Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Câu Chuyện Buồn Của Chú Tiểu Pháp Đăng

14 Tháng Ba 201608:27(Xem: 16875)
Câu Chuyện Buồn Của Chú Tiểu Pháp Đăng
                                          CÂU CHUYỆN BUỒN CỦA CHÚ TIỂU PHÁP ĐĂNG


                                                                Giác Minh Luật

Câu chuyện buồn của chú tiểu Pháp Đăng

Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
Mấy chú trong chùa thì cứ đàm tiếu và truyền tai nhau: “Pháp Đăng bị tự kỷ mấy Chú ơi”.
Mặc cho những lời đàm tiếu thế nào, thì cứ sau mỗi thời kinh cầu nguyện thì chú lại cứ chạy thẳng ra gốc cây mà ngồi một mình với vẻ mặt u buồn, nhìn về một phương trời xa xăm nào đó, đôi lúc lại tự cười với nụ cười khiêm tốn và tế nhị một mình để cố không cho ai nhìn thấy.
Chú Pháp Đăng nếu hết mùa hạ năm nay thì được tròn 2 tuổi đạo ở chùa, so với các chú lớn thì thuộc hàng sư em nên phải ngồi kế sau cùng trước chú Pháp Bảo một bậc, vì Pháp Bảo được nhập chúng sau hai tháng.
Pháp Đăng - Nhờ vào nước da ngâm đen, khuôn mặt sáng, đôi mắt to và chân mày rậm …nên thoáng nhìn ai cũng quý chú và đặt cho chú cái biệt hiệu “Chú Thỏ trắng có bộ lông đen”.
Mỗi lần muốn trêu Pháp Đăng, thì các chú cứ tụm năm – tụm bảy lại mà la to “Ơi! Chú Thỏ trắng có bộ lông đen” rồi lại ùa cười trong niềm phấn khởi.
Pháp Đăng đôi lúc cũng cười theo để các chú được vui, nhưng đôi lúc thì tỏ vẻ hơi “nghiêm nghị” lẫn một chút hờn để mấy chú không lấy đà mà trêu chọc tiếp khi giữa chốn đông người.
Mấy nay, lần nào tụng kinh Vu Lan Bồn vào thời công phu chiềuPháp Đăng cũng khóc, đôi lúc khóc hút hít như đứa con nít thiếu đi bầu sữa mẹ.
Nhất là khi chú tụng tới đoạn:
“Mục Liên thấy vậy bi ai
Biết mẹ đói khát ai hoài tình thâm.
Lo phẩm vật đem dâng từ mẫu
Đặng đỡ lòng cực khổ bấy lâu
Thấy cơm, mẹ rất lo âu
Tay tả che đậy, hữu hầu bốc ăn.
Lòng bỏn xẻn tiền căn chưa dứt
Sợ chúng ma cướp giựt của bà
Cơm đưa chưa tới miệng đà
Hóa thành than lửa, nuốt mà đặng đâu.
Thấy như vậy âu sầu thê thảm
Mục-Kiền-Liên bi cảm xót thương
Mau mau về đến giảng đường
Bạch cùng Sư Phụ tìm phương giải nàn.
(Kinh Vu Lan Bồn)
Thấy Pháp Đăng khóc – Chú Pháp Bảo lại ngồi sau vuốt lưng an ủithủ thỉ vào tai ra hiệu ngượng ngùng khi các chú tiểu chung quanh đang nhìn Pháp Đăng một cách chầm chầm, có chú cười khúc khích – có chú cũng thương và đồng cảm nên cũng khóc theo.
Hễ hết thời kinh, thì Pháp Đăng lại chạy thẳng một mạch ra gốc Sala và cứ ngồi im đó mà tiếp tục trầm tư với vẻ mặt u buồn đầy tâm trạng.
Pháp Bảo cũng đã nhiều lần ra ngồi an ủihỏi thăm nhưng chú cứ một mực im lặng mà bảo:
- Huynh không có sao đâu
Mỗi lúc như thế Pháp Bảo cũng chỉ ngồi một bên và im lặng như một sự lắng nghe sâu sắc trong sự đồng cảm với người sư huynh mít ướt và đầy nội tâm của mình.
Mấy ngày qua, Thầy trụ trì đi vắng. Mấy chú trong chùa lại rủ nhau đi tắm suối ngay ở phía cuối con đường làng và đi thêm một đoạn vào sâu trong núi.
Đúng thật “Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm” là đây. Chú nào cũng đã bị Thầy trụ trì phạt quỳ hương đến hơn chục lần mà vẫn không chừa cái tật “Anh hùng Tí hon” - Đầu đội trời chân đạp đất hiên ngang mà tiến về phía trước với niềm tin vào số phận đặt đâu ta ngồi đó.
Vậy mà, mỗi lần bị phạt quỳ nhang là các chú lại xúm nhau lại mà thổi đến hụt hơi.
- Pháp Đăng ơi! Mấy chú rủ đi tắm suối kìa. Pháp Bảo kêu to.
- Thôi! Đệ và mấy sư huynh đi đi, để Pháp Đăng ở lại còn có người công phu tối nay chứ! Nhớ mang về cho ít trái dâu rừng là được, để trả công cho người hy sinh ở lại nha. Vừa nói mà Pháp Đăng vừa cười hít mắt.
- Vậy thôi! Đệ cũng ở lại để tụng kinh với huynh tối nay cho ấm cúng. Pháp Bảo nói nhè nhẹ nhưng với tâm trạng đầy luyến tiếc.

Bong! Bong! Bong!

Tiếng đại hồng chung vang lên để bắt đầu cho thời công phu chiều.
Với cái giọng líu lo như chú chim non vừa mới tập hót. Pháp Bảo trong bộ trang phục áo dài nâu, vừa rộng vừa dài đến nỗi phủ hết dưới chân và chạm tới nền nhà.
Vừa đánh chuông, chú vừa đọc to:
- Hồng chung sơ khấu, Bảo kệ cao âm, Thượng thông thiên đường, Hạ triệt địa phủ.

Nam Mô U Minh Giáo Chủ, Cứu Khổ Bổn Tôn, Cứu Bạt Minh Đồ, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.

Rồi chú đọc tiếp bài kệ:

“Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới
Thiết vi u ám tất giai văn
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông
Nhất thiết chúng sinh thành chính giác.
Văn chung thanh phiền não khinh
Trí tuệ trưởng Bồ Đề sinh,
Ly Địa ngục xuất hỏa khanh
Nguyện thành Phật độ chúng sanh".
Án già la đế gia sa bà ha.
Chú nhắm mắt, đứng thẳng và đọc to với mức độ phiêu đến nỗi mà hễ khi nhìn vào là chú Pháp Đăng chỉ biết đứng cười thút thít.
- Sư huynh Pháp Đăng, tối nay huynh đệ mình tụng kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân nha. Chú Pháp Bảo kiến nghị.
- Ừ ! cũng được.
Hai chú bắt đầu nghi thức khai chuông mõ một cách nhịp nhàng, do Pháp Đăngsư huynh nên được đại diện quỳ chính giữa niêm hương bạch Phật. Còn chú Pháp Bảo thì đứng kế bên để chờ sư huynh đọc xong bài kệ thì tiếp hương để cắm vào lư. Cứ thế hai chú cứ thay nhau đọc tụng.

Một hồi thì Pháp Đăng im lặng. Thoáng nhìn qua, Pháp Bảo đã thấy Pháp Đăng khóc dòng với những giọt lệ từ từ rơi ra thắm vào chiếc áo dài đang mặc, còn Pháp Bảo thì cứ thế mà đọc to hơn để thay cho sư huynh:

“Mẹ sanh con cưu mang mười tháng
Cực khổ dường gánh nặng trên vai
Uống ăn chẳng đặng vì thai
Cho nên thân thể hình hài kém suy,
Khi sanh sản hiểm nguy chi xiết
Sanh đặng rồi tinh huyết dầm dề
Ví như thọc huyết trâu dê
Nhất sanh thập tử nhiều bề gian nan,
Con còn nhỏ phải lo chăm sóc
Ăn đắng cay, bùi ngọt phần con,
Phải tắm phải giặt rửa trôn
Biết rằng dơ dáy mẹ không ngại gì,
Nằm phía ướt, con nằm phía ráo
Sợ cho con ướt áo ướt chăn,
Hoặc khi ghẻ chóc khắp thân
Ắt con phải chịu trăm phần thảm thương,
Trọn ba năm bú nương sữa mẹ
Thân gầy mòn nào nệ với con”.
(Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân)
Vừa đọc, mà Pháp Bảo cũng khóc theo. Chắc vì Pháp Bảo cũng nhớ mẹ như sư huynh mà lại cố gắng gượng nín để đọc tiếp bài kinh.
Pháp Đăng đứng dậy xá Phật và chạy một mạch ra ngoài cây Sala mà đứng khóc to như đứa con nít khi mẹ vắng nhà.
Thấy thế, Pháp Bảo cũng dừng lại bài kinh để chạy theo sư huynh.
Nhìn sư huynh Pháp Đăng khóc mà Pháp Bảo cũng khóc theo với từng tiếng nấc nghẹn trong cổ họng không nói nên lời.
Pháp Bảo đến gần hơn và nắm tay sư huynh để ngồi xuống dưới gốc Sala, vì sợ lỡ các chú về bắt gặp thì ngượng lắm.
Pháp Bảo mở lời:
- Sư huynh nè! Sao sư huynh lại nhớ mẹ vậy, lần nào tụng kinh huynh cũng khóc, huynh biết là huynh làm đệ cũng nhớ mẹ lắm không.
Pháp Đăng im lặng và gạt đi dòng lệ với vẻ mặt trầm buồn khó tả.
Một hồi Pháp Đăng nhìn sâu vào mắt sư đệ Pháp Bảo mà bảo:
- Huynh giận và tự trách bản thân mình lắm, sao huynh không được như Ngài Mục Kiền Liên để xuống địa ngục cứu mẹ hả đệ, huynh tệ lắm đúng không - Huynh nhớ mẹ nhiều lắm đệ biết không.
Pháp Đăng nói tiếp:
- Mỗi đêm trước khi ngủ, huynh đều thầm xin Phật cho huynh được một lần, một lần thôi trở xuống địa ngục để được nhìn mặt mẹ như thế nào và cứu mẹ ra khỏi đọa đày như trong kinh Vu Lan vậy - Nhưng không có lần nào mà Phật cho huynh đi cả, chắc Phật không có quan tâm và nhớ tới huynh đâu. Đúng không đệ.
Pháp Bảo lấy chiếc áo tràng nâu đang mặc lau đi dòng nước mắt cho sư huynh Pháp Đăng và tự lau cho chính mình, rồi bảo:
- Huynh nè! Đức Mục Kiền Liênthánh Tăng đắc đạo thì mới đi xuống địa ngục cứu mẹ được chứ! Còn huynh đệ mình mới là chú tiểu thì làm sao mà xuống đó cứu mẹ được.
Pháp Đăng trả lời:
- Nhưng Phật giúp được mà, vì Phật là Đấng giác ngộ - là Đức Đại từ nên Phật sẽ giúp được huynh. Huynh tin Phật sẽ giúp được huynh cứu mẹ. Vì huynh nhớ mẹ nhiều lắm đệ à!
Pháp Bảo tiếp lời:
- Nhưng huynh phải tu đắc đạo mới được, giống như chư Bồ tát và các bậc Thánh Tănghuynh đệ mình thường đọc tụng á!
Pháp Bảo nói tiếp:
- Thôi đệ hứa với huynh, trong hai huynh đệ mình nếu sau này ai đắc đạo trước thì sẽ xuống địa ngục cứu mẹ huynh được không? Huynh nói mẹ huynh chờ đi, một ngày nào đó huynh đệ mình sẽ xuống cứu mẹ.
Nhìn về phía xa xăm với vẻ trầm buồn, Pháp Bảo khóc nghẹn:
- Đệ cũng muốn cứu mẹ của đệ nữa, huynh à! Đệ cũng nhớ mẹ nhiều lắm.
Pháp Đăng vội lấy chiếc áo của mình để lau đi dòng nước mắt của Pháp Bảo và ôm chặt sư đệ vào lòng trong tình thương vô hạn đầy ấm áp như trái tim của mẹ đang sưởi ấm cho hai tâm hồn bé bỏng và ngây thơ.
Pháp Đăng thủ thỉ:
- Thôi! Giờ huynh đệ mình vào lại chánh điện để tụng cho xong bài kinh trước khi mấy chú đi tắm suối về.
Pháp ĐăngPháp Bảo nhìn nhau và cùng đọc to với giọng đọc thanh thoát trong niềm tin cháy bỏng ở những đoạn kinh cuối cùng:
“Sau khi Phật dạy đành rành
Bốn ban Phật tử rất mừng rất vui,
Thảy một lòng vâng theo lời Phật
Và kính thành tin chắc vẹn tuyền,
Đồng nhau tựu lại Phật tiền
Nhất tâm đảnh lễ rồi liền lui ra”.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát.

Giác Minh Luật
Dựa trên câu chuyện có thật ở chốn thiền môn, tên nhân vật đã được thay đổi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2090)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2155)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 1869)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1694)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1608)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1771)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1525)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2471)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1656)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 1991)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 1950)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2290)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1611)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1800)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1690)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 1859)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2412)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3381)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2105)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2113)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1570)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1840)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2180)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2121)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 1990)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 2893)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2008)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2360)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 1879)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1811)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2027)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2270)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 1859)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2216)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2179)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2720)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1870)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1785)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(Xem: 2080)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
(Xem: 1875)
Hơn nửa đời người, hay cả cuộc đời, nếm đủ đắng cay buồn tủi, niềm vui thì khiêm tốn, nỗi buồn quá mênh mông. Chòng chành theo con thuyền thân phận, lúc tàn khoảnh khắc theo cổ máy thời gian, nhìn lại trong rêu phong tĩnh lặng, trên khuôn mặt nhiều nếp chập chùng của ưu phiền, mới hiểu rằng “Ta có đại hoạn do ta có thân. Nếu ta không thân sao có đại hoạn”.
(Xem: 1949)
Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nồng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu.
(Xem: 2152)
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng...
(Xem: 2027)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng...
(Xem: 2120)
Sống trong tư duy phân biệt đối đãi ở đời không chuyện gì không phải thị phi (đúng sai).
(Xem: 2166)
Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác.
(Xem: 1903)
Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới.
(Xem: 2014)
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả.
(Xem: 2148)
Ngày nay, thiền định không những được biết đến qua tên tuổi các vị Thiền sư, qua những công án thiền, mà còn thực sự đi sâu vào đời sống tu tập nội tâm của mỗi người.
(Xem: 2099)
Rốt cuộc một mình. Một mình thôi. «Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi... Đời như vô tận. một mình tôi về, một mình tôi về... với tôi!»
(Xem: 1637)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant