Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giàu CóHạnh Phúc

29 Tháng Sáu 201616:46(Xem: 8759)
Giàu Có Và Hạnh Phúc

GIÀU CÓHẠNH PHÚC

Liên Trí

GIẦU CÓ VÀ HẠNH PHÚC

 

Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra, họ dễ có cuộc sống hạnh phúc hơn người khác. Vì tin như thế, trong cuộc sống, chúng ta lao vào làm giàu và làm giàu không mệt mỏi để thực hiện khát vọng hạnh phúc của mình. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy rằng, sự thật không hẳn như vậy.

Trong một nghiên cứu ở Mỹ, Easterbrook (2003) cho thấy rằng mặc dù với thu nhập cao hơn, các dịch vụ y tế tiện nghi hơn và giáo dục ngày càng tốt hơn so với những năm trước, người ta vẫn cảm thấy rằng họ kém hạnh phúc hơn trước. Như vậy, sự giàu có về của cải vật chấtyếu tố cần thiết để duy trì cuộc sống cho tất cả con người chúng ta, nhưng nó không đủ để đảm bảo một cuộc sống hạnh phúc.

Người kỳ công nghiên cứu trong nhiều thập niên về lĩnh vực này là Easterlin. Trong một thời gian dài (từ năm 1974 đến năm 2003), Easterlin đã thực hiện 30 nghiên cứu thống kê ở 19 nước và đi đến kết luận rằng, khi những nhu cầu căn bản như ăn, mặc, ở và y tế được đáp ứng, sự giàu có không liên quan đến mức độ hạnh phúc trong cuộc sống. Kết quả các nghiên cứu này tưởng chừng khó tin đối với nhiều người trong chúng ta khi kết luận rằng sự giàu có không đảm bảo cho chủ nhân nó một đời sống hạnh phúc.

Tại sao giàu có chưa chắc đem lại hạnh phúc?

Một số nghiên cứu khác cũng đưa ra kết quả tương tựcố gắng tìm nguyên nhân để lý giải tại sao người lắm tiền nhiều của lại không có hạnh phúc. Theo nghiên cứu của Argyle (1999), những người giàu thường có ham muốn giàu có hơn và chính lòng ham muốn ấy làm cho họ ít được hạnh phúc trọn vẹnbền vững.

Duesenberry (1949) làm một cuộc khảo sát, lấy ý kiến trong công chúng ở Mỹ vào thập niên 40 của thế kỷ XX, kết luận rằng những người có thu nhập cao có động cơ phải có thu nhập cao hơn nữa mới có thể làm cho những người thân trong gia đình hạnh phúc. Đồng thời, họ cũng có tâm lý bất an thường trực trong tâm, khi đồng hóa chính bản thân mình với của cải vật chất và bao phủ mình với những thứ hào nhoáng bên ngoài để tạo hình ảnh giàu có trong mắt người khác. 

Veblen (1967) thực hiện một nghiên cứukết luận rằng, người giàu có coi việc tiêu xài là một tiêu chí để xác định vị trí xã hội của mình. Vì sĩ diện, sự cạnh tranh trong mua sắm và chi xài của những người có thu nhập cao cũng tạo nên tâm lý không bình an cho những người dư ăn dư để này. Mấy thập niên sau, trong một thống kê của mình, Schor (1998) cho thấy rằng, hơn nửa dân số Mỹ, nơi số lượng người giàu có nhiều nhất thế giới, nói rằng họ không thể nào thỏa mãn được mọi thứ họ cần và họ cảm thấy không có hạnh phúc trọn vẹncảm giác ‘chưa đủ’ này.

Những công trình nghiên cứu được trưng dẫn ở trên cho chúng ta một kết luận thuyết phục rằng, sự giàu có không đủ để đảm bảo một cuộc sống bình anhạnh phúc. Với mớ của cải vật chất dù rất nhiều trong tay, người giàu vẫn không hạnh phúc. Trong khi người nghèo thiếu hạnh phúc vì các nhu cầu căn bản để duy trì sự sống chưa được thỏa mãn, người giàu, những tưởng họ hạnh phúclắm tiền của, thì lại khổ vì lòng mong cầu không biết đủ. 

Chính lòng ham muốn làm cho con người khổ. Đây là ‘căn bệnh’ khó chữa và nếu để tâm lý này phát triển tự nhiên, nó sẽ không có giới hạn mà ta quen gọi là “lòng tham vô đáy”. Người bị tâm tham thúc bách không thể nào nếm được hương vị hạnh phúc thật sự dù sống trên cả núi vàng. Ham muốn của con ngườimuôn thuở và không bao giờ được thỏa mãnchính tâm lý ‘không thỏa mãn’ làm con người cứ mãi khổ đau và bất an. Chỉ khi nào ý thức được hạnh phúc tỷ lệ nghịch với lòng ham muốn, con người mới biết cách tạo dựng hạnh phúc cho mình.

Khéo thọ dụng để được hạnh phúc

Những kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với lời Đức Phật dạy cách đây hai mươi sáu thế kỷ, rằng “các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn” (Trung bộ kinh số 22: Kinh ví dụ con rắn). Đức Phật dùng nhiều ví dụ rất sinh động để diễn tả sự khổ đau do tâm tham dục gây nên: ham muốn được ví như khúc xương, như miếng thịt, như bó đuốc cỏ khô, như hố than hừng, như cơn mộng, như vật dụng cho mượn, như trái cây, như lò thịt, như gậy nhọn, như đầu rắn. Sẽ không có ấn tượng nhiều nếu chúng ta chỉ đọc qua mười hình ảnh này. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ, chúng ta thật ấn tượng đến mức nó đủ mạnh để đánh động tâm lý của mỗi người, dần nhẹ bớt và bỏ đi tham dục nếu muốn có được hạnh phúc thật sự.

- Các đối tượng của ham muốn như khúc xương: Qua sớ giải kinh Trung bộ, chúng ta hiểu hơn về cách sử dụng hình ảnh minh họa của Đức Phật. Khi dùng hình ảnh khúc xương để ví cho ham muốn, Đức Phật muốn chúng ta cảm nhận sự vô dụng, vất vả và hoài công của một con chó đói lả và suy nhược ôm gặm một khúc xương đã lóc sạch thịt, chỉ còn xương trắng, dính tí máu và bay chút mùi thịt còn sót lại. Cứ thế, con chó gặm tới, gặm lui, lật qua, lật lại khúc xương đến mệt nhoài mà không no được tí nào. Dù vậy, con chó không thể quăng đi khúc xương. Nó có một sự hấp dẫn mà con chó không dễ dàng từ bỏ. Người nhiều ham muốn cũng vậy. Bản chất của ham muốn là khổ đau chứ không phải hạnh phúc, vậy mà con người không biết buông bỏ đúng pháp để có hạnh phúc.

- Các đối tượng của ham muốn như miếng thịt: miếng thịt là đối tượng để tranh giành và là nguồn gốc của hiểm nguy, đau khổ. Khi một con chim giành được miếng thịt liền muốn giữ lấy cho riêng mình mà bay bổng lên không trung, trong khi những con chim khác cũng đang cố tìm mồi. Vì vậy, chúng đuổi theo để tranh giành miếng thịt. Chúng đánh nhau, cấu xé lẫn nhau, để được miếng mồi, bất chấp nguy hiểm, thương vong, thậm chí đổi lấy tính mạng cốt chỉ để giữ được miếng mồi và đoạt được miếng mồi. Ở con người cũng vậy, mọi tranh giành quyền lợi cá nhân cho đến chiến tranh xảy ra đều bắt nguồn từ lòng tham. Mọi xung đột với nhau, chiến tranh và chết chóc không ngừng xảy ra trên cuộc đời này khi con người còn khát vọng chiếm hữu sai lầm và ngỡ rằng nếu thành tựu, họ sẽ có hạnh phúc. An lạc, hạnh phúc chỉ có mặt trên thế giới này khi và chỉ khi con người bỏ đi quan niệm sai lầm rằng hạnh phúc có thể tìm thấy từ sự chiếm hữusở hữu vật chất, cũng như con chim chỉ được yên thân khi nó vứt bỏ được miếng mồi kia, đó là thông điệp của Đức Phật trao gởi qua ẩn dụ này.

- Các đối tượng của ham muốn như bó đuốc cỏ khô: cỏ khô là vật liệu rất dễ gây cháy, bắt lửa mạnh. Một người cầm bó đuốc cỏ đang cháy rực mà đi ngược gió thì rất là nguy hiểm, lửa sẽ tạt vào phía mình và người ấy đã bị cháy tay, cháy mặt và các bộ phận khác, bỏng nặng và có thể dẫn đến tử vong. Người không có trí tuệ, tham đắm dục lạc cũng như vậy, tự rước họa vào mình, đến khi nhận ra vấn đề thì đã quá trễ.

- Các đối tượng của ham muốn như hố than hừng: Ẩn dụ này được giải thích tỉ mỉ ở kinh số 75: kinh Magandiyacủa Trung bộ kinh, rằng có một người bị bệnh cùi thân thể lở lói, các loài trùng đục khoét các vết thương. Để dịu đi cơn ngứa, người này hơ đốt thân mình trên hố than hừng cháy, nhờ đó cảm thấy dễ chịu, thỏa thích, đã ngứa. Tuy nhiênnguyên nhân ấy mà các vết thương càng đau nhức, càng lở lói và không thể nào lành được, bệnh tình người ấy sẽ trở nên trầm trọng suýt chết và cũng có thể dẫn đến cái chết. Sự thỏa thích dễ chịu nhờ hố than hừng như vậy đã đồng nghĩa với sự hiểm nguy. Người lòng nhiều ham muốn thì “càng thâu càng đắm, càng làm càng say” (Ni trưởng Huỳnh Liên- Thân) mà không hề ý thức được đó là nguồn gốc của khổ đau.

- Các đối tượng ham muốn như giấc mộng: những gì ta thấy trong mơ thường đẹp đẽ, lung linh, khi thức giấc thì thực tế không còn gì. Ham muốn vật chất chẳng khác nào chơi trò cút bắt và cái ta được là cái bóng của hạnh phúc cứ vờn trước mặt, còn mình thì mệt nhoài và cái kết là đắng cay đau khổ.

- Các đối tượng ham muốn như vật mượn xài: vật đi mượn để dùng xài rồi phải trả, khi trả xong, không còn gì là của mình. Nếu ai lầm chấp vật mượn là của mình, sẽ hụt hẫng, khổ đau. Nếu chấp vật chất thế gian là của mình, một khi vô thường biến hoại diễn ra, ta chịu nhiều đau khổ, căng thẳng, bất ansầu muộn.

- Các đối tượng ham muốn như trái cây: trái cây thu hút nhiều người đến, thế là họ thi nhau hái bằng mọi cách, rồi họ mang theo cả rựa, búa chặt luôn cả cây để hái được nhiều trái, rồi nhánh cây, gốc cây bật đè bị thương, gãy tay gãy chân, có khi đến chết. Sự ham muốn trái cây không hề đem lại cho người ham muốn chút an ổn nào cả. Người đam mê dục lạc cũng tự chuốc lấy nguy hiểm, bất anđau khổ.

- Các đối tượng ham muốn như lò thịt: nơi lò thịt, bao con vật bị kết liễu cuộc đời mà trước đó chúng không hề được báo trước. Những con vật sắp vào lò vẫn vui với những hạt lúa, hạt bắp, hay bữa ăn rau cám mà không biết khi nào mạng sống mình bị đoạt mất. Con người trong cuộc đời này cũng thế, đam mê dục lạc đến mức không hề hay biết vô thường không hẹn trước. Khi đối mặt với cái chết thì mọi thứ quá muộn màng, chút niềm vui tạm bợ mong manh do dục lạc đem lại không đủ giúp chúng ta vượt qua khổ đau của một kiếp người.

- Các đối tượng ham muốn như gậy nhọn: cây gậy nhọn có nhiều tác dụng trong cuộc sống, thế nhưng nếu không cẩn thận, sơ sẩy một tí thì chính chiếc gậy đó trở lại gây họa cho mình, ví như sử dụng xà beng, càng bén càng dễ đào đất nhưng gây thương tích càng nguy hiểm nếu bất cẩn. Khi thọ dụng các món vật chất, cần thận trọng nếu không muốn chuốc lấy khổ đau lâu dài vì chúng nguy hiểm như gậy nhọn.

- Các đối tượng ham muốn như đầu rắn: ví dụ này được giải thích rất kỹ trong chính bài kinh này. Một người nông dân tìm bắt con rắn nước, do không bắt ở đầu mà bắt ở đuôi hay ở thân giữa nên bị con rắn nước cắn lại người đó đến nỗi bị thương, và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì bắt rắn không đúng phương pháp mà dẫn đến điều đáng tiếc trên. Dụ này dùng để chỉ cho việc thọ dụng dục lạc cần phải có một lập trường, một phong thái, một phương pháp đúng đắn mới không bị dục lạc nắm lấy vị trí làm chủ quay lại hại mình.

Những ví dụ điển hình trên đây cho ta ý niệm rằng, chúng ta vẫn có thể sử dụng những món vật chất thế gian khi có nhu cầu, nhưng cần phải chánh niệm đừng để tâm tham dục trỗi dậy, điều động và chi phối, mà chỉ xem đó chỉ là phương tiện để nuôi thân, để bảo dưỡng tâm và có đủ điều kiện để tiến bộ trên con đường trau giồi tâm linh. Sau mỗi ví dụ, Đức Phật đều nhấn mạnh rằng “do vậy, các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm còn nhiều hơn” để mỗi hành giả khắc ghi điều này trong cuộc sống khi thọ dụng các phương tiện đáp ứng nhu cầu của con người mà vẫn thong dong tự tại. Hạnh phúc không phải do từ bên ngoài đi vào mà được chiết xuất từ bên trong mỗi con người vậy.

Hạnh phúc đích thực đến từ nội tâm

Trong cuộc sống, cái mà con người thực sự cần là hạnh phúc, chứ không phải tài sản. Hạnh phúc là một cảm nhận hoàn toàn chủ quan, được thể hiện qua sự hài lòng, thanh thản, bình yên, chứ không cần quá nhiều tiền bạc vật chất bên ngoài. Để có hạnh phúc, chúng ta cần một đời sống tâm linh phong phú để biết điều phục tâm, tiết chế trong các ham muốn phàm tình, để khi thọ dụng vật chất, không để tâm dính mắc. Đức Phật dạy, không thể tìm thấy hạnh phúc từ lợi dưỡng thế gianhạnh phúc ở ngay trong tâm mỗi con người:

Khó nắm giữ, khinh động,
Theo các dục quay cuồng.
Lành thay, điều phục tâm,
Tâm điều, an lạc đến.
(Pháp cú câu 35)

Ai sớm nhận ra điều này thì ngay lúc ấy, họ nắm giữ chìa khóa để mở cánh cửa hạnh phúc đời mình.

Trên quan điểm này, người dân xứ Bhutan, một đất nước chịu ảnh hưởng sâu sắc truyền thống Phật giáo, thay vì coi GNP (tổng thu nhập quốc gia) là tiêu chí, đã đánh giá sự phát triển của đất nước này bằng một tiêu chí khác là GNH (tổng hạnh phúc quốc gia). Người Bhutan quan niệm rằng một đất nước phát triển là một nước mà người dân có được hạnh phúc. Ý niệm này đã có mặt trên đất nước Bhutan nhỏ bé từ nhiều thế kỷ trước, nhưng phát triển ý tưởng này thành khái niệm ‘tổng hạnh phúc quốc gia’ là sáng kiến của vua Jigme Singye Wangchuck vào năm 1972. 

Khái niệm ‘hạnh phúc’ này được thẩm định trên các yếu tố khách quan và chủ quan, căn cứ trên bốn lãnh vực gồm (i) sự phát triển kinh tế xã hội, (ii) kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, (iii) tôn trọng tất cả các sinh vật, bảo vệ và sống thân thiện với môi trường, và (iv) tổ chức quản lý xã hội để đảm bảo sức khỏe và tuổi thọ cá nhân. Chỉ khi nào có sự phát triển cân đối hài hòa bốn yếu tố này trong cuộc sống, con người mới có được hạnh phúc thật sự và bền vững. Như vậy, sự phát triển kinh tế xã hội, với người dân Bhutan, chỉ là một trong bốn tiêu chí của một cuộc sống hạnh phúc. Giàu có, với họ, vẫn chưa đảm bảo cuộc sống hạnh phúc cho từng cá nhân cũng như cho quốc gia.

Thấm nhuần triết lý Phật giáo trong nếp nghĩ và cách sống của mình, người Bhutan đã có ý thức rất rõ việc bảo vệ và phát triển đất nước nhỏ bé xinh đẹp của họ theo một tiêu chí toàn diện, đa phương bao gồm nhiều phương diện trong cuộc sống chứ không chỉ phát triển kinh tế. Do đó, mặc dù người dân Bhutan còn nghèo về vật chất, họ hài lòng với một cuộc sống mà quan niệm hạnh phúc không chỉ đo lường bằng kinh tế. Mặc dù khổ đau luôn tồn tại ở nhiều hình thức và mức độ khác nhau như là một phần của cuộc sống, người dân Bhutan tìm hạnh phúc trong cuộc sống hài hòa giữa nội tâmngoại cảnh, giữa kinh tế, xã hộivăn hóa tâm linh

phạm vi cá nhân, mỗi người đều có thể kiến tạo cho mình một cuộc sống hạnh phúc trên cơ sở bốn tiêu chí nêu trên của người Bhutan. Từ kết quả nghiên cứuthực tế ở đất nước Bhutan, chúng ta có thể nói rằng, khi tâm con người hướng ngoại với tham vọng chinh phục, hạnh phúc xa vời tầm tay dù giàu có

Ngược lại, khi biết hướng vào nội tâm, lấy đời sống tâm linh làm nền tảng để điều chỉnh những ham muốn của mình, biết hài lòng với những gì họ đang có và nối nhịp cầu hài hòa giữa con người và môi trường thiên nhiên cũng như môi trường văn hóa xã hội, họ có thể tạo dựng cuộc sống hạnh phúc lâu dài. Giáo lý Phật giáo về nhân quả, duyên sinhvô thường đã giúp chúng ta hiểu rằng, để có được hạnh phúc thật sự, con người cần phải quay về với bản tâm của mình để có sự bình an nội tại và đặt mình trong mối tương duyên với tất cả các sự vật hiện tượng bên ngoài.

Kiến tạo hạnh phúc đích thực

Khái niệm hạnh phúc của người Bhutan giúp chúng ta suy nghĩ lại rằng, khi người ta đồng hóa hạnh phúc với của cải vật chấtcố công đi tìm thứ hạnh phúc ấy thì oái oăm thay, càng tìm kiếm, hạnh phúc càng xa vời. Nhiều người giàu có, nếu chịu khó suy nghĩ, trong những thăng trầm của cuộc đời, sẽ thấm thía nỗi đau nhân thế và cảm nhận sâu sắc những bất hạnh của người giàu. Có khi tự nghiệm bản thân cùng những mối quan hệ xã hội xung quanh, người trong cuộc cũng có thể nhận ra sự khổ đau và bất hạnh lồ lộ ngay khi vầng hào quang của tiền bạc danh vọng vẫn còn đang tỏa sáng.

Cuộc sống hiện tại đang thay đổi quá nhanh, xu hướng chuộng vật chất như là một trào lưu đang tạo ra những hiểm họa khôn lường mà toàn xã hội đã và đang lên tiếng báo động. Với con người, kinh tế và văn hóa đều cần thiết như hai cánh của một con chim. Chim muốn bay xa và an toàn thì cần cả hai cánh, người muốn hoàn thiệnhạnh phúc không chỉ phát triển kinh tế mà cần phát triển văn hóa, nhất là văn hóa tâm linh. Mỗi cá nhân đều chịu trách nhiệm như một kiến trúc sư của chính cuộc đời mình để trọn quyền quyết định hạnh phúc hay khổ đau cho bản thân

Người Bhutan đã biết sống theo triết lý đạo Phật để được hạnh phúc, dù họ chưa giàu có về kinh tế. Tại sao chúng ta lại không áp dụng tinh thần đạo Phật để cuộc sống thêm ý nghĩathanh thoát hơn? 

 Liên Trí

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Argyle, M. (1999). Causes and correlates of happiness. In D. Kahneman, E. Diener & N. Schwarz (eds). Well-Being: The foundations of hedonic psychology. New York: Russell Sage.

Duesenberry, J. (1949). Income, Savings, and the Theory of Human Behavior. Cambridge, MA: Harvard University Press.

Easterbrook, G. (2003). The Progress paradox: How life gets better while people feel worse. New York: Random House.

Easterlin, R. A. (1974). Does economic growth improve the human lot? Some empirical evidence. In P. A. David & M. W. Reder, eds., Nations and households in economic growth. New York: Academic Press.

Easterlin, R. A. (2003). Explaining happiness. Proceedings of the National Academy of Sciences100 (19), 11176–83.

Schor, J. (1998). The Overspent american: why we want what we don’t need. New York: Basic Books.

Veblen, T. (1967). The Theory of the leisure class. New York: Viking Penguin.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13373)
Là loài hoa sanh trưởng nơi vùng nhiệt đới, nhờ kết hợp nắng mưa vào hạ mà trổ nhụy ra hoa. Do đó sắc hoa sen luôn tươi nhuần, hương hoa thì thanh nhã dịu dàng mà lan tỏa.
(Xem: 11853)
Tuổi trẻ chứa chan niềm nhiệt huyết, tâm chí cầu đạo toả sáng, học hạnh kiêm ưu, trí năng càng hiển lộ. Thuận Nguyên lại nung nấu biết bao tâm nguyện.
(Xem: 10917)
Một vùng đất bán sơn địa khô cằn sỏi đá, mùa nắng thường kéo dài. Cây cối gần như khô kiệt. Nhưng cây bồ đề vẫn xanh mát, gần như tách biệt hẳn với cảnh vật xung quanh.
(Xem: 11154)
Mới đầu hạ mà sen đã nở rộ. Nhìn những cánh sen trắng hồng tươi tắn vươn lên từ trong đầm nước, cũng làm dịu bớt cái nắng nóng mà tôi mang tận từ thành phố về đây.
(Xem: 11363)
Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.
(Xem: 12014)
Rong ruổi trên những nẻo đường quê tháng 8, chợt tiếng trống múa lân trong ngõ nhà ai rộn lên từng hồi làm lòng tôi chợt thấy xuyến xao bao nỗi niềm nhớ...
(Xem: 12130)
Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Ừ! ai cũng hay nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình. Chuyện anh Cuội theo đó sinh nhiều ngõ ngách nhiêu khê...
(Xem: 11793)
Đây là một câu chuyện thật về sự hi sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàngNhật Bản. Sau khi trận động đất đã qua đi...
(Xem: 11369)
Mười năm hay bao nhiêu năm đi nữa, thì ánh đạo từ bi và niềm tin của em đối với chị vẫn nguyên vẹn như cái thuở chúng ta cùng hiện hữu trên cõi đời này.
(Xem: 11812)
Dư âm về người là đời sống thanh cao thoát tục, là hạnh nguyên vị tha, là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Sư ra đi mang theo nhiều tâm nguyện còn dang dở.
(Xem: 11930)
Sáu mùa xuân trôi qua kể từ ngày chị rời xa trần thế, tôi vẫn không ngờ mình đã xa chị trong ngần ấy thời gian. Một người chị mà tôi luôn gắn bó trong suốt quãng đời tuổi thơ.
(Xem: 13319)
Từ cuối tháng 7 âm lịch, hoa ngô đồng bắt đầu rộ đỏ trên toàn đảo, làm cho Cù Lao Chàm thêm một vẻ đẹp vừa sinh động lại vườn huyền hoặc.
(Xem: 12212)
Biết cảm thông và chia sẻ niềm an vui với huynh đệ, lắng nghe và chấp nhận yếu kém của người khác để cùng nhau tinh tiến tu học, đó là những hạt giống thiện lành.
(Xem: 11714)
Đầu đuôi câu chuyện xảy ra tại Ấn độ, và đúng thật là như thế! Vào khoảng đầu kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, người ta mới thấy bắt đầu xuất hiện các kinh sách Phật giáo...
(Xem: 11405)
Theo các các ấn bản lưu truyền tại Âu châu vào thời Trung cổ thì tại Ấn độ có một vị vua tên là Abener sinh được một hoàng tử kế nghiệp và đặt tên là Joasaph.
(Xem: 10733)
Mỗi chuyến đi là mỗi tầm nhìn được mở rộng. Mỗi chuyến đi giúp chị nhận thức rõ hơn bức tranh muôn màu của kiếp sống nhân sinh.. Chị có được những giây phút tĩnh lặng...
(Xem: 10068)
Bờ biển buổi sáng thật yên tĩnh. Tôi đi lần ra cồn cát ngay phía trước cổng chùa. Nước rút làm cho bờ cát thoai thoải trải dài một màu trắng bạc lấp lánh.
(Xem: 10511)
Dù gì thì đời sống tu hành của thầy cũng thật giản dị. Nơi thầy ở vẫn là mái am tranh đơn sơ, ăn uống thì đạm bạc, áo vải sờn vai mà vẫn thong dong tự tại với tháng ngày.
(Xem: 10825)
Quanh bờ suối, rải rác nhiều tảng đá lớn nhỏ với đủ hình thù tạo dáng lạ mắt gợi lên một phong cảnh trầm mặc u nhàn. Tuấn nhìn thấy màu y vàng của một vị sư...
(Xem: 10272)
Thời gian thấm thoắt qua nhanh, cuối cùng Ông tìm đến khu rừng Tuyết này để tịnh tu. Đạo mầu chưa chứng, nhưng Ông cũng tự tìm thấy niềm vui trong pháp thiền định.
(Xem: 11280)
Ấn tượng nhất vẫn là tượng Phật lộ thiên cao gần ba mươi mét, uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời gió núi. Tượng Phật đúc xi măng, trong ruột đổ đá xanh...
(Xem: 9874)
Ánh nắng chiều xuyên qua cửa sổ làm thầy thức giấc. Bước ra sân, thầy ngạc nhiên nhận ra cây cỏ trong vườn dịu dàng lan tỏa một sắc xuân.
(Xem: 10858)
Tâm tư cảm kích, nguồn cảm hứng dâng trào, nhà văn yên lặng suy nghĩ ra chiều tâm đắc. Ờ! Ta cũng là kẻ ăn mày nương nhờ cửa Phật.
(Xem: 11101)
Mấy năm sau này mẹ chị thích lui về sống cuộc đời tu niệm tại gia. Thế là chị cho xây một am thất ngay trong khu vườn cây xanh tĩnh lặng ở ngoại ô...
(Xem: 12550)
Thầy luôn ở bên cạnh, đôi mắt hiền từ nhìn con đầy tình thương ấm áp của người cha, miệng mỉm cười trao truyền sự an lạc từ tâm hồn tới tâm hồn.
(Xem: 12913)
Kính bạch thầy Quan Thế Âm. Thầy là vị Bồ tát có lòng đại từ, đại bi nên thầy có thể nghe mọi nỗi khổ đau của không chỉ nhân thế mà cả vạn loại chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11911)
Kính bạch thầy Di Lặc. Thầy có biết không, con đã ứng dụng thực hành giáo lý mà thầy Bổn sư Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy. Mỗi ngày con phải biết mỉm cười...
(Xem: 11650)
Nếu hành Bồ tát đạo thì bạn sẽ kiến tạo được bằng an cho mình - một trong vô vàn chúng sinh trong lục đạo. Khi ấy bạn sẽ có vốn liếng bằng an để hiến tặng cho người.
(Xem: 11386)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ biểu hiện khi tâm ta bị màn vô minh che lấp, bị chi phối bởi sự điều động của bản ngã tham sân si.
(Xem: 10136)
Sanh tử khứ lai chỉ là mộng huyễn. Làm thế nào khi rời trần thế mà lên được đài sen mới là thượng sách, mới là Phật tử chân chính...
(Xem: 11859)
Hãy im lặng để nhìn thì tôi tin bạn sẽ “ngộ” ra nhiều thông điệp sống mà cuộc đời trao ban cho mình.
(Xem: 10907)
Trời ở đây đã bắt đầu vào thu. Mỗi sớm mai khi mở cửa tôi vẫn được nhìn thấy mặt trời dần lên sau những cụm mây hồng.
(Xem: 10842)
Từ khi, tôi biết chú ý đến hơi thở và biết lắng nghe tiếng nói của con tim mình, tôi biết buông xả hơn, cười tươi hơn và biết thở đúng hơn.
(Xem: 12621)
Tôi chưa bao giờ thấy thầy tôi nổi giận, cho dù anh em chúng tôi có làm điều sai lầm. Thầy thường nhỏ nhẹ, nhắc nhở và dạy thật cặn kẽ mỗi khi chúng tôi phạm lỗi.
(Xem: 16333)
Chùa Thiện Minh, nơi tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn lần thứ 5, do Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt là trưởng ban... Thích Nguyên Siêu
(Xem: 12094)
Ðạo Phật hiện diện êm đềm quanh ta. Trong một thời gian dài, cứ chặng năm giờ sáng là nằm trong giường tôi nghe tiếng gõ mõ tụng kinh...
(Xem: 11849)
Nắng trong vườn thơm hương hoa bưởi, nắng gió ngạt ngào quyện bát ngát cõi tâm hương. Giới, Định, Tuệ là đây; Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến cũng là đây.
(Xem: 10397)
Sư vốn con nhà trưởng giả ở Kinh Thành. Xuất gia từ nhỏ. Cốt cách tài hoa, nên càng lớn càng tự thị. Sở học rộng rãi.
(Xem: 10531)
Theo luật nhân quả, tất cả mọi sự, mọi vật, không chừa một việc gì, đều xảy ra từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Như người trồng cam thì sẽ được cam.
(Xem: 10458)
Ông là một “người lính già” đặc biệt, một “người lính già” bất tử, vì ông cũng đồng thời là một thiền sư, vì ông đã ngộ đạo với Thượng sĩ Huệ Trung trước đó.
(Xem: 11661)
Những ngày trời nắng, khi những giếng khác quanh đó đã cạn, giếng nước xóm tôi cũng chỉ hơi vơi đi một chút, rồi những cơn mưa bất chợt lại làm đầy lên.
(Xem: 12202)
Không biết tự bao giờ những câu nói dân dã quen thuộc của ba, của mẹ, của bà con hàng xóm vất vả tảo tần với cây lúa của khoai đã in sâu trong suy nghĩtâm thức của tôi
(Xem: 11709)
Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng.
(Xem: 10626)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11134)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12081)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10280)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11361)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10808)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10572)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant