Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Trong Ngày 11/6/1963 Đã Bị Mạo Hóa

09 Tháng Sáu 201610:46(Xem: 9490)
Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Trong Ngày 11/6/1963 Đã Bị Mạo Hóa
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TRONG NGÀY 11/6/1963 ĐÃ BỊ MẠO HÓA

Tâm Diệu

boptatquangduc-052

Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật Giáo một cách tinh vi và có hệ thống qua việc xuyên tạc và mạo hóa lịch sử.

Sự thật của lịch sử Phật Giáo Việt Nam trong ngày 11/6/1963 đã bị các thế lực thù nghịch Phật Giáo bóp méo, đặc biệt là tuyên truyền chuyện “đốt Hoà thượng Thích Quảng Đức”, như một đoạn phim “Youtube.com”, diễn lại toàn cảnh Hoà Thượng Thích Quảng Đức “bị thiêu”. Họ cho diễn lại [1] và viết những bài nói rằng: Người nhẫn tâm tưới xăng lên thân Hoà Thượng chính là ông Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh). Đến năm 1976, thì ông ta được nhà nước Cộng Sản trả ơn bằng cái chức đại diện Quốc Hội đơn vị Phú Khánh Nha Trang Việt Nam”[2] và còn nhiều lời sai sự thật khác.

Trong ba biến cố cao điểm của phong trào tranh đấu Phật Giáo năm 1963—cái chết của tám Phật tử đêm 8/5/1963 tại đài phát thanh Huế, cuộc tự thiêu của HT. Quảng Đức ngày 11/6/1963 và chiến dịch “nước lũ” tổng tấn công chùa chiền toàn quốc đêm 20 rạng ngày 21/ 8/1963—là ba biến cố lịch sử quan trọng của phong trào Phật Giáo tranh đấu. Các thế lực thù nghịch Phật Giáo đã tìm mọi cách để mạo hóa hai biến cố đầu.

Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ đề cập đến chuyện họ đã mạo hóa lịch sử ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm chạy tội quá khứ đã chống lại dân tộc trong suốt chiều dài của lịch sử Việt Nam.

Họ (các thế lực thù nghịch Phật Giáo) thấy rằng đã đến lúc không còn cách nào để chứng minh cho mọi người biết phong trào tranh đấu Phật Giáo 1963 là do Cộng Sản giật dây hay là do những người Cộng Sản hay thân Cộng Sản chủ trương nên đã tuyên truyền rằng “người tưới xăng lên thân Hòa Thượng Thích Quảng Đức là cán bộ Cộng Sản nằm vùng Nguyễn Công Hoan, cựu dân biểu “lưỡng triều” Việt Nam Cộng Hòa”.

Nói rằng Nguyễn Công Hoan là cựu dân biểu quốc hội miền Nam Việt Nam thời đệ nhị Cộng Hòa (nhiệm kỳ 1971-1975) và là cựu dân biểu quốc hội của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (sau năm 1975) là đúng, nhưng nói rằng người tưới xăng lên Hòa Thượng Thích Quảng Đức là cựu dân biểu “lưỡng triều” miền Nam Việt Nam Nguyễn Công Hoan là hoàn toàn sai sự thật. Người tưới xăng lúc đó là một vị tu sĩ Phật Giáo, Đại Đức Thích Chơn Ngữ thế danh Huỳnh Văn Hải, hiện nay đang sống tại thành phố San Jose, bang California, Hoa Kỳ.

Trước hết chúng ta hãy nói về nhật vật Nguyễn Công Hoan. Ông Nguyễn Công Hoan sinh năm 1944 tức mới 19 tuổi vào năm 1963, không có tên trong danh sách dân biểu quốc hội VNCH thời đệ nhất Cộng Hòa [3], nhưng có tên trong danh sách dân biểu quốc hội VNCH thời đệ nhị Cộng Hòa, nhiệm kỳ 1971-1975. Điều này cũng được xác nhận trong hồi ký “Tôi Làm Nghề Dạy Học” của cựu dân biểu Trần Văn Sơn. Cựu dân biểu Trần Văn Sơn tức nhà bình luận Trần Bình Nam là thầy dạy của Nguyễn Công Hoan ở trường Trung Học Võ Tánh, Nha Trang, và cũng là bạn đồng viện, đồng khối “Dân Tộc Xã Hội” tức khối đối lập do luật sư Trần Văn Tuyên làm Trưởng Khối (Quốc Hội Đệ Nhị Cộng Hòa) [4]. (bắt đầu trích):

Anh Hoan, dân biểu Phú Yên, quốc hội Việt Nam Cộng Hòa, nhiệm kỳ 1971-75 cùng ở trong khối đối lập với tôi. Thời gian làm dân biểu Việt Nam Cộng Hòa anh Hoan quen biết thế nào với những người bên kháng chiến không biết.

Sau ngày 30/4/1975 một số người này làm lớn trong chính quyền mới ở Phú Khánh (hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa nhập lại) đã mời anh Hoan ra ứng cử dân biểu quốc hội của nước Việt Nam thống nhất tổ chức năm 1976. Anh Hoan đến thăm tôi vào đầu năm 1976 cho biết ý anh muốn từ chối vì anh đã nghe dân Phú Yên than phiền chính sách của chính quyền mới.Tôi khuyên anh Hoan không nên từ chối vì có thể nguy hiểm cho bản thân anh.

Sau khi trở thành dân biểu quốc hội của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Hoan có nhiều dịp vào Nha Trang tỉnh lỵ của tỉnh Phú Khánh công tác và hay đến thăm tôi.Từ đó có kế hoạch vượt biên. Phân công đơn giản. Anh Hoan chuẩn bị thuyền, tôi chuẩn bị đường đi. Anh Thung làm ruộng ở Thanh Minh chờ gọi.Chúng tôi vượt biên đêm 27/3/1977. Được tầu chở dầu Nhật Bản, chiếc Ryuko Maru khổng lồ trên đường từ Trung đông trở về, vớt ngày 31/3 và đưa đến hải cảng Yokohama ngày 5/4/1977. Hoan được quốc hội Hoa Kỳ mời sang điều trần về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam nên đi Hoa Kỳ sớm. Thung và tôi chờ đến tháng 10/1977 mới đi Hoa Kỳ diện tị nạn “on parole” với thẻ I-94…
(hết trích)

Như vậy rõ ràng ông Nguyễn Công Hoan không phải là dân biểu quốc hội thời đệ nhất Cộng Hòa, tức là vào lúc xảy ra cuộc tranh đấu Phật Giáodĩ nhiên không phải là người đã tưới xăng lên Hòa thượng Quảng Đức.

Bây giờ chúng ta xem ai chính thực là người đã giúp (tưới xăng) lên HT. Thích Quảng Đức để ngài hoàn thành đại nguyện. Người đó chính là Đại Đức Thích Chơn Ngữ, sinh năm 1933 tức 30 tuổi vào năm 1963, thế danh là Huỳnh Văn Hải, đệ tử của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, vị Tăng Thống đầu tiên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Sau năm 1963, Đại Đức Thích Chơn Ngữ đi du học tại Hoa Kỳ, sau đó qua Pháp và đỗ Tiến sĩ Sử Học tại Đại Học Sorbonne, Paris. Năm 1973 ông về Việt Nam dạy học tại Viện Đại Học Vạn Hạnh. Sau năm 1975 cởi áo xuất tu , vượt biển và được nhập cư vào Mỹ năm 1982 và hiện đang sống tại San Jose Hoa Kỳ [5]. Ông Huỳnh Văn Hải, người vừa là chứng nhân, vừa là người đóng vai trò quan trọng trong cuộc tự thiêu của ngài Quảng Đức đã thuật lại như sau: (bắt đầu trích):

... Ngày 15 tháng 5, Tổng thống Diệm bất đắc dĩ phải tiếp phái đoàn Phật giáo gồm 5 vị: Thượng tọa Thiện Hoa, Thiện Hòa, Hành Trụ, Tâm Châu và Đôn Hậu, nhưng ông Diệm đã không thực tâm giải quyết vấn đề. Do đó, ngày 16 lại có nhiều cuộc tuyệt thực khác và biểu tình rầm rộ trước Quốc hội, nhưng chính quyền vẫn không đả động gì đến những yêu cầu của Phật giáo đồ... Bây giờ câu hỏi rất quan trọng được đặt ra là việc tự thiêu, người hưởng ứng đầu tiên là Ngài Quảng Đức.

... Lúc 10 giờ sáng ngày 11 tháng 6 năm 1963, tôi (Thích Chơn Ngữ, thế danh Huỳnh Văn Hải) dìu Ngài ra đến cổng chùa, thầy Đức Nghiệp mở cửa chiếc xe Austin đã đậu sẵn, mời Ngài lên. Xe gặp đường Phan Đình Phùng quẹo phía trái là đường Lê văn Duyệt, tài xế dừng xe lại, xung quanh tôi các tăng ni đã đứng chật ních bao vây ngã tư Lê văn Duyệt-Phan Đình Phùng.

Tay trái tôi xách thùng xăng, tay mặt tôi dìu Ngài bước ra xe và mời Ngài ngồi xuống. Ngài ngồi “Kiết Già” tay mặt đặt lên tay trái. Tôi cầm thùng xăng đáng lẽ tưới lên vai Ngài, nhưng vì hốt hoảng lo sợ mật vụ tới nên đã đổ xăng từ đầu Ngài trở xuống. Ngài mở hộp diêm rút 5, 6 que rồi quẹt mạnh. Lửa tức tốc bừng cháy đốt ngay thân xác Ngài như một pho tượng trong khi các tăng ni quỳ xuống vừa khóc vừa niệm: A Di Đà Phật.

Tiếng niệm Phật rất não nùng thê thảm trong lúc ngọn lửa càng bốc cao, phủ kín cả người Ngài, nhưng Ngài vẫn ngồi vững như bàn thạch chấp hai tay trước ngực.

Sau 7 phút toàn thân Ngài ngã xuống nhưng hai tay vẫn còn chắp trên ngực. Xung quanh các tăng ni vừa bái lạy vừa khóc, vừa niệm Phật, nhưng có một người vẫn đứng thẳng như một trụ đá, không khóc, nét mặt rất đau thương đến độ trông rất lạnh lùng, chấp hai tay nhìn thẳng vào thân xác cháy đen của Ngài Quảng Đức. Đó là Thượng tọa Thích Tâm Châu mà nay là Hòa thượng tu hành tại nước Pháp.(Hiện nay, Hòa Thượng Thích Tâm Châu là Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên Thế Giới và đang trụ trì Tổ Đình Từ Quang, Montreal, Canada – Ghi chú của người viết)

Ngài Quảng Đức đã hiến mình cho Đạo Pháp bằng cách an nhiên tọa thuyền trong biển lửa cao ngút. BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC đã tự đốt mình để bảo vệ Đạo Pháp lúc lâm nguy và để bảo vệ quyền Tự Do Tín Ngưỡng. Hành động can đảmtuyệt vời này của Ngài đã làm cả thế giới khâm phục và đã thức tỉnh lương tri nhân loại rằng đàn áp, chém giết chỉ gieo rắc thêm hận thù. Bạo lực sẽ thất bại trước Tự Do, Công Bằng, Tình Thương và lòng Khoan Dung..”(hết trích) [6]

Thế mà nay, sau gần nửa thế kỷ, họ vẫn cố tình gán ghép cho ngài là Cộng Sản, là người bị thiêu đốt và bịa đặt người tưới xăng thiêu đốt là “cán bộ Cộng Sản nằm vùng, cựu dân biểu lưỡng triều Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Công Hoan”. Họ (những thế lực thù nghịch Phật Giáo) vẫn dai dẳng nói rằng ngài “bị nướng sống chứ không phải tự thiêu”. Điều này cũng hoàn toàn sai. Lời thuật lại của những chứng nhân lịch sử hôm ấy như Hoà Thượng Thích Đức Nghiệp, cựu Đại Đức Thích Chơn Ngữ và cựu nhiếp anh gia Nguyễn Văn Thông đều thấy và kể lại rằng “Ngài mở hộp diêm rút 5, 6 que rồi quẹt mạnh”. Sự kiện này được chứng minh bởi chín tấm hình đen trắng bấm liên tục của thông tín viên Malcolm Browne chụp từ cùng một góc độ nhìn, lấy chiếc xe Austin làm nền hình, ghi lại khá chi tiếttrung thực diễn tiến động thái tự thiêu của HT. Thích Quảng Đức, đặc biệt trong một tấm hình (ảnh số 2), Đại Đức Chơn Ngữ đã bước đi ra xa về phía các chư Tăng Ni, để lại HT Quảng Đức một mình tìm cách tự quẹt diêm giữa vũng xăng lênh láng. [7]

Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam 1

Sự cố tình bóp méo hay là sự mạo hóa lịch sử trắng trợn này không thể nào tưởng tượng được. Nhiều chứng nhân của lịch sử hãy còn sống mà đã bị xuyên tạcbóp méo, không hiểu tương lai xa nữa, sự thực của lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng như của dân tộc Việt Nam sẽ bị biến thể như thế nào!

Tuy nhiên, dù rằng nói cách nào đi nữa, đối với Phật Giáo cái “Tâm” mới là chủ yếu, tâm dẫn đầu mọi pháp. Mọi người, mọi việc xung quanh giúp ngài là theo ý muốn của ngài (để ngài hoàn thành đại nguyện), Tâm của ngài đã quyết định từ khi gửi đơn xin phép được tự thiêu, đã dẫn đạo ngài, “hành động tự thiêu của ngài phát xuất từ tâm Bồ Đề, từ đại nguyện cứu độ chúng sinh, đem thân xác còn lại của Ngài sử dụng thành ngọn đuốc soi sáng thế giới vô minh, hy vọng đánh thức lương tâm nhân loại và những người lãnh đạo cuộc chiến tương tàn đang hồi khốc liệt. Ngài thiêu thân vì đạo pháp, vì tiền đồ nguy khốn của Phật giáo, vì tự dobình đẳng tôn giáo, không vì một ước muốn danh tiếng hay lợi lạc vật chất cá nhân” [8]. Đáng tôn kính thay đấng từ bi vô lượng.

Các nhân vật được minh danh dẫn chiếu trong bài viết này còn sống hiện đang ở Hoa Kỳ. Và với bài viết này, sự thật của lịch sử Phật Giáo Việt Nam trong ngày 11/6/1963 đã được minh thị. Vậy đã đến lúc không còn có thể tiếp tục bôi bác hay mạo hóa lịch sử nữa, mà trả lại sự thật cho lịch sử.

Tâm Diệu
11-11-2011


Dẫn chiếu:

[1] Minh Thạnh, Clip HT. Thích Quảng Đức Tự Thiêu Diễn Lại: Từ Điểm Nhìn Chuyên Môn:

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-139_4-14308_5-50_6-1_17-46_14-1_15-1/

[2] http://vietluanonline.com/250211/LichsuPhatgiaoVN11-06-1963dabidanhtrao.html

[3] Công Báo VNCH, Trung tâm Lưu Trữ Quốc Gia 2 tại Thành Phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) thuộc kho [fonds] Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa Miền Nam.

[4] Trần Văn Sơn, Hồi ký “Tôi Làm Nghề Dạy Học”

(http://www.tranbinhnam.com/story/Toi_Day_Hoc_Edited.html)

Được xác nhận trong cuộc điện đàm giữa nhà văn Nguyên Giác Phan Tấn Hải và cựu DB Trần Văn Sơn.

[5] Bùi Ngọc Đường, Giáo sư, cựu Giám đốc Sinh Viên Vụ, Viện Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn. Chủ biên Tạp chí Chấn Hưng, Los Angeles (Qua các cuộc điện đàm và email với người viết).

[6] Huỳnh Văn Hải, Cuộc Tự Thiêu Lịch Sử, Nguyệt san Chấn Hưng số 4 tháng 8 năm 1985 Trang 2, 3 và 19. Los Angeles, Hoa Kỳ. (Phần trích đoạn ở trên của bài viết “Cuộc Tự Thiêu Lịch Sử” cũng được tác giả Hoành Linh Đỗ Mậu in lại trong tác phẩmViệt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi”, Phụ Lục A, số thứ tự 27, trang 1083 và 1084, ấn bản 1987)

[7] [Nguồn: http://iconicphotos.wordpress.com/2009/06/19/the-immolation-of-quang-duc/ ]

 và [ http://en.wikipedia.org/wiki/Thich_Quang_Duc]

[8] Tâm Diệu, cư sĩ, nhà nghiên cứu Phật Học, chủ biên website Thư Viện Hoa Sen, tác giả bài tham luận đọc trước cuộc hội thảo khoa học “Bồ Tát Quảng Đức” tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam TP. HCM năm 2005 “Bồ Tát Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân Đối Chiếu Qua Kinh Điển”, trích trong cuốn: Bồ Tát Quảng Đức Ngọn Lửa và Trái Tim, Lê Mạnh Thát chủ biên, nhà xuất bản Tổng Hợp TP. HCM xuất bản năm 2005, trang 199-208.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9399)
Thở vào để hàm dưỡng sinh lực, thở ra với lòng lành hướng về tất cả chúng sinh.
(Xem: 9294)
Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.
(Xem: 8601)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định.
(Xem: 9400)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt, thì không tốt-đẹp cho bằng người chỉ sống một-ngày mà hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 8078)
Không phải ngẫu nhiênĐức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
(Xem: 8982)
Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả.
(Xem: 9361)
Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.
(Xem: 8794)
Một trong những khổ đau dai dẳng của kiếp người là sự lo sợ, lo nghĩ, lo phiền, ưu tư, sầu muộn.
(Xem: 9127)
Theo quan điểm của giáo lý Phật giáo sự bất công trong đời sống chứa đựng nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân...
(Xem: 21098)
Trăm năm trước thì ta chẳng có, Trăm năm sau có cũng như không. Cuộc đời sắc sắc không không, Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
(Xem: 8788)
Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật.
(Xem: 9250)
Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì ...
(Xem: 8611)
Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi thoát nạn thì thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, quan niệm sống đến hành xử theo hướng thiện lành.
(Xem: 8833)
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
(Xem: 10478)
Từ bùn lầy hoa sen vươn lên và nở hoa thơm ngát, cũng vậy, ai cũng có khả năng giác ngộ giải thoát như nhau.
(Xem: 8935)
Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã ...
(Xem: 9924)
“Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.
(Xem: 9326)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng...
(Xem: 8677)
Chúng ta phải làm thế nào để có thể quán thấy thật minh bạch năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) - tức là cả cái khối "thân-xác-tâm-thức" gây ra đủ mọi thứ khổ đau và căng thẳng.
(Xem: 8483)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quảtrở thành arhat/A-la-hán
(Xem: 9075)
Trong cuộc đời luôn có nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau với nhiều nỗi niềm mà con người phải trải qua.
(Xem: 8270)
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật.
(Xem: 9653)
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi.
(Xem: 9993)
Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung.
(Xem: 16876)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
(Xem: 10382)
Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy! Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình.
(Xem: 9607)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại.
(Xem: 10970)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
(Xem: 21991)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8574)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 7966)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
(Xem: 7861)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
(Xem: 8787)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15587)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9348)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
(Xem: 8798)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 8907)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
(Xem: 9295)
Năm tháng trôi qua như lớp bụi mờ phủ lên ký ức, hình ảnh mái chùa từ thuở mới xuất gia tưởng chừng như bị đắm chìm trong lớp bụi thời gian ấy.
(Xem: 9006)
Tâm Phật Ví Như Hoa Sen Hoa sen mọc chốn bùn nhơ, Nở hoa tươi thắm ngát thơm cuộc đời. Thân này nhơ nhớp vô thường, Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
(Xem: 8550)
Dễ thay thấy lỗi người .Lỗi mình biết mới khó Lỗi người ta phanh tìm .Như tìm thóc trong gạo. Còn lỗi mình che đậy .Như kẻ gian giấu bài."
(Xem: 9840)
Học rằng cõi Phật chẳng đâu xa. Cõi Phật trong ta. Tâm ta mà thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.
(Xem: 9806)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày.
(Xem: 8924)
Người nghèo tuy ít tiền bạc, đời sống khó khăn nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở, lời nói hiền hòa, hành động cao thượng, dù sống trong cảnh nghèo mà vẫn thấy an vui, hạnh phúc
(Xem: 10686)
Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ.
(Xem: 9412)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim.
(Xem: 9096)
Người làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người cũng phải biết tu.
(Xem: 9817)
Người biết tu trong lúc mua bán sẽ biết cách thu hút khách hàng, giữ mối quan hệ mua bán lâu dài, nên được nhiều người ưa thích.
(Xem: 11577)
Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình.
(Xem: 11932)
Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnhtrang nghiêm.
(Xem: 9186)
Chúng tôi phải trông thật là thảm não khi được chào đón bởi những binh lính biên phòng Ấn Độ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant