ngài đã có sự chú ý không phân cách của đám đông.

Một nhiếp ảnh gia Tây Tạng, rõ ràng thán phục Đức Đạt Lai Lạt Ma, thì thầm trong tai tôi, "Ngài không cần đọc trên màn ảnh vô hình TelePrompTer. Ngài là kiểu mẫu sống về tuệ trí của ngài - tuệ trí hoàn toàn liên hệ với thế giới ngày nay."

***

Tôi thật tò mò rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma có bao giờ tự hỏi là tại sao ngài có sức lôi cuốn người ta như vậy không. Trong một cuộc phỏng vấn với ngài, tôi đã nói, "Tôi muốn hỏi ngài một câu hỏi ngớ ngẫn." Vị lãnh tụ của Tây Tạng đang ngồi tréo chân, như thường lệ, trong góc chiếc ghế bành trong phòng tiếp khách bên trong khu cư trú của ngài ở Dharamsala, Ấn Độ. "Tại sao ngài quá được yêu mến? Điều gì làm cho ngài hấp dẫn không cưỡng lại được đối với quá nhiều người?"

Đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi rất tĩnh lặng, nghiền ngẫm câu hỏi. Ngài đã không lướt qua câu hỏi của tôi với một câu nói đùa, như tôi đã nghĩ ngài có thể làm như thế.

Ngài đã thận trọng khi trả lời. "Tôi không nghĩ tự tôi có những phẩm chất tốt đẹp đặc biệt. Ô, có thể có những thứ nho nhỏ nào đó. Tôi có một tư tưởng tích cực. Đôi khi, dĩ nhiên, tôi có hơi bực bội một chút. Nhưng trong tim tôi, tôi không bao giờ phiền hà, không bao giờ nghĩ điều gì xấu chống lại bất cứ người nào. Tôi cũng cố gắng để quan tâm đến những người khác hơn. Tôi tin người khác quan trọng hơn tôi. Có thể người khác thích tôi vì trái tim trong lành vui vẻ của tôi."

"Bây giờ tôi nghĩ người ta vào lúc đầu, họ có sự tò mò. Rồi thì có lẻ … thường thường khi tôi gặp ai đó lần đầu tiên, người ấy không xa lạ với tôi. Tôi luôn luôn có ấn tượng đấy là một con người khác. Không có gì đặc biệt. Tôi cũng vậy, giống nhau."

Ngài nhấn nhấn vào má với những ngón tay rồi tiếp tục. "Dưới làn da này, cùng bản chất, cùng những loại khao khát và cảm xúc. Tôi thường cố gắng gửi những cảm giác hạnh phúc đến người khác. Cuối cùng nhiều người đã nói đến những tích cực nào đó về tôi. Rồi thì nhiều người hơn đã đến, chỉ theo tiếng tăm - điều ấy cũng có thể."

Đức Đạt Lai Lạt Ma có cách riêng không thể bắt chước với Anh ngữ của ngài. Tôi đã gặp rắc rối để thông hiểu ngài khi lần đầu tiên tôi ngồi xuống để làm việc về quyển sách với ngài, ngài có thể thất vọng kín đáo vào những lúc ấy. Cuối cùng tôi đã quen với cung cách nói chuyện của ngài và bây giờ hoàn toàn thâm nhập với sự hấp dẫnthẳng thắn ấy.

"Đôi khi người ta đến tiếp xúc với ngài," tôi nói, "ngay cả không nghe ngài nói, chỉ nhìn ngài thôi, họ cũng xúc động. Tại sao?"

"Tôi chú ý đôi khi, một ca sĩ hay một diễn viên," Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp lại. "Khi họ xuất hiện, một số người gần như muốn khóc, nhảy lên và khóc. Tương tự vậy." Ngài nện lên nện xuống trên chiếc ghế của ngài và vổ cánh tay ngài vài lần.

"Ngài giống như một ngôi sao nhạc rock," tôi nói.

"Vâng," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói một cách tự nhiên. "Nhưng có thể có những nhân tố khác. Chúng tôi tin nhiều kiếp sống khác trong quá khứ. Thế nên có thể có một số liên hệ nghiệp quả nào đó, điều gì đó huyền bí hơn." Ngài cau mày và nhìn vào khoảng không xa xôi nào đó. Tôi có cảm giác ngài đang cố gắng để tự tìm ra sự giải thích tế nhị hơn về sự cuốn hút quần chúng này của ngài.

Ngài mở tấm y đỏ và đắp lại chung quanh mình ngài.

Cuối cùng ngài nói: "Bây giờ, mức độ huyền bí này, thí dụ, người nào đó có một giấc mơ lạ lùng, sau đó giấc mơ ấy mở ra một tương lai mới hay một đời sống mới hay một sự liên kết mới với những người khác."

Ngài chỉ vào tôi khi tiếp tục với dòng tư tưởng của ngài. "Trường hợp của riêng bạn. Thế nào đó điều gì đấy không ngờ tới đã dẫn bạn đến đây. Sự bắt cóc ở A Phú Hản. Nếu nó không xảy ra, bạn có thể không có ở đây. Rồi thì bạn sẽ không phát triển tất cả những sự nối kết này với tôi và với người Tây Tạng. Cho nên tất cả những điều này, tôi chắc chắn chúng có những nhân duyên. Theo quan điểm của Phật Giáo: Có thể có những liên kết nghiệp quả trong nhiều kiếp quá khứ. Có lẻ, đó là tại sao nhiều người cảm thấy gần gũi với tôi ngày nay."

Vâng, "Vụ bắt cóc ở A Phú Hản." Vào năm 1977, sau khi xong đại học cộng đồng (college) tôi đã mang một chiếc xe van VW camper ở Utrech[3]dự định thực hiện một chuyến du hành xuyên lục địa từ Hòa Lan đến Ấn Độ. Sau khi qua Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, tôi dừng lại và nghỉ ngơi nửa năm ở A Phú Hản - một nơi ẩn náo cho việc bỏ học và sẽ là những cuộc phiêu lưu.

Gần cuối những ngày nghỉ ngơi ấy khi tôi và hai phụ nữ trẻ - Cheryl từ New York và Rita từ Munich - bị bắt cóc ở Kabul bởi ba người đàn ông người A Phú Hản. Cầm một cây súng trường giữa họ, họ buộc chúng tôi lên  một chiếc xe rỉ sét tệ  hại và đưa chúng tôi đến một ngôi làng nhỏ tận trên dãy núi cao Hindu Kush. Sau vài ngày bị bắt, chúng tôi tính toán trốn chạy khi chiếc xe của họ trượt bánh trên một khúc quanh gắt và xe hư bên triền núi.

Ngay sau đó, Cheryl và tôi quyết định cùng du lịch đến Ấn Độ. Cô đã viết một bức thư giới thiệu đến Đức Đạt Lai Lạt Ma, đang sống lưu vong tại Dharamsala. Chúng tôi đã hướng thẳng đến khu tị nạn đẹp như tranh của người Tây Tạng. Vài ngày sau khi đến, chúng tôi được phép diện kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trong một ngày mùa xuân đầy mây mát mẻ vào tháng Ba năm 1972, tôi đã gặp vị lãnh tụ tinh thầnthế tục của người Tây Tạng lần đầu tiên.

Số mạng. Nghiệp quả. Nó được gọi bất cứ là gì. Vâng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đúng. Nếu tôi không bị bắt cóc, chắc chắn tôi sẽ không gặp ngài sau đó. Hãy để qua một bên việc cộng tác về quyển sách và hỏi ngài vài câu về sự hấp dẫn không thể ngăn được của ngài.

Vẫn cân nhắc câu hỏi của tôi về tính cách cá nhân thích thú hơn và sôi động hơn thường tình của  ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục, "Cũng vậy, nhiều người thích giọng cười của tôi. Nhưng giọng cười vì, cười mĩm gì, tôi cũng không biết."

"Nhiều người đã bình luận về giọng cười này," tôi nói, "cảm giác biểu hiện này mà ngài có. Ngài đã gần bảy mươi, nhưng  ngài vẫn yêu vui đùa rộn rã và ngài không tự đòi hỏi quá nghiêm khắc."

"Thứ nhất, người Tây Tạng thông thường vui tính hơn," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Mặc cho nhiều khó khăn, họ thường sẳn sàng để cười, những thứ như thế. Rồi thì gia đình tôi, tất cả anh em tôi, ngoại trừ Gyalo Thondup [anh thứ hai của ngài] như thế," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Người anh cả của tôi [Thubten Jigme] Norbu luôn luôn chọc cười, làm trò vui. Người anh quá cố kế tôi, Lobsang Samten, kể chuyện đùa tục mà thanh, vui lắm. Và tôi, rồi người em út, Tenzin Choegyal, em gái, Jetsun Pema, cũng như người chị cả quá cố đều không quá nghiêm khắc. Mẹ tôi cũng thế. Cha tôi cũng thế - dễ nổi giận nhưng rất vui tính.

"Trong trường hợp riêng của tôi, thể trạng tinh thần của tôi, so sánh thì tĩnh lặng hơn nhiều. Mặc cho hoàn cảnh khó khăn hay ngay cả đôi khi là những tin tức rất bi thảm, nhưng tâm trí tôi không bị quấy rầy nhiều. Trong một khoảnh ngắn, có những cảm giác buồn thảm nào đó, nhưng không tồn tại lâu. Trong một vài phút hay một vài giờ, và sau đó nó biến mất. Cho nên tôi thường diễn tả điều gì đó giống như đại dương. Trên bề mặt, những đợt sóng đến và đi, nhưng phía dưới luôn luôn duy trì tĩnh lặng."
Giao Cảm Trong Lâu Đài Prague 3                                                                  Tổng Giám Mục Desmond Tutu

Người ta đến tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như cảm nhận rằng ngài là "chân thật", như Tổng giám mục Desmond Tutu một lần nọ đã nói với tôi. Và không biết chắc chắn tại sao, nhưng họ bị tác động bởi ngài, bị cuốn hút vào tính nhân bản hấp dẫn và sôi động của ngài, ngay cả từ khoảng cách xa.

Tôi có một chút nghi ngờ rằng sự hiện diện đầy khí lực của Đức Đạt Lai Lạt Ma có điều gì đó liên hệ đến nguồn tâm linh sâu xa của ngài. Sự sôi  nổi huyền thoại của ngài đơn giản là biểu hiện của sự thành tựu tâm linh của ngài mà thôi.

Tôi đã biết Đức Đạt Lai Lạt Ma hơn ba thập niên. Ngài gọi tôi là người "bạn cũ" của ngài. Trong vài năm gần đây, tôi đã được cấp cho quyền chưa hề có để đến với ngài trong khi đồng tác giả quyển sách này. Tôi đã quán sát Đức Đạt Lai Lạt Ma từ những khu nhà ở gần, du hành với ngài như một phần sự khuyến khích của  ngài, và dành thời gian với ngài ở tại nơi ngài cư trú. Nhưng tôi thấy thật khó để diễn tả, chỉ riêng sự tế nhị này, sức quyến rũ phi thường của ngài. Để thấu hiểu tinh hoa của ngài, chúng ta phải nhìn vào sự tu tập Phật Giáo cả nửa thế kỷ và cung cách vô song mà ngài đã liên hệ với thế giới chung quanh.

Rất nhiều trong sự liên hệ của ngài với đời sống được thúc đẩy bởi một số ít nền tảng nhưng khó khăn liên quan đến những hiểu biết thâm sâu. Trong một vài trường  hợp, ngài đã nói với tôi điều gì đó về sự liên hệ hổ tương và tánh không, hai ý tưởng vô cùng quan trọng đối với ngài. Tôi đã lắng nghe cẩn thận và ghi chép. Tôi phải thừa nhận rằng thật vất vả để thấu hiểu những khái niệm này. Nhưng bằng việc là cái bóng của ngài, bằng việc cùng với ngài hàng giờ cho đến  kết thúc, tôi đã đi đến xác định những phẩm chất nào đó để nhận ra ngài. Những nguyên tắc về từ bibất bạo động đã hình thành quan kiến toàn cầu của ngài. Và sự theo đuổi không ngừng của ngài về tha thứ như một giải pháp cho những điều kiện xung đột với cung cách ngài hành động.

Một điều tôi biết chắc chắn. Tôi cảm thấy thoải mái ở bên cạnh ngài. Tôi biết mọi người cảm thấy thoải mái ở bên cạnh ngài. Có lẻ chúng ta thấu cảm trực giác rằng ngài nói như hành động. Chúng ta cảm nhận một trung tâm tinh khiết bất thường bên trong ngài. Giống như tấm gương phản chiếu ánh sáng, nó cho phép chúng ta thấy và chạm được tính nhân bản của chính chúng ta.
Desmond Tutu[4], người bạn tốt của ngài trong nhiều năm, đã nói những lời này khi họ cùng ở trên khán đài ở Vancover, Canada, trước đám đông của mười bốn nghìn người.

Vài năm trước, tôi ở San Francisco, khi một phụ nữ vồn vả đến chào tôi rất nồng nhiệt. Bà ta nói với tôi, "Hello, Tổng giám mục Mandela[5]!" Giống như có được hai món với một giá tiền.

Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng không ai có thể phạm sai lầm như vậy về Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Không phải phi thường sao, trong một nền văn hóa mà sự tôn kính thành công, đó không phải là sự thành công gây hấn, thô thiển, nhưng chính bậc trượng phu là những người mà chúng ta ngưỡng mộ. Chúng ta có thể ganh tỵ với tài khoản trong nhà băng của họ, nhưng chúng ta không ngưỡng mộ họ.

Ai là những người mà chúng ta ngưỡng mộ? À, có nhiều thứ mà các bạn có thể nói về Mẹ Teresa, nhưng bậc trượng phu không phải là một người trong họ. Tất cả chúng ta tôn kính bà không phải bởi vì sự tiêu xài hoang phí nhân danhtrách nhiệm như vậy. Chúng ta ngưỡng mộ bà bởi vì bà thánh thiện. Chúng ta ngưỡng mộ những người như Nelson Mandela vì đã hiện thân như một biểu tượng cao thượng, của tha thứ, của hòa giải.

chúng ta tôn kính Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài là người duy nhất, một trong rất, rất, rất, rất ít người có thể làm đầy kín Central Park ở New York với những người sùng mộ nhiệt tình.

Nhưng tại sao? Tại sao? Bởi vì ngài thánh thiện, ngài thánh thiện, ngài thánh thiện. Tôi đã gặp rất ít người khác thánh thiện như Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi đã gặp rất, rất ít người có sự tĩnh lặng, sự tĩnh lặng sâu thẩm của ngài.

cảm giác vui tươi của ngài. Ngài cười dễ dàng, ngài giống như cậu học trò với sự tinh nghịch của ngài. Vui đùa, cười tươi, hân hoan sung sướng.

Và điều đó là lạ kỳ. Điều đó là kỳ lạ cho người nào đó đã sống lưu vong trong bốn mươi lăm năm. Đúng ra ngài phải đầy phẩn uất, oán hận, cay đắng. Và điều cuối cùng ngài muốn là mở rộng lòng từ ái và bi mẫn đến những người muốn đối xử với ngài và dân tộc ngài quá kinh tởm. Nhưng ngài làm. Ngài làm.

Và tất cả chúng ta có tự hào là con người không? Đức Đạt Lai Lạt Ma làm cho chúng ta cảm thấy tốt đẹp về việc là con người. Về việc sống vào một thời kỳ khi người nào đó như ngài sống với chúng ta.

Ẩn Tâm Lộ, Thursday, October 22, 2015

Trích từ quyển The Wisdom of Forgiveness

[1] Woodstock  một thị trấn nhỏ ở Tây Nam bang New York cách thành phố New York 50 dặm.

[2] Mục sư Billy Graham, một trong những nhà lãnh đạo có nhiều ảnh hưởng nhất của Phong trào Tin Lành

[3] Utrech một thành phố của Hòa Lan.

[4] Desmond Tutu: Tổng giám mục Anh giáo ở Nam Phi.

[5] Nelson Mandela: Tổng thống Nam Phi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1285)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1237)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1434)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1520)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1563)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1441)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1392)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1196)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1312)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1303)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1386)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1407)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1481)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1343)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1439)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1347)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1311)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1374)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1315)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1499)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1748)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1439)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1745)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1348)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1260)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1463)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1327)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1393)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1540)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1775)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1788)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1592)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1787)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1480)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1445)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 1967)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1542)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1491)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1436)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1401)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1492)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1351)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1619)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1614)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1478)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 1476)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1363)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1767)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant