Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hòa Và Hợp

30 Tháng Sáu 201616:31(Xem: 8360)
Hòa Và Hợp

HÒA và HỢP

 

Vĩnh Hảo


Hòa Và Hợp 

 

Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc lều to màu lục được dựng lên đây đó, và những chiếc dù nhỏ đủ màu sắc được cắm rải rác khắp nơi, trông như những cánh bướm đậu trên bờ cát trắng. Gió phần phật lay những cánh dù vải và những hàng cau ven bờ. Vài con diều với đuôi dài uốn lượn trên bầu trời xanh lơ, dịu mắt. Ngoài kia, những chiếc ca-nô lướt nhanh, vạch ngang dọc những làn sóng trắng xóa. Bầy trẻ giỡn nước, đùa sóng, rộn tiếng cười khúc khích vui tai. Vài chiếc tàu sắt lớn thả neo ngoài khơi xa. Mặt biển vạch một đường thẳng tắp ở chân trời. Nơi ấy, dường như là sự tĩnh mịch, bất động, hoàn toàn trái ngược với sự náo nhiệt vui vẻ nơi đây. Và xa hơn, xa hơn, với vạn dặm đại dương trùng trùng sóng nước, là biển quê hương. Lòng chợt chùng xuống một nỗi buồn.

 

Sữa hòa với nước sẽ không thấy đâu là nước, đâu là sữa.

Muối hòa với nước, là nước biển, chỉ có một vị mặn.

Hóa chất độc hại hòa vào nước biển thì khó thấy đâu là hóa chất, đâu là nước biển; nhưng nếm hay xúc chạm thì có thtử vong.

Vậy, hợp sẽ đưa đến hòa, trong khi hòa mà không hợp tất sẽ có dị ứng, phản ứng.

Hòa không có hợp thì hòa chỉ là hình thức, gượng gạo, trước sau gì cũng dẫn đến bất đồng, chống trái lẫn nhau.

Độc tố đem vào đất (lãnh thổ), nước (lãnh hải), có thể hủy diệt nhiều mầm sống. Tốt nhất là không đem vào; mà đã lỡ đem vào, biết là gây họa, thì phải tẩy độc đi.

Lãnh đạo đất nước không phải là chủ nhân của đất nước. Đất nước nầy là của dân. Người xưa thường nói “quan một thời, dân nghìn đời” là thế. Quan chỉ là kẻ thừa hành ý nguyện của dân trong một giai đoạn; dân mới làm chủ đất nước trong mọi thời. Làm chủ, dân có quyền biểu đạt nguyện vọng của họ để quan thi hành. Không thể gọi là một đất nước dân chủ khi dân không có quyền.

Lãnh đạo tổ chức (tôn giáo, giáo hội…) không phải là chủ nhân của tổ chức. Tổ chức nầy là của toàn thể thành viên (dù có một vài nhân tố dựng lập giai đoạn đầu). Lãnh đạo chỉ là người đại diện tổ chức trong một giai kỳ, không phải là miên viễn. Thành viên, toàn thể thành viên của một tập thể, mới là chủ nhân của tổ chức. Tiếng nói và ý nguyện của thành viên là tố chất duy trì và phát triển tổ chức, và chỉ có năng lực của toàn thể thành viên mới đưa đến vinh quang cho tổ chức ấy.

Các nhà lãnh đạo (chính quyền, tôn giáo, giáo hội…) khi được ngồi vào ghế lãnh đạo, thường mắc phải ảo tưởng và lòng tự thị rằng mình được làm chủ cái tập thể nầy, có thể toàn quyền quyết định mọi thứ, coi thường kẻ dưới, coi thường tập thể, khoa trương về những thành tựu chung như thể do chính mình làm nên. Ảo tưởng nầy dựng lên một bản ngã to tướng, cồng kềnh, kịch cỡm, lệch khỏi quỹ đạo của đám đông, tạo nên sự bất hòa, bất hợp đối với quần chúng.

Dân chủ của đất nước tự do cũng là dân chủ của các tổ chức tôn giáo, giáo hội tiến bộ. Đặc biệt là đối với tổ chức tăng đoàn Phật giáo nói chung, giáo hộitông phái nói riêng, không thể khôngdân chủ. Trong tập thể những người con Phật hướng về giải thoát giác ngộ, không có thứ bậc chủ/tớ, mà chỉ có tôn ty của đạo đức vô hành, của giới luật nghiêm minh. Giới luật là nền tảng của thanh tịnh; thanh tịnh là chất liệu cho hòa hợp. Không thanh tịnh thì khó lòng có hòa hợp trong tăng-đoàn, mà thiếu hòa hợp thì cũng không thể gọi là một tập thể thanh tịnh.

Khiếu kiện, kêu oan, biểu tình đòi bình đẳng, đòi sự minh bạch về thông tin, đòi tự do… đều là quyền của dân, của thành viên các tổ chức, lãnh đạo phải quan tâm, xem xét, tìm cách đáp ứng; lãnh đạo phải gần gũi, tiếp cận quần chúng, không thể làm ngơ chứ đừng nói là tỵ hiềm, xoi mói, đố kỵ, trấn áp, bắt giam, giết hại!

Thế mà ở nơi nầy, nơi kia, đất nước đã phải như thế, và lãnh đạo đã là những người như thế.

Tại sao không hòa hợp mà chỉ thấy sự bất hòa, ô hợp? Làm thế nào để một đất nước, một tổ chức (tôn giáo, xã hội dân sự…) có sự an vui, hòa hợp? — Hãy là sữa tan trong nước, là muối tan trong biển. Nghĩa là những người lãnh đạo hãy quên mình đi.

Quên mình đi để chăm lo cho nước cho dân thì dân nhớ mãi.

Đã không lo cho nước mà còn hại nước, nước sẽ đắm thuyền.

 

Vĩnh Hảo
California, 22.6.2016
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9396)
Thở vào để hàm dưỡng sinh lực, thở ra với lòng lành hướng về tất cả chúng sinh.
(Xem: 9289)
Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.
(Xem: 8595)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định.
(Xem: 9393)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt, thì không tốt-đẹp cho bằng người chỉ sống một-ngày mà hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 8075)
Không phải ngẫu nhiênĐức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
(Xem: 8978)
Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả.
(Xem: 9356)
Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.
(Xem: 8787)
Một trong những khổ đau dai dẳng của kiếp người là sự lo sợ, lo nghĩ, lo phiền, ưu tư, sầu muộn.
(Xem: 9123)
Theo quan điểm của giáo lý Phật giáo sự bất công trong đời sống chứa đựng nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân...
(Xem: 21096)
Trăm năm trước thì ta chẳng có, Trăm năm sau có cũng như không. Cuộc đời sắc sắc không không, Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
(Xem: 8787)
Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật.
(Xem: 9243)
Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì ...
(Xem: 8605)
Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi thoát nạn thì thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, quan niệm sống đến hành xử theo hướng thiện lành.
(Xem: 8783)
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
(Xem: 10470)
Từ bùn lầy hoa sen vươn lên và nở hoa thơm ngát, cũng vậy, ai cũng có khả năng giác ngộ giải thoát như nhau.
(Xem: 8931)
Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã ...
(Xem: 9920)
“Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.
(Xem: 9321)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng...
(Xem: 8676)
Chúng ta phải làm thế nào để có thể quán thấy thật minh bạch năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) - tức là cả cái khối "thân-xác-tâm-thức" gây ra đủ mọi thứ khổ đau và căng thẳng.
(Xem: 8481)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quảtrở thành arhat/A-la-hán
(Xem: 9073)
Trong cuộc đời luôn có nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau với nhiều nỗi niềm mà con người phải trải qua.
(Xem: 8262)
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật.
(Xem: 9649)
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi.
(Xem: 9989)
Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung.
(Xem: 16873)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
(Xem: 10380)
Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy! Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình.
(Xem: 9603)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại.
(Xem: 10967)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
(Xem: 21985)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8571)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 7965)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
(Xem: 7854)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
(Xem: 8784)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15584)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9346)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
(Xem: 8794)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 8904)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
(Xem: 9291)
Năm tháng trôi qua như lớp bụi mờ phủ lên ký ức, hình ảnh mái chùa từ thuở mới xuất gia tưởng chừng như bị đắm chìm trong lớp bụi thời gian ấy.
(Xem: 9002)
Tâm Phật Ví Như Hoa Sen Hoa sen mọc chốn bùn nhơ, Nở hoa tươi thắm ngát thơm cuộc đời. Thân này nhơ nhớp vô thường, Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
(Xem: 8549)
Dễ thay thấy lỗi người .Lỗi mình biết mới khó Lỗi người ta phanh tìm .Như tìm thóc trong gạo. Còn lỗi mình che đậy .Như kẻ gian giấu bài."
(Xem: 9839)
Học rằng cõi Phật chẳng đâu xa. Cõi Phật trong ta. Tâm ta mà thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.
(Xem: 9797)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày.
(Xem: 8910)
Người nghèo tuy ít tiền bạc, đời sống khó khăn nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở, lời nói hiền hòa, hành động cao thượng, dù sống trong cảnh nghèo mà vẫn thấy an vui, hạnh phúc
(Xem: 10685)
Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ.
(Xem: 9409)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim.
(Xem: 9091)
Người làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người cũng phải biết tu.
(Xem: 9814)
Người biết tu trong lúc mua bán sẽ biết cách thu hút khách hàng, giữ mối quan hệ mua bán lâu dài, nên được nhiều người ưa thích.
(Xem: 11576)
Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình.
(Xem: 11925)
Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnhtrang nghiêm.
(Xem: 9181)
Chúng tôi phải trông thật là thảm não khi được chào đón bởi những binh lính biên phòng Ấn Độ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant