Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kỷ Thuật Tích Cực Và Hòa Bình Nội Tại

01 Tháng Sáu 201620:04(Xem: 7388)
Kỷ Thuật Tích Cực Và Hòa Bình Nội Tại

KỶ THUẬT TÍCH CỰC VÀ HÒA BÌNH NỘI TẠI

Đức Đạt Lai Lạt Ma & Victor Chan
Tuệ Uyển chuyển ngữ

Kỷ Thuật Tích Cực Và Hòa Bình Nội Tại

Có một cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ bất ngờ tại thiền phòng riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala, biến chuyển trong năm ngày thành một phòng họp cho Hội Nghị Tâm ThứcĐời Sống lần thứ 10. Mọi con mắt đang đổ dồn về Steven Chu, khôi nguyên vật lý của Hoa Kỳ. Ông ngồi trên ghế được xếp bên  phải của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một bình hoa bằng đồng đầy những  hoa tươi ở phía sau ông. Chu đang chuẩn bị để giải thích mối quan hệ tiềm tàng giữa toán học và cơ học lượng tử đến Đức Đạt Lai Lạt Mahội nghị.

"Toán học là gì?" ông bắt đầu bằng việc hỏi lãnh tụ Tây Tạng. Tôi đã không chuẩn bị cho câu hỏi; tôi có thể thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng hơi ngạc nhiên. Khi ngài không trả lời, Chu tiếp tục, "À, toán học khiến hầu hết mọi người sợ hãi."

Cả phòng bùng cười lên. Với hai câu ngắn, Chu đã làm mọi  người thoải mái. Eric Lander, nhà di truyền học Boston ngồi bên phải của Chu, khoanh đôi tay rắn chắc chung quanh ngực ông. Đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi trong tư thế  hoa sen truyền thống của ngài trên một ghế bành thoải mái, mĩm cười khi ngài quay qua quay lại.

Chu ấn một nút trên máy điện toán cầm tay trên một bàn thấp phía trước ông. Màn hình chiếu lên ba hàng vịt nhựa vàng phía cuối căn phòng: một con vịt trong hàng thứ nhất, hai ở hàng giữa, và ba ở hàng cuối. "Đây là một thứ kỷ thuật. Nó gọi là vịt nhựa. Chúng ta đặt nó trong bồn tắm," Chu nói, chỉ bằng đèn pin laser đỏ vào con vịt cô đơn ở trước. "Vậy thì đây là một con vịt, hai con vịt, ba con vịt. Chúng ta có thể thêm những con vịt … "
Kỷ Thuật Tích Cực Và Hòa Bình Nội Tại 1                                                                             Hội nghị tâm thứcđời sống


Có một sự lộn xộn trong phòng họp nhỏ. Lander vỗ tay lên đùi ông và la hét. Chu nghẹn giữa chừng, trái cổ của ông chạy lên chạy xuống. Trong một hay hai phút, ông mất kiểm soát như một làn sóng thủy triều đã lấy mất trạng thái sẳn sàng của ông.

Đức Đạt Lai Lạt Ma lắc lư vẫn đang mĩm cười trên mặt. Nhưng có một tính chất khó hiểu với nó. Ngài dường như có một điều gì đó khác biệt hoàn toàn không giống như tự thân ngài thường lệ. Thế nào đấy tôi nghĩ ngài sẽ cười ầm ĩ nhất.

Thupten Jinpa, thông dịch viên của Đức Đạt Lai Lạt Ma, dựa đến gần và nói với ngài bằng Tạng ngữ.

Một thoáng suy tư qua tâm ý tôi: có lẻ Đức Đạt Lai Lạt Ma bị thử thách văn hóa. Ngài chắc chắn không bao giờ chơi đùa với những con vịt nhựa trong bồn tắm. Những con vịt nhựa dường như không được nghe nói ở Tây Tạng. Ngài đơn giản là không hiểu sự ồn ào nói gì.

"Chúng ta có thể kiểm tra điều này một cách chuyên môn," nhà di truyền học la lên, vẫn đang thu hút sự chú ý bởi tiếng cười lên cực điểm.

"Thật sự, nó đã được kiểm tra một cách chuyên môn nhiều, nhiều lần," Steve Chu nói, tự cố gắng cùng với khó khăn. "Trong một ý nghĩa nhất định, đó là thực tế. Cho nên chúng ta biết thêm những con vịt như thế nào. Bây giờ, nếu bạn có hai con vịt và lấy đi một con, bạn có một con vịt chứ?" Ông nhìn Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhún vai và ngửa hai tay ông ra. "Điều gì đang xảy ra ở đây?" Chu hỏi. "À, đột nhiên, điều gì đó mới đang xảy ra. Tiến trình của tính trừ làm các nhà toán học phát minh ra những số phủ định. Sau đó chúng ta làm ra những quy luật - quy luật cộng hay trừ, thí dụ thế. Điều này đưa đến những con số hoàn hảo … những con số bao gồm căn bậc hai của trừ một trong cấu tạo của nó. Và nó là những con số hoàn hảo cho phép chúng ta diễn tả cơ học lượng tử."

Văn Phòng Riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cho tôi một giấy phép để tham dự hội nghị Dharamsala. Khoảng năm mươi người chúng tôi, những nhà khoa học, những khách mời, và một nhóm nhỏ những tu sĩ Tây Tạng, đã tập họp vào một phòng họp nhỏ bên trong khu cư trú của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chủ đề là "Bản Chất Của Vấn Đề, Bản Chất Của Cuộc Sống," và những người hiện diện bao gồm những người đặc biệt nổi tiếng trên thế giới trong nghiên cứu di truyền, sinh học tiến hóa phức tạp, triết học Phật Giáo, và dĩ nhiên, những nhà vật lý. Có những cuộc gặp gở thông thường giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhóm thần kinh học, tâm lý học, và những triết gia phương Tây từ 1987. Những đối thoại quá khứ đã tạo ra một vài chương trình nghiên cứu khoa học và một số công bố khoa học.

Tôi yêu thích tình bạn thanh thoát của những nhà khoa học, và tôi biết ơn tình cảm tiếu lâm của Steve Chu. Nhà vật lý đeo kính đã cùng lãnh giải Nobel năm 1997. Ông đã tìm ra cách sử dụng tia laser để làm mát khí đốt, làm chậm những nguyên tử lại từ tốc độ 4,000 kilomet một giờ tại phòng có nhiệt độ hai độ C trong cùng thời điểm. Sau đó ông giữ chúng lơ lững trong một loại thiết bị nguyên tử (A magneto-optical trap), với ánh sáng laser biểu hiện chức năng như những gì ông mệnh danh là "optical molasses" (kỷ thuật làm mát bằng tia laser).
Kỷ Thuật Tích Cực Và Hòa Bình Nội Tại 2                                                                                               Steve Chu


Chu rõ ràng rất hào hứng khi ở Dharamsala. Ông đã thêm gia vị vào ý kiến giải thích vấn đề và cuộc sống với Đức Đạt Lai Lạt Ma từ quan điểm của vật lý học. Trước lúc trình bày lý thuyết của ông về những con vịt nhựa, ông đã nhắc lãnh tụ Tây Tạng về cuộc gặp gở lần đầu của họ.

"Thưa Đức Thánh Thiện," Chu nói, "có lẻ ngài nhớ … chúng ta đã gặp nhau sáu năm trước ở Stanford. Chúng ta đã có một cuộc thảo luận với vài người, từ sáng đến buổi cơm trưa. Đó là một sự kiện rất quan trọng trong đời tôi." Câu cuối cùng được nói một cách êm ã và Chu đã chớp mắt vài lần. Sau đó, lấy lại sự điềm tĩnh, ông tiếp tục trong tư thế dựa lưng thường lệ của ông: "Từ lúc đến đây, tôi đã học được những điều tuyệt vời. Có lẻ một ít từ các đồng nghiệp phương Tây của tôi, nhưng hầu hết từ ngài, và từ những tu sĩ Tây Tạng. Tôi hy vọng, trong những ngày tới đây, tôi có thể tiếp tục học thêm nữa."

Sự nghiên cứutrao đổi như vậy là mục tiêu của những hội nghị Tâm ThứcĐời Sống, như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng vạch ra cho họ. Ngài hy vọng những nhà khoa học có thể mở ra những phương hướng mới của việc khám phá bằng việc nghiên cứu để nhìn vào thực tại từ quan điểm của Đạo Phật. Và ngài nghĩ rằng những Phật tử có thể đem về những thấu hiểu sâu sắc hữu dụng về khoa học hiện đại.

"Sự quan tâmtiếp xúc gần gũi của tôi với các nhà khoa học - bây giờ đã hơn mười lăm năm," Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói với tôi. "Dường  như đối với tôi ngày càng có nhiều hơn những nhà khoa học bắt đầu biểu lộ sự quan tâm chân thành trong sự đối thoại với các Phật tử. Tôi cảm thấy điều gì đó hữu dụng, không chỉ thỏa mãn sự quan tâm riêng của tôi. Sự đối thoại giữa những nhà khoa học và các Phật tử có thể hổ trợ để mở rộng tri thức con người. Chúng tôi đã giới thiệu môn khoa học đến một số tu sĩ chọn lọc trong hai, ba năm qua. Tôi cảm thấy cá nhân rằng chúng tôi đã bắt đầu một điều gì đó đúng đắn, điều gì đó lợi ích đối với cộng đồng rộng rãi hơn."

Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma có một động thái khác cho việc chuyển đổi những cuộc gặp gở giữa các Phật tử và những nhà khoa học, một thứ mà ngài đã thấy như tột bực quan trọng.

"Mọi người muốn một đời sống hạnh phúc - êm đềm hơn, hòa bình hơn, hài lòng hơn," ngài tiếp tục, giải thích sự liên hệ của ngài với những nhà khoa học cho tôi nghe. "Đối với điều này, sự phát triển thế giới nội tại - những cảm xúc, những thứ này - là quan trọng. Tôi không đang nói đến niềm tin tôn giáo. Tôi không đang nói về thiên đàng, giải thoát hay kiếp sống tới. Sự quan tâm của chúng tôi là những con người hạnh phúc hơn, những cộng đồng hạnh phúc hơn. Chúng tôi muốn thúc đẩy những giá trị nhân bản: một cảm nhận quan tâm, một cảm nhận chia sẻ. Kết quả: chúng ta sẽ trở thành cởi mở hơn và quan điểm của chúng ta trở nên rộng rãi hơn. Khi chúng ta gặp phải những vấn nạn, thì những quấy rầy của chúng trong sự hòa bình nội tại sẽ ít nghiêm trọng hơn.

"Tư tưởng cổ đại Ấn Độ đóng góp kiến thức và kỷ năng để chăm sóc đời sống nội tại. Khoa  học dĩ nhiên cũng có những trách nhiệm to lớn. Nhưng tôi cảm thấy rằng việc phát triển những giá trị nội tại là quan trọng hơn. Hãy nhìn vào sự kiện 11 tháng Chín ở New York. Nó rõ ràng cho thấy kỷ thuật hiện đại cộng với sự thông minh và được hướng dẫn bởi những cảm xúc tiêu cực chẳng hạn như thù hận, có thể tạo nên thảm họa như thế nào - điều gì đó rất rộng lớn. Thật sự đem đến khổ đau cho nhiều người. Để sử dụng kỷ thuật một cách tích cực hơn, thì hòa bình nội tại là nhân tố quan trọng nhất. Đó là lý do chính để có mối quan hệ gần gũi hơn giữa khoa học hiện đạitư tưởng nhân bản cổ truyền. Bên cạnh nhau, cách nào đó để thực hiện cống hiến cho một thế giới tốt đẹp hơn."

Tôi đã bị kích thích tò mò khi Steven Chu kể lại cuộc gặp gở Đức Đạt Lai Lạt Ma lần đầu tiên của ông. Rõ ràng đó là một sự kiện nổi bật đối với ông. Khi sự trình bày của nhà vật lý học xong rồi, tôi đã hỏi Chu rằng ông có muốn gặp gở riêng với Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi không. Ông nói với tôi rằng tư tưởng về một cuộc hội kiến đã không xảy ra trong đầu ông. Ông đã đến Dharamsala chỉ vì một lý do: ông muốn biết Phật Giáo đã nói gì về những phát minh mới nhất của những nhà vật lý. Nhưng bây giờ tôi đề cập ý tưởng, Chu rất thích thú. Vâng, ông ta rất vinh dự để gặp nhà lãnh tụ Tây Tạng.

***

Vào ngày cuối cùng của hội nghị, Steve Chu, vợ ông, Jean, và tôi chen chút nhau trên một chiếc trường kỷ trong phòng tiếp kiến đối diện với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Người Mỹ gốc Hoa ăn mặc giản dị trong chiếc ao sơ mi xanh nhạt và quần màu xám tro. Ông mang một đôi giày tennis sờn - ông được biết như một tay mê chơi quần vợt ở Stanford. Tenzin Geyche, trông uyên thâmđặc biệt trong áo dài Tây Tạng màu xám, ngồi riêng một bên với chúng tôi.

"Hôm qua, khi ông nói tại hội nghị, ông biểu lộ truyền thống Á châu," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với Chu ngay lập tức. "Khiêm cung. Ông trình bày sự giới hạn của kiến thức ông. Nhưng khi giải thích thì hoàn toàn chuyên môn lão luyện."

"Khi những nhà khoa học chúng tôi giải thích, chúng tôi luôn luôn tự nhắc nhở rằng: đây là điều chúng tôi biết, đây là điều chúng tôi không biết," Chu trả lời.

"Đúng đấy, tôi chú ý những nhà khoa học chân thành … họ là những người quán chiếu không thành kiến," Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ngón tay chỉ vào tôi, "cũng là gốc người Hoa. Gần như là phân nửa Hoa bây giờ." Nụ cười ầm ầm nổi tiếng của ngài vang động cả phòng tiếp kiến. Ngài đùa với cung cách phương Tây của tôi vào mọi lúc có thể.

"Thường thường, khi tôi đến đây để gặp Đức Thánh Thiện, tôi là người Hoa duy nhất trong tất cả những người Tây Tạng. Lần này tôi có sự giúp đở nào đó," tôi nói, vỗ tay trên đầu gối người Mỹ gốc Hoa. "Nhưng có một sự khác biệt: đây là một người Hoa thông minh và người kia đúng là ngớ ngẩn. Tôi hiểu chính xác phần những con vịt nhựa. Nhưng phần còn lại toàn là vật lý với tôi."

Chu mĩm cười lắc đầu.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhướng về phía trên ghế của ngài, tập trung sự chú ý vào nhà khoa học.

"Ngày hôm kia, một nhà di truyền học nói với chúng ta về trung tâm nghiên cứu của ông ta ở Boston," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Sau đó ông đã kể với chúng ta là có ba chi nhánh ở Âu châu, kể cả một ở Bắc Kinh. Cho nên tôi cảm thấy rằng những nhà khoa học thật sự đại diện cho nhân loại. Không ngăn trở gì với chủng tộc, quốc gia, hay tư tưởng. Họ chỉ tiến hành nghiên cứu, bất chấp những thứ khác."

"Đúng đấy, đối với hầu hết những nhà khoa học, bất cứ cách nào," Chu nói.

"Chúng ta cần tinh thần này trong những nhà chính trị, trong những lãnh tụ của thế giới," Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục. "Đôi khi họ tập trung quá nhiều trên những tư tưởng của riêng họ, của quốc gia họ. Thế rồi những vấn nạn không cần thiết xảy đến. Điều đó là kém may mắn. Lấy trường hợp của mối quan hệ Hoa - Tạng. Trong hai nghìn năm, chúng ta đã có những mối quan hệ gần gũi. Đôi khi chiến đấu, giết nhau. Đôi khi là thân hữu. Ngày nay, mọi thứ là khó khăn."

Đức Đạt Lai Lạt Ma thở dài nghe rõ và tiếp tục: "Quan tâm chính của tôi không phải vì chủng tộcquốc gia Tây Tạng mà thôi. Sự quan tâm chính của tôi là truyền thống Tây Tạng: một sự kết hợp của Phật Giáo, luận lý, và triết lý. Không chỉ là một nền văn hóa cổ điển, nó cũng hoàn toàn tinh viliên hệ với thế giới ngày nay - làm thế nào để biết hơn về những cảm xúc, làm thế nào để chuyển hóa những cảm xúc của chúng ta. Tôi cảm thấy rằng việc bảo tồn tinh thần Tây Tạng không chỉ liên quan đến sáu triệu người Tây Tạng, nó là cho một cộng đồng rộng lớn hơn. Một cách đặc biệt cho những người anh chị em Trung Hoa của chúng ta. Họ đã đánh mất quá nhiều di sản phong phú của họ. Truyền thống Phật Giáo Tây Tạng có thể đóng góp; sự bảo tồn của nó là một lợi ích hổ tương."

"Chu giáo sư," tôi chen vào, "ông có những sự liên kết mạnh mẽ với cộng đồng học thuật ở Trung Hoa. Ông cảm thấy người Trung Hoa nghĩ gì về Tây Tạng?"

"Hầu hết mọi ngườitin tức về Tây Tạng từ những nguồn kiểm soát của nhà nước," Chu trả lời. "Họ nói, à, chúng ta phải cẩn thận: Đạt Lai Lạt Ma rất xảo quyệt. Không phải những giáo sư, nhưng chắc chắn là những người trẻ. Nhưng mọi thứ đang thay đổi. Nhà nước đang trở nên khó kiểm soát hơn về truyền thông, đặc biệt là mạng internet. Họ đã cố gắng, thật sự đã cố gắng để loại bỏ Google. Trong một vài tuần nhà cầm quyền quản lý trực tiếp tất cả những sự tìm kiếm qua máy điều tra của nhà nước. Nhưng cuối cùng nó thất bại. Rất nhiều người biết làm thế nào để qua mặt nó."

"Cũng thế, ngày càng nhiều người Hoa du lịch qua Tây Tạng," Đức Đạt Lai Lạt Ma thêm vào. "Trước đây thuần là du lịch. Ngày nay, nhiều người trong họ đến Tây Tạng như những người hành hương. Mới đây, tôi đã nghe rằng những tu sĩ Tây Tạng ở Lhasa kiếm được sáu nghìn đồng yuan một năm. Tương đương…"

"Khoảng tám trăm đô la Mỹ," tôi nói vào.

"Không, không, không, …, tôi muốn nói …" Đức Đạt Lai Lạt Ma rõ ràng thất vọng khi ngài không thể nói rõ vấn đề. Ngài quay sang Tenzin Geyche và nói với ông ta bằng Tạng ngữ.

"Đức Thánh Thiện nói rằng sự cúng dường cho tu sĩ gần bằng …" Geyche bắt đầu.

"Không, không, không," Đức Đạt Lai Lạt Ma cắt ngang. Ngài cuối cùng tìm thấy những chữ để diễn tả ý của ngài một cách thích đáng. "Số tiền mà tu sĩ nhận được mỗi năm từ khách du lịch Trung Hoa gần bằng tiền lương cán bộ đảng làm việc cho chính quyền. Tiền thu nhập của họ không đến từ người Tây Tạng, do thế, nhưng một cách chính yếu đến từ khách hành hương Trung Hoa. Thế nên, mặc dù hoàn cảnh của Tây Tạng là khó khăn, rất nhiều sự đàn áp, nhưng họ đang kiếm được tiền từ những người Trung Hoa." Ngài bùng cười một cách vang động.

Jean Chu dường như bị mê hoặc bởi sự biểu lộ vui vẻ không kềm chế của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tenzin Geyche, thường thường là một kiểu mẫu của sự đè nén, nhưng cũng có một nụ cười thoải mái đầy cả khuôn mặt.

"Đây là những dấu hiệu tích cực," Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục. "Một số lạt ma Tây Tạng bây giờ giảng dạy cho nhiều người Hoa. Một lạt ma ở đông Tây Tạng đã truyền giới cho hàng trăm người Hoa. Đây là những biểu hiện rõ ràng rằng nhiều người Hoa đã cho thấy một sự thích thú chân thành với văn hóa Tây Tạng. Tuy thế, chúng tôi cần kết bạn với nhiều người Hoa hơn. Tốt nhất là những người Mỹ, Canada gốc Hoa.

Chu trông có vẻ trầm ngâm. "Tôi đi Trung Hoa có lẻ mỗi năm một lần hiện nay, và tôi thấy ngày càng nhiều người muốn thảo luận những vấn đề thật sự," ông nói. "Trong một nhóm riêng tư như thế  này, họ chắc chắn sẽ nói về những gì chính quyền đang làm. Tôi chắc chắnthể tham dự một cuộc thảo luận về Tây Tạng…" Ông ngập ngừng, sau đó nhấn mạnh. "Và tôi nói tại sao chúng ta đã không có sự thảo luận này. Nhưng không chỉ về văn hóa Tây Tạng. Nó là Pháp Luân Công, bất cứ vấn đề tâm linh nào."

"Đúng đấy, đúng đấy," Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý.

Không ai nói trong một lúc. Có một sự im lặng tình bạn trong phòng. Sau đó tôi nhớ rằng có một điều gì đó tôi muốn hỏi Chu.

"Ngày hôm qua trong sự trình bày của ông, ông đã nói rằng trong lần đầu ông gặp Đức Thánh Thiện ở Stanford, là một thời khắc rất quan trọng trong đời ông. Tại sao?"

Chu hướng trực tiếp câu trả lời của ông đến Đức Đạt Lai Lạt Ma. "Đó là lần tiếp xúc đầu tiên của tôi đối với ngài. Trước cuộc gặp gở, tôi đã đọc tiểu sử của ngài. Tôi thật sự không biết tiên liệu gì. Như một nhà khoa học, tôi hơi nghi ngờ. À, chúng ta sẽ thấy, tôi nghĩ. Và rồi … Cung cách ngài xử sự. Ngài đã mĩm cười lập tức. Nó gây ấn tượng cho tôi rằng đúng thật, một điều gì đó tôi đã nghe về ngài. Tôi đã thấy ngài như một người rất ấm áp, một người rất tế nhị, một người nào đó thật sự thích người khác, ngay cả những người ngài không biết. Tôi ngay lập tức thấy điều đó tại cuộc gặp gở. Sự kiện là ngài có thể tỏa ra những điều như thế trong một thời gian thật ngắn ngủi đã có tác động sâu sắc đến tôi."

Chu dừng lại. "Tôi có một sinh viên chưa tốt nghiệp làm việc trong phòng thí nghiệm của tôi," ông tiếp. "Rất thông minh, lớn lên ở Hồng Công. Tôi nói với anh ta, 'tôi sẽ đi thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma.' Anh ta hơi hào hứng, và nói Đức Đạt Lai Lạt Ma chắc chắn là một nhà chính trị tiềm tàng."

"Tôi đã nói với anh ta, 'tôi đã gặp những nhà chính trị, họ hành động rất khác biệt,' " Chu tiếp tục. "Sinh viên ấy nói, 'Nhưng ngài là nguyên thủ của một nước.' 'Vâng' tôi trả lời, 'ngài là nguyên thủ của một nước, nhưng tôi không nghĩ ngài là một chính trị gia.' "

Đức Đạt Lai Lạt Ma thay đổi vị trí cho đến khi ngài ngồi trên cạnh của chiếc ghế ngài. Khom người về phía trước, với hai cánh tay ngài để thoải mái trên đầu gối ngài, ngài nhìn vào khoảng không khi ngài bắt đầu vào một giai thoại.

"Nhiều năm trước," ngài nói, "Tôi đã gặp người Trung Hoa này. Ông nghiên cứu Phật Giáo Trung Hoa, Khổng Giáo. Ông làm việc ở Mỹ. Bạn ông, thương gia người Hoa ở New York, nói với ông, Đức Đạt Lai Lạt Ma không phải là một người tôn giáo; ngài chủ yếu là một chính trị gia. Những lạt ma Tây Tạng khác, có những đạo sư tâm linh chân thật ở đấy. Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma không phải là một trong những vị ấy.' Cho nên ông miễn cưỡng đến tham dự khóa giảng dạy của tôi. Nhưng vì sự tò mò mà ông ấy đến. Sau đó ông ấy đề cập: Đức Đạt Lai Lạt Ma hoàn toàn trung thực, hoàn toàn từ bi. Ông ấy tìm thấy thêm những điều về tôi, và ông thẩm tra thái độ của tôi một cách sâu sát. Cuối cùng, ông ta đã trở thành một người bạn tâm linh gần gũi của tôi. Ông ta gọi tôi là thầy; trong thực tế, ông ta được tôi truyền giới. Do thế không phải chỉ những người Cộng Sản mà công cộng phổ thông cũng có những ý tưởng sai lầm. Vì tôi có trách nhiệm đối với Tây Tạng, truyền thông đã tạo ra ấn tượng rằng Đạt Lai Lạt Ma không phải là một tu sĩ giản dị, mà ông ta chủ yếu là một chính trị gia."

Ngài tạm dừng cho hiệu quả. Sau đó ngài nói, "Hy vọng, là một chính trị gia gạo cội.''

Sau khi cơn cười dịu xuống, Đức Đạt Lai Lạt Ma hướng về Jean Chu, đang ngồi một cách lặng lẽ. "Bà có điều gì để nói chứ?"

"Chúng tôi đã thăm làng trẻ em Tây Tạng tối qua," bà nói, "và việc ấn tượng tôi là ngài xoay sở thế nào để giữ gìn văn hóa Tây Tạng ở Dharamsala này. Ngài đã phải rời quê hương nhưng vẫn tìm cách duy trì được bản sắc của ngài. Tôi nghĩ đó là một kiểu mẫu phi thường cho những người khác."

Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu trả lời, nhưng đổi ý, và nói với Tenzin Geyche bằng Tạng ngữ.

"Sự bình luận của bà là một động viên rất lớn," Geyche thông dịch.

"Vâng," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. ''Ngay từ buổi đầu bốn mươi năm trước, quan tâm chính của chúng tôibảo tồn văn hóa Tây Tạng - thiết lập trường học, làng trẻ em, những thứ này. Chúng tôi đã tạo những khu vực Tây Tạng riêng rẻ ở Nam Ấn. Cũng cùng nguyên tắc là bảo tồn văn hóa Tây Tạng. Bây giờ, tôi tự hào để nói, truyền thống Tây Tạng thuần khiết, tri thức Phật Giáo thuần khiết, đã sẳn sàng ở bên ngoài Tây Tạng."

"Điều kỳ diệuchúng tôi đã học về Phật Giáo ở đây là nó rất cởi mở,'' Jean thêm vào. "Nó có năng lực để chấp nhận một loại tư tưởng khác, để kết hợp vào xã hội của ngài, vì thế nó thể được làm giàu thêm."

"Cảm ơn," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Đó là tại sao mỗi người trẻ Tây Tạng bây giờ ở Ấn Độ, xu hướng duy nhất của chúng là: đi Mỹ."

Ngài có một tràng cười vở bụng khác. Rồi thì đã đến lúc chúng tôi  phải đi lên đồi trở lại hội nghị Tâm ThứcĐời Sống.

Ẩn Tâm Lộ, Saturday, November 14, 2015
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13130)
Từ cuối tháng 7 âm lịch, hoa ngô đồng bắt đầu rộ đỏ trên toàn đảo, làm cho Cù Lao Chàm thêm một vẻ đẹp vừa sinh động lại vườn huyền hoặc.
(Xem: 12038)
Biết cảm thông và chia sẻ niềm an vui với huynh đệ, lắng nghe và chấp nhận yếu kém của người khác để cùng nhau tinh tiến tu học, đó là những hạt giống thiện lành.
(Xem: 11589)
Đầu đuôi câu chuyện xảy ra tại Ấn độ, và đúng thật là như thế! Vào khoảng đầu kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, người ta mới thấy bắt đầu xuất hiện các kinh sách Phật giáo...
(Xem: 11326)
Theo các các ấn bản lưu truyền tại Âu châu vào thời Trung cổ thì tại Ấn độ có một vị vua tên là Abener sinh được một hoàng tử kế nghiệp và đặt tên là Joasaph.
(Xem: 10633)
Mỗi chuyến đi là mỗi tầm nhìn được mở rộng. Mỗi chuyến đi giúp chị nhận thức rõ hơn bức tranh muôn màu của kiếp sống nhân sinh.. Chị có được những giây phút tĩnh lặng...
(Xem: 10016)
Bờ biển buổi sáng thật yên tĩnh. Tôi đi lần ra cồn cát ngay phía trước cổng chùa. Nước rút làm cho bờ cát thoai thoải trải dài một màu trắng bạc lấp lánh.
(Xem: 10410)
Dù gì thì đời sống tu hành của thầy cũng thật giản dị. Nơi thầy ở vẫn là mái am tranh đơn sơ, ăn uống thì đạm bạc, áo vải sờn vai mà vẫn thong dong tự tại với tháng ngày.
(Xem: 10762)
Quanh bờ suối, rải rác nhiều tảng đá lớn nhỏ với đủ hình thù tạo dáng lạ mắt gợi lên một phong cảnh trầm mặc u nhàn. Tuấn nhìn thấy màu y vàng của một vị sư...
(Xem: 10210)
Thời gian thấm thoắt qua nhanh, cuối cùng Ông tìm đến khu rừng Tuyết này để tịnh tu. Đạo mầu chưa chứng, nhưng Ông cũng tự tìm thấy niềm vui trong pháp thiền định.
(Xem: 11191)
Ấn tượng nhất vẫn là tượng Phật lộ thiên cao gần ba mươi mét, uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời gió núi. Tượng Phật đúc xi măng, trong ruột đổ đá xanh...
(Xem: 9822)
Ánh nắng chiều xuyên qua cửa sổ làm thầy thức giấc. Bước ra sân, thầy ngạc nhiên nhận ra cây cỏ trong vườn dịu dàng lan tỏa một sắc xuân.
(Xem: 10738)
Tâm tư cảm kích, nguồn cảm hứng dâng trào, nhà văn yên lặng suy nghĩ ra chiều tâm đắc. Ờ! Ta cũng là kẻ ăn mày nương nhờ cửa Phật.
(Xem: 10933)
Mấy năm sau này mẹ chị thích lui về sống cuộc đời tu niệm tại gia. Thế là chị cho xây một am thất ngay trong khu vườn cây xanh tĩnh lặng ở ngoại ô...
(Xem: 12414)
Thầy luôn ở bên cạnh, đôi mắt hiền từ nhìn con đầy tình thương ấm áp của người cha, miệng mỉm cười trao truyền sự an lạc từ tâm hồn tới tâm hồn.
(Xem: 12783)
Kính bạch thầy Quan Thế Âm. Thầy là vị Bồ tát có lòng đại từ, đại bi nên thầy có thể nghe mọi nỗi khổ đau của không chỉ nhân thế mà cả vạn loại chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11803)
Kính bạch thầy Di Lặc. Thầy có biết không, con đã ứng dụng thực hành giáo lý mà thầy Bổn sư Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy. Mỗi ngày con phải biết mỉm cười...
(Xem: 11515)
Nếu hành Bồ tát đạo thì bạn sẽ kiến tạo được bằng an cho mình - một trong vô vàn chúng sinh trong lục đạo. Khi ấy bạn sẽ có vốn liếng bằng an để hiến tặng cho người.
(Xem: 11282)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ biểu hiện khi tâm ta bị màn vô minh che lấp, bị chi phối bởi sự điều động của bản ngã tham sân si.
(Xem: 10006)
Sanh tử khứ lai chỉ là mộng huyễn. Làm thế nào khi rời trần thế mà lên được đài sen mới là thượng sách, mới là Phật tử chân chính...
(Xem: 11727)
Hãy im lặng để nhìn thì tôi tin bạn sẽ “ngộ” ra nhiều thông điệp sống mà cuộc đời trao ban cho mình.
(Xem: 10786)
Trời ở đây đã bắt đầu vào thu. Mỗi sớm mai khi mở cửa tôi vẫn được nhìn thấy mặt trời dần lên sau những cụm mây hồng.
(Xem: 10712)
Từ khi, tôi biết chú ý đến hơi thở và biết lắng nghe tiếng nói của con tim mình, tôi biết buông xả hơn, cười tươi hơn và biết thở đúng hơn.
(Xem: 12512)
Tôi chưa bao giờ thấy thầy tôi nổi giận, cho dù anh em chúng tôi có làm điều sai lầm. Thầy thường nhỏ nhẹ, nhắc nhở và dạy thật cặn kẽ mỗi khi chúng tôi phạm lỗi.
(Xem: 16224)
Chùa Thiện Minh, nơi tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn lần thứ 5, do Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt là trưởng ban... Thích Nguyên Siêu
(Xem: 11980)
Ðạo Phật hiện diện êm đềm quanh ta. Trong một thời gian dài, cứ chặng năm giờ sáng là nằm trong giường tôi nghe tiếng gõ mõ tụng kinh...
(Xem: 11745)
Nắng trong vườn thơm hương hoa bưởi, nắng gió ngạt ngào quyện bát ngát cõi tâm hương. Giới, Định, Tuệ là đây; Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến cũng là đây.
(Xem: 10317)
Sư vốn con nhà trưởng giả ở Kinh Thành. Xuất gia từ nhỏ. Cốt cách tài hoa, nên càng lớn càng tự thị. Sở học rộng rãi.
(Xem: 10448)
Theo luật nhân quả, tất cả mọi sự, mọi vật, không chừa một việc gì, đều xảy ra từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Như người trồng cam thì sẽ được cam.
(Xem: 10386)
Ông là một “người lính già” đặc biệt, một “người lính già” bất tử, vì ông cũng đồng thời là một thiền sư, vì ông đã ngộ đạo với Thượng sĩ Huệ Trung trước đó.
(Xem: 11555)
Những ngày trời nắng, khi những giếng khác quanh đó đã cạn, giếng nước xóm tôi cũng chỉ hơi vơi đi một chút, rồi những cơn mưa bất chợt lại làm đầy lên.
(Xem: 12055)
Không biết tự bao giờ những câu nói dân dã quen thuộc của ba, của mẹ, của bà con hàng xóm vất vả tảo tần với cây lúa của khoai đã in sâu trong suy nghĩtâm thức của tôi
(Xem: 11637)
Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng.
(Xem: 10566)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11076)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12019)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10227)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11254)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10727)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10406)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 9927)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11238)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10032)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 10886)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12559)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 10823)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 11788)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 11837)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10359)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10787)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10430)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant