Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bóng Tối Trải Dài Của Buổi Hoàng Hôn

13 Tháng Tư 201608:09(Xem: 8963)
Bóng Tối Trải Dài Của Buổi Hoàng Hôn

BÓNG TỐI TRẢI DÀI CỦA BUỔI HOÀNG HÔN

Khenchen Konchog Gyaltshen

Thanh Liên  

Bóng Tối Trải Dài Của Buổi Hoàng Hôn

 

Vô thường và cái chết giống như bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn ở cửa đèo.
đến gần không hề ngơi nghỉ ngay cả trong chốc lát.
Ngoài Giáo pháp, không điều gì có thể trợ giúp được.
Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.

Bài kệ này nói về sự vô thường, bản chất nhất thời của mọi hiện tượng. Bốn suy niệm sau đây áp dụng cho mọi hiện tượng hiện hữu trong thế giới này và biểu thị tính chất vô thường:

*  Chấm dứt của sự gặp gỡ là chia ly. Mọi người mà ta gặp trong cuộc đời, dù là bằng hữu hay kẻ thùcuối cùng thì ta cũng phải chia lìa họ mà không có cách nào khác. Hãy nghĩ về một buổi họp mặt vĩ đại trong một sảnh đường nơi hàng ngàn người cùng tụ hội và sau một thời gian, tất cả đều phân tán đi, mỗi người theo cách của mình. Đây là một biểu hiện của sự vô thường. Ngay cả gia đình yêu quý của ta – vợ, chồng, con cái – ta sống với nhau trong nhiều năm. Mặc dù như  thế, một ngày kia, bởi năng lực của sự vô thường, chúng ta buộc phải chia lìa mà không có chọn lựa nào khác. Vào ngày đó, ta chỉ có thể tìm được nguồn an ủi từ việc thực hành Pháp của ta.

Của cải mà ta tích tập cũng không tránh khỏi sự tiêu tan. Một số người thâu thập rất nhiều, nhưng trong chốc lát có thể mất sạch tất cả. Một số người rất giàu có và trong chốc lát có thể trở nên vô cùng nghèo túng. Đây cũng là một biểu hiện của sự vô thường.

*  Mọi sự được xây dựng – các dinh thự, những con đường, tòa tháp, máy bay – cuối cùng đều vỡ tan thành từng mảnh.

*  Tất cả những ai sinh ra trong thế giới này đều phải đối mặt với cái chết. Từ ngày ta sinh ra, hành trình đi đến cái chết của ta không hề ngưng nghỉ ngay cả một giây phút. Trong quá khứ, nhiều người đầy quyền uy về mặt chính trị hay tâm linh ra đời, nhưng tất cả đều đã chết. Chỉ có lịch sử của họ là còn lại. Cho dù ta có sống hàng trăm hay hàng ngàn năm, một ngày nào đó cuộc đời ta sẽ chấm dứt.

Bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn được sử dụng ở đây như một ẩn dụ cho điều không thể tránh khỏi. Từ lúc bình minh ở phương đông cho tới hoàng hôn ở phương tây, mặt trời di chuyển không ngơi nghỉ ngay cả một giây phút. Không ai có bất kỳ nghi ngờ nào về điều này, đúng không? Tương tự như thế, từ lúc sinh ra, ta đang làm một cuộc hành trình hướng về cái chết trong từng giây phút. Ta không tỉnh giác về điều đó, mặc dù ta đang chạy marathon nhưng mỗi ngày ta vẫn xông tới để nhìn mặt Thần Chết. Ta cho rằng mình đang sống, nhưng về cơ bản thì bản chất của ta là sự chết. Thân thể này chỉ là một cái xác sống. Cho dù kỹ thuật của ta có mạnh mẽ tới đâu chăng nữa, không ai có thể làm mặt trời ngừng lặn. Cái chết thì giống như thế. Không ai có thể khước từ cái chết. Chết là điều không thể tránh khỏi

Vào lúc chết, hiển nhiên là không điều gì có thể giúp đỡ ta. Cho dù một người có thể mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, cho dù người ấy là nhà cai trị uy quyền nhất của thế giới, quyền lực ấy cũng không thể giúp họ ngăn cản cái chết của chính họ. Một người có thể có nhiều bạn hữu và người thân thuộc, nhưng không ai có thể giúp được gì cho người ấy vào lúc chết. Một người có thể đã tích tập của cải bao la, nhưng vào lúc chết, họ cũng hoàn toàn bất lực. Vị bác sĩ tài giỏi nhất, người hiểu biết mọi sự về thuốc men và bệnh tật: người ấy cũng bất lực trước cái chết. Cho dù chính Đức Phật xuất hiện trước bạn, Ngài không thể làm điều gì cho bạn trừ phi bạn có một nối kết với Pháp. Vào lúc chết, mọi máy móc và kỹ thuật tinh vi trong thế giới đều bất lực. Hiện nay, bạn có thể nhìn thấy người ta hấp hối trong bệnh viện có máy móc bao quanh. Vào lúc ấy, Pháp là phương cách duy nhất để trợ giúp những người đang trải nghiệm cái chết.

Giáo pháp là điều duy nhất có thể giúp đỡ ta – nếu ta có kinh nghiệm trong việc thực hành. Người nào đó có thể nói với ta: “Hãy an bình, hãy chánh niệm,” nhưng trừ phi ta thực hành điều này, tất cả những lời nói đó chỉ là ngôn từ. Hiểu biết tri thức suông thì không đủ. Cho dù ta có tài giỏi đến đâu hay dù ta đã đọc bao nhiêu quyển sách, nếu không thực hành – không có kinh nghiệm về ý nghĩa chân thực của Giáo pháp trong tâm ta – chỉ có kiến thức không thôi thì chẳng ích lợi gì. Đây là lý do vì sao mọi người đều có trách nhiệm nghiên cứuthực hành.

Ta không có nhiều thời giờ để thực hiện điều này. Cuộc đời trôi qua trong từng giây phút, vì thế hãy thực hành Pháp một cách chân thành. Khi đến lúc, bất chấp những viện cớ của ta, Thần Chết sẽ không cho phép ta ở lâu hơn nữa. Ta cũng không thể thương lượng với Thần Chết. Vì thế ta phải chuyên chú thực hành trong khi còn cơ hội. Nếu ta không có cơ hội để thực hành thì ta có thể làm điều gì? Nhưng bởi hoàn cảnh của ta đang cho phép ta làm điều đó – bởi ta có sự quan tâm, có thời gian và cơ hội – ta nên thực hành ngay khi quan tâm của ta phát khởi. Câu chuyện dưới đây minh họa việc tận dụng những cơ hội mà ta có:

Một hôm, một người đang đi theo một đường mòn nguy hiểm, một mặt của nó là vách đá và mặt kia là dốc đứng trên mặt biển. Bởi không chú ý, ông ta hụt chân và ngã xuống bờ vực. Khi đang rơi xuống, ông ráng hết sức để chộp lấy bất kỳ thứ gì lướt qua. Khi rơi nửa chừng, tay ông nhận ra một bụi cỏ và ông nhanh chóng chụp lấy nó. Ông cũng tìm thấy một mũi đất nhỏ để tựa chân, vì thế ông nghỉ ngơi an toàn một lát. Ông nhanh chóng khám phá một tổ ong đầy mật ở trong tầm tay khiến ông tha hồ thưởng thức. Mật vô cùng thơm ngon; mỗi lần thưởng thức mật thì ông lại càng dính mắc vào nó hơn nữa.

Có hai con chuột đến thăm ông ta mỗi ngày, một con trắng và một con đen, chúng luân phiên nhau ăn một lá cỏ mà ông đang nắm. Ông rất lo lắng là có ngày tất cả đám cỏ sẽ bị hai con chuột này gặm hết. Nhìn xuống dưới, ông có thể thấy ba con vật ở trên mặt đất – một con heo, một con chim và một con rắn. Trên mặt đất là một con sông cuồn cuộn đổ nước ra đại dương. Khi nhìn lên, ông thấy xa xa là những cung điện lộng lẫy. Đặc biệt là có một cung điện rất đẹp, vô cùng trang nhãthanh khiết, khiến các vị trời vui thích.

Ý tưởng bị rơi xuống làm ông khiếp sợ và khát khao được leo lên những cung điện đó. Chỉ cần ông ta yêu cầu là những người ở phía trên sẵn sàng giúp kéo ông lên. Ông ta nghĩ: “Một ngày nào đó ta thực sự phải làm điều này. Được sống ở đó thì thật là tuyệt vời.” Cùng lúc đó, ông dính mắc vào mật ong đến nỗi không thể từ bỏ nó. Ông nhìn bụi cỏ đã thu nhỏ lại và nghĩ: “Ta phải mau chóng ra khỏi chỗ này,” nhưng mật ong luôn luôn giữ ông ta lại. Cuối cùng, chẳng làm được gì về những điều đã nghĩ, ông rơi xuống và chết. 

Trong đoạn văn này, các cung điện tượng trưng cho các cõi trời và người, và trên đó là trạng thái giác ngộ. Chuồng heo tượng trưng cho cõi súc sinh, tổ chim là cõi ngạ quỷ, và hang rắn là cõi địa ngục. Nước là đại dương sinh tử vô tận. Mật mô tả những vui thú sinh tử của ta. Mặc dù ta có hạt giống giác ngộ, Phật tánh vô thủy, ta vẫn lang thang theo lối mòn sinh tử với những mê lầm của ta. Bụi cỏ là thọ mạng của ta. Thay vì sử dụng cuộc đời đó để thực hành Pháp, ta chỉ lãng phí nó trong việc thụ hưởng năm giác quan. Chuột trắng tượng trưng cho ban ngày, chuột đen tượng trưng cho ban đêm và cũng biểu thị cho sự trôi chảy của thời gian, thọ mạng liên tục ngắn dần đi của ta. Nếu ta khẩn cầu sự giúp đỡ bằng cách quy y Phật, Pháp và Tăng, ta có thể nhận được sự trợ giúp và thoát khỏi việc rơi xuống những cõi thấp hay thậm chí thoát khỏi toàn bộ sinh tử luân hồi. Nhưng thay vào đó, ta không chú tâm vào việc chân thành thực hành Phápcuối cùng lãng phí cuộc đời ta mà không tạo ra nhiều lợi lạc. Hãy suy xét điều này thật kỹ càng và tận lực thực hành Pháp.

Mục đích khi kể ra câu chuyện này không phải là để ta sợ hãi. Cái chết sẽ đến dù ta có sợ hay không. Nhưng sự tỉnh giác về cái chết mang lại thôi thúc cần thiết cho việc nghiên cứuthực hành nghiêm cẩn, sự tịnh hóa mọi lầm lạcphiền não của ta. Nếu không, ta có thể lãng phí rất nhiều thời gian và cơ hội khi mê đắm trong những tưởng tượng và ảo ảnh của ta. Đức Milarepa nói: “Vì sợ chết, tôi trốn vào núi. Khi lên núi, tôi thực hành bền bỉ bằng cách thiền định về thời gian bất định của cái chết. Nhờ thế, tôi đoạt được thành trì bản tánh bất biến của tâm. Giờ đây tôi thoát khỏi nỗi sợ chết.” Bởi ta có những phương pháp, giáo lýgiáo huấn như thế khuất phục nỗi sợ chết của ta và giúp ta nhận ra bản chất của cái chết như một sự huyễn hóa, điều quan trọng là phải chuyên chú càng nhiều càng tốt. Nếu ta không có các phương pháp để chiến thắng nỗi sợ chết thì bàn về cái chết chỉ là điều vô ích. Sẽ không có giải pháp, không có cách chữa trị nó. Nhưng bởi ta có những phương pháp đó nên việc thực hành rất quan trọng.

Khi ta chết, ta không biết mình sẽ đi đâu. Ta sẽ hoang mang và lang thang trong bóng tối mịt mù. Chúng sinh rất lo lắngsợ hãi về điều này. Ta sẽ đi đâu? Điều gì sẽ xảy đến cho ta? Nhưng việc thực hành Pháp tốt lành thì giống như một bản đồ. Nhờ Pháp, ta sẽ được chuẩn bị chu đáo, và biết rõ nơi ta đi và điều được cho là sẽ xảy ra. Đây là điều mà thực hành Pháp nhắm đến. Bạn có nhận thấyquý báu thế nào không? Đây là lý do vì sao Đức Phật đã ban những giáo lý quý báu này. Nếu ta áp dụng Giáo pháp thành công, ta có thể chết mà không sợ hãi. Ta có thể chết một cách hoan hỉ, hay ít nhất là có thể chết mà không hối tiếc. Vì thế, điều quan trọng là phải liên tục quán chiếu về sự vô thường của mọi hiện tượng để chiến thắng tánh lười biếng và thực hành Pháp một cách hữu hiệu.

Hãy dành ra một lát để suy nghĩ. Nếu bạn thất vọng, hãy quán chiếu về sự vô thường. Mọi sự đều phù du, như gió thoảng. Nếu bạn đau khổ vì sự tham luyến, hãy quán chiếu về lẽ vô thường. Mọi sự đều nhất thời, tạm bợ, giống như sự phai tàn của một bông hoa tuyệt đẹp. Nếu bạn đang đau khổ vì sự oán giận hay cuồng nộ, hãy quán chiếu về lẽ vô thường. Chắc chắn là một ngày nào đó đối tượng của sự giận dữ của bạn sẽ phải chết mà không kiểm soát được. Theo cách này, ta nên nỗ lực để giảm bớt những đau khổ này và khuyến khích mình phát triển trí tuệsức mạnh hơn nữa để tâm trí thêm minh mẫn. Quá khứquá khứ; nó không có mặt ở đây vào lúc này. Tương lai thì chưa tới. Giây phút hiện tại trôi đi trong chốc lát, như một tia chớp.

 

Trích từ nguyên tác: “A Complete Guide to the Buddhist Path” (MỘT HƯỚNG DẪN ĐẦY ĐỦ VỀ CON ĐƯỜNG PHẬT PHÁP) by Khenchen Konchog Gyaltshen

 

Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24369)
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ... Việt nghĩa: HT Thích Huyền Dung, Phổ thơ: Thích Liễu Nguyên
(Xem: 10514)
Quán Thế Âm - Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 11785)
Chúc mừng bạn Thiện Trí - Olaf Beuchling, một người bạn trong đời và bây giờ là bạn trong đạo... Nguyên Đạo
(Xem: 9828)
Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng sai của cuộc sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14207)
Nội dung câu chuyện chỉ là để nói lên một “Tình Yêu vô nhiễm” của một vị đại đạo sư đã chứng đắc Bồ Đề TâmTrí Huệ Không Tánh... Chiêu Hoàng
(Xem: 13632)
Không tự tỏ mình cho nên sáng, không tự nhận là phải cho nên rực rỡ, không tự kể công cho nên có công, không tự khoe mình cho nên đứng đầu... Lý Minh Tuấn
(Xem: 14744)
Con từ sanh tử bình an, Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con, Cứu từ nước cuốn, sống còn, Cứu từ máu chảy, thân con năm nào... Thích Liễu Nguyên dịch nghĩa & tác thơ
(Xem: 9970)
Chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phươngquan điểm truyền thống Á Đông đối với Phật Giáo... Nguyên tác tiến sĩ Peter D. Santina; Thích Tâm Quang dịch Việt
(Xem: 10142)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover để dự lễ Rằm Tháng Giêng... Phương Quỳnh Diệu Thiện
(Xem: 9716)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?... Hồ Minh Ngọc
(Xem: 13062)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm... Quảng Tánh
(Xem: 8815)
"Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không?"... Trần Xuân Hải dịch
(Xem: 10395)
Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc... Nhất Linh; Khái Hưng
(Xem: 9265)
Con người thường bị cảm giác khổ vui làm chủ, khi mắt thấy sắc đẹp vừa ý liền bị cảm giác thọ vui thu hút... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 9039)
Với cái thấy bất nhịtương đãi, Phật giáo Duy Biểu có thể buông bỏ tính cách quyền thừa lâu nay của mình để trở nên một đạo Bụt Đại thừa trọn vẹn... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 11397)
Khái quát chia làm 9 thành phần như sau: Thiền sư, Kinh sư, Luật sư, Pháp sư, Giáo sư, Giảng sư, Kiến trúc sư, Y sư và Cứu tế sư... Thích Phước Sơn
(Xem: 11203)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10691)
Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau... HT Thích Như Điển
(Xem: 10042)
Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung... Thích Phổ Huân
(Xem: 12374)
Biểu tượng cho hạnh phúcan lạc là nụ cười của Phật Di lặc, người Mỹ gọi một cách đầy tính dân gian gần gũi là ông Phật Vui Sướng, Ông Hạnh Phúc (Happy Buddha), hay ông Phật Cười (Laughing Buddha)… Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 8832)
Nguyện cho tất cả chúng sinh nhổ bật hết mọi cội rễ sân hận và oán thù để trở thành hiện thân của tình thương bao la... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 15976)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 9587)
Đã là con chim, chiếc lá, Chim phải hót, lá phải xanh, Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình... Tuệ Đạt
(Xem: 9312)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10435)
Những lời giảng dạy của bảy Đức Phật, từ thời đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới kinh giống như tiêu chỉ nguyệt... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 10559)
"Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng con ngựa gầy hèn"... Như Đức
(Xem: 9028)
Vừa qua, chúng tôinhân duyên được tháp tùng với Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, theo chương trình Tu họcHành hương Thái Lan & Miến Điện... Trần Đan Hà
(Xem: 10079)
Kỷ niệm chuyến hành hương Thái Lan và Miến Điện tháng 12 năm 2013 trong phái đoàn HT Thích Như Điển ở Âu Châu... Hoa Lan - Thiện Giới
(Xem: 11412)
Malala cũng từng được đề cử là ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và là ứng viên trẻ nhất cho đến nay, chỉ mới 17 tuổi... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 9867)
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.” Giọng đọc: Hạnh Tuệ
(Xem: 9295)
Vậy thì một người Phật tử Việt Nam (xuất gia tu sĩtại gia cư sĩ) ứng xử như thế nào trong tư cáchvai trò một người Phật tử là công dân nước Việt? Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13580)
Nguyên tác: Stages of Meditation, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch: Geshe Lobsang Jordhen, Losang Choephel Ganchenpa, Jeremy Russel; Việt dịch: Tuệ Uyển
(Xem: 15265)
Một số nhà sử học tin rằng ngài đã dành 17 năm trong buổi thiếu thời – từ lúc 13 đến 30 - ở Ấn Độ học hỏi Phật Pháp và kinh Vệ Đà... Tuệ Uyển
(Xem: 16816)
Mê tínu mê không hiểu biết chân chính, tin những điều không đúng sự thật, tin mù quáng; phần nhiều là những việc về tinh thần, nhưng cũng ảnh hưởng về vật chất, mê lầm tưởng đó là sự thực... Toàn Không
(Xem: 9594)
Trong một cuốn sách mới xuất bản có tiêu đề là “Trở Lại Kiếp Sống” (Return to Life), tác giả Jim B Tucker kể một số câu chuyện về các trẻ em có khả năng nhớ lại tiền kiếp... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 9795)
Khi nguyện cho người khác hạnh phúc, chính trong lúc đó tâm ta thoát khỏi những tình cảm tiêu cực như đố kỵ, ích kỷ, ghét bỏ… Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 8001)
Ăn uống hàng ngày là cách tốt nhất để chuyển các dưỡng chất từ bên ngoài vào nuôi dưỡng và phát triển cơ thể, phục hồi sức lực.
(Xem: 10050)
Có chăng một cái gì bất diệt? Đó là cái chưa từng sinh. Đó là cái bất sinh. Cái đó không thể tìm (vì chưa bao giờ mất); không thể sở hữu (vì luôn hằng hữu)... Vĩnh Hảo
(Xem: 9601)
Vấn đề “Hộ pháp” được nêu lên trong trường hợp nầy. Nó là vấn đề tự lợi lợi tha mà muốn sống có ý nghĩa và muốn phổ biến ý nghĩa ấy trong mọi tầng lớp và mọi thế hệ, bổn phận chúng ta buộc chúng ta phải có... HT Thích Trí Quang
(Xem: 9577)
Chuyện về hai người “vô gia cư” James và Harris chứng minh cho chúng ta thấy cái “quả” tốt đẹp, bất ngờ... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 10586)
Nếu bảo con người sống trên trái đất, là chưa đúng. Trái đất cũng chỉ là một hành tinh lơ lửng giữa trời, nên con người cũng đang trụ giữa hư không... Hồ Dụy
(Xem: 10822)
“Mình với ta tuy hai mà một, Ta với mình tuy một mà hai”... Như Hùng
(Xem: 11215)
Thực thi giới không sát sanhchúng ta đang nuôi dưỡng tâm từ, tức là nuôi dưỡng tâm vô tham, vô sân, vô si... Thích Phước Đạt
(Xem: 11025)
Người Đời Ai Biết? - Tản mạn về cuộc hội ngộ của Ngài Đạt Lai Lạt Ma với Chùa Viên Giác... Nguyên Đạo
(Xem: 13070)
Tôi rất nhỏ, chắc chỉ bằng một đóa hoa nắng trong không gian, vì vậy mà thân tôi rất nhẹ, có thể bay đến bất cứ nơi nào tôi muốn và nghe được rất nhiều tâm tư của mọi người... Chiêu Hoàng
(Xem: 11161)
Hạt sương theo sức nhấn, lăn nhẹ theo, rồi đậu giữa lòng bàn tay, tròn trịa, vẹn toàn, không rơi vãi đi đâu chút nào!... Hạnh Chi
(Xem: 10601)
Che mắt, bịt tai, từ ngàn xưa, vốn không phải là hành vithái độ của người trí. Người trí là người luôn mở mắt lắng tai để thấy, để nghe, để nắm bắt thực tại... Vĩnh Hảo
(Xem: 12429)
Chính những ông thầy chùa này đã trực tiếp đóng góp một phần rất lớn trong việc làm cho đạo Phật thấm vào lòng người và lan ra xã hội... Thị Giới
(Xem: 9936)
Câu chuyện sau đây được Cố Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm kể lại vào một buổi trưa khi tôi hầu quạt cho ngài tại Am Hoàng Trúc... TT Thích Nguyên Tạng
(Xem: 10649)
Mình đã tu. Bạn ạ. Bất ngờ lắm? Giật mình phải không. Tu rồi mới hiểu. Lâu nay mình cứ chấp thủ dựng lô cốt tự nhốt mình lại... Nhụy Nguyên
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant