Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Do Đâu Mà Khổ Đau, Luân Hồi Sinh Tử Có Mặt

24 Tháng Tư 201617:26(Xem: 8669)
Do Đâu Mà Khổ Đau, Luân Hồi Sinh Tử Có Mặt
Do Đâu Mà Khổ Đau, Luân Hồi Sinh Tử Có Mặt

Thích Đạt Ma Phổ Giác

do-dau-kho-dau-co-mat

Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của ta, do đó ta muốn chiếm hữu, cho nên từ đó ái dục bắt đầu phát sinh. Khi ta luyến ái, chấp trước, bám víu vào dục vọng, kể từ đó hạnh phúc hay đau khổ bắt đầu có mặt.  

(334)

Sống đời say đắm buông lung

Thì lòng ái dục vô cùng tăng nhanh

Giống như giữa chốn rừng xanh

Dây leo, cỏ dại mặc tình tràn lan,

Đời người tiếp nối miên man

Khác gì khỉ, vượn đang tham quả rừng

Chuyền cây liên tục chẳng ngừng.


(335)

Nếu mà ở cõi trần gian

Bị điều ái dục buộc ràng vây quanh

Thời bao sầu khổ tăng nhanh

Như là cỏ dại thỏa tình hứng mưa.

(336)

Đời này nếu bản thân ta

Khi điều ái dục vượt qua chẳng màng

Thời bao sầu khổ lìa tan

Như mưa trơn tuột khỏi hàng lá sen.


(337)

Điều Như Lai dạy các ngươi:

"Lành thay cho kẻ họp nơi chốn này

Nhổ cho sạch gốc rễ ngay

Diệt trừ ái dục thẳng tay từ nguồn

Như là nhổ rễ cỏ hoang

Chớ nên để lũ Ma quân dục tình

Quẩn quanh phá hoại tâm mình

Như cơn nước lũ tung hoành bụi lau".


Khi tâm ý ta bám víu vào ái dục, thì cây ái dục sẽ đâm chồi, trổ nhánh rất mau. Tâm ý duyên theo đối tượng ái dục sẽ làm cho lòng ta rạo rực bừng cháy trong tim, khi ấy ta cảm thấy luyến tiếc, nhớ nhung, xao xuyến, bồn chồn. Người hay dính mắc vào ái dục giống như loài vượn khỉ, chuyền từ cành cây này, sang cành cây khác, để tìm quả trái mà ăn.  

Ái dục buộc ta phải gánh chịu lấy nhiều khổ đau. Ái dục làm cho ta bị si mê, say đắm, dính mắc vào cuộc sống phàm tìnhthế gian này. Những lo lắngsợ hãi do ái dục làm ta mê muội, tham đắm tăng trưởng theo ngày tháng, nó mọc kín, dày đặc như là các loài cỏ dại.

Nếu ai ở đời này bị ái ân làm mê hoặc, thì sớm muộn gì cũng sẽ dính mắc vào khoái lạc tính dục. Nó sẽ làm cho ta lo lắng ngày càng nhiều hơn, giống như dòng nước rỉ chảy từng giọt nhỏ, nhưng rỉ mãi cũng đầy hồ. Vì thế ta phải biết cách chuyển hóa luyến ái, ham muốn dục vọng, để nó không làm cho ta sầu khổ, như nước không bao giờ thấm vào được lá sen.

Người tu đạo muốn tâm ý được an ổn, nhẹ nhàng, thì phải quyết tâm dứt bỏ, xa lìa ái ân. Hết ân, hết ái thì không còn bị đọa lạc trong luân hồi sinh tử, không còn bị ái nhiễm mọi thứ dục vọng, thì ta sẽ thật sự bình yên, hạnh phúc.

Biết được sự tác hại của ái dục rất ghê gớm, nó làm cuộc đời ta có nhiều thứ phải lo lắng, sợ hãi và đau buồn, khổ sở. Nhưng đau buồn và khổ sở hơn hết là cái buồn rầu lo lắng do tham muốn ái dục đem lại. Ái nặng tình sâu, ân nghĩa không xa lìa đến khi gần chết; chung quanh người thân thuộc tiếc nhớ khóc thương, làm cho ta thêm lo lắng, sầu khổ, khó bề ra đi. Do đó, ta phải biết cách chuyển hóa, buông bỏ được luyến ái ham muốn dục vọng, thì ta mới yên chí vững lòng duỗi thẳng hai chân mà ngủ.

Ngay trong các bài kệ này, chúng ta đã thấy đây không phải là các bài kệ dành riêng cho người xuất gia. Người tại gia cũng có thể áp dụng tu tập được, vì người tại gia sống trong một hoàn cảnh có rất nhiều cơ hội bị quyến rũ dính mắc, đam mê vào ái ân, dục lạc. Sống trong chùa, mỗi thiền sinh đều được thầy tổ thương yêu, nhắc nhở, chỉ dạy, được thực tập hạnh buông xả luyến ái, vì có tăng thân bảo bọc, che chở. Đối với người tại gia, ta sống ngoài đời với bao nhiêu cám dỗ hấp dẫn của tiền tài, sắc đẹp, danh vọng. Hằng ngày, ta đi tới chỗ làm để giao tiếp, gặp gỡ người này, người kia, nên ta dễ dàng bị cuốn hút bởi các lực hấp dẫn đó. Dù ta đã có vợ, có chồng, có con rồi, nhưng ta vẫn bị sự chi phối mãnh liệt của ái dục, như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, nên ta có lúc cũng muốn bỏ bà xã để chạy theo người yêu, bỏ ông xã để đến với người tình.

Trong kinh, đức Phật dùng hình ảnh thí dụ rất hay, như con vượn chuyền từ cành này sang cành khác để tìm trái cây. Nó ăn một trái rồi, nhưng còn thèm khát, nên muốn tìm ăn một trái khác nữa. Ở ngoài đời, chuyện ngoại tình xảy ra rất nhiều. Sự thực tập đối với người tại gia còn khó hơn đối với người xuất gấp bội. Vì vậy, xuất giacon đường dễ dàng nhất để ta từng bước chuyển hóa tâm dính mắc vào ái dục, ta không nên chờ cho đến già hết xí quách rồi mới xuất gia.

Chính vì để giúp cho người tại gia, Phật mới chế giới không được tà dâm, để người tại gia ý thức được sự khổ đau do sự phá hoại hạnh phúc gia đình của người khác, mà giữ trọn vẹn giới pháp, sống một lòng chung thủy, không làm tổn hại cho ai. Nhưng người tại gia giữ được giới này rất là khó, vì đó là lòng tham muốn của đa số người nam do sự đam mê, ham thích của lạ, nên nó là nguyên nhân của bao điều tội lỗi. Ngày xưa, trong thời đại phong kiến, với quan niệm chồng chúa vợ tôi, nên kiếp chồng chung là một điều rất đau khổ đối với người phụ nữ.

Từ khi đạo Phật có mặt trong cuộc đời, chuyện nam nữ bình đẳng về mọi phương diện đã lần hồi được thay đổi theo thời gian, nên việc xây dựng hạnh phúc gia đình hoàn toàn được tự do lựa chọn. Nhờ vậy, quan niệm chồng chúa vợ tôi hoặc theo tập cấp cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, vì áo làm sao mặc qua khỏi đầu, dần hồi được thay đổi theo thời gian.

Ngày xưa, đa số người nam không giữ được giới tà dâm, nên kiếp sống chung chồng của người con gái rất ư là khổ sở, từ đó tâm ganh ghét, ghen tuông, ích kỷ, tìm cách mưu hại lẫn nhau, chỉ vì không được thỏa mãn dục tính cho riêng mình, mà phải chịu chia sớt cho nhiều người. Đó là nổi khỗ, niềm đau của người sống kiếp chồng chung, còn tham luyến ái dục nặng nề.  

(338)

Đốn cây mà chẳng chịu đào

Hết luôn gốc rễ bám vào đất sâu

Thì cây lại mọc ra mau,

Đoạn trừ ái dục khác nào đốn cây

Đoạn cho căn gốc sạch ngay

Nếu không khổ não mãi quay trở về.


(339)

Người ham ái dục luôn luôn

Theo ba mươi sáu dòng tuôn bạo tàn

Cuốn vào cảnh dục dễ dàng.

Những người ái dục dâng tràn trong tâm

Bị dòng ái dục cuốn phăng.


(340)

Dòng sông ái dục dâng tràn

Như dây leo dại mọc lan khắp miền,

Thấy dây leo mới nhô lên

Dùng gươm trí tuệ diệt liền cho mau

Diệt trừ tận gốc thật sâu.


(341)

Người đời ái dục thích ham

Nên ưa rong ruổi theo làn sóng xô

Ngụp chìm biển dục vô bờ

Tuy cầu hạnh phúc khó mà thành công

Vẫn còn trong chốn trầm luân

Quẩn quanh sinh tử vẫy vùng thoát đâu.


(342)

Người mà ái dục bao trùm

Kinh hoàng như thỏ vẫy vùng lưới kia

Sa vào bẫy, sợ kể chi,

Não phiền, ái dục chẳng lìa cho mau

Khổ đau càng chịu dài lâu.


(343)

Người mà ái dục bao trùm

Kinh hoàng như thỏ vẫy vùng lưới kia

Sa vào bẫy, sợ kể chi,

Tỳ Kheo ái dục gắng lìa cho mau


Niết Bàn giải thoát xa đâu.

Là người xuất gia tu theo đạo giác ngộ giải thoát, ta không nên bám víu vào ái dục. Ta phải tìm cách diệt trừ tận nguồn gốc của cây ái dục, để rễ của nó không còn có khả năng đâm chồi lên được. Nếu ta diệt dục như việc cắt cỏ dại, thì sau khi được cắt rồi, cỏ dại lại mọc lên nhanh, và ra nhiều hơn trước nữa.

Gốc cây ái dục sâu và vững, nó giống như một tập khí vậy. Tuy ta đã đốn ngang thân cây, nhưng lại không chịu đào bứng gốc, vì vậy cành lá tiếp tục nảy sinh ra trở lại. Tâm ái dục nếu chưa dứt trừ, thì cái khổ do ái dục đem tới vẫn còn nguyên như cũ, khi gặp duyên sẽ phát sinh luyến tiếc, nhớ thương, mà làm đau khổ cho ta.     

Dòng suối tâm ý ấy cứ mặc tình trôi chảy, khiến cho những nút thắt ái dục đan kết lại với nhau chằng chịt. Chỉ có tuệ giác chân thực của Thế tôn mới có khả năng phân biệt và thấy rõ được đìều này và giúp cho ta đoạn trừ được căn nguyên của nó, phát xuất từ tâm ý.

Dòng suối ái dục thấm vào suy nghĩ, nhận thức của ta, phát triển mau chóng, lớn mạnh, quấn vào nhau, để ta khó bề rời xa. Nguồn suối ái dục như giếng sâu không đáy làm cho cái già và cái chết xảy đến nhanh chóng, nên các vị vua thời phong kiến ít có người nào chết già, sống thọ.

Những cành nhánh của cây ái dục cứ tiếp tục sinh trưởng không dừng nghỉ, cũng bởi vì chúng được nuôi dưỡng bằng các thực phẩm thêm lớn lòng ham muốn ái dục. Khi ta mê mờ bởi những thực phẩm này, chúng nuôi dưỡng thêm sự oán hận, chúng kết thành nhiều tấm lưới để ràng buộc chúng ta lại, làm ta chịu khổ đau từ đời này sang kiếp nọ, không có ngày thôi dứt. Người thiếu sáng suốttrí tuệ thì cứ nôn nóng muốn đi về hướng ấy hoài, mà không biết làm cách nào để thoát ra, vì nó theo ta như hình với bóng.

 (344)                 

Người lìa ái dục, xuất gia

Sống vui ở chốn rừng già, núi sâu

Để rồi một sớm quay đầu

Xuôi dòng ái dục thương đau về nhà,

Kẻ hoàn tục đáng xót xa

Cởi ra rồi lại tự ta trói vào.


(345)

Với người trí tuệ mở mang

Dù cho trói buộc bằng phương tiện gì:

Dây gai, cây, sắt sá chi

Nào đâu vững chắc, chẳng hề bền lâu!

Riêng lòng luyến ái khát khao

Vợ con, châu báu quyện vào chẳng xa,

Trói này sao gỡ cho ra!


(346)

Những người có trí nói rằng:

Dây này trói buộc ngày càng chắc thêm

Dây tuy mềm mại, êm đềm

Nhưng mà sao dễ nhận chìm người ta

Khó mà tháo gỡ cho ra

Thế nên người trí lìa xa dục tình

Cắt dây luyến ái cho nhanh

Tự mình giải thoát, tu hành bản thân.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 780)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 737)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 734)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 681)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 786)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 752)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(Xem: 688)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(Xem: 799)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 719)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(Xem: 712)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(Xem: 768)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(Xem: 705)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(Xem: 959)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(Xem: 744)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(Xem: 797)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(Xem: 939)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(Xem: 1409)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(Xem: 957)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 1001)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(Xem: 927)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(Xem: 795)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(Xem: 751)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(Xem: 764)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(Xem: 628)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(Xem: 1293)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(Xem: 1171)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(Xem: 1135)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(Xem: 1087)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(Xem: 1198)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(Xem: 1144)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1233)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1159)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1035)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1070)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1156)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(Xem: 1126)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1244)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1134)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1207)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1196)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1106)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1174)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1157)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 1752)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1148)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1178)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1087)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1289)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1174)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant