Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lời Vàng Xưa Còn Đó

24 Tháng Năm 201606:18(Xem: 8616)
Lời Vàng Xưa Còn Đó
LỜI VÀNG XƯA CÒN ĐÓ

Nguyên Cẩn


Lời Vàng Xưa Còn Đó


Tôn giáo ở đâu trước tình trạng cuộc sống không định hướng?

Mùa Phật đản lại về trên đất nước. Những lễ hội được diễn ra không chỉ trong các chùa chiền nơi thành phố mà tận các thôn xóm xa xôi… Người ta trang nghiêm đến chùa với tất cả sự thành kính, chiêm báiđảnh lễ. Trong bầu không khí thiêng liêng ấy, có ai tự hỏi: “Chúng ta học và hiểu được gì từ Phật pháp?”. Xã hội hôm nay thấm nhuần Phật pháp hay những đức tin tôn giáo đến đâu mà sao chung quanh ta những cái xấu cái ác đang diễn ra hàng ngày với tần số đáng báo động; từ cướp giật, trộm đạo, gây gổ, giành giật đến việc coi sinh mạng đồng loại như cỏ rác từ tên sát nhân trên phố đến ông bác sĩ đạo mạo trong bệnh viện, từ bà bán hàng ăn chứa phụ gia độc hại ngoài chợ cho đến ngài giám đốc xí nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường? 
 
Chúng ta lại thắc mắc: “Những người như thế có theo tôn giáo nào không?”. Lại phải trở về câu hỏi mà nhiều nhà lý luận duy vật đưa ra: Tôn giáo thì có ích lợi gì trong sự xuống cấp, tha hóa của “mặt trái cơ chế thị trường” nếu không muốn lặp lại quan điểm tôn giáo chỉ là thuốc phiện ru ngủ quần chúng của Marx. Dù rằng Marx khi nói thế vẫn chỉ nhắm đến Cơ Đốc giáohệ thống giáo quyền lãnh đạo châu Âu; nhưng người ta vẫn có thể lý luận “Không có đạo, con người vẫn có thể sống tốt!”. 
 
Quả thực, nhiều người không quan tâm đến tôn giáo vẫn sống liêm khiết, có nhân nghĩa và đầy tinh thần trách nhiệm. Chẳng hạn ở Tây Âu, đa số cho rằng họ tin nơi Đức Chúa Trời nhưng chỉ một số ít người đi nhà thờ mà thôi. Ngay cả tại châu Mỹ La-tinh, so với tổng số giáo dân Cơ Đốc giáo, số người đều đặn đi nhà thờ cũng chỉ từ 15 đến 20 phần trăm. Lại càng khó nói khi những kẻ ác ấy ai biết họ có tôn giáo hay không? Mà ai dám chứng nhận hay khẳng định cứ theo tôn giáo nào đấy thì thành người hiền lành? Ngay cả hàng ngũ tu sĩ cũng còn những người xấu kia mà!

Vậy tôn giáocần thiết không? Có đấy! Hoàng đế Napoléon nhà chính trị, quân sự đệ nhất thế giới cũng quan niệm: “Một dân tộc không có tôn giáo thì chỉ có thể cai trị bằng súng!”. Vì sao ông nói như vậy? Phải chăng ông tin rằng về căn bản, giáo lý đạo nào cũng dạy con người biết sống yêu thương, hòa hợp, tôn trọng tình anh em, đồng loại… Chúng ta có thể thấy rất nhiều câu nói về lòng nhân ái trong Kinh Thánh, Koran và giáo lý nhà Phật như những lời dạy đầu tiên và cũng là mục đích cuối cùng của tôn giáo… 
 
Dù rằng từ những trang kinh biến thành hành động thì còn một khoảng cách mênh mông, không dễ vượt qua đối với chính giới tu sĩ, chứ chưa nói đến tín đồ quần chúng căn cơ có phần thấp kém, bị vây bủa bởi tự ngã và ái dục, điều mà nhà Phật gọi là vô minh. Người có tôn giáo hay không đều phải sống theo lý trí, theo ý thức phân biệt phải trái (common sense), thiện ác, chính tà theo tư duy hợp lý của mình và nhất là phải biết yêu thương. Đạo từ bi là thế! Nhà Phật có bắt ai phải đến chùa để trở thành người tốt đâu?

Thứ nhất tu ở trong nhà
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa

 Dù sao có một đức tin vẫn tốt hơn là để “tâm hoang vu”. Mấy ai có thể chắc rằng mình tin vào thiện căn tận đáy lòng mà hành động trừ những người có ý chí lớn, những bậc thắng nhân. Còn kinh tế thị trường không hề có tội dù mặt trái hay mặt phảibản chất nó là phi đạo đức (amoral) chứ không phải vô đạo đức (immoral). Nói thế thì tội ác ở Singapore, Nhật Bản hay Tây Âu phải nhiều hơn Việt Nam chứ vì kinh tế thị trường họ phát triển hơn chúng ta kia mà! 
 
Tóm lại, trong một đất nước đang phát triển, nền văn hóa đang trong quá trình xây dựng lại những giá trị mới khi triết học phương Tây, dù là Kant hay Descartes, Hegel hay Karl Marx, không thể đại chúng hóa, phổ cập toàn dân thì vẫn nên nên có một thứ tín ngưỡng theo dạng luân lý thực dụng: “Ở hiền gặp lành” hay “Dẫu xây chín bậc phù đồ; không bằng làm phước cứu cho một người …” Có người hỏi lại: “Vậy thì tôn giáo nào là tốt nhất?”.

Tôn giáo nào là tốt nhất?

Làm sao có một cộng đồng những công dân đức hạnh? Làm sao có được những tín đồ chân chính của một tôn giáo tốt nhất? Hãy nghe mẩu đối thoại giữa Leonardo Boff, nhà thần học giải phóng nổi tiếng người Brazil, và Đức Đạt-lai Lạt-ma để xem tôn giáo chúng ta đang theo có phải tốt nhất chăng?

Khi được Leonardo Boff hỏi một cách tinh quái, “Theo ngài, tôn giáo nào là tốt nhất?”, Đức Đạt-lai Lạt- ma đã trả lời: “Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa ta đến gần đấng tối cao nhất. Đó là tôn giáo làm cho ta trở nên một con người tốt hơn”. Bất ngờ và lúng túng trước câu trả lời của vị Lạt-ma, Leonardo hỏi tiếp, “Vậy điều gì làm cho ta tốt hơn?”. Đức Đạt-lai Lạt-ma trả lời ngay, “Bất kỳ điều gì làm ta mở rộng lòng trắc ẩn, biết thông cảm hơn, có tinh thần khách quan hơn, dịu dàng hơn, nhân hậu hơn, có trách nhiệm hơn, có đạo đức hơn. Tôn giáo nào làm được cho ta những điều đó là tôn giáo tốt nhất”. 
 
Theo lời thuật lại của chính Leonardo thì ông ta đã im lặng một lát, cảm thấy kinh ngạc rồi mãi về sau này vẫn tiếp tục suy nghĩ về những điều minh triết và không thể bác bỏ được mà Đạt-lai Lạt-ma nói thêm bằng một giọng thân mật: “Này bạn của tôi, tôi không quan tâm đến tôn giáo của bạn hoặc bạn có tôn giáo hay không. Điều thực sự đáng quan tâm đối với tôi là thái độ của bạn trước những người ngang hàng với bạn, trước gia đình bạn, trước người đồng sự của bạn, trước cộng đồng của bạn và trước cuộc đời. Bạn hãy nhớ rằng vũ trụ này là tiếng vọng trước hành động và suy nghĩ của chúng ta
 
Trong vật lý, luật lực và phản lực là không thể loại trừ. Điều đó cũng đúng trong mối quan hệ giữa người với người. Nếu ta hành động với lòng tốt, ta sẽ nhận lại lòng tốt. Nếu ta hành động với ác ý, ta sẽ nhận lại điều ác ý. Đừng làm cho người khác những gì ta không thích. Hạnh phúc chẳng phải là số phận mà là sự lựa chọn. Hãy cẩn thận với tư tưởng vì chúng sẽ trở thành lời nói. Hãy cẩn thận với lời nói vì chúng sẽ trở thành hành động. Hãy cẩn thận với hành động vì chúng sẽ trở thành thói quen. Hãy cẩn thận với thói quen vì chúng sẽ hình thành tính cách của bạn. Hãy cẩn thận với tính cách vì nó sẽ hình thành số phận của bạn và số phận của bạn chính là cuộc đời bạn. Và hãy nhớ, không có tôn giáo nào cao hơn Sự thật”.

Cuộc trò chuyện giữa Leonardo Boff và Đức Đạt-lai Lạt- ma đã được lưu truyền hầu như khắp thế giới về những tiêu chí của một tôn giáo hoàn hảo. Vậy Phật pháp có đem lại những phương cách, bài giảng giúp ta rèn luyện, huân tập tâm hồn theo chiều hướng ấy chăng?

Phật pháp có khai sáng tâm hồn không?
Đọc lại kinh Pháp Cú, chúng ta thấy những lời Phật dạy còn đó như những bài học, những bài luyện tập tâm trí, đem lại những phương thuốc chữa lành vết thương trong ta vốn bị che chắn bởi vô minh, ái dục… Khi Đức Đạt-lai Lạt-ma nói về việc suy tư cẩn trọng, người nói đến Tâm. Phật dạy:


“Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm thanh tịnh, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình” (Pháp cú 1).

“Tâm phàm phu cứ xoay vần theo ngũ dục, dao động không dễ nắm bắt. Chỉ những người nào đã điều phục được tâm mình mới được yên vui” (Pháp cú 2).

Về lời nói, Phật dạy:

“Chớ nên nói lời thô ác. Khi ngươi dùng lời thô ác nói với người khác thì người khác cũng dùng lời thô ác nói với ngươi. Thương thay những lời nói nóng giận, thô ác, chỉ làm cho các ngươi đau đớn khó chịu như dao gậy mà thôi (Pháp cú 133).

“Thường nói lời vọng ngữ, có làm nói không làm, người tạo hai nghiệp ấy, chết cùng đọa địa ngục”.(Pháp cú 290).

Nói theo giáo pháp, khởi đi từ ý nghiệp , con người ta gây ra khẩu nghiệp và sau cùng trở thành thân nghiệp. Chúng ta thấy ai đó muốn giết người, nung nấu hận thù, gây gổ chửi bới và sau cùng ra tay sát hại nhau. Họ thường nói do bức xúc, giận dữ bất ngờ nhưng nếu trong lòng không nuôi dưỡng tâm hận thù thì khó mà xuống tay đột ngột tước đi mạng sống người khác.

“Người nào ngăn được cơn giận dữ nổi lên như dừng được chiếc xe đang chạy mạnh, mới là kẻ chế ngự giỏi, ngoài ra chỉ là kẻ cầm cương hờ (Pháp cú 211).

Bao nhiêu vụ án gây ra vì những kẻ mang tâm tham dục, từ ánh mắt phát sinh ý nghĩ tà vạy, tơ tưởng bệnh hoạn, phạm dâm nên gây ra cưỡng hiếp, loạn luân… hoặc những vụ án cũng do lòng tham gây ra gần đây, từ cô tiếp viên ăn cắp vặt ở xứ người cho đến ông quan to tham những hàng nghỉn tỷ cũng đều một tội.

“Trong thế gian này ai hay sát sinh, hay nói dối, hay lấy cắp, hay phạm dâm, hay say đắm rượu chè; ai có các hành vi đó tức là đã tự đào bỏ thiện căn của mình ngay ở cõi đời này”(Pháp cú 234).

“Các ngươi nên biết: ‘Hễ không lo chế ngự tức là ác’. Vậy chớ tham, chớ làm điều phi pháp, để khỏi sa vào thống khổ đời đời” (Pháp cú 235).

Đức Đạt-lai Lạt-ma lưu ý thân nghiệp tạo nên thói quen, rồi trở thành nhân cách vì tội lỗi thường bắt đầu từ những chuyện rất nhỏ như ăn cắp vặt, hay hối lộ  vài trăm ngàn trên đường phố sau đó là biển thủ công quỹ, bòn rút hàng nghìn tỷ… Học thuyết hành vi đã chứng minh rằng nhân cách được xây dựng trên lòng tự trọng và con số 57% công nhân vượt năng suất do có ý thức tự trọng cao trong một báo cáo khoa học chứng minh rằng năm đức hạnh (The big five traits) để xây dựng lòng tự trọng và nhân cách được các nhà hành vi học và quản lý phương Tây đề cao (lòng tận tụy; ổn định tâm lý; hòa hợp; cởi mở; sẵn sàng tiếp thu kinh nghiệm). Thói quen trở thành nhân cách cũng sẽ quyết định số mệnh chúng ta. Bao nhiêu kẻ hầu tòa hôm nay xem thường tu dưỡng bản thân, chạy theo tham dục mà không hay mình “cầm đuốc lửa đi ngược gió”.

“Khi nghiệp ác chưa thành thục, kẻ ác cho là vui; khi nghiệp ác đã thành thục, kẻ ác mới hay là ác”. (Pháp cú 119).

“Chớ khinh điều ác nhỏ, cho rằng: ‘chẳng đưa lại quả báo cho ta’. Phải biết giọt nước nhiểu lâu ngày cũng đầy bình. Kẻ ngu phu sở dĩ đầy tội ác bởi chứa dồn từng chút từng chút mà nên” (Pháp cú 121).

Phật đã từng căn vặn chúng sanh:

“Làm sao vui cười, có gì thích thú, khi ở trong cõi đời luôn luôn bị thiêu đốt. Ở trong chỗ tối tăm bưng bít, sao không tìm tới ánh quang minh?” (Pháp cú 143).

Điều gì ngăn cản chúng ta, vô minh hay ái dục vì:

“Làm dữ bởi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta; làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay không tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được” (Pháp cú 161).

Để thoát khỏi mê lầm, tam độc, chúng ta phải tự mình đứng lên, rũ bùn chứ cầu chi Thượng đế hay tha lựcđạo Phật chủ trương “tự thắp đuốc soi đường mà đi”.

“Chính tự mình làm chỗ nương dựa cho mình, chứ người khác làm sao nương dựa được? Tự mình khéo tu tập mới đạt đến chỗ nương dựa nhiệm mầu”( Pháp cú 156).

“Nếu muốn khuyên người khác nên làm như mình, trước hãy sửa mình rồi sau sửa người. Tự sửa mình vốn là điều khó nhất” (Pháp cú 155).

Làm sao để sống an lạc

Trên tinh thần tự tu dưỡng ấy, chúng ta sẽ từng bước tiến gần hơn với Đạo – mở rộng lòng trắc ẩn, biết thông cảm hơn, có tinh thần khách quan hơn, dịu dàng hơn, nhân hậu hơn, có trách nhiệm hơn, có đạo đức hơn – như lời Đạt-lai Lạt-ma đã dạy thuyết giáo cho nhà thần học Leonardo Boff. Lúc ấy:

“Sung sướng thay chúng ta sống không thù oán giữa những người thù oán. Giữa những người thù oán, ta sống không thù oán” (Pháp cú 187).

“Sung sướng thay chúng ta sống không tham dục giữa những người tham dục! Giữa những người tham dục, ta sống không tham dục” (Pháp cú 189).

“Sống biết hổ thẹn, sống thường cầu thanh tịnh, sống không đam mê dục lạc, sống khiêm tốn, trong sạchdồi dào kiến thức; sống như thế mới thực khó làm” (Pháp cú 233).

chúng ta hiểu:

“Chỉ có con đường này, chẳng còn con đường nào khác, có thể làm cho tri kiến các ngươi thanh tịnh. Các ngươi thuận làm theo thì bọn ma bị rối loạn (Pháp cú 259).

“Ở thế gian này nếu hàng phục được ái dục khó hàng phục, thì sầu khổ tự nhiên rụng như nước giọt lá sen” (Pháp cú 320).

Hạnh phúc khi ấy, theo Đức Đạt-lai Lạt-ma, không phải là số mệnh mà là sự lưa chọn; hay ta nói theo ngôn ngữ toán học thì hạnh phúc là hàm số của thói quen và nhân cách… và là tổng số của những ý, khẩu và thân nghiệp bởi lẽ như Nguyễn Du đã nói: “Thiện căn ở tại lòng ta”.

Tạp chí Văn Hoá Phật Giáo Số 200 Phật Đản
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24368)
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ... Việt nghĩa: HT Thích Huyền Dung, Phổ thơ: Thích Liễu Nguyên
(Xem: 10510)
Quán Thế Âm - Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 11775)
Chúc mừng bạn Thiện Trí - Olaf Beuchling, một người bạn trong đời và bây giờ là bạn trong đạo... Nguyên Đạo
(Xem: 9825)
Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng sai của cuộc sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14205)
Nội dung câu chuyện chỉ là để nói lên một “Tình Yêu vô nhiễm” của một vị đại đạo sư đã chứng đắc Bồ Đề TâmTrí Huệ Không Tánh... Chiêu Hoàng
(Xem: 13630)
Không tự tỏ mình cho nên sáng, không tự nhận là phải cho nên rực rỡ, không tự kể công cho nên có công, không tự khoe mình cho nên đứng đầu... Lý Minh Tuấn
(Xem: 14742)
Con từ sanh tử bình an, Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con, Cứu từ nước cuốn, sống còn, Cứu từ máu chảy, thân con năm nào... Thích Liễu Nguyên dịch nghĩa & tác thơ
(Xem: 9967)
Chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phươngquan điểm truyền thống Á Đông đối với Phật Giáo... Nguyên tác tiến sĩ Peter D. Santina; Thích Tâm Quang dịch Việt
(Xem: 10142)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover để dự lễ Rằm Tháng Giêng... Phương Quỳnh Diệu Thiện
(Xem: 9714)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?... Hồ Minh Ngọc
(Xem: 13060)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm... Quảng Tánh
(Xem: 8814)
"Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không?"... Trần Xuân Hải dịch
(Xem: 10395)
Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc... Nhất Linh; Khái Hưng
(Xem: 9262)
Con người thường bị cảm giác khổ vui làm chủ, khi mắt thấy sắc đẹp vừa ý liền bị cảm giác thọ vui thu hút... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 9038)
Với cái thấy bất nhịtương đãi, Phật giáo Duy Biểu có thể buông bỏ tính cách quyền thừa lâu nay của mình để trở nên một đạo Bụt Đại thừa trọn vẹn... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 11393)
Khái quát chia làm 9 thành phần như sau: Thiền sư, Kinh sư, Luật sư, Pháp sư, Giáo sư, Giảng sư, Kiến trúc sư, Y sư và Cứu tế sư... Thích Phước Sơn
(Xem: 11201)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10689)
Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau... HT Thích Như Điển
(Xem: 10042)
Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung... Thích Phổ Huân
(Xem: 12372)
Biểu tượng cho hạnh phúcan lạc là nụ cười của Phật Di lặc, người Mỹ gọi một cách đầy tính dân gian gần gũi là ông Phật Vui Sướng, Ông Hạnh Phúc (Happy Buddha), hay ông Phật Cười (Laughing Buddha)… Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 8830)
Nguyện cho tất cả chúng sinh nhổ bật hết mọi cội rễ sân hận và oán thù để trở thành hiện thân của tình thương bao la... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 15974)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 9587)
Đã là con chim, chiếc lá, Chim phải hót, lá phải xanh, Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình... Tuệ Đạt
(Xem: 9310)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10433)
Những lời giảng dạy của bảy Đức Phật, từ thời đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới kinh giống như tiêu chỉ nguyệt... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 10558)
"Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng con ngựa gầy hèn"... Như Đức
(Xem: 9027)
Vừa qua, chúng tôinhân duyên được tháp tùng với Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, theo chương trình Tu họcHành hương Thái Lan & Miến Điện... Trần Đan Hà
(Xem: 10076)
Kỷ niệm chuyến hành hương Thái Lan và Miến Điện tháng 12 năm 2013 trong phái đoàn HT Thích Như Điển ở Âu Châu... Hoa Lan - Thiện Giới
(Xem: 11412)
Malala cũng từng được đề cử là ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và là ứng viên trẻ nhất cho đến nay, chỉ mới 17 tuổi... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 9867)
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.” Giọng đọc: Hạnh Tuệ
(Xem: 9295)
Vậy thì một người Phật tử Việt Nam (xuất gia tu sĩtại gia cư sĩ) ứng xử như thế nào trong tư cáchvai trò một người Phật tử là công dân nước Việt? Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13579)
Nguyên tác: Stages of Meditation, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch: Geshe Lobsang Jordhen, Losang Choephel Ganchenpa, Jeremy Russel; Việt dịch: Tuệ Uyển
(Xem: 15264)
Một số nhà sử học tin rằng ngài đã dành 17 năm trong buổi thiếu thời – từ lúc 13 đến 30 - ở Ấn Độ học hỏi Phật Pháp và kinh Vệ Đà... Tuệ Uyển
(Xem: 16812)
Mê tínu mê không hiểu biết chân chính, tin những điều không đúng sự thật, tin mù quáng; phần nhiều là những việc về tinh thần, nhưng cũng ảnh hưởng về vật chất, mê lầm tưởng đó là sự thực... Toàn Không
(Xem: 9592)
Trong một cuốn sách mới xuất bản có tiêu đề là “Trở Lại Kiếp Sống” (Return to Life), tác giả Jim B Tucker kể một số câu chuyện về các trẻ em có khả năng nhớ lại tiền kiếp... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 9793)
Khi nguyện cho người khác hạnh phúc, chính trong lúc đó tâm ta thoát khỏi những tình cảm tiêu cực như đố kỵ, ích kỷ, ghét bỏ… Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 8001)
Ăn uống hàng ngày là cách tốt nhất để chuyển các dưỡng chất từ bên ngoài vào nuôi dưỡng và phát triển cơ thể, phục hồi sức lực.
(Xem: 10049)
Có chăng một cái gì bất diệt? Đó là cái chưa từng sinh. Đó là cái bất sinh. Cái đó không thể tìm (vì chưa bao giờ mất); không thể sở hữu (vì luôn hằng hữu)... Vĩnh Hảo
(Xem: 9600)
Vấn đề “Hộ pháp” được nêu lên trong trường hợp nầy. Nó là vấn đề tự lợi lợi tha mà muốn sống có ý nghĩa và muốn phổ biến ý nghĩa ấy trong mọi tầng lớp và mọi thế hệ, bổn phận chúng ta buộc chúng ta phải có... HT Thích Trí Quang
(Xem: 9575)
Chuyện về hai người “vô gia cư” James và Harris chứng minh cho chúng ta thấy cái “quả” tốt đẹp, bất ngờ... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 10584)
Nếu bảo con người sống trên trái đất, là chưa đúng. Trái đất cũng chỉ là một hành tinh lơ lửng giữa trời, nên con người cũng đang trụ giữa hư không... Hồ Dụy
(Xem: 10812)
“Mình với ta tuy hai mà một, Ta với mình tuy một mà hai”... Như Hùng
(Xem: 11213)
Thực thi giới không sát sanhchúng ta đang nuôi dưỡng tâm từ, tức là nuôi dưỡng tâm vô tham, vô sân, vô si... Thích Phước Đạt
(Xem: 11022)
Người Đời Ai Biết? - Tản mạn về cuộc hội ngộ của Ngài Đạt Lai Lạt Ma với Chùa Viên Giác... Nguyên Đạo
(Xem: 13066)
Tôi rất nhỏ, chắc chỉ bằng một đóa hoa nắng trong không gian, vì vậy mà thân tôi rất nhẹ, có thể bay đến bất cứ nơi nào tôi muốn và nghe được rất nhiều tâm tư của mọi người... Chiêu Hoàng
(Xem: 11159)
Hạt sương theo sức nhấn, lăn nhẹ theo, rồi đậu giữa lòng bàn tay, tròn trịa, vẹn toàn, không rơi vãi đi đâu chút nào!... Hạnh Chi
(Xem: 10598)
Che mắt, bịt tai, từ ngàn xưa, vốn không phải là hành vithái độ của người trí. Người trí là người luôn mở mắt lắng tai để thấy, để nghe, để nắm bắt thực tại... Vĩnh Hảo
(Xem: 12425)
Chính những ông thầy chùa này đã trực tiếp đóng góp một phần rất lớn trong việc làm cho đạo Phật thấm vào lòng người và lan ra xã hội... Thị Giới
(Xem: 9930)
Câu chuyện sau đây được Cố Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm kể lại vào một buổi trưa khi tôi hầu quạt cho ngài tại Am Hoàng Trúc... TT Thích Nguyên Tạng
(Xem: 10648)
Mình đã tu. Bạn ạ. Bất ngờ lắm? Giật mình phải không. Tu rồi mới hiểu. Lâu nay mình cứ chấp thủ dựng lô cốt tự nhốt mình lại... Nhụy Nguyên
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant