Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thi Sĩ Áo Vải Nâu Sồng

24 Tháng Tư 201617:13(Xem: 11315)
Thi Sĩ Áo Vải Nâu Sồng
THI  SĨ  ÁO  VẢI  NÂU  SỒNG


HT Thích Tín Nghĩa
 Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ

ÁO  VẢI  NÂU  SỒNG

 

          Các giới văn học Việt Nam xưa nay, thường nói : “Là thi sĩ, ai cũng có tâm hồn rất lãng mạn, đa tình trước trăng, sao, núi non, sông, hồ, suối reo, biển cả, trời xanh, đồng nội cò bay, sắc hương nữ nhân và ưa ru với gió, mơ theo trăng và lơ lững cùng mây . . .”.

          Những sắc trần nói trên đang bàng bạc khắp không gian trong, ngoài, trên dưới vũ trụ con người, là đối tượng thành Thơ của những người Nam, kẻ Nữ nào có tâm hồn thơ, liền tuôn trào ra những vần thơ thật lai láng, tuyệt tác tràn đầy những sắc thái ủy mị, hư vô, hiện thực, đanh thép, nồng nàn, nóng bỏng . . . Nhưng, thi sĩ áo vải nâu sồng, gọi là nhà thơ Chùa, thì không có lời thơ lãng mạn, ủy mị thường tình thế gian ấy. Tuy nhiên, nói về tình người, thi sĩ Áo Nâu rất là đa tình nhưng, tình là tình cao cả, xuất thế, vượt lên trên nhân thế, cho nên lời thơ của các thi sĩ Áo Nâu luôn thoát tục, được nghe ở âm giai vi vu như tiếng sáo diều, hư hư, thực thực, sắc sắc, không không, linh thiêng, vi diệu, khi cao vút lên hư không, lúc trầm xuống, tĩnh lặng như Đức Phật thiền tọa trên đĩnh Linh Sơn. Rồi lại lơ lững, uốn mình cong queo như khói trầm hương, quyện vào không gian vô định hướng, không trật tự.  Ý thơ của các Thi sĩ áo vải nâu sồng là thế đó. Nói như thế, không có nghĩa là do tâm hồn không vào định ! Do vì luôn có vào định, nên chi lời Thơ của các thi sĩ Áo Nâu, đều là Chân nguyên một cách tổng thể trong các thể loại  thơ : sáu tám, bảy chữ, tám chữ, năm chữ, bốn chữ . Tất cả đều chân nguyên, do tâm tỉnh thức, gọi là thơ Thiền. Dù là lời thơ chứa đầy tình thương yêu đối với Quốc Tổ, Thầy tổ, Pháp lữ, Huynh đệ chi Tăng, Đồng hương, đồng bào Phật tử các giới, kẻ xa, người gần và luôn quan tâm đến sự thịnh suy của dân tộc và đạo pháp . . . Và tâm tình với trời xanh, mây trắng, biển rộng, sông dài, ruộng đồng, núi non, chùa xưa, Tháp cũ, . . . Vẫn là lời thơ thoát tục, làm cho các đọc giả phải hơn một lần suy tư mới nhận ra ý tưởng của tác giả. Nhất hạng là bài thơ được phổ nhạc, lại càng làm cho các thính giả lắng nghe cho kỹ, mới thấy được ý thơ. Nhận ra ý thơ khi đọc giả đọc đến bài thơ, thính giả nghe đến lời ca, mới đúng là thi sĩ Áo nâu. Ngược lại, không phải thi sĩ áo nâu, vì không phơi bày bản chất, hiện thực bản thể của các đối tượng. Thật sự, đâu phải hễ là Tăng trong đạo Phật, ai cũng làm thơ được ! Một số vị nào đó thôi.   

          Một số vị làm thơ được nhưng, đâu phải ai cũng có lời thơ vừa siêu đẳng, bay bổng, vi vu, sắc sắc, không không, vừa hiện thực bản thể ! Tất cả đều do tâm. Tâm nào thì, ý thơ đó, được hiền lộ ra lời thơ, lời nhạc, nếu không nói là khúc khuỷu, như đám mây vân cẩu, như tiếng trống Bát nhã dồn dập lúc cuối hồi . . . Lời thơ các thi sĩ Áo Nâu, dù là đa dạng ở mỗi cảnh vật nhưng, thường thường chân thật, chân nguyên bản chất, không hư cấu, cảnh như thế nào, lời thơ thế đó.

          Tôi muốn nói đến Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa, vị thi sĩ Áo Vải Nâu Sồng, đã và đang có nhiều bài thơ thật là tình đối với :  Đạo Pháp, Dân tộc, nước non, cỏ, cây, hoa lá, làng cũ, chùa xưa, chư Tăng các cấp, pháp lữ xưa nay, phật tử các giới, môn đồ pháp quyến, việc chùa, việc Phật, các Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, suy tư thế sự, nhân sinh, v.v… Mỗi mỗi, được Ngài diễn tả trong vần thơ, đều chân chất, tình cảm thật lòng, bình dị, không kém phần bản chất Thiền môn thanh tịnh trong Phật giáo. Những tư tưởng súc tích về các thứ tình chân chất ấy của nhà thơ áo vải nâu sồng, Hòa Thượng Tín Nghĩa, được chứng thực qua từng bài Thơ, được thấy rõ  trong Thi phẩm “Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập”.

          Tư tưởng về dân tộc và đạo pháp. Người Phật tử Việt Nam, ai cũng biết vai trò và nghĩa vụ của Tăng bảo, là hòa nhập vào dòng sinh mệnh dân tộc, đạo pháp lúc thịnh, cũng như lúc suy, dù đang an trú  ở quốc độ nào, trên quê hương, hải ngoại, đều quan tâm có hành động đi cùng trong trường hợp thuận duyên. Bằng không, thì ra lời thơ cảm thán đến cực độ, mà vẫn thấy dân tộc, đạo pháp chưa thuận hòa, liền có lời nhắn nhủ. Tư tưởng âu lo cho đạo pháp và dân tộc của chư Tăng Việt Nam đều cùng có nhưng, với Tăng sĩ có tâm hồn thơ, thì tuôn trào ra bằng lời thơ. Điều này được thấy ở Hòa thượng Thích Tín Nghĩa, thi sĩ Áo Vải Nâu Sồng, qua bài thơ Cảm Thán :

                Đêm nằm trằn trọc suốt canh thâu,
                Hết đứng rồi đi bởi vì đâu ?
                Nhớ đến Quê hương đang khổ lụy,
                Trông về Giáo hội thấy lao đao.
                Càng thương càng nhớ tâm chua xót,
                Còn ước còn mong ý xuyến xao.
                Cầu nguyện quê hương và đạo pháp,
                Tự do khương thái một phần nào.


          Sau tư tưởng ước mơ, mong sao cho Quê hương, Đạo pháp được phần nào tự do. Chỉ một phần tự do đó thôi, không gì khác hơn, mà chẳng được. Trong khi hai khối dân tộc và đạo pháp đã gắn liền nhau suốt bề dầy lịch sử trên 4 ngàn năm văn hiến. Mặc dù, có khi bị phân ly bởi các bạo lực ngoại xâm nhưng, đã thống nhất chung một khối. Thì tại sao bây giờ huynh đệ trong hai khối lớn trong và ngoài nước vẫn chưa yên, tâm hồn thường trực bất an, phân ly ! Như vậy, sao gọi là thống nhất Tổ quốc và thồng nhất Phật giáo ? Do đó, cứ hằng đêm, tâm tư Thầy thi sĩ Thích Tín Nghĩa tiếp tục cho mình đêm không ngủ, bởi cái tâm của Ngài đầy tràn những làn sóng nhiệt huyết, dâng trào lên tận khối óc. Khiến cho đôi chân Thầy thi sĩ cứ đi ra, rồi lại đi vào, đụng phải cột Chùa, Thầy lại đi ra. Cứ như thế suốt đêm không ngủ. Trạng thái ưu tư, đôi chân đếm bước suốt canh thâu đó, được thấy trong bài thơ có tên bằng chữ M, một cách hiện thực sau đây :

                Một phần nào nghĩ suốt thâu canh,
                Ngồi đứng, vào ra vẫn một mình,
                Nhớ nước đau lòng thân sầu thảm,
                Thương nhà xót ruột dạ buồn tênh,
                Việt nam thống nhất nào hạnh phúc,
                Giáo hội phân ly chẳng quang vinh,
                Cầu nguyện cho nhau cùng tâm huyết,
                Việt nam - Phật giáo sớm an bình.

          Hằng năm cứ mỗi độ xuân về trên quê hương, Thầy hy vọng xuân này Giáo hội đoàn kết, vinh quang, dân tộc sống tự do, hạnh phúc. Cứ xuân này, xuân này, rồi lại xuân này mãi suốt hơn 30 năm xuân này ấy, được kể từ lúc 1975, đến 2006, là thời gian của Thầy thi sĩ ngồi nhìn những mùa Xuân đến, Xuân đi, với niềm hy vọng dân tộc và Phật giáo sẽ được vinh quang, hạnh phúc. Nhưng, cả hai cứ tiếp tục dậm chân tại chỗ lên bàn Chông phân ly, lửa  bỏng, khổ đau, hận thù, băng giá tái tê ! Bàn Chông Thiên la, Địa vỏng ấy, do những con người không có chất xuân đang đứng ở bờ Mê, bến Lú trên đất Việt đã tạo nên.  Xuân về, là biểu tượng cho vạn hữu vươn lên, ra cành, nảy lộc, đơm hoa, kết trái bởi tiết xuân ấm áp.

Cũng như vậy, dân tộc Việt Nam, sau một năm, ngược xuôi, vất vả, ruột rối, tơ lòng trên vận hành mưu sinh  giữa trường đời. Đến mùa xuân, mùa hy vọng bỏ cũ, đổi mới. Thì dân tộc và Phật giáo chẳng những được hưỡng Xuân, đổi mới ! Mà cứ tiếp tục nhận lấy những khổ nạn, tái tê, não nề ! Cảnh Xuân, mà không Xuân ấy, được Thầy thi sĩ nói lên ở bài Cảnh Xuân Về :

                Ba chục năm dư, xuân vẫn về,
                Xuân về lòng vẫn cứ tái tê,
                Quê hương Đạo pháp nhiều đau khổ,
                Dân tộc Tăng ni lắm não nề.

                 Tháng tháng năm năm hằng cầu nguyện,
                 Thời thời khắc khắc mãi hướng về :
                 Tám chục triệu dân cần no ấm,
                 Chư tôn Giáo phẩm bớt nhiêu khê.

                 Ất dậu, chiều Ba mươi Tết -  January, 28  2006

          Chư Tăng bảo Phật giáo thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, vị nào cũng có vai trò, bổn phận, nghĩa vụ đối với dân tộc, đạo pháp, cha mẹ, sư trưởng, pháp lữ, chư tôn tiền bối, đàn na tín thí trong và ngoài giáo hội trên quê hương mình theo khả năng văn hóa quốc gia, Phật pháp vốn có ít, nhiều. Hai thứ văn hóa đạo, đời  này đối với người Tăng bảo ắt phải có, không thể không có. Nếu không nói rằng : là gốc rễ, chủng tử Bồ Đề của pháp thân, mang quốc tịch nước Cực Lạc Di Đà. Nói như ngôn ngữ Việt Nam : “Văn là người. Có văn có chất mới thật con người”. Văn và chất ở hàng Tăng bảo, là văn hóa Phật giáo và chất phật trong tâm. Cả hai thứ văn và chất này, là nền tảng, chất liệu kiến tạo nên vị Tăng lý tưởng. Lý tưởng, là sẵn sàng tri hành Bảy đối tượng cơ bản nói trên (dân tộc, đạo pháp . . .).

Rõ thật, điều này đã được thấy Hòa thượng Tín Nghĩa đối với Dân tộc và Đạo pháp qua ba  bài Cảm Thán, Một phần nào, Cảnh Xuân Về, vừa rồi ở trang trước.

          Đối với Cha Mẹ. Qua bài Cảm Niệm Vu Lan. Nội dung bài này, nói lên ý nghĩa Vu Lan tháng bảy thu về, mang bản sắc văn hóa Việt Tộc, là  phải báo hiếu ơn Cha, nghĩa Mẹ như ở những câu :

          Lòng xao xuyến thu vàng đổ lá, . . . Thu về lòng những nhớ quê . . . Nhớ mẹ già, xế bóng tóc sương . . . và bài Hoa Nào Cho Cha, qua những câu : Tháng bảy năm nay, lệ chảy nhòa,  Màu trắng hoa hồng cài ngực áo,  Mẹ đã xa rồi dạ xót xa . . ..

    
Đối với Sư trưởng. Sư trưởng ở đây, là Tăng bảo, bậc tu hành, đạo cao đức trọng, trí tuệ cao vời, uyên thâm Phật pháp, đã cho các đệ tử xuất gia, tại gia một kiến thức và khai mở trí tuệ cùng tình thương rộng lớn. Sau đó các đệ tử tự mình thắp đuốc lên mà đi. Do vậy, Hòa thượng Tín Nghĩa, lúc nào cũng nhớ ơn sâu dầy của Sư phụ mình, là đại lão Hòa Thượng Mật Hiển, trụ trì chùa Trúc Lâm, được thấy qua bài thơ “Cảm Niệm Sư Phụ”

                         Tăng già mãi cầm cân,
                         Giáo hội mãi góp phần,
                         Luôn để tâm chấn chỉnh,
                         An hòa Chúng trung tôn.

               Vượt thời gian không gian,
               Trách nhiệm với Tăng đoàn,
               Trong dụng tâm Bồ tát,
               Ngoài hiện tướng Thanh văn.

                         Húy thượng Tâm hạ Hương,
                         Pháp giới đã phổ huân,
                         Đạo hiệu là Mật Hiển,
                         Rải tâm diệu cát tường,

               Cát tường, cát tường thùy,
               Giới hạnh tuyệt uy nghi,
               Suốt đời cho Giáo hội,
               Tăng chúng bất xả ly.

                         Oai đức thì trác tuyệt,
                         Bổn sư cũng vừa lòng,
                         Liền phú chúc diệu kệ,
                         Tự tạithong dong. . . .

          Người viết, mạo muội xin nói một vài nét về Đại lão Hòa Thượng Thích Mật Hiển. Chư tôn đức Tăng, Ni và nam, nữ Phật tử gốc Huế, hiện nay đang ở tuổi 65, 75, . . . đều biết đến Hòa Thượng Trúc Lâm, tức là Ngài Mật Hiển, là bậc đạo sư, uyên thâm Phật pháp, rất nghiêm minh giới luật, nếu không nói rằng luôn khắc khe đối với Tăng chúng tại Huế nói chung, chùa Trúc LâmPhật Học Viện Báo Quốc nói riêng trước 1975. Do vậy, nếu Ngài bắt gặp bất cứ Tăng sinh nào, Báo Quốc hay Diệu Đế, Linh Quang, Từ Hiếu, Quốc Ân . . .  không  giữ oai nghi, tức là giỡn cợt nhau . . . lúc đi ra phố Đông Ba hay  trên đường đến trường Quốc Học bằng xe đạp hay đi bộ. Ngài liền gọi đến, bảo đứng im, sau vài lời chỉ giáo, Ngài tặng nhẹ cho ba gậy ngay giữa đường.

          Đối với Pháp lữ.

          Con người trong mọi giai cấp xã hội ở bên đông, bên tây đều có bạn. Bạn cùng trường, cùng sở, cùng xóm. Bạn trong Phật giáo, gọi Pháp lữ, có nghĩa là bạn cùng chùa, cùng tu học trong Phật Học Viện với thời gian năm năm, mười năm . . . Sau khi tốt nghiệp ra trường, cũng lại cùng nhau trong sự nghiệp phụng sự đạo pháp trong các Giáo hội với nhau. Tâm hồn nhớ bạn của Hòa thượng Thích Tín Nghĩa, không phải ở những lời tình cảm thiết tha, mà là lời nhắn nhủ hãy tiếp tục tri hành Phật pháp, vì sự nghiệp của Tăng bảo là xiễn dương chánh pháp, dù ở đâu, đừng quên nghĩa vụ cao cả ấy, được thấy qua bài “Gởi Quý Pháp Lữ” bên quê nhà

                         Tôi ở Hoa Kỳ, một phương xa,
                         Gởi chư Pháp lữ ở quê nhà,
                         Cố công diễn xướng phần Phật pháp,
                         Gắng sức lưu truyền chuyện Đạo ca,
                         Đuốc tuệ rạng soi khắp thiên hạ,
                         Đèn từ chiếu sáng đến bá gia,
                         Đôi lời tâm huyết xin gởi đến,
                         Đệ huynh Pháp lữ họ Thích già.

          Đối với đàn na tín thí.

          Cụm từ trên được chỉ cho hai giới nam phật tử (Ưu bà tắt), nữ Phật tử (Ưu bà di) trong Phật giáo. Hai giới Phật tử này, được chư Tăng trong các Giáo Hội Phật Giáo nói chung, Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ nói riêng, luôn tri hành nghĩa vụ cao cả, là quan tâm mở lớp học Phật pháp, để có trí tuệ, là cây đèn sáng thấy được lý đạo trong bài Phật pháp, theo đó mà tu tập, đạt đạo giải thoát.

         
         Với tâm Bồ Tát luôn giác thatâm hồn thi sĩ, Hòa thượng Tín Nghĩa trong vai trò Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, có tham gia giảng dạy, nên chi cảm thấy vui mừng, đã thốt lên lời thơ “Mừng Khóa Tu Học BẮC MỸ LẦN II ”.

                         Khóa học năm nay thật là vui,
                         Nhìn nhau hoan hỷ với nụ cười,
                         Giảng viên hướng dẫn bài tường tận,
                         Học chúng tiếp thu ý đầy vơi,
                         Vào lớp cùng thi nhiều lý thú,
                         Ra sân bàn luận thấy thảnh thơi,
                         Mỗi năm đều có học như thế,
                         Thiện tín, chư Tăng cố chung đôi.
                         Bắc Mỹ kỳ này thật mãn nguyền,
                         Thái Siêu chu đáo quá châu viên,
                         Tịnh Từ hướng dẫn phần Tăng chúng,
                         Minh Đạt giảng bài với học viên,
                         Bổn Đạt Di đà cười vui vẻ,
                         Thắng Hoan Duy thức, giảng uyên thuyên.
                         Tâm Hòa, Hạnh Tuấn và Tâm Hạnh,
                         Cùng với Nguyên Siêu trọn ước nguyền.

                                                                           San Jose, ngày 04-8-2012.

          Nói đến thi sĩ trong Phật giáo Việt Nam từ ngàn xưa và hôm nay trên quê hương và hải ngoại, là phải nói đến tư tưởng nhập thế đa dạng, một khi đã có mặt giữa dòng sinh mệnh của dân sinh, để ban vui, cứu khổ, đoạn hoặc, chứng chân bằng giáo lý Phật Đà, thì không thể khôngtư tưởng đa dạng ấy. Đa dạng, được thấy trong Văn, Thơ. Qua đây cho ta thấy Hòa Thượng Tín Nghĩa, nhà thơ có trên trăm tư tưởng, tức là mỗi bài thơ là một tư tưởng, mang sắc thái, tình huống, hoạt cảnh vui, buồn, trống vắng . . . của vạn hữu, nhân tình, thế thái, mà Ngài thi sĩ áo vải nâu sồng Thích Tín Nghĩa đã hơn một lần chứng thực. Mặc dù Hòa thượng Tín Nghĩa, là bộ hành cô đơn (kinh sống một mình-Trường A Hàm) đi giữa trường đời Việt Nam trong nghĩa vụ hoằng hóa lợi sanh nhưng, tâm Ngài luôn tỉnh thức, nhận biết mọi hoạt cảnh trong biển sắc xã hội Việt Nam.

          Tư tưởng bình thường, không gì để nói, như Mừng Khóa Tu Học . . . Mừng Ngày Về Nguồn VI, Chúc Tết, (trang 64), An Cư (trang 48) . . . là bình thường. Tư tư tưởng độc đáo mới đáng nói lên. Thơ mang tư tưởng độc đáo, khoảng trên chục bài nhưng, chỉ chọn một số bài để biểu thị thôi.

             Cõi Vắng
                         Một mình đứng giữa chốn hoang vu,
                         Khói quyện trong mây tỏa mịt mờ,
                         Tuyết phủ bốn bề thân buốt giá,
                         Gió lùa tứ phía miệng cứng đơ.
                         Kêu ai chẳng được thôi đành chịu,
                         Gọi bạn không quen cũng đợi chờ,
                         Từng phút ngóng trông, từng phút mất,
                         Quay qua, nhìn lại chỉ mình ta.

          Thấy Mà Buồn
                         Ngồi buồn suy nghĩ Giáo hội mình,
                         Mạc vận đây rồi, thấy mà kinh,
                         Dân tộc Quốc gia không người chủ,
                         Tăng ni Giáo hội thiếu kẻ thành.
                         Cầm cân Dân tộc thì lo lợi,
                         Nảy mực Tăng đoàn chỉ vì danh,
                         Vì Đạo, vì Dân, ai ? Người liệu :
                         Làm cho Đời - Đạo được quang vinh ! ! !

          Tỉnh
                          Thân đang . . .
                          Lạc bước Ta bà,
                          Bước đi khấp khểnh,
                          Biết là về đâu ?
                          Đưa tay . . .
                          Lần chuổi kinh cầu,
                          Lời kinh huyền nhiệm,
                          Thấm sâu tâm hồn.
                          Giờ thì : . . .
                          Thấu đạt nguồn chơn,
                          Đục trong chẳng ngại,
                          Chẳng sờn đường tu.

            Tưởng
                         Tưởng rằng trẻ mãi giống như xuân,
                         Ngoảnh lại thì ra ngoại lục tuần,
                         Răng cỏ rung rinh, tai ù điếc,
                         Chân tay bủn rủn, ý khật khùng,
                         Tụng kinh bái sám thì biếng nhác,
                         Niệm Phật trì danh lại buông lung.
                         Uổng phí thời gian cho trôi mãi,
                         Để rồi hối tiếc cũng như không.

          Bốn bài thơ trên, được biểu thị tư tưởng độc đáo nhưng, chưa độc đáo lắm. Bài thơ sau đây mới là độc đáo nhất, đó là bài “Từ Đàm Hải Ngoại Cảm Tác”  (Bài thơ thất ngôn, bác cú bằng Hán tự và dịch ra Việt ngữ). Tất cả chư Tăng, Ni, Phât tử các giới trong và ngoài nước, ai cũng biết Hòa thượng Thích Tín Nghĩađệ tử của cố đại lão Hòa Thượng Thích Mật Hiển, trụ trì chùa Trúc Lâm bên Việt Nam. Cho nên nhà thơ Thích Tín Nghĩa sáng tác bài “Trúc Lâm Cảm Tác”, là chuyện thường tình, vì Trúc Lâm là nơi hành đạo, học Phật, sau đó được thành Tăng tài. Nhưng, tại sao, nhà thơ Thích Tín Nghĩa lại sáng tác thêm “Từ Đàm Hải Ngoại Cảm Tác”. Rồi đặt tên chùa của mình, là Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại. Không để chùa Từ Đàm, lại thêm hai chữ Tổ Đình, cho nên mới nói độc đáo nhất, là chỗ đó.

          Trước khi phân tích lý do nào mà Ngài thi sĩ Thích Tín Nghĩa không sử dụng danh từ kép Trúc Lâm để đặt tên chùa của mình, lại dùng cụm từ “Từ Đàm Hải Ngoại”đặt tên cho ngôi chùa của mình bên Dallas - Texas .

                             Từ Đàm Hải Ngoại Cảm Tác.

                         Tổ  ấn trùng quang diệu pháp khai,
                         Đình  tiền hiển hiện Quán âm đài,
                         Từ  năng tế độ thiên sanh bịnh,
                         Đàm   xuất tiêu trừ vạn kiếp tai,
                         Hải  nội đạo tràng tuyên mật ngữ,
                         Ngoại  viên thiền viện phụng Như lai,
                         Cảm  tương Tăng lữ nan tư nghị,
                         Tác  hóa quần sanh tuyệt bất nhai.

           Tam dịch  :

                                Tổ ấn mở pháp diệu vời,
                                Trước sân hiển hiện linh đài Quán âm,
                                Từ hay tế độ xa gần,
                                Đàm hoa trị liệu muôn phần kiếp tai,
                                Hải hội mật ngữ an bài,
                                Ngoài vườn phụng thỉnh Như Lai độ đời,
                                Cảm thông tôn đức khó bì,
                                Giáo dưỡng quần chúng muôn đời truyền lưu.

           Trúc Lâm Cảm Tác.

                                Trúc lâm vang vọng chốn đế đô,
                                Suối chảy, thông reo ngát hương từ,
                                Trước mặt, dòng khe kêu róc rách,
                                Sau lưng, hàng liễu đứng nhấp nhô.
                                Thầy trò tương đắc truyền Tổ ấn,
                                 Huynh đệ gần xa nhận Phật thừa.
                                 Gốc đạo vun bồi ngày thêm tốt,
                                 Xây nền thiền tịnh tự ban sơ.

          Phân tích.
          Câu đầu của bài Trúc Lâm Cảm Tác. Ngài Thi sĩ Thích Tín Nghĩa, cho rằng chùa Trúc Lâm của Ngài được vang vọng chốn cố đô. Điều đó rất đúng với phong cảnh Trúc Lâm. Thật sự tất cả chùa ở Huế nói riêng, trên ba miền nói chung, chùa lớn nào cũng được vang vọng bởi nhiều thứ, chứ không gì chùa ở Huế. Cho nên, trạng từ “vang vọng” ở đây, mà Thầy thi sĩ dùng, được ám chỉ chung cho tất cả ngôi chùa lớn, có tầm vóc quốc gia như Trúc Lâm, Báo Quốc, Linh Mụ, Châu Lâm . . . vừa có phong cảnh hữu tình, vừa có bậc đạo sư chơn tu trong đó. Nhưng ngôi chùa TỪ ĐÀM ở dốc Nam Giao - Huế, là ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam, do một số yếu tố làm nổi tiếng. Những yếu tố cơ bản sau đây : 1- Vào khoảng năm 1941, đoàn Thanh Niên Phật Tử Việt Nam, được thành lập đầu tiên tại chùa Từ Đàm với danh xưng Gia Đình Phật Hóa Phổ, do cố Hòa Thượng Thích Minh Châu, lúc bấy giờ là Giáo Sư Trường Quốc Học thành lập. Sau đổi lại danh xưng “Gia Đình Phật Tử Việt Nam” trên cả nước. 2- Từ những năm 1951- đến 1953, Từ Đàm là nơi hội tụ của chư Tăng từ Hà Nội vào, Sài Gòn ra, để dự đại hội Phật Giáo định kỳ toàn quốc mỗi năm. 3- Đến Năm 1952, chùa Từ Đàm, được chư Tăng  toàn quốc chọn làm trụ sở Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. 4-Sau đó, bị Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm của chính phủ Quốc Gia Việt Nam Bảo Đại, từ Sài Gòn ra hạ bảng “Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam” xuống, và đem lời yêu cầu Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, phải giao nộp khuôn dấu. 5-Từ 1952-1963, Hòa Thượng Thích Trí Quang giữ chức “Tổng Trị Sự Trưởng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam” và Trị Sự Trưởng Hội Phật Giáo Trung Phần tại chùa Từ Đàm. 6- Giữa năm 1959, công an của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chặn bắt Đại Đức Thích Huệ Minh bên hông chùa Từ Đàm, rồi đem nhốt tại Chín Hầm dưới chân núi Tứ tượng- Huế. 7- Mùa Phật Đản năm Quý Mảo 1963, Phật Giáo bị Tổng Thống Ngô Đình Diệm triệt hạ cờ Phật Giáo, Từ Đàm là nơi mở đầu cho công cuộc tranh đấu Phật Giáo trên cả nước, đòi nhà cầm quyền Ngô Đình Diệm, hãy để cho Tăng, Tín đồ Phật Giáo Việt Nam được tự do hành đạo như Thiên Chúa Giáo. 8- Hai vị đạo sư trước 1975 thường trực ở Từ Đàm, là cố đại lão Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, và đại lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, dù cho có lúc ở Hải Đức Nha Trang, Ấn Quang, Quảng Hương Già Lam Sài Gòn một thời gian ngắn, rồi cũng trở về lại Tổ đường Từ Đàm. Hiện nay- 2016, đại lão Hòa Thượng Thích Trí Quang đang trú xứ Từ Đàm. Dịp Tết Bính Thân vừa rồi, Đức Hạnh tôi được thăm và hầu chuyện với Ngài tại căn phòng riêng ở tầng lầu 2 vào sáng ngày 7 tháng Giêng Bính Thân, nhằm ngày 14 tháng Hai-năm 2016 vào lúc 11 giờ 10 phút. Đến 12 giờ chúng tôi (Đức Hạnh, Võ Trọng Thưởng) mới ra về, để cho Ngài thời Ngọ.

          Qua Tám dữ kiện lớn mang tính lịch sử nói trên, cho ta thấy chùa Từ Đàm, được coi như Tổ Đình (Từ Đường), linh hồn của khối Phật Giáo Việt Nam, Tăng, Ni, Phật tử trên ba Miền từ trong quá khứ, cho đến hôm nay tại quốc nội và hải ngoại. Nếu không nói tằng ; đàn chim Việt Quốc Gia tung cánh bay ra khỏi nước sau 30-tháng Tư, 1975, đã mang theo Quê hương, nghĩa là tất cả những gì đã được có trong tâm hồn đều mang theo. Trong đó Phật tử Việt Nam (4 chúng) nói chung, những người Con Sông Hương nói riêng đã mang theo ngôi chùa của mình vào lòng nhưng, Từ Đàm thì nặng tình hơn cả. Nặng tình Từ Đàm  rất lâu. Được chứng thực tâm nặng tình ấy qua bài ca “TỪ ĐÀM QUÊ HƯƠNG TÔI” (Video clip nhạc). Bài ca này, đã có ra tại Huế -Việt Nam vào khoảng 1953. Vì nặng tình với Từ Đàm, cho nên mỗi lần nghe ca sĩ Hà Thanh hát bài Từ Đàm Quê Hương Tôi, ai cũng đều cảm thấy nhớ, thương chùa Từ Đàm, nhớ thương luôn quê hương Việt Nam !

          Vì thế cho nên, Hòa thượng Thích Tín Nghĩa đã chọn cụm từ “Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại”, để đặt tên ngôi chùa của Ngài tại Dallas - Texas, rất là đúng cách. Chứ không phải chủ đích để nổi tiếng. Nói về nổi tiếng, thì Văn, Thơ của Ngài đã và đang được nổi tiếng rồi. Hà tất gì, phải lấy tên chùa Từ Đàm, mới nổi tiếng ! Sở dĩ, Ngài thi sĩ áo vải nâu sồng, Thích Tín Nghĩa lấy tên chùa Từ Đàm bên Huế và thêm vào Tổ Đình, Hải Ngoại, là mục đích để cho Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam sanh sau 30-4-1975 và sau này, nhất hạng là sanh trưởng tại hải ngoại, phải được biết đến lịch sử oai hùng của Phật Giáo Việt Nam trong quá khứ xa, gần mà ngôi chùa Từ Đàm là điểm hội tụ các danh Tăng trên ba Miền tạo nên lịch sử oai hùng đó như đã nói trên.

     
    Viết tại Am Đường Chiều (Sunset Trails) San Diego.
          Ngày 18, tháng Tư – Năm 2016.
          Đức Hạnh - Lê Bảo Kỳ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2480)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2521)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2054)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2504)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1838)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1915)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2207)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2730)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1652)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1567)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1756)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1594)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2174)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2328)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2022)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1820)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1733)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1915)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1653)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2613)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1784)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2140)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2109)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2445)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1762)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1939)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1812)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 1978)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2548)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3586)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2231)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2252)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1628)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1928)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2280)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2269)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2117)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3071)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2098)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2483)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2012)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1936)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2153)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2433)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2003)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2408)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2352)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2926)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 2001)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1901)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant