Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những Con Diều Trắng Vỗ Cánh

10 Tháng Tám 201612:10(Xem: 8089)
Những Con Diều Trắng Vỗ Cánh

NHỮNG CON DIỀU TRẮNG VỖ CÁNH

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tuệ Uyển

Những Con Diều Trắng Vỗ Cánh

Tôi thích phòng khách sạn này. Nó rộng rãi và trần cao, một trong ít phòng khách của  Circuit House, một tòa nhà lớn thời thuộc địa được nhà chức trách Ấn Độ sử dụng cho chính quyền Raigir, một thị trấn nhỏ gần núi Linh Thứu. Tôi không quan tâm tới nhà tắm, không có nước nóng, và nhà cầu của phương Đông - một cái lỗ trên sàn nhà. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc cần thiết sử dụng những cơ chân hay sự uyển chuyển để đối phó với những tiện nghi này. Tuy nhiên, căn phòng hướng ra một hành lang rộng, trang bị những ghế mây và những cái bàn thấp. Tôi có thể dễ dàng tưởng tượng việc ngồi đấy vào lúc hoàng hôn, mặc đồ lụa trắng, nhâm nhi rượu bổ nước đá lạnh tô điểm với một miếng chanh cắt hình tam giác. Tôi đang ở tại Circuit House lịch sự dành cho Văn Phòng Riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Căn phòng mất mười rupee mỗi đêm, hai mươi xu tiền Mỹ - đó là hóa đơn hợp lệ mà chính quyền Ấn Độ tính cho Dharamsala.

Tôi không ngờ phải ngủ đêm ở đấy, nhưng có sự thay đổi trong chương trình. Trong mấy tuần rồi, tôi đã tháp tùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong chuyến hành hương một vài Phật tích quan trọng ở Ấn Độ. Sau khi hăm hở đi lên đỉnh Linh Thứu, Đức Đạt Lai Lạt Ma quyết định đi thẳng đến một khách sạn ở Patna, ba giờ đồng hồ lái xe. Ngài tiếp tục hành trình dài đăng đẳng không thoải mái về Đạo Tràng Giác Ngộ trên con đường xấu khủng khiếp của Bihar; ngài sẽ về để nghĩ ngơi và chuẩn bị tốt hơn cho nghi thức truyền đạo Thời Luân trước 200,000 khách hành hương. Tôi đã quyết định không theo chuyến ấy để không phải đối diện với một hành trình dài trên một chuyến xe khuya lơ khuya lắt về đêm.

Tôi ở cùng phòng khách sạn với Bác sĩ Tseten Dorji Sadutshang một trong những y sĩ chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông đến với tôi khi tôi chuẩn bị lên giường. Ông vốn là người yên lặng và dè dặt, mặc dù thường thân hữu với tôi. Chúng tôi có vài điều giống nhau. Một phần gia đình ông ở Vancouver, thành phố thường trú của tôi, và cả hai chúng tôi cùng có những đứa con trước mười ba tuổi. Chúng tôi cũng thích thú bàn tán đã đời về Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Trước khi tắt đèn, Bác sĩ Tseten đã nói với tôi tại sao ông ở Raigir, tại sao ông tự có sáng kiến đi theo Đức Đạt Lai Lạt Ma trong chuyến hành hương đến núi Linh Thứu và Na Lan Đà. Đường xá thì tệ hại ở những nơi hẻo lánh như vầy, và những phương tiện y tế kém cỏi và ở xa xôi. Cho nên Bác sĩ Tseten đã đi theo để phòng khi cần đến. Thật không dễ để làm bác sĩ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông tâm sự. Vị lãnh tụ Tây Tạng bực mình khi bộ phận thân cận làm ầm lên vì ngài. Ngài chống đối ý kiến có những bác sĩ ở quanh ngài khi ngài du hành; ngài tin rằng bác sĩ nên phục vụ công cộng hơn là quanh quất bên ngài. Trải qua năm tháng, Bác sĩ Tseten đã hòa hiệp với điều này, và ông nghiên cứu để theo dõi thân chủ của ông một cách kín đáo.

Lúc tôi dậy vào buổi sáng. Bác sĩ Tseten đã rời phòng rồi. Tôi tắm một màn với nước lạnh cho khỏe, thu xếp đồ vào ba lô, và đi ra ngoài hiên nhà. Tôi ngồi xuống một chiếc ghế đan bằng liễu gai, thưởng thức không khí mát lạnh buổi sáng. Sương mù đã quét nhẹ làm mềm làn đất đỏ. Một vài con chó trên đường, chết tiệt đâu vào buổi tối trong những chuyến thám hiểm, bây giờ cuộn lại như trái banh dưới một gốc cây. Tất cả đều im lặng chỉ trừ những con chim.

Bổng nhiên Bác sĩ Tseten xuất hiện ở cầu thang, bước hai nấc một lần. Không cần khách sáo một lời chào buổi sáng, ông nói với tôi: "Okay, xe bây giờ ở đây. Chúng ta phải đi liền. Không có thời gian cho điểm tâm." Ông lấy vội túi đồ của ông trong phòng và chạy xuống cầu thang. Tôi theo sát ông phía sau.

Khi chúng tôi rời khỏi khu Circuit House, Bác sĩ Tseten nói cho tôi nghe. Ông nhận một cú điện thoại lúc sáng sớm từ Tenzin Taklha, phó thư ký riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bị đau bụng dữ dội trên đường về Patna và đã ngủ lại đêm ở đấy, trong khách sạn Maurya. Ngài không thể về Đạo Tràng Giác Ngộ trong điều kiện ấy. Sau khi gác máy, Bác sĩ Tseten đã gọi đồng nghiệp của ông - Bác sĩ Namgyal và Dawa, những chuyên gia về y học Tây Tạng, những người đã lập một phòng khám miễn phí cho khách hành hươngĐạo Tràng Giác Ngộ. Họ sẽ đi liền tới Patna.

***

Maurya là khách sạn tốt nhất ở Patna, nằm giữa một vài tòa nhà chung cư trông xơ xát. Hành lang của nó đầy những phóng viên Ấn Độ, đây sẽ là những thông cáo chính khi họ chờ đợi tin tức về tình trạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Một người bảo vệ đưa Bác sĩ Tseten lên cầu thang ngay lập tức. Tôi đã đến nhà hàng để ăn điểm tâm, sau đó đi lên tầng thứ ba. Một đội bảo vệ Tây Tạng rải rác ở hành lang. Không thấy Bác sĩ Tseten và Tenzin ở đâu cả.

Tình trạng xem ra nghiêm trọng. Tôi có thể thấy những cận vệ của Đức Đạt Lai Lạt Ma lo lắng, không ai trong họ nói đùa như thường lệ. Và tất cả ba y sĩ chịu trách nhiệm chăm sóc Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến đây để khám nghiệm tình trạng của ngài. Trong tất cả những năm tháng từ khi tôi biết ngài, từ lần gặp gở đầu tiên năm 1972, vị lãnh tụ Tây Tạng chưa bao giờ bệnh hoạn đáng lo, ngoại trừ thỉnh thoảng cảm sốt hay đau bụng. Chỉ một lần bệnh nặng là khi ngài mắc phải viêm gan B năm 1967. Ngài phải nằm bệnh cả tháng trời, và cộng đồng lưu vong đã phải một phen hoảng hốt.

Gần trưa hôm ấy, tôi đã về Đạo Tràng Giác Ngộ mà không có Bác sĩ Tseten. Tôi đã bị viên tài xế rầy rà khiến tôi cảm thấy khó chịu, khi ông ta lái xe ra khỏi đám xe cộ dày đặc ở Patna.

***

Sau ba ngày nghỉ ngơi ở Patna, tình trạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không cải thiện. Ngài được chở tới phi trường nhỏ ở Gaya trên một chiếc trực thăng của chính quyền. Từ đấy ngài được chở đi một đoạn đường ngắn để đến Tu viện Shechen ở trung tâm Đạo Tràng Giác Ngộ. Khi ngài bước ra khỏi xe không vững, ngài được chào đón bởi Chime-la, người con gái cao lớn, to xương của cố Dilgo Khyentse Rinpoche, vị khai sáng huyền thoại của tu viện. Đức Đạt Lai Lạt Ma nắm tay trái của bà và dựa vào người bà với tất cả trọng lượng của ngài khi họ lê bước đến cổng vào. Rabjam Rinpoche, vị trụ trì hiện tại, quay mắt đi, nước mắt rơi xuống má ông, ông sửng sốt với sự hốc hác của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

***

Vị lạt ma tái sanh tám tuổi ngồi phía sau một cái bàn thấp trải một tấm thổ cẩm hoa văn phức tạp. Sự chói lọi của thổ cẩm cạnh tranh sự chú ý với những bông hoa đầy ấp trên bàn. Cúc vạn thọ xếp đầy trong một chiếc chậu cạn bằng đồng chứa đầy nước, những bó bông huệ hồng (lay-ơn) hợp với những bông hoa tử đinh hương màu tím nhạt chưng trong một lục bình đồng. Một chàng trai trẻ trông quá nhỏ với chỗ tựa lưng quá lớn phía sau mà trên ấy thêu những con rồng đùa giởn trên bề mặt kim nhũ, đó là Yangsi Rinpoche, trông ngài như một vị hoàng tử trên ngai. Bên cạnh là Rabjam Rinpoche và những lạt ma cao cấp khác, ngài ngồi trước một hội chúng lớn của những tu sĩ Tây Tạng. Họ đã tập trung trong vườn tháp Đại Giác, Đạo Tràng Giác Ngộ để cầu nguyện cho Đức Đạt Lai Lạt Ma chóng bình phục. Vị lãnh tụ Tây Tạng bệnh hoạnĐạo Tràng Giác Ngộ đã mấy ngày, và không có dấu hiệu gì cho thấy ngài sẽ khá hơn.

Một tu sĩ Tây Tạng đeo khẩu trang trắng tiến gần đến chàng trai mặt mũm mĩm; ông đang giữ một lồng sắt trước mặt ngài. Bên trong lồng là một con két viền hồng đuôi dài, một con chim xanh lục cở con két nhỏ. Cúi thấp xuống, vị tu sĩ đưa chiếc lồng cho Yangsi Rinpoche, ngài nghiêng về phía trước và thổi vào những con chim - một sự gia ơn cho chúng sanh. Sau đó ngài tiến lên chiếc vòng kim loại hồng ở trên đỉnh của chiếc lồng. Con chim ỏng ẹo đột nhiên đập cánh một cách bạo động và chàng trai giật mình và rút vội bàn tay ra. Vị tu sĩ mở cửa chiếc lồng, con chim vổ cánh một cách vụng về với sự mở cửa. Một làn lóe xanh lục, và rồi biến mất. Cậu bé lạt ma, tự vui lòng, nhìn vội vào Rabjam Rinpoche. Vị lạt ma trưởng lão cười toe trên khuôn mặt. Vị lạt ma trẻ tuổi tiến hành  nghi lễ, với sự hộ đàn chút ít, để cầu nguyện  phước đức hồi hướng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma mau bình phục.

 Một nhóm người Tây Tạng lão thành hành hương ngồi cách xa tôi. Một người đàn ông đang bận rộn với bánh xe cầu nguyện tự làm của ông ta, một thanh gỗ dày đỉnh quấn vải vàng với những lời cầu nguyện in trên ấy. Ông cắm thanh cây xuống đất và đang quay theo chiều kim đồng hồ, làn vải xiêm làm thành một vòng vàng bay nhạt nhòa. Người đàn ông ngồi bên cạnh ông ta đang nghển cổ, theo dõi đường con chim bay cho đến tận cùng.

***

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không rời phòng ngủ của ngài trên tầng thượng của Tu viện Shechen từ lúc ngài rời Patna về đây. Những bác sĩthị giả lâu năm của ngài, Paljor-la, là những người có thể thấy ngài mà thôi. Tenzin Takla lang thang rảnh rỗi trong khuôn viên tu viện với một cặp đầy giấy tờ: những trao đổi ngắn gọn giữa nội các Tây TạngVăn phòng riêng, những quyết định đòi hỏi những chú ý cấp bách cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng không có những cuộc gặp gở, không có yết kiến, không có sự giảng dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Khi ngài nằm ẩn dật dưỡng bệnh, 200,000 khách hành hương đổ về thị trấn nhỏ nơi Đức Phật thành đạo Giác Ngộ. Tất cả mọi người tha thiết được thoáng thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma và sốt ruột mong cho lễ truyền đạo Thời Luân được bắt đầu.

***

Bốn người lính biệt kích mang súng tự động chạy chậm qua cổng vào đạo tràng Thời Luân, khăn quấn đầu màu đen phất phới đàng sau họ. Chiếc xe Đại sứ trắng chở Đức Đạt Lai Lạt Ma chầm chậm chạy theo họ. Chiếc xe đến chỗ dừng lại, và vị lãnh tụ Tây Tạng bước ra, tôi đã không gặp ngài trong mười hôm rồi, và tôi bị sốc. Thay vì là một người đàn ông khỏe mạnh khoảng giữa năm mươi tuổi, ngài bây giờ trông y như một người sáu mươi bảy tuổi.

Đôi vai ngài trông khòm hơn thường lệ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đi núng nính dọc theo làn thảm vàng - thảm đỏ phủ vải cô tông vàng - đã được trải ra cho  ngài. Khi ngài đến tại một làn đón tiếp của những tu sĩ và chính quyền Tây Tạng, tất cả đều cầm những bó nhang, ngài cào nhẹ ngón tay trỏ lên má phải và nói điều gì đó với vị tu sĩ gần ngài nhất. Tôi đoán là ngài hỏi rằng ngài có gầy hơn không. Không cần hỏi ngài có giảm cân hay không. Đôi má lõm xuống của ngài là tuyên bố rõ ràng hơn, đôi mắt ngài lún sâu vào. Khi ngài bước qua tôi, khuôn mặt ngài nhăn như muốn mĩm cười. Nhưng tôi chú ý rõ rằng ngài không có năng lượng để đưa tay lên chào như thói quen của ngài.

Đức Đạt Lai Lạt Ma bước lê qua ngôi điện Thời Luân nhỏ chứa mạn đà la cát và ra một khán đài rộng. Bốn trăm tu sĩ lão thành nhất từ bốn trường phái của Phật Giáo Tây Tạng đang chờ đợi ngài một cách kiên nhẫn. Như được thông báo hai ngày trước rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ xuất hiện ngắn ngủi tại đạo tràng Thời Luân - sự xuất hiện lần đầu tiên của ngài từ sau cơn bệnh. Sự hào hứng đã lan tỏa khắp Đạo Tràng Giác Ngộxa hơn thế nữa. Dưới khán đài một đội ngũ khá lớn những phóng viên và nhân viên TV lợi dụng thời cơ để có những hình ảnh về vị lãnh tụ Tây Tạng bệnh hoạn.  

Những Con Diều Trắng Vỗ Cánh 1
Cậu bé Yangsi Rinpoche cùng với nửa tá lạt ma tái sanh ngồi hàng trước. Đức Đạt Lai Lạt Ma bước đến và vổ vào đầu cậu bé lạt ma. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu bước lên cầu thang gỗ tới ngai của ngài, vài đôi tay đã nắm tay ngài để hổ trợ ngài đứng vững. Một lạt ma to lớn người bước lên phía tầng cấp cao nắm tay ngài để làm đòn bẩy và dễ dàng hơn để hổ trợ Đức Đạt Lai Lạt Ma ốm bệnh lên trên. Vị lãnh tụ Tây Tạng đứng không vững trên chiếc tọa cụ mõng. Hai lòng bàn tay đặt trước ngực ngài, ngài xá chào một cách trang trọng tới một hội chúng khổng lồ trước mặt ngài. Hàng trăm nghìn khách hành hương từ toàn thể vòng cung Hy Mã Lạp Sơn và lục địa Ấn Độ chen lấn nhau trong đạo tràng dựng tạm cùng với 2,000 người phương Tây từ năm mươi quốc gia.

Sau khi ngồi xuống, Đức Đạt Lai Lạt Ma sờ soạng bên trong y áo ngài và lấy ra một tờ giấy. Điều đó là bất thường. Ngài luôn luôn nói chuyện ứng khẩu.  Tôi quay chỗ khác để nhìn lướt qua chúng hội phía dưới. Từ trong khóe mắt, tôi thấy thứ gì đó giống như một con chim trắng thon dài lơ lững trên không trung phía trên đám đông của những tu sĩ ngồi bên dưới. Một tu sĩ, không rời khỏi vị thế xếp bằng lục trong túi da của ông và lấy ra một khata - một khăn choàng trắng nghi lễ. Ông cuộn lại như trái banh và ném nó ra phía đám đông. Nó bay trong không khí một cách phong nhã, như được truyền năng lực từ một cơn gió mạnh. Một vị tu sĩ ria dài bắt được nó giữa dòng, và ném nó đi xa hơn. Ngay lập tức, như do một sự gợi ý vô hình nào đấy, sau đó hàng trăm tấm lụa trắng bay nhanh như chớp qua không khí như vô số cánh diều lụa, hình thành một màng lưới trắng tỏa chiếu lung linh luôn luôn thay đổi bên trên một biển đỏ [của y áo tu sĩ]. Không thể đến gần khán đài để dâng cúng những tấm khăn choàng cho vị lãnh tụ ốm bệnh Tây Tạng, các tu sĩ và khách hành hương đang làm một việc tuyệt vời tiếp theo ấy.

Đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi khòm lưng trên tòa của ngài, nhìn khung cảnh ấy. Ngài thở một hơi sâu dài, đằng hắng giọng, và nuốt vào. Ngài cố gắng thở ra vào một vài hơi. Tôi thấy cảnh ấy, một thời khắc cảm động đối với ngài, ngài xúc động sâu sắc bởi sự quan tâm tuôn trào từ rất nhiều người. Tôi sẽ nhớ mãi vài giây phút này. Mặt đất đầy chật người, nhưng không một tiếng ho làm náo động sự yên tĩnh.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu nói bằng Tạng ngữ. Giọng sâu lắng của ngài vẫn đấy, nhưng một sự hoành tráng nào đó đã thiếu vắng. Cơn bệnh đã cướp mất sức mạnh của ngài khá nhiều. Thông dịch viên của  ngài, Lhakdor, ngồi xếp bằng trong một góc của khán đài, một máy thu thanh nhỏ ở phía trước ông. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu nói chuyện với đám đông, Lhakdor thông dịch nhẹ nhàng vào micro của ông bằng Anh ngữ. Lời của ông sẽ được những người phương Tây nghe qua làn sóng FM.

"Trong vài ngày vừa qua, tôi đã bị bệnh khá trầm trọng," Lhakdor thông dịch. "Trước đấy, mặc dù tôi khỏe mạnh, nhưng nhiều người đã đề nghị tôi nên nghĩ ngơi thêm và đừng làm việc quá. Tôi đã không chú ý nhiều đến những lời đó. Cho nên tôi đã cẩu thả và hơi cứng đầu." Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với đám đông về chuyến hành hương của ngài đến núi Linh Thứu và việc leo núi mệt lã của ngài. Ngài nói về cơn đau kinh khủng mà ngài đã trải qua trên đường đến Patna.

"Tôi nghĩ tôi đã hết bệnh, nhưng vẫn còn rất mệt mõi," ngài tiếp tục. "Tôi không nghĩ rằng tôi có thể giảng dạy cho những lễ chuẩn bị." Tôi nghe một vài tiếng sổ mũi qua ống nghe của tôi. Tôi ngước nhìn Lhakdor. Ông ta cúi đầu, và tôi có thể thấy mặt ông đỏ. "Cho lễ truyền đạo Thời Luân, phạm vi có thể ngắn hơn. Nhưng sự chuẩn bị cần tối thiểu năm đến sáu giờ một ngày - ngay cả nếu tôi thực hiện một cách nhanh chóng. Tôi không nghĩ sức khỏe hiện tại cho phép tôi làm việc ấy." Nhiều tiếng sổ mũi hơn. Lhakdor dừng nói hoàn toàn trong một lúc khi ông hắng giọng. "Nếu tôi buộc tôi phải tiến hành những sự chuẩn bị này, đó sẽ là một bướng bỉnh. Cho nên, vì sự duy trì sức khỏe, để có thể làm lợi ích cho người khác về lâu về dài, tôi đã quyết định dời lễ truyền đạo Thời Luân đến năm sau." Trên khán đài, nhiều vị lạt matrụ trì cao cấp đã lau nước mắt một cách công khai.

"Trong số quý vị những ai đến từ xa xôi, đừng cảm thấy buồn rằng quý vị đã không thể tiếp nhận lễ truyền đạo Thời Luân," Lhakdor thông dịch. "Quý vị đã đến nơi thiêng liêng này với quyết tâm và động cơ đúng đắn. Quý vị sẽ tích lũy phước đức với mỗi bước chân của quý vị, mỗi hành vi mà quý vị thực hiện. Nguồn gốc gia hộ chánh không phải là tôi. Không phải là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nó là biểu tượng thánh thiện của Đức Phật, và mãnh đất thiêng liêng đã được viếng thăm bởi rất nhiều vị đạotâm linh vĩ đại nhất. Thế nên đừng  nghĩ quý vị không được gì khi đến nơi này.

"Thông thường quý vị không thể nhìn mạn đà la cho đến sau lễ truyền đạo. Tuy nhiên, vì tôi không thể cầu nguyện ban phép đến được, đây là một rắc rối nhỏ. Nhưng quý vị đã đến nơi Phật tích thiêng liêng này với sự tận tâm rất lớn, cho nên tôi nghĩ thật rất lợi ích để quý vị có thể chiêm ngưỡng mạn đà la."

Đức Đạt Lai Lạt Ma dừng lại để suy nghĩ.

"Ngay bây giờ, đúng là khôi hài, thân thể tôi dường như khỏe khoắn hơn khi tôi nói chuyện với quý vị. Nếu sức khỏe tôi không tệ hại, tôi sẽ cố gắng để giảng dạy cho quý vị trong hai  ngày. Và vào ngày thứ mười lăm của tháng Tây Tạng, tôi sẽ trở lại đây cho sự kiện sau cùng của lễ truyền đạo Thời Luân - lễ truyền lực trường thọ."

***

Nhiều người Tây Tạng tiếp tục đến Đạo Tràng Giác Ngộ trong những ngày kế tiếp. Đêm ấy, Đại Tháp Giác Ngộ tràn ngập ánh sáng. Vô số bảo tháp chung quanh và đại tháp được chạm khắc đá phức tạp được thắp nửa triệu ngọn nến, mỗi ngọn được dâng cúng để cầu nguyện cho Đức Đạt Lai Lạt Ma chóng bình phục. Hàng chục nghìn người hành hương Tây Tạng lê chân đi nhiễu theo chiều kim đồng hồ. Từ xa xa, những khoảnh đất chung quanh giống như một trạm không gian khổng lồ được tắm trong ánh sáng rực rở của một thế giới khác.

Tôi trở lại đạo tràng Thời Luân dựng tạm trong ngày kế. Những tu sĩ từ tu viện của Đức Đạt Lai Lạt Ma đang tán tụng cầu nguyện. Một vài người đồng liêu của họ đang làm việc trên mạn đà la đầy màu sắc và rất phức tạp, cần mẫn thêm từng hạt cát mỗi lúc. Mọi thứ trong mạn đà la được bố trí một cách tỉ mỉ trên một tấm gỗ bằng hai mét vuông, là một biểu tượng của hai khía cạnh của bổn tôn Thời Luân (Kalachakra), và bổn tôn của vũ trụ. Tại một chỗ, tôi chú ý rằng họ đã phát cáu, thì thầm với nhau. Họ đã có một sai sót nhỏ: một hình tượng bé tí được khắc sai chỗ. Sau khi chắc là không ai đang xem, một tu sĩ đã bí mật hút những hạt cát sai phạm ra qua một ống kim loại. Tôi đã từng xem vài mạn đà la được kiến tạo, nhưng đây là lần đầu tiên tôi mới thấy một sai sót. Không có sự hiện diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cho nên có một cảm giác thờ ơ rõ ràng trong không khí.

Tôi chú ý thấy một micro nhỏ gắn trên phần gỗ ngay trên cửa sổ, dây của nó được truyền qua một lỗ hổng ra bên ngoài. Một tu sĩ nói với tôi rằng làn dây ấy được nối với một máy phát FM truyền vào một cái loa trong phòng ngủ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Mặc dù đang ốm yếu, Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn góp phần. Nếu ngài không thể trực tiếp tham dự, ngài muốn bảo đảmtinh thần ngài vẫn ở đó. Ngài muốn  hòa điệu với sự cầu nguyện của những tu sĩ, và phụ vào lời cầu nguyện của ngài trong im lặng từ xa. Điều này tích lũy năng lượng, một khúc khải hoàn với sự hòa bình của thế giới, sẽ được tỏa ra khi nghi lễ hủy mạn đà la và cát của nó được đổ vào một nguồn nước. Cho đến lúc ấy, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tự buộc ngài trú lại gắn bó, để theo dõi những sự chuẩn bị tỉ mỉ từ giường bệnh của  ngài. Hình dung ngài ở đấy, tự nguyện ý thức với những lời tán tụng, một lần nữa tôi được chạm với tình người của ngài.

Ẩn Tâm Lộ, Wednesday, December 16, 2015

Trích từ quyển The Wisdom of Forgiveness
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2065)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2212)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1711)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 2021)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1738)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1722)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1894)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1905)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1557)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1730)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2070)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1823)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2386)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1715)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1717)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1674)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2124)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1947)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2087)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1630)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2246)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1595)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1873)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1758)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1823)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1669)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2402)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2119)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2067)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1869)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2219)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1794)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1916)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2150)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1681)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1936)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1932)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2150)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1926)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1766)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1749)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1756)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1866)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2157)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1710)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1683)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2248)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1956)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1774)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2351)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant