Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giầu Nghèo Do Ai?

13 Tháng Chín 201613:38(Xem: 7367)
Giầu Nghèo Do Ai?

GIÀU NGHEO DO AI

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Giầu Nghèo Do Ai

 

Người Phật tử chân chính cần phải biết rằng giàu hay nghèo đều là do nhân quả tốt xấu đã gieo tạo từ trước, cộng với hiện đời không biết siêng năng chịu khó học hỏi và làm việc tích cực.

TẠI SAO NGƯỜI GIÀU SANG KẺ NGHÈO HÈN

Thế giới con người từ khi còn ăn lông ở lổ, cho đến ngày hôm nay đã trên 7 tỉ người đang sống và làm việc với nhiều hình thức, cùng với tín ngưỡng, tôn giáo, quan niệm khác nhau. Loài người bị chiêu cảm bởi nhân quả tốt xấu mà thành ra có sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo về phương diện sống, do đó một số người dư dã, còn số đông lại thiếu thốn. Chính vì vậy, nếu không có sự suy ngẫm, quán xét thì chúng ta khó mà cảm thông và san sẻ, giúp đỡ cho nhau.

Người nghèo quá dễ sinh ra những hành động thấp hèn, không có niềm tin về nhân quả, cho nên sẽ oán trời trách đất, đổ thừa cho gia đình người thân và xã hội. Nghèo khó, dễ đưa đẩy con người vào con đường xấu xa tội lỗi, vì sự thiếu thốn những nhu cầu cần thiết trong đời sống hằng ngày.

Người Phật tử chân chính cần phải biết rằng giàu hay nghèo đều là do nhân quả tốt xấu đã gieo tạo từ trước, cộng với hiện đời không biết siêng năng chịu khó học hỏi và làm việc tích cực.

Nghèo khó là do không biết gieo nhân thiện lành để giúp người, cứu vật khi cần thiết, lại còn ăn chơi phóng túng sa đọa, không tin sâu nhân quả, nên thường xuyên làm các việc xấu ác là nguyên nhân dẫn đến phá sản. Dân gian nói “Bần cùng sanh đạo tặc” là câu tục ngữ luôn răn nhắc chúng ta phải cố gắng gieo trồng phước đức bằng cách làm lành tránh dữ, tích công bồi đức, nhờ vậy mà không bị rơi vào hoàn cảnh túng thiếu, nghèo khó.

Nhưng trong nghiệp báo không chỉ có những điều riêng mỗi người gánh chịu hay còn gọi là biệt nghiệp, mà còn có cả một cộng đồng xã hội, hay một gia đình phải cùng nhau gánh chịu hậu quả tốt hay xấu gọi là cộng nghiệp. Có người cho rằng nghèo hay giàu cũng đều có những nỗi khổ riêng, chẳng ai có thể bình yên, hạnh phúc giữa cuộc đời này. Nếu như người giàu có, biết sống tốt và tin sâu nhân quả, thì họ sẽ không tự mãn mà còn tìm cách san sẻ, giúp đỡ người khác khi có nhân duyên.

Cuộc sống của chúng ta, không ai có thể tự mình tồn tại một cách độc lập, mà không phụ thuộc vào người khác. Con cái phụ thuộc cha mẹ, vợ chồng phụ thuộc lẫn nhau, gia đình phụ thuộc xã hội. Tất cả đều có sự liên quan mật thiết qua các mối quan hệ, đối nhân xử thế giao dịch làm ăn với nhau. Người được giàu có, ngoài việc nhờ vào sự nỗ lực của bản thân, mà còn có sự giúp đỡ trực tiếp hay gián tiếp của nhiều người khác. Kẻ thất nghiệp nghèo khó hoặc chỉ làm các công việc nặng nhọc, vất vả mà thu nhập vẫn không đủ sống là do không biết gieo nhân thiện lành trong quá khứ.

Chính vì thế, chúng ta cần phải tin sâu nhân quả, từ đó mới có tấm lòng rộng mở để giúp đỡ, sẻ chia những mảnh đời nghèo khó, nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh. Trong xã hội, nếu ai cũng tin sâu nhân quả, biết quan tâm giúp đỡ người khác bằng trái tim yêu thươnghiểu biết, thì chắc chắn sự nghèo khó sẽ dần hồi được chuyển hóa, thay đổi theo thời gian.

Khi ta mở lòng ra để đến với người nghèo và biết chia sẻ những khó khăn của họ, đó là ta đang sống bằng trái tim hiểu biết, bằng tình người trong cuộc sống. Chúng ta có thể “Thương người như thể thương thân”, hay bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, lời người xưa tuy đơn sơ mà có ý nghĩa sâu sắc.

Khi ta thật lòng thương yêu mọi người bình đẳng, ta sẽ biết cách vận dụng các phương tiện thiện xão một cách khéo léo, để có thể giúp đỡ người khác. Vậy người Phật tử chân chính, lẽ nào lại không biết góp chút phần nhỏ nhoi của chính mình, để làm vơi bớt đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng lên bao cảnh đời nghèo khó?

Ngày xưa khi mẹ chúng tôi còn sống mỗi lần nấu cơm cho gia đình ăn, bà lấy một ít gạo bỏ vào cái hũ để ở góc bếp. Đi chợ về còn ít tiền lẻ, mẹ bỏ vào một cái hộp. Bà giải thích rằng, bớt đi một vài nắm gạo, bữa ăn của cả nhà cũng không đến nỗi thiếu, nhưng có cái để dành mà giúp cho những người cơ nhỡ, lỡ đường. Nếu không làm vậy, muốn giúp đỡ người cũng khó, vì nhiều khi muốn giúp lại không sẵn có gạo tiền. Mẹ tôi dạy rằng việc bỏ gạo vô hũ chính là tích âm đức, là làm phước. Mẹ còn dạy, khi đi ra đường nên mang theo ít tiền lẻ trong túi, để khi cần thiết có cơ hội giúp đỡ người khốn khó.

Chim chết vì ăn, không ăn sẽ chết đói cho nên nó dễ dàng bị con người tìm đủ mọi cách để bắt chúng. Con người cũng vậy, phải suốt ngày làm việc nhọc nhằn vất vả, chạy ngược chạy xuôi để kiếm ra đồng tiền mà nuôi sống bản thân và gia đình!

Trong mấy chục năm sống giữa đất trời, thử hỏi con người ta có bao nhiêu thời gian để sống cho được thoải mái đây? Sáu tuổi đã phải vào lớp học, cho đến khi khôn lớn trưởng thành lấy vợ hoặc lấy chồng, rồi sinh con đẻ cái để duy trì giống nòi nhân loại. Để duy trì mạng sống ta phải làm việc cho đến khi nào già bệnh chết mới thôi. Người có phước thì được hưởng chế độ lương hưu, kẻ thiếu phước thì chật vật, bươn chải kiếm sống trong khó khăn. Đời người, nếu sống như vậy có ý nghĩa gì?

Trong cuộc sống, đương nhiên là chúng ta phải luôn khích lệ bản thânmọi người phải làm sao cho có đầy đủ phương tiện vật chất. Lúc còn nghèo, người ta lao vào kiếm tiền, kiếm được tiền rồi thì cố ăn uống cho thỏa mãn, ăn quá sức dẫn đến béo phì thì lại tìm cách giảm béo. Vậy tại sao chúng ta không ăn ít đi một chút? Khi thiếu thốn ăn không được no đủ nên sinh ra lo lắng, phiền muộn, khi ăn quá no thì lại càng lo lắng hơn bởi vì cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Ăn quá no, không những có hại cho cơ thể mà còn lãng phí về tiền bạc.

Chúng ta phải biết rằng thế giới con ngườiliên quan mật thiết với nhau, nếu sự sản xuất phát triển về mọi mặt không đồng bộ, dễ dẫn đến sự chênh lệnh vật chấttinh thần. Chúng ta cố gắng hết sức để theo đuổi sự nghiệp giàu có của mình, bằng cách phát triển quá nhiều những thứ có hại cho con người, đó là chúng ta thiếu trách nhiệm đối với vấn đề an sinh xã hội. Đất nước chúng ta hiện nay sản xuất và tiêu thụ rượu bia số một thế giới, nếu như vậy con người liệu có đủ khả năng để theo kịp sự phát triển và tiến bộ của xã hội?

Trong công cuộc phát triển xã hội tốt đẹp, bền vữnglâu dài, cần phải có kế sách cụ thể những gì cần mở mang, những gì cần phải hạn chế, và những gì cần phải thay đổi để phù hợp với đời sống con người.

Sự tham muốn của con người là không có giới hạn, như giếng sâu không đáy khi có quyền cao chức trọng chúng ta sẽ tìm cách vơ vét về cho riêng mình, gia đình mình, đất nước mình, nên từ đó chiến tranh có mặt khắp mọi nơi vì nhân tranh giành, chiếm đoạt. Đối với mạng sống của chúng ta cái gì là quý nhất? Sự hiểu biết đúng đắn, biết tin sâu nhân quả và tin chính mình là chủ nhân ông của bao điều họa phúc.

Chúng ta sống đơn giản, và muốn ít biết đủ chính là bí quyết của hạnh phúc. Chúng ta hãy bớt đi một chút những khao khát ham muốn quá đáng, để có được thời gian mà quay lại chính mình, biết cách làm chủ bản thân. Nhiều người quan niệm rằng nghèo là do trời sắp đặt, nói như vậy nghe có vẽ bất công quá, nếu ông trời quyết định được số phận của con người, thì tại sao không cho hết mọi người đều được cơm no, áo ấm và sống đời bình yên, hạnh phúc?

Những người tin theo thuyết định mệnh hoặc tín đồ của đấng Phạm Thiên hay là tin có ông trời ban phước giáng họa, sẽ dễ dàng rơi vào bệnh ỷ lại mà hay cầu khẩn van xin. Nếu cuộc sống con người, do đấng thần linh thượng đế an bài, sắp đặt rồi thì chúng ta đâu cần tu học làm chi cho cực khổ, mọi thứ trên đời này đều cố định cả, không thể thay đổi được. Điều đó có nghĩa là hễ ai sinh ra trong gia đình nghèo thì nghèo suốt đời, đời con, đời cháu vẫn cứ tiếp tục nghèo mãi mãi.

Học thuyếtniềm tin này không đúng bởi vì có rất nhiều người nghèo, do sự cố gắng nỗ lực bản thân, do siêng năng tinh cần nên đã trở thành giàu có. Cũng có rất nhiều người đang giàu có, do ăn chơi phung phí, do đam mê rượu chè, cờ bạc, hút chích đàn điếm, do ăn không ngồi rồi mà tán gia bại sản trở nên nghèo cùng.

Theo quan niệm Ấn Độ giáo hiện nay là nguồn gốc của Bà La Môn ngày xưa, giai cấp cùng đinh hạ liệt được sinh ra từ đôi bàn chân của đấng Phạm Thiên, cho nên phải chấp nhận cuộc sống nghèo hèn và chỉ làm những nghề nhơ bẩn thấp kém. Trong thân thể của chúng ta, hai chân phía dưới để chống đỡ các bộ phận khác hoạt động, chính vì vậy nó bị liệt vào diện thấp kém nhất và cũng có nghĩa là chịu sự nghèo khó mãi mãi. Chính quan niệm này mà từ nghìn xưa cho đến nay đất nước Ấn Độ vẫn giữ truyền thống phân chia giai cấp giàu nghèo, thành một thể chế có tập cấp hẳn hoi.

Lại có một số người cho rằng nghèo do bẩm sinh hoặc do tự nhiên! Khi ông bà nghèo thì cha mẹ nghèo. Cha mẹ nghèo thì con cái nghèo. Con cái nghèo thì cháu chắt cũng nghèo theo. Tục ngữ Việt Nam có câu “Con vua thì lại làm vua. Con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Chắc chắn con của một cô gái đang ở đợ, gánh nước mướn, đang sống chui rúc ở những khu bùn lầy nước đọng, nghĩa trang hay hè phố…là phải nghèo rồi, mà nghèo từ trong bụng mẹ lận.

Những đứa con của các hoàn cảnh trên, khó có cơ hội được cắp sách đến trường, vì còn phải phụ với cha mẹ kiếm miếng cơm manh áo, thèm khát từng món đồ chơi nhưng mà vẫn không có, muốn ăn miếng bánh cái kẹo cũng không thể được vì nghèo quá. Chính vì sợ hãi cái nghèo mà nhiều người tìm đủ mọi cách để làm giàu, khi có cơ hội tốt trong tay họ dùng nhiều thủ đoạn xão quyệt, tinh vi để chiếm lấy về mình.

Nghèo không phải hoàn toàn tại số mà do chính mình tạo lấy, thuở nhỏ chúng ta chỉ vì mê chơi, biếng học, bỏ học rồi nghỉ học. Từ đó bắt đầu tụm năm túm ba tán dóc, ăn không ngồi rồi, tập tành hút thuốc lá, uống rượu, không chịu làm ăn, vì sợ cực khổ…cho nên nghèo là cái chắc. Còn một yếu tốcung cầu của xã hội không đồng đều nên dẫn đến thất nghiệp, thì dĩ nhiên phải nghèo rồi.

Người nghèo thường không làm chủ vấn đề sinh đẻ, cuộc sống khó khăn khiến họ không có cơ hội tiếp cận những trò vui chơi giải trí bên ngoài, nên niềm vui chính là “ái ân”. Họ không biết chủ động dùng những phương pháp tránh thai và không biết tự chủ, kiềm chế trong việc chung chăn xẻ gối. Đó là lý do nhiều gia đình nghèo, sinh con năm một và chịu cảnh vất vả, nhọc nhằn trong kế sinh nhai.

Cuộc sống nghèo khó, dễ làm cho con người ta trở thành những kẻ sát nhân giết người tàn nhẫn. Vì hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn, nợ nần chồng chất nên dù có cố gắng làm lụng vất vả đầu tắt mặt tối, vẫn thiếu trước hụt sau. Quá túng quẫn khiến người nghèo sinh liều lĩnh, bất chấp mọi hiểm nguy đành giết người để có tiền xoay sở, cuối cùng phải chịu ôm hận thiên thu trong ngục tù tăm tối.

Một số nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng đến kiếp nghèo là do bị bóc lột. Bóc lột ở đây có nghĩa là chủ nhân, dù hưởng lợi nhuận rất cao nhưng lại trả lương người làm công với giá rẽ mạt. Dưới thời bị đô hộ của các nước ngoại bang, các chủ đồn điền cao su, khu công nghiệp nhà máy, hầm mỏ v.v..đều do thực dân làm chủ và đã bóc lột con người một cách thậm tệ giống như kẻ nô lệ, khiến đời sống trở nên khó khăn vô cùng.

Ngày nay, chủ nghĩa thực dân không còn nữa, nhưng tệ nạn bóc lột công nhân của các chủ đầu tư vẫn còn ảnh hưởng ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhất là các nước chậm phát triển. Với đồng lương gọi là ăn trước trả sau chỉ tạm sống qua ngày tháng, thì nghèo đói là chuyện đương nhiên.

Rồi tình trạng lạm phát, vật giá leo thang mất cân bằng sự sống chỉ có đội ngũ lãnh đạo nắm cán cân công lý là khỏe re, còn đại đa số quần chúng bị ảnh hưởng nặng nề, trầm trọng. Chúng ta nên nhớ rằng, lạm phát tức vật giá leo thang là một trong những yếu tố tệ hại nhất, gây bất ổn xã hội và làm cho số đông người lao động chân tay, dễ dàng rơi vào nghèo khó.

Thường người nghèo ít học, thiếu hiểu biết nên dễ dàng làm những điều xằng bậy vì họ không tin nhân quả. Họ không hiểu tại sao người khác giàu còn mình lại nghèo. Nghèo là do không biết bố thí cúng dường, hiếu dưỡng với cha mẹ hoặc giúp đỡ, chia sẻ khi gặp người bất hạnh, khó khăn. Luận về nhân quả giàu nghèo đều có nguyên nhân sâu xa của nó, không có gì bỗng dưng khi không, chúng ta lại nghèo.

Người nghèo khó hiểu biết quá nông cạn nên không biết quân bình tham muốn, cuộc sống cơ cực, vất vả quanh năm suốt tháng, nợ nần chồng chất, thiếu trước hụt sau, không có tiền để vui chơi giải trí, chỉ lấy việc chăn gối làm đầu nên họ thường đông con là vậy. Họ không biết cân nhắc và sắp xếp cách thức ổn định kinh tế gia đình từ buổi đầu.

Những người giàu có thường rất khôn ngoan, sáng suốt. Khi chưa thành tài họ luôn cố gắng vừa học vừa làm, chịu khó siêng năng, cần mẫn. Khi ổn định công ăn việc làm, đời sống kinh tế tương đối khá thì họ mới tính đến chuyện trăm năm, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái.

Rồi tình trạng các nước chậm phát triển vừa mới giành độc lập, thiếu năng lực trong quản lý kinh tế không tạo đủ công ăn việc làm cho người dân, nghèo là chuyện đương nhiên. Nghèo là do bất công xã hội tạo nên, tình trạng tham nhũng, lãng phí của công những người có chức quyền không đủ năng lực lãnh đạo, nhưng vì là con ông cháu cha nên được ưu tiên vào làm việc, dẫn đến tình trạng dư thừa biên chế quá lớn, trong khu vực nhà nước quốc doanh.

Sự nghèo khó của số đông, dẫn đến những hậu quả vô cùng tệ hại, như bần cùng sinh đạo tặc. Vì nghèo quá, đành phải làm liều bất chấp sự an toàn của những người khác. Tuy nhiên, chúng ta không dám quơ đũa cả nắm bởi vì có một số người dù nghèo, nhưng do thấm nhuần đạo lý nhân quả nên vẫn giữ được sự trong sạch theo tinh thầnĐói cho sạch, rách cho thơm”.

Vì nghèo, nên đời sống không có đủ phương tiện an toàn để bảo đảm sức khỏe, ăn uống thiếu vệ sinh từ đó sinh ra nhiều bệnh tật. Vì thiếu dinh dưỡng nên thân thể ốm o gầy còm, tính tình hay bực dọc cau có, ăn nói thiếu văn hóa do không hiểu biết. Vì quá nghèo nên đời sống thiếu thốn, khó khăn trong gia đình thường hay gây gổ, mắng chửi nhau, do đó sinh ra nạn bạo hành dẫn đến tan nhà nát cửa, con cái bơ vơ, vợ chồng ly tán.

Nếu nghèo quá dẫn đến đói khát, thì chuyện gì cũng có thể dám làm bất chấp luân thường đạo lý làm người… từ ăn cắp vặt, trộm cướp gian dối, lừa đảo, lường gạt dưới mọi hình thức để có sự sống…. Tệ hại hơn nữa là  nghèo khổ mà thành ra túng thiếu khó khăn, về mọi phương diện từ vật chất đến tinh thần. Từ đó sinh ra trộm cắp, nhất là phá hoại tài sản của chung. Nạn phá rừng một cách vô tội vạ, nạn xâm phạm trái phép vào các nơi bảo tồn sinh thái, săn bắt vô cớ các loại thú hiếm quý, ăn trộm và lường gạt của chùa chiền, đều xuất phát từ căn bệnh nghèo đói mà ra.

Đã nghèo mà lại còn thất học không có trình độ kiến thức cơ bản, cho nên lười biếng không chịu làm ăn, từ đó các em dễ trở thành miếng mồi ngon cho các băng đảng cướp giật, trộm cắp và các trùm buôn lậu ma túy. Theo phóng sự điều tra của ngành an ninh, các khu vực nghèo khó đều có tỷ lệ tội phạm xã hội và băng đảng rất cao, đồng thời phát sinh ra những tổ chức tôn giáo cực đoan, làm rối loạn an sinh đời sống xã hội.

Nghèo đói dễ bị dụ dỗ bởi những phần tử cực đoan, họ dùng tiền của để kích động người nghèo tham gia các chiến dịch để chia rẽ tình hình đất nước nhằm có cớ cho ngoại bang xâm lăng, thế giới ngày nay đã có rất nhiều tình trạng như vậy. Nghèo thì thường đi đôi với hèn, nói cho đầy đủ là “nghèo hèn” dễ bị người ta khinh khi coi thường. Cũng là một công dân với đầy đủ quyền hạn ghi trong hiến pháp, nhưng tiếng nói của đa số người nghèo ít ai quan tâm lắng nghe, để tìm cách giúp đỡ.

Người nghèo do quá khứ gieo nhân xấu ác nên đời nay sinh ra chỗ khốn cùng, không được học hành tới nơi tới chốn, không có nghề nghiệp chính đáng, chỉ làm thuê làm mướn kiếm sống qua ngày, không đủ để nuôi thân huống hồ cưới vợ, lấy chồng sinh con đẻ cái. Nghèo lại càng nghèo thêm là như thế. Có người nghèo mà lòng dục lại mạnh nên thế gian thường xảy ra những hoàn cảnh éo le, “vợ đẻ, con đau, bồ có chữa”, đã nghèo mà còn đam mê sắc dục thì nói sao không khổ.

Do đó, nền tảng giáo dục gia đình xã hội rất quan trọng. Xã hội ngày nay có nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng nhiều cách như xây nhà tình thương, hộ trợ vốn làm ăn, hướng dẫn giáo dục ý thức sống có hiểu biết về nhân cách đạo đức làm người…

Về mặt tâm linh các vị tu sĩ phát tâm đi về các vùng sâu vùng xa, mở mang khuyến khích, giáo dục mọi người hiểu biết và tin sâu nhân quả, làm điều thiện lành sẽ hưởng phước báo tốt đẹp, làm ác sẽ chịu quả báo khổ đau vô cùng tận. Tu sĩ trong thời hiện đại, phải biết kết hợp từ thiệnhoằng pháp để kết duyên lành với người bất hạnh, nhờ vậy mới có cơ hội giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần, động viên, khuyến khích người nghèo biết gieo trồng phước đức mà tránh quả khổ đau.

Nghèo khó thường dẫn đến túng thiếu, khó khăn, nợ nần chồng chất, hay bi đát hơn đã nghèo lại mắc cái eo, phải gánh thêm cha mẹ già bệnh hoạn. Cuộc sống khó khăn nên phải vay mượn, do đó luôn bị chủ nợ hối thúc, bắt buộc, nếu không đủ khả năng chi trả trong nhất thời thì lãi mẹ đẻ lãi con. Không ai muốn mình mắc nợ mà vì hoàn cảnh bắt buộc nên đành ngậm đắng nuốt cay, chịu nhiều tủi nhục bởi lời nặng nhẹ, hăm he của chủ nợ.

Rất nhiều vụ án giết người cướp của vì quá nghèo khổ, đã và đang làm đau đầu các cấp chính quyền, nhà nước đang tìm cách khắc phục hậu quả khó khăn bằng nhiều phương pháp, nhưng cảnh nghèo vẫn luôn tồn tại bởi vì không có chính sách phù hợp

Là người Phật tử chân chính, chúng ta phải có lòng từ bi rộng lớn, để san sẻ nỗi khổ niềm đau cho những người bất hạnh bằng tình người trong cuộc sống. Do đó, song song với việc tu học, chúng ta phải tham gia ủng hộ công tác từ thiện với tinh thần “lá lành đùm lá rách” với tấm lòng của ít lòng nhiều. Chúng ta hãy làm những công việc đó với lòng hoan hỷ, vui vẻ, bằng trái tim yêu thươnghiểu biết.

Chính vì vậy khi chúng ta no, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới những người đang đói khát, thiếu thốn khó khăn. Khi chúng ta ấm áp bên gia đình, chúng ta hay nhớ nghĩ tới những người đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất trong giá lạnh. Khi chúng ta mặc được quần lành áo đẹp, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới những người đang không có những bộ quần áo lành lặn.

Khi chúng ta giàu sang phú quý, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới những người nghèo khó vì họ góp một phần tạo nên sự giàu có của chúng ta. Khi chúng ta đang sống trong bình yên hạnh phúc, chúng ta hãy nhớ ơn tới các chiến sĩ đang xả thân, gìn giữ biên cương bờ cõi và bảo vệ an toàn cho sự sống của chúng ta.

Khi chúng taquyền thế, địa vị cao trong xã hội, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới tất cả chúng sinh, nhờ có sự hổ trợ liên quan mật thiết của họ mà ta mới có được ngôi vị ngày hôm nay. Khi chúng ta được cắp sách đến trường được học hành tới nơi đến chốn, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới những người không có đủ điều kiện để cắp sách đến trường.

Khi chúng ta có được sự hiểu biết chân chính, tin sâu nhân quả, tinh chính mình là Phật, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới những người không có điều kiện để được học hỏi Phật pháp. Khi chúng ta sống hạnh phúc bên mái ấm gia đình, con đông cháu đầy, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.

Nhờ sự tu học theo lời Phật dạy bằng cách suy gẫm, xem xét, tư duy và  quán chiếu, chúng ta dễ dàng mở rộng tấm lòng mà hay san sẻ và giúp đỡ những người nghèo khó. Chắc chắn chúng ta không thể chuyển đổi ngay được cái nghèo, nhưng chúng ta an ủi, chia sẻ, động viên, khuyên nhũ họ tin sâu nhân quả, việc gì có lợi ích cho người thì làm, việc gì có hại thì thôi.

Chúng tôi đã nhiều năm làm công tác từ thiện đến những vùng sâu, vùng xa giúp đỡ những gia đình nghèo, ủng hộ tài trợ học bổng cho các em học sinhhoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ người tàn tật trong các trung tâm bảo trợ xã hội, kết hợp với việc giáo dục đạo lý làm người bằng cách tin sâu nhân quả. Việc làm của chúng tôi với tấm lòng của ít lòng nhiều, bằng tình người trong cuộc sống, giúp cho người nghèo thêm ấm lòng, không cảm thấy cô đơn hay tự ti, mặc cảm để rồi từ đó họ vững niềm tin hơn mà cố gắng vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời.

Chúng ta hãy đến với người nghèo khó, bằng hạnh nguyện dấn thân của Bồ tát Quán Thế Âm đi vào đời để cứu khổ chúng sinh với tấm lòng vô ngã, vị tha. Nơi nào có bất hạnh khổ đau là nơi có có Bồ tát, tất cả Phật tử là những vị Bồ tát trong hiện tạimai sau, cùng với vô số các vị Bồ tát dưới nhiều hình thức khác, đang cùng ta chung vai, góp sức để dần hồi chuyển hóa kiếp nghèo khó của thế giới con người.

Những quán cơm xã hội với tinh thần từ thiện, bếp ăn tình thương tại các bệnh viện, quán cơm thiện tâm, quán cơm lao động, quán cơm tình nghĩa, những cửa chùa rộng mở để tặng “sĩ tử” nhiều bữa cơm chay đạm bạc trong mùa thi tuyển vào đại học, những xuất học bổng, những buổi khám bệnh miễn phí, những buổi phát quà cho đồng bào nghèo, cho các em ở vùng sâu, vùng xa...đều là sự thể hiện tấm lòng cao cả của những vị Bồ tát đang làm nhiệm vụ của sứ giả Như Lai, ”trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh”.

Thế nhưng chúng ta vẫn cần có thêm những “tấm lòng vàng” khác, những nhà hảo tâm như ông tỷ phú Cấp Cô Độc thời đức Phật còn tại thế, sẵn lòng xây dựng chùa chiền, cúng dường quý Tăng ni đầy đủ về mọi phương diện và sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó, cô độc. Là người Phật tử chân chính chúng ta sẵn sàng dấn thân đóng góp bảo vệ chùa chiền, làm từ thiện dưới nhiều hình thức để góp phần giảm bớt khổ đau cho nhân loại.

Nói tóm lại, nghèo khổ có nhiều nguyên nhân do gieo tạo nghiệp xấu ác mà ra, một là do không biết bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia, hai là không siêng năng tích cực làm việc, ba là không biết tiết kiệm, bốn là hay phóng túng sa đọa, năm là hay gian tham trộm cướp lường gạt của người khác.

BỐ THÍ GIÚP ĐỠ LÀ NHÂN DẪN ĐẾN GIÀU CÓ

Có một người Phật tử thắc mắc uống rượu ăn thịt là nên hay không nên? Do đó đến hỏi một vị Thiền sư. Thiền sư trả lời: Uống rượu ăn thịt là "lộc" của mỗi người. Không uống rượu ăn thịt là cái "phước" của mỗi người! Vì chúng ta có phước mới được hưởng lộc. Có phước mới được ăn sung mặc sướng, có phước mới sống thọ. Nếu chúng ta không có phước, sao được hưởng lộc ăn thịt uống rượu, sao có được đầy đủ mọi nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hằng ngày?

Đạo Phật chủ trương trong hiện tại, phải sống giải thoát cho chính mình và vừa giúp đỡ mọi người vượt qua nỗi khổ niềm đau, để đạt được an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Muốn vậy chúng ta phải thực hành Bồ tát đạo, và trong lục độ vạn hạnh, bố thí là tiêu chí đầu tiên mà tất cả mọi người phải thực hành.

Bồ tát là dịch âm từ chữ Phạn, nói cho đầy đủ là Bồ-đề-tát-đỏa. Bồ-đề nghĩa là giác. Tát-đỏa là hữu tình. Bồ-tát nghĩa là chúng hữu tình giác. Tất cả các loài hữu tình là sinh vật có tình thức, có giác biết, có cảm xúc. Bồ tát là loài hữu tìnhgiác ngộ, nhưng giác ngộ từng phần. Chính vì vậy mà ở đời, chúng ta thấy ai hay thương người, luôn giúp đỡ sẻ chia cứu người trong cơn hoạn nạn, thì chúng ta nói là người ấy có tâm Bồ tát. Bồ tát là người, sau khi tin Phật, học Phật, phát nguyện tự độ, độ tha, thậm chí hy sinh cả bản thân mình để cứu giúp mọi người. Chúng sinh trước khi thành Phật tất yếu phải trải qua một quá trình hành Bồ tát đạo. Mọi người từ khi mới phát tâm cho đến khi thành Phật đều được gọi là Bồ tát.    

Chính vì vậy, Phật giáo chủ trương người tu theo đạo Phật phải tự mình giác ngộ giải thoát, sau đó mới giúp đỡ cho nhiều người cùng được giác ngộ giải thoát; đó chính là tâm nguyện cao cả của người Phật tử chân chính thực hiện Bồ tát đạo ngay trên thế gian này, làm lợi ích cho mọi người, theo tinh thần phước huệ song tu để thành Phật viên mãn. Do giáo hóa chúng sinh, hành giả mới thành tựu quả vị Bồ tátcuối cùngthành Phật, tùy duyên giáo hóa, ứng hiện 3 cõi 6 đường tiếp tục độ sinh.

Do đó, đối với sự sống của một người, chúng ta cần xây dựng từ kiếp sống quá khứ được nối tiếp với kiếp sống hiện tạicho đến đời vị lai. Chúng ta đi tu là không phải chấm dứt cuộc hành trìnhthế gian này mà tách rời xã hội, không gắn liền với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, như cách hiểu sai lầm của một số người.

Trong cuộc sống của chúng ta thường nghe nói: Người này "có phước" quá, cho nên mới được giàu có sang trọng, được ăn học tới nơi tới chốn, đẹp đẽ trang nghiêm, vừa mạnh khỏe, vừa hạnh phúc, cầu con được con, cầu của được của, mọi việc đều được như ý.

Hoặc cũng có khi chúng ta nghe nói: Người này "bạc phước" quá, cho nên làm chuyện gì cũng thất bại, tính toán việc gì cũng không xong, muốn cái gì cũng không được, tai họa xảy ra tới tấp, gặp việc mất mát đau thương! Khi được hạnh phúc, sống trong sung sướng, vật chất đầy đủ, mọi việc đều như ý, tất cả những cái được đó điều gọi là "có phước".

Có nhiều người hiểu lầm rằng, mình có phước báo như vậy là do trời thương, đấng tối cao đã ban cho mình! Nói như vậy có vẽ hơi bất công quá, nếu ông trời đủ sức ban phước giáng họa thì hãy ban đều hết cho tất cả chúng sinh đều chung hưởng, hà cớ gì một người được nhiều người không, là sao?

Sở dĩ chúng ta có những suy nghĩ như vậy là do tập khí tham lam, bỏn sẻn, ích kỷ nhiều đời, do tánh ganh tị tật đố mà ra và những người như thế hay rơi vào bệnh ỷ lại, lúc nào cũng cầu khẩn van xin sự cứu giúp của bề trên. Con người khi được ấm no, hạnh phúc, thì ít khi nào để ý đến người khác cuộc sống ra sao, đó là tâm ích kỷ, hẹp hòi chỉ biết mình mà thôi.

Thực ra, không có ông trời, thượng đế, hay đấng tạo hóa nào làm những chuyện bất công, thiên vị một cách vô lý như vậy. Những "phước báo" chúng ta đã được, đang được, và sẽ được để hưởng thụ vui chơi một cách hả hê, chính do chúng ta đã gieo trồng phước đức trong nhiều kiếp trước. "Mình làm lành được hưởng phước, mình làm ác chịu bị quả báo xấu", đó mới là lẽ công bằng của nhân quả. Có nhiều người thắc mắc, làm sao biết mình "có phước" hay không?

Trên thế gian này, nếu chịu khó nhìn lên chúng ta sẽ thấy rất nhiều người giàu sang phú quý hơn mình, học thức hơn mình, khỏe mạnh hơn mình, sung sướng hơn mình, đẹp đẽ hơn mình, địa vị hơn mình, quyền thế hơn mình, may mắn hơn mình, nhàn nhã hơn mình, bình yên hơn mình, thông minh hơn mình, sáng suốt hơn mình, nhứt là những người Phật tử chân chính, sớm ý thức tu tập nên giác ngộ hơn mình, do đó sống bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Những người như vậy mới thật sự là những người "có phước" hơn mình.

Trái lại, khi nhìn xuống chúng ta sẽ thấy rất nhiều người nghèo hèn hơn mình, dốt nát hơn mình, yếu đuối hơn mình, khổ sở hơn mình, xấu xí hơn mình, thấp kém hơn mình, cô đơn hơn mình, xui xẻo hơn mình, cực khổ hơn mình, hoạn nạn hơn mình, đần độn hơn mình, tối tăm hơn mình, nhất là rất nhiều người nghèo khó chịu bất hạnh khổ đau, họ không được hạnh phúc như mình. Những người như vậy mới thật sự là những người "bạc phước" hơn mình.

Như vậy, rõ ràng chúng ta được gọi là "có phước", hay đang được thọ hưởng "phước báo" đầy đủ, nếu như chúng ta có được sáu căn trọn vẹn, cơm ăn áo mặc dư dã, thân thể khỏe mạnh ít bệnh đau, sống lâu trăm tuổi, tinh thần sáng suốt, gia đình hạnh phúc, không gặp hoạn nạn, không gặp đói khát, không bị kẻ thù sát hại.v..v..Khi chúng ta bị đau mắt, không còn nhìn thấy gì được nữa, mọi cảnh vật trở nên tối tăm, chúng ta mới thấy giá trị của đôi mắt sáng. Đến khi gặp thầy thuốc chữa lành đôi mắt trở lại như xưa, chúng ta mới thấy là mình đang "có phước"!

Thực sự chính "phước báo" của mình đã tạo ra trong quá khứ mới giúp chúng ta vượt qua những hoạn nạn. Người có "phước báo" đầy đủ trọn vẹn dễ dàng vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà không khó khăn gì mấy. Người có "phước báo" ít hơn thì phải chịu trả một chút ít thiệt hại về vật chất hoặc bị thương tật nhẹ. Người hết phước báo, hoặc không có phước báo, thì dễ dàng bị tai nạn trầm trọng và bỏ mạng sa trường!

Thậm chí có một số người tử vong trong các tai nạn. Chúng ta đọc báo cũng thấy có những chuyến hành hương từ thiện của các tôn giáo, bị lật xe trên đường đi hoặc trên đường về, gặp tai nạn chết chóc thương vong. Điều này giúp cho chúng ta càng tin sâu nhân quả tốt xấu, con người đã lỡ tạo nghiệp báo, dù trăm kiếp ngàn đời, khi quả báo chín muồi, thì phải chịu báo ứng nhãn tiền.

Nghĩa là nếu như con người không biết tu nhơn tích phước, chỉ lo tạo tội tạo nghiệp, trong cuộc sống đấu tranh giành giựt hằng ngày, cho đến khi quả báo thuần thục, không ai có thể tránh được, cho dù người đó hiện tại đang tu hạnh giác ngộ, giải thoát cứu độ chúng sinh vô lượng, vô biên vẫn phải trả quả xấu nhiều đời còn xót lại.

Như có bà già kia là Phật tử thuần thành, năm nay đã 90 tuổi vì có nhiều phước báo, nên bà dành cả cuộc đời để cúng dường Tam bảo và làm từ thiện giúp đỡ những người nghèo khó. Ấy thế mà, bà luôn gặp nhiều trắc trởthường xuyên bị quả báo xấu, làm tổn hại vật chấttinh thần.

Trong một chuyến từ thiện năm bà 85 tuổi hầu như tất cả mọi người đều chết hết, chỉ có hai người được sống sót, bà may mắn chỉ bị gãy tay thôi. Nhìn thấy những bạn đồng nghiệp đã ra đi, bà cảm thấy bất anhối tiếc, nên không còn lòng tin đối với nhân quả nữa. Bà đến nhiều vị thầy để được giải đáp thắc mắc, tại sao bà đã làm thiện suốt cả một đời người mà lúc nào cũng gặp chuyện bất hạnh khổ đau? Chưa có vị thầy nào trả lời cho bà được thỏa mãn, vì sao lại như thế! Bà nói: Phật dạy làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, còn bà thì chưa từng làm ác mà hay làm thiện, tại sao lúc nào cũng bị tai nạn hay mất mát đau thương?

Trong chương trình sinh hoạt thường kỳ tại trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa Tỉnh Bình Dương, chúng tôi đã được gặp bà sau những lời thăm hỏi chúc phúc cho nhau. Bà đặt thẳng vấn đề liền, tại sao có những cái hình như đi ngược lại lý nhân quả? Chúng tôi mới hỏi bà, trong chuyến xe định mệnh đó, những ai là người được sống sót. Bà nói: Tôi và một người nữa!

Chúng tôi liền giải thích, nhân quả tốt xấu theo ta như bóng với hình dù trăm kiếp ngàn đời vẫn không mất. Việc làm tốt của bà trong hiện đời vẫn còn đó, chỉ vì chưa đủ nhân duyên nên quả tốt chưa trổ ra. Bà quả thật là người có phước báo quá lớn, nếu không thì đã toi mạng trong chuyến xe định mệnh đó rồi! Chúng tôi dẫn hình ảnh tôn giả Mục Kiền Liên gần cuối đời bị người ác hại chết, trong khi đó Phật đã xác nhận rõ ràng ngài đã chứng quả A La Hán tự tại trong sinh tử. Thân thì phải chịu quả báo của nghiệp ác nhiều đời chiêu cảm, nhưng tâm thì an nhiên tự tại không hề có một lời oán trách hay phiền muộn.

Người có tu và không tu khác nhau ở chỗ đó! Còn chúng ta khi quả xấu đến thì than phân trách phận, oán giận trong lòng hoặc chống trả trở lại bằng những hành động không tốt đẹp, do đó nhân quả thù hằn ghét bỏ càng thêm chất chồng, từ đời này sang kiếp khác.

Đạo lý nhân quả rất công bằng không biết thiên vị một ai, thay vì bà phải chết trong chuyến đi từ thiện đó, nhưng gì phước báo đã gieo trong hiện đời quá nhiều nên bà chỉ bị thương mà thôi. Phật dạy: Nhân quả được tác động qua ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai khi hội đủ nhân duyên sẽ cho ra kết quả.

Một thí dụ điễn hình để cho chúng ta hiểu rõ xác thực về tiến trình diễn biến của nhân quả như sau: Cùng gieo giống trong một thời điểm thời gian, giống của cây lúa sẽ cho ra kết quả từ ba tháng đến sáu tháng, giống của cây chuối từ sáu tháng đến một năm, giống của cây xoài từ hai năm đến sáu năm.

Nối kết yêu thương, sẻ chia cuộc sống đem lại bình anhạnh phúc cho con ngườimục đích của đạo Phật. Làm từ thiện để đem niềm vui đến cho mọi người, khi gặp hoạn nạn, cơ hàn, khó khăn, cũng chính là đem niềm vui cho chính mình vậy. Từ lâu, việc bố thí cúng dường, giúp đỡ chia sẻ được Phật tử chan rải khắp ba miền, nam, trung, bắc, là nhịp cầu nối kết yêu thương, sẻ chia những nỗi niềm bất hạnh, đem đến hạnh phúc cho con người.

Chúng ta thường nghe nói: “Cứu ngặt nhưng không cứu nghèo, của cho không bằng cách cho”. Hoặc “Cho con cá không bằng cho cái cần câu”. Đó là những ưu tư trăn trở của chúng tôi sau nhiều năm làm từ thiện, làm thế nào để cho con người thực sự chuyển hóa được những nỗi khổ niềm đau, thực sự bình an hạnh phúc ngay trong cuộc sống này. Chỉ có cách duy nhất, là tin sâu nhân quả và gieo trồng phước đức, thì sẽ chuyển hóa được kiếp nghèo khổ trong hiện và mai sau.

Dòng đời lúc nào cũng nghiệt ngã hay cuốn trôi tất cả dù đó là nhân nghĩa của một con người thương yêu và thù hận, được mất, hơn thua, tranh giành, chiếm đoạt, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu để được sinh tồn trên thế gian này. Thấy người bất hạnh mà không động lòng, không thương tâm, không tìm cách chia sẻ giúp đỡ, không phải là người Phật tử chân chính, nhưng chúng ta làm sao có đủ phương tiện lâu dài, để sẻ chia những mảnh đời bất hạnh đó?

Đạo Phật dạy cho chúng ta làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, mình làm mình chịu, không ai có thể ban phước giáng họa, sắp đặt số phận cho mình mà chính mình đã gieo nhân thì gặt quả. Nhưng nhân quả không cố định có thể thay đổi được, tùy theo sự quyết tâmý chí tu tập của mọi người.

Theo đạo Phật, chúng ta hiểu phước là gì? Đức Phật dạy con người có năm phước là khỏe mạnh, giàu có, sống lâu, được nhiều người thương và có ngoại hình đẹp. Cần hiểu rằng năm phước không chỉ gắn liền với cuộc sống hiện tại, mà còn được nối kết bởi kiếp quá khứ đã gieo tạo và chúng ta phải làm thế nào để được hưởng trọn vẹn năm phước đó.

Lộc là gì? Tết đến, một số người đi chùa bẻ sạch hoa lá, cây kiểng, gọi rằng hái lộc đầu năm; đó là việc làm sai lầm lớn bởi quan niệm mê tín, như vậy làm sao có lộc được. Muốn được lộc chúng ta phải làm phước, có phước mới hưởng được lộc, không phải Phật hay nhà chùa phát lộc cho chúng ta. Hành hương cúng chùa đầu năm, đó là truyền thống tốt đẹp của người Phật tử Việt Nam, giúp một người qua cơn đói khát, thấy một người bệnh đơn chiếc chúng ta chăm sóc giúp đỡ, dẫn một người già qua đường, nói một lời động viên an ủi.v..v…

Chính những việc làm thiện ích này là hạnh nguyện của các vị Bồ tát, chúng ta ai cũng có thể làm được từ trong cuộc sống, để có được kết quả tốt đẹp là hưởng lộc. Như trên đã nói, ăn thịt uống rượu là chúng ta đang hưởng lộc, vì có phước nên được hưởng thụ thỏa đáng. Theo nguyên lý nhân quả làm phước thì được phước, hưởng phước thì hết phước, chúng ta có phước nên mới có cuộc sống tương đối đầy đủ về vật chấtăn sung mặc sướng, nhà ở tiện nghi.

Tuy nhiên, uống rượu ăn thịt tức là chúng ta đang hưởng lộc trong sự đau khổ của các loài vật khác. Uống rượu nhiều gây say sưa, loạn tâm thần đánh mất lý trí nên dễ làm những chuyện bậy bạ có hại cho gia đình người thân và xã hội. Phước thì chúng đang hưởng sẽ hết, họa thì chúng ta phải gánh chịu trong nhiều đời kiếp, vì nhân si mêsát sinh hại vật.

Có một gia đình nọ nhà rất giàu sanh được người con trai rất ngoan hiền, khi lớn khôn chỉ lo phụ giúp cha mẹ làm ăn sinh sống, đem lại nhiều lợi tức mà không dám tiêu xài. Sau đó, ông bà này lại sanh người con trai thứ hai hoàn toàn khác với đứa con thứ nhất là nó không giúp gì cho gia đình, ngược lại còn làm tiêu hao tài sản của cải.

Đứa con thứ hai được sinh vào nhà ông bà để đòi nợ cũ trong một kiếp quá khứ đã bị ông trưởng giả lường gạt, nên mối hận thù này khiến chiêu cảm quả báo xấu như thế. Còn người con trai lớn trong đời trước đã trộm cắp của ông trưởng giả, một số tiền quá lớn nên sinh trở lại làm con để trả hết số nợ này. Khi đứa con lớn thiếu nợ, đã trả xong thì chết và đứa con đến đòi nợ khi đủ rồi cũng chết. Cả hai đứa con có ân và có oán, đều chết sớm khi nợ nần giữa hai bên đều đã giải quyết xong.

Chúng ta khi đã hiểu rõnhân quả rất công bằng, theo đó mọi việc tốt xấu, nên hư, thành bại trong cuộc sống này đều phát xuất từ nhân quả quá khứ của chúng ta. Nếu ai đã tu phước đời trước thì đời này dĩ nhiên là có phước, cho nên dân gian nói có phước, có phần không cần gì lo và khi chúng ta tạo phước hiện đời, thì đời sau sẽ được phước hoặc hưởng liền trong hiện tại như ăn cơm liền được no.

Chúng ta sinh con hiếu thảo, thông minh, hay sinh con bất hiếu, bệnh hoạn, đều không phải do đấng thần linh nào tạo ra, mà do chính mình gieo nhân thì gặt quả. Như vậy, người làm ác nhiều sẽ gặp con cái bất hiếu phá sản làm tổn hại từ vật chất cho đến tinh thần. Đó là nói trong gia đình người thân, còn đối với xã hội những người có ân hoặc có oán với mình, thì họ sẽ theo phá ta, hoặc theo để giúp đỡ ta.

Trên bước đường tu học, nếu chúng ta chịu khó suy gẫm, quán chiếu thì sẽ nhận rõ nguyên lý nhân quả tốt xấu này. Những người không bằng lòng chúng ta, họ sẽ tìm cách tác động xấu khiến ta bị thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần. Mặc dù chúng ta đang làm việc tốt đó, nhưng những kẻ xấu đó họ không thích việc làm của ta. Thật vậy, sự tu hành của chúng ta thường phản ảnh hai mặt đối lập tốt xấu lẫn lộn chỉ nhiều hay ít mà thôi.

Ngoài những người mang ơn hay trả oán, được sinh lại làm gia đình người thân của chúng ta, hoặc những bạn đồng tu tái sanh trở lại, để động viên sách tấn chúng ta cùng hướng về con đường thiện. Còn có một hạng người nữa rất quan trọng trong đời sống chúng ta, đó là những đại Bồ tát tái sinh vào gia đình cha mẹ bình thường, nhưng sanh con có phước trí đặc biệt hơn người.

Ngoài việc cầu phước để có đời sống tốt đẹpmở rộng tấm lòng để giúp đỡ những người khác khi có điều kiện, ngoài ra chúng ta cũng cố gắng nỗ lực tu hành để chuyển hóa phiền não tham, sân, si thành vô lượng trí tuệ, từ bi. Thân mạng của chúng ta được sống lâu dài, sức khỏe tốt, do chúng ta biết làm những việc tốt, muốn được như vậy mãi mãi trước tiên ta phải hiếu thảo với cha mẹ, làm tròn bổn phận đối với gia đình người thân và dấn thân đóng góp lợi ích cho xã hội.

Muốn trường thọ thì phải không giết hại và chúng ta sinh ra làm người được khỏe mạnh nhờ đã từng bảo vệ mạng sống của nhiều người khác, chúng ta có phước là không làm tổn thương người hay vật. Chính nhờ vậy mà ta có sức khỏe tốt, quyến thuộc luôn biết làm phước là do ta biết buông xả những tâm niệm và hành động xấu ác.

Gian tham trộm cướp, lường gạt lấy của người là nhân dẫn đến nghèo đói, sẽ sanh vào vùng biên địa nghèo đói để trả quả xấu này. Ngược lại, nếu có phước, biết bố thí, cúng dường như trưởng giả Cấp Cô Độc thường lo cho người khác thì càng ngày lại càng giàu thêm. Như vậy, giàu có là do biết làm phước nhiều đời, không phải do lường gạt dối trá mà được.

Khi có phước con người ta bắt đầu tìm cách hưởng lộc trong điều kiện sẵn có của mình, người biết tu nhân tích đức thì biết cách làm cho phước lớn rộng thêm để cầu mong được thọ, tức sống lâu. Muốn sống lâu, chúng ta không nên sát sinh hại vật bằng cách trực tiếp giết hay xúi bảo người khác giết hoặc vui vẻ khi thấy người khác giết, đã vậy mà còn hay cứu mạng chúng sinh khi cần thiết.

Chúng ta có phước nên sống lâu, và nhờ biết cách gạn lọc phiền não tham sân si, chính vì vậy, người tu khác người thường là tuổi càng lớn càng thông minh, sáng suốt, không bị lú lẫn. Giúp đỡ sẻ chia, giúp ta thiết lập tình thương, trên cơ sở đó tạo ra mối quan hệ tương quan, tương duyên trong xã hội cộng đồng nhằm phát triển tốt đẹp về mọi mặt bền vữnglâu dài. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải làm như thế nào để tạo ra phước báo, nhằm hoàn thiện chính mình và đóng góp lợi ích cho nhân loại.

Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của tha nhânhạnh lành đầu tiên mà đức Phật lúc nào cũng nhắc đến. Bản chất của con người là luôn muốn có, muốn thêm, muốn nữa, mà không bao giờ thấy đủ, và không bao giờ thỏa mãn với những gì mình đang có. Muốn được sống an lạc hạnh phúc, ta hãy nên bằng lòng với những gì mình đang có và cố gắng duy trì gìn giữ và phát triển. Mong cầu nhiều, mơ ước nhiều mà không được như ý, chỉ thêm nhiều phiền muộn đau khổ mà thôi.

Phật dạy bố thí để giúp chúng ta dẹp lòng ham muốn quá đáng, có tính cách ích kỷ hẹp hòi, như tham tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ vô độ. Hạnh bố thí giúp con người hiểu được ít nhiều sự an lành thiết thực của người và của chính mình như thế nào. Cái gì mình tiêu xài thì hết, cái mình giúp người khác thì còn, giống như mình gửi tiền vào ngân hàng, khi cần thì lấy ra xài. Cái gì mình đang có, nếu không biết chia sẻ chưa chắc giữ được lâu dài.

Chỉ có những gì mình đã bố thí, giúp đỡ sẻ chia cho người khác mới thực sự là "của mình". Trong khi thực hành bố thí, nếu chúng quyên góp tiền bạc cho một người hay một tổ chức nào đó, để làm việc từ thiện, nhưng họ không làm đúng như lời họ nói, thậm chí họ còn lợi dụng lòng tốt của nhiều người để thủ lợi, làm việc sai trái, thì mình vẫn hưởng được "phước báu"! Tại sao vậy? Bởi khi chúng ta tự nguyện, phát tâm tùy hỷ, đóng góp tịnh tài cho một việc từ thiện, cứu người giúp đời, với tâm vị tha biết thương người mà không vì cầu phước báu cho mình, thì chúng ta vẫn có phước! Đó là theo quy luật nhân quả công bằng làm phước, được phước. Còn chuyện người đó, chùa đó, tổ chức đó, có làm đúng hay không, nghiệp ác họ tạo ra, họ sẽ nhận chịu theo nhân nào quả nấy.

Tóm lại, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có rất nhiều cơ hội để làm phước, tạo phước, kiếm phước và tích lũy phước. Dù là phước hữu lậu hay phước vô lậu, đều có công năng giúp chúng ta có thể sống bình yên, hạnh phúc để tiến tới chỗ giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.

Phước có 2 loại: Phước vô lậu và phước hữu lậu. Phước vô lậu giúp chúng ta thoát khỏi phiền não tham sân si, không dính mắc vào sự thương ghét, tốt xấu, đúng sai, phải quấy nên dễ dàng thoát khỏi sống chết luân hồi...Phước hữu lậu như chúng ta làm lợi ích, giúp đỡ cho mọi người về phương diện vật chất sau này sẽ được: sắc tướng tốt, thọ mạng dài, nhiều tiền của, giàu sang phú quý, vợ đẹp con ngoan... Còn phước vô lậu là sự buông xả mọi vọng niệm dù ác hay thiện, luôn giữ tâm thanh tịnh như như. Người làm phước với tâm từ bi hỷ xả, không cầu mong được hưởng phước về sau, chỉ cố gắng tu học để tiến dần đến chỗ giác ngộgiải thoát, đó là phước vô lậu, vượt khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Chúng thực sự có khát vọng trở thành người giàu có và sống bình yên, hạnh phúc trong đời sống hiện tại, cũng như tương lai, thì ta hãy nên gieo trồng phước đức. Một chỗ đầu tư vô cùng an toàn, được bảo đảm bằng các giá trị vật chất thông thường mà còn có cả giá trị làm thăng hoa đời sống tâm linh.

Bố thí là một việc làm thiết thực nhất mà bất cứ ai hiện sống trên cõi đời này đều có khả năng san sẻ được. Cho dù chúng ta là những người sở hữu tài sản kếch xù, hay là kẻ bần cùng đều có khả năng thực hành hạnh bố thí. Có ba cách bố thí để chia sẻ những nỗi khổ niềm đau với người khác: thứ nhất là bố thí tài sản vật chất, thứ hai là bố thí lời Phật dạy, thứ ba là bố thí sự không sợ hãi.

chúng ta đang lâm vào tình trạng khánh kiệt, bế tắc cũng có thể bố thí, chia sẻ những nỗi đau túng thiếu, mất mát của người khác hiện còn tệ hơn mình. Ngay cả một người hoàn toàn không có khả năng về vật chất, người ấy cũng có thể giúp đỡ cho người khác và xã hội bằng cách phát tâm phục vụ. Đây chính là ngân hàng "phước đức" mỗi người chúng ta đều có khả năng đầu tư cho chính mình.

Rõ ràng, "phước đức" không phải tự nhiên mà có, do chính bản thân ta phải ra sức đầu tư để làm các việc có lợi ích cho đời. Giống như một khu vườn, nếu chúng ta không biết chăm sóc từ việc gieo giống, bón phân và tưới tẳm, thì chẳng bao giờ hưởng được hương thơm quả ngọt. Nói chung, người có hoàn cảnh khó khăn cũng có thể bố thí pháp được, như hướng dẫn người khác đi nghe pháp, từ một vị giảng sư nào đó, hoặc nói cho họ biết tin sâu nhân quả.

Trong lúc chúng ta đang giúp đỡ người khác, ta không nghĩ rằng mình đang làm phước, ta chỉ làm với tâm không tính toán so đo, đó là ta biết cách đem lại "phước báo" vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn. Phước hữu lậu được ví như chúng ta đang gửi tiền tiết kiệm, có khả năng giúp ta giàu sang, sung sướng, thỏa mãn vật chất đầy đủ.

Trong Kinh A Hàm, Phật dạy: "Chỉ có phước báo mới có thể chuyển hóa được  nghiệp báo xấu mà thôi. Nghiệp xấu ác được ví như một nắm muối. Nếu chúng ta nuốt phải nắm muối đó, thì chắc ta sẽ cảm thấy khó chịu đến dường nào. Tuy nhiên nếu chúng ta bỏ nắm muối đó vào trong một tô nước rồi uống, thì có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Nếu bỏ nắm muối đó vào trong một lu nước rồi uống, thì ta cảm nhận gần như vị mặn đó không làm cho ta thấy khó chịu nữa. Tô nước, lu nước, tượng trưng cho  người có"phước báo", do chính mình tạo được ít hay nhiều, sẽ giúp chúng ta chuyển hóa bớt nghiệp xấu ác.

Khi chúng ta làm được nhiều lợi ích cho người khác thì chuyện lớn sẽ hóa nhỏ, chuyện khó sẽ hóa dễ. Luật nhân quả rất công bằng, dù cho ta có tu hành chứng đắc đi nữa, chúng ta vẫn phải chịu một phần nào quả báo xấu đã gieo tạo trước kia.

CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ NGHÈO KHÓ

Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay tinh thầnSự nghèo khó: Là điều kiện hoàn cảnh mà ở đấy nghèo nàn về phương diện tiền bạc của cải, vật chất, hàng hóa, sự bần cùng thiếu thốn về mọi thứ.

Thứ nhất là không biết bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia. Thứ hai là gian tham trộm cướp lường gạt của người khác. Thứ ba là không tích cực siêng năng làm việc. Thứ tư là không biết tiết kiệm trong tiêu xài. Thứ năm là hay phóng túng vui chơi sa đọa.

Trước tiên, đức Phật dạy tất cả mọi người hãy lấy hạnh bố thí làm đầu, bố thí cúng dường cha mẹ hay người tu hành chân chính, hoặc giúp đỡ, sẻ chia với người nghèo khổ, thiếu thốn, khó khăn. Người xuất gia thì bố thí sự hiểu biết khuyên người tin sâu nhân quả, tin tâm mình là Phật, tin mình có khả năng chuyển hóa phiền não khổ đau. Người tại gia thì bố thí của cải, vật chất, hổ trợ giúp đỡ người bất hạnh hoặc cúng dường Tam bảo, hai hệ thống này nương tựa mật thiết không thể thiếu, không thể tách rời nhau được.

Phật dạy, “người cúng dường và người phát tâm tùy hỷ, công đức bằng nhau. Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì nhân ganh tị tật đố sẽ dẫn đến oán giận, thù hằn, tạo ra oan gia trái chủ, trộm cướp, lường gạt, giết hại lẫn nhau”.

Người nghèo khổ làm sao có điều kiện để bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia? Trong hoàn cảnh khó khăn chúng ta phải rứt ruột ra mà thôi, nhịn bớt phần ăn của mình khi gặp người khổ hơn, nếu không thì chúng ta giúp đỡ, chia sẻ bằng lời nói, bằng tấm lòng, bằng hành động. Khi ra đường, thấy một người tàn tật đi đứng khó khăn ta giúp họ qua đường, hoặc thấy người bị tai nạn không ai chăm sóc, ta tìm cách đưa người đó tới trung tâm y tế nơi gần nhất.

Cúng dường hay giúp đỡ mọi người với tâm thành kính tôn trọng không tính toán, nghĩ suy, thấy người khổ thì mình giúp. Cúng dường hay bố thí như vậy, ai cũng có thể làm được, không phải chúng ta chờ có nhiều tiền của rồi mới biết bố thí. Ai muốn làm được như vậy, trước tiên phải tin sâu nhân quả, tin lời Phật dạy có khả năng chuyển xấu thành tốt, chuyển mê thành ngộ, chuyển khổ đau thành hạnh phúc.

Như cô bé ăn mày kia, kiếm sống bằng cách ăn xin mỗi ngày, ngủ đầu đường, xó chợ, nay chỗ này, mai chỗ kia, cuộc sống thật khốn khổ, bữa đói, bữa no. Một hôm, tại chùa nọ có mở trai đàn bố thí để giúp đỡ người nghèo trong làng. Được tin, cô muốn đóng góp một cái gì đó, cô bèn phát nguyện nếu trong ngày ấy xin được bao nhiêu, cô sẽ đem đến cúng dường hết nơi trai đàn ấy.

Do lời nguyện lực lớn lao như thế, ngày hôm đó cô bé xin được hai tiền xu, cô một mực chí thành liền hoan hỷ đến chùa cúng dường với tấm lòng biết ơn vô hạn; nhưng với hai tiền xu, làm sao mua được gì để cúng dường, chỉ còn cách duy nhất là mua muối rồi đem gởi cho người làm bếp thì mới có thể mọi người đều được, nhận phần cúng dường của mình.

Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi. Đạo lý nhà Phật nói rằng, mỗi con người ta có thể thay đổi hoàn cảnh tùy theo khả năng, ý chí quyết tâm vươn lên mạnh mẽ của mỗi người. Có người thuở nhỏ nghèo khổ, khi trưởng thành lại biết làm việc phước thiện, siêng năng, chăm chỉ, cần cù làm việc có phương pháp, biết tiết kiệm nên trở thành người giàu có.

Là người Phật tử chân chính, ta nên tìm hiểu cho chín chắn lời Phật dạy để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Mỗi ngày học Phật, mỗi ngày tu tập sẽ giúp cho ta thay đổi cách nhìn cuộc sống, vì không cố định nên ta mới tu hành được, mới làm lại cuộc đời mà vươn lên, vượt qua số phận tối tăm. Bởi lẽ cái gì cũng có nguyên nhân sâu xa của nó, không có cái gì bỗng dưng khi không mà thành.

Trở lại câu chuyện cô bé ăn mày. Một hôm nọ, có một vị quan trên đường đi tìm hiểu sự sống của người dân, vô tình thấy được cô bé đang quấn chiếu ngủ bên vệ đường, động lòng thương cảm, vị quan gọi cô bé lại, ân cần, hỏi han mới biết được sự việc là như thế, ông liền nhận cô ta về làm con nuôi, cho ăn học đàng hoàng.

Thời gian tiếp tục trôi qua, cô bé đã lớn khôn, trở thành một cô gái kiều diễm, có vóc dáng, hình thức hài hòa. Lúc này, nhà vua đang kén chọn vợ cho hoàng tử để chuẩn bị kế thừa ngôi vị. Cô là người may mắn được chọn vào cung, và được thái tử chọn làm thê tử. Thế là cô nghiễm nhiên trở thành một bậc mẫu nghi thiên hạ. Lúc này, cuộc đời cô đã thay đổi hoàn toàn. Cô nhớ lại thuở hàn vi nghèo khó, với tấm lòng quý kính Tam bảo, cô sắm soạn đầy đủ tứ sự cúng dường như y phục, tọa cụ, thuốc men, thức ăn uống và nhiều tiền bạc, rồi dùng nhiều cỗ xe chở về chùa.

Nói đến bố thí cúng dường hay giúp đỡ, sẻ chia, nhiều người cứ nghĩ phải có tiền bạc, của cải nhiều mới bố thí được, nhưng thực tế bố thí có nhiều cách, không cần phải có nhiều tiền, thậm chí người nghèo đến nỗi không có chút gì vẫn thực hành bố thí được. Có người cho rằng, bố thí là ban phát những gì có lợi cho người khác. Bố thí không nhất thiết là cho tiền tài, vật chất. Bố thí là rộng thí, là ban cho không hạn cuộc người hay vật, thân hay thù, hễ thấy chúng sanh nào cần nhu cầu là ta có thể giúp đỡ, sẻ chia.

Chúng ta có thể bố thí cho người thân thì dễ, còn bố thí cho người mình từng oán giận thì rất khó. Giúp đỡ cho người mình yêu thích thì dễ, vì nó thỏa mãn lòng yêu mến của mình, còn giúp đỡ cho người mà mình không thích mới chính là hạnh bố thí vì tinh người trong cuộc sống.

Cuộc sống của chúng ta, đối với của cải vật chất và phần tâm linh, mọi người cần phải xem trọng như nhau. Trong thời Phật còn tại thế, Ngài đã từng chỉ trích sự hưởng thụ xa hoa vật chất. Ngài đã từ bỏ lối sống khổ hạnh ép xác, làm cho thân thể tiều tụy tinh thần không sáng nên khó bề  thăng tiến tâm linh. Sau sáu năm khổ hạnh, Sa môn Cồ Đàm nhận ra rằng sự giác ngộ không thể nào đạt được với một thân thể hoàn toàn suy kiệt. Thân thể khỏe mạnh và cùng với sự suy gẫm, quán chiếu giúp cho chúng ta, có thể thấy rõ được bản chất thật hư của thân này.

Nhìn chung trên toàn thế giới, sở dĩ con người ta nghèo đói có rất nhiều nguyên nhân lịch sử như chủ nghĩa thuộc địa, nô lệ, chiến tranh và bành trướng, xâm lược. Khi một cộng đồng xã hộitỷ lệ bệnh tật cao và người già nhiều, năng suất lao động thấp do thiếu trình độ khoa học kỹ thuật, dĩ nhiên sẽ hạn chế của cải để phục vụ. Ngoài các sự cố trên nên dẫn đến đau buồn và chết chóc, bệnh tật phát triển nhanh do ô nhiễm môi trường là một nhân tố chính của sự nghèo đói.

Rõ ràng, người nghèo thì thường đau khổ vì họ không có đủ thực phẩm và tiền bạc để trang trải cho những nhu cầu cần thiết. Dù sao đi nữa, nghèo là một khía cạnh của khổ đau. Nghèo có nghĩa là thiếu của cải vật chất. Nhưng khổ đau lại là một trạng thái cảm xúc, thuộc về vấn đề tinh thần. Dường như chúng ta không thể nào tách rời hai sự thật của cuộc sống này để được hạnh phúc.

Theo lời Phật dạy, sở dĩ hiện tại chúng ta nghèo khó vì trong những đời quá khứ chúng ta đã không biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ, sẻ chia lại còn hay gian tham trộm cướp lường gạt của người khác. Cúng dường chư Tăng là điều lành tối thượng nhất trong các việc bố thí, bởi vì việc làm ấy hỗ trợ về mặt vật chất cho sự truyền bá lời Phật dạy nhằm giúp mọi người biết cách vượt qua nỗi khổ niềm đau. Sự cúng dường trực tiếp đến chư Phật và chư Tăng, được cho là điều quan trọng nhất trong việc duy trì Phật pháp ở trong xã hội và nó cũng đóng góp quan trọng, trong việc duy trì nhân cách đạo đức tốt của con người.

Trong mười cách để làm điều tốt hoặc tạo phước thì khởi đầu là bố thí, cúng dường, nhưng trong đó cũng bao gồm cả nhân cách đạo đức, sự phát triển những phẩm chất tâm lýtrí tuệ, cử hành các nghi lễ, và giảng dạy giáo pháp. “Vì nghèo khó nên người ta có thể quá bận tâm với sự đấu tranh sinh tồn, do vậy mà không thể làm bất cứ điều gì cho sự hoàn thiện bản thân.

Theo truyền thống của Phật giáo, bố thícúng dường là một pháp tu để tạo phước. Nếu chúng ta quá nghèo, làm sao chúng ta thực hành bố thí, cúng dường? Không cần phải bàn, chúng ta biết rằng pháp thí là cao quý hơn tất cả, những quà tặng thuộc về của cải vật chất. Tuy nhiên, chúng ta tin rằng, đời này chúng ta nghèo khó là bởi vì chúng ta đã không biết bố thí, cúng dường trong những kiếp trước; chúng ta đã không cúng dường thực phẩm, y phục, nơi ở và thuốc men đến chư Tăng hoặc cho những người đang cần.

Ngược lại, đời này chúng ta giàu là bởi vì chúng ta đã bố thí, cúng dường trong kiếp trước. Nếu chúng ta tiếp tục thực hành bố thí, cúng dường trong đời này bằng cách cúng dường đến chư Tăng và giúp đỡ những người nghèo khó thì trong kiếp sau chúng ta lại được giàu có. Đấy là luật nhân quả nghiệp báo đang vận hành một cách tự nhiên.

Trộm là lén lấy không cho người biết, cướp là công khai giành giựt và tước đoạt của người khác bằng mọi cách. Trộm cướp là lấy những vật sở hữu của người khác như tiền bạc, ngọc ngà châu báu đất đai, nhà cửa, ruộng vườn mà không được sự cho phép của chủ nhân. Tham nhũng ăn hối lộ lấy của công là cướp đoạt bằng quyền lực. Bóc lột người làm công không trả đủ tiền theo giá trị lao động cũng là một hình thức chiếm đoạt. Trốn thuế khai gian, cân đếm đong đo thiếu, cũng gọi là trộm cắp.

Những người có địa vị, lợi dụng quyền cao chức trọng của mình để tham ô hữu hóa là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đói nghèo của đất nước. Lãng phí của công cũng là một vấn nạn. Tham những và lãng phí thuộc về những người nắm cán cân công lý.

Tóm lại, cái gì do lòng tham thúc đẩy nên lấy của người khác một cách bất chính đều gọi chung là trộm cướp. Bao nhiêu vụ án xảy ra cũng vì quyền lợi riêng tư mà dẫn đến cướp của, giết người, hãm hại lẫn nhau. Kẻ chết đã an phận, người sống phải lãnh chịu những hậu quả đau thương đến tột cùng. Con người sống với nhau không có tình yêu thương chân thật do sự chấp ngã của bản thân nên tham lam, ích kỷ, ganh ghét, thù hằn, dẫn đến giết hại lẫn nhau.

Không siêng năng làm việc cũng là một nguyên nhân khác dẫn đến nghèo khó, lại còn không biết tiết kiệm, làm ít mà muốn xài nhiều thấy người có món đồ đó mình không có, nhưng vì tham mà hải vay nợ để mua. Cuối cùng nợ nần chồng chất dẫn đến nghèo khổ là chuyện đương nhiên.

Đàn điếm, lười biếng, hưởng thụ là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là nhân bê tha, sa đọa đưa con người ta vào cửa bại vong, làm mất đi phẩm chất đạo đức của con người. Trang là một cô bé từ nhỏ vốn đã lười học lại hay thích chưng diện, đua đòi, ăn chơi theo thời đại. Để có tiền hưởng thụ, vui chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân, cô bày ra các chiêu lừa tình một đêm với cánh đàn ông ham của lạ. Rồi cô lợi dụng kẻ kia mệt mỏi mà lấy hết tiền bạc xe cộ.

Lười biếng là căn bệnh trầm kha của một số người ăn không ngồi rồi, làm ít mà muốn hưởng nhiều nên dễ đi vào con đường tội lỗi. Trang vì đua đòi chúng bạn nhà giàu, nên đã đánh mất tuổi thơ quá sớm. Cái quý nhất của đời con gái Trang cũng chẳng quan tâm, chỉ biết làm sao có tiền để thỏa mãn thú vui vật chất mà đánh mất chính mình.

Ngày nay, trên đà phát triển quá nhanh nhưng mất cân đối, con người chỉ chú trọng để làm sao thu được lợi nhuận nhiều mà dùng đủ mọi hình thức hấp dẫn, để kích động lòng tham của con người. Phòng trà, bia ôm, vũ trường, quán rượu mọc lên như nấm. Phim ảnh, sách báo đồi trị, kích thích bạo động, công khai tuyên truyền bằng nhiều hình thức để thu hút, hấp dẫn con người. Sự đua đòi chạy theo nhu cầu hưởng thụ vật chất qúa đáng, đã làm cho con người đam mê, đắm đuối sự vui chơi trác táng nên dễ rơi vào tình trạng nghèo đói.

Con người ta vì nhận thứcquan niệm sai lầm nên dễ rơi vào vòng nghiện ngập, si mê rồi cam chịu chết chìm trong vòng tối tăm, u mê, tội lỗi. Thói quen lười biếng, ăn không ngồi rồi, muốn vui chơi hưởng thụ nhiều đã dễ dàng đưa con người ta vào vòng tội lỗi, và trở nên nghèo khó. Nhu cầu phát triển ngày càng cao về văn minh vật chất, cũng dễ kéo theo những tệ nạn xã hội, làm ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia mà người thiệt thòi chính là kẻ nghèo.

Tóm lại, đàn điếm, lười biếng, muốn hưởng thụ nhiều là nguyên nhân dẫn đến vòng tù tội. Đàn bà thì thích làm khách đưa đường, nặng hơn nữa thì làm má mì mua bán phụ nữ, mua bán trẻ em, mua bán ma túy, hoặc lợi dụng sắc đẹp để lừa gạt người khác bằng nhiều thủ đoạn tinh vi. Đàn ông thì cà rê dê ngỗng, chẳng muốn làm gì, nếu có mã đẹp trai thì dùng nam nhân kế lừa gạt phụ nữ nhẹ dạ, ham sắc; không thì sống dưới dạt áo đàn bà chờ đem tiền về nuôi, còn tệ hơn nữa thì hành nghề “ma đưa lối, quỷ đưa đường”, canh chừng vợ mình bán thân nuôi miệng.

Nghèo đói được coi như là một vấn nạn xã hội, bởi vì nó làm giảm tiến độ phát triển của xã hội. Nó bao gồm tất cả những sự thiếu thốn các dịch vụ như giáo dục, y tế, thị trường; các cơ sở vật chất cộng đồng như nước, vệ sinh, đường, giao thông và thông tin liên lạc. Hơn nữa, đó còn là sự nghèo nàn về tinh thần làm cho người ta càng lún sâu vào sự tuyệt vọng, bất lực, thờ ơ, lo lắngsợ hãi. Bởi do lười biếng nên một số người kiếm sống bằng nghề cờ gian bạc lận, hoặc làm các gã ma cô bảo kê gái điếm, gát sòng bạc và túng cùng phải hành nghề trộm cướp để có thật nhiều tiền hưởng thụ.

Nghèo khổ, túng quẫnnguyên nhân dẫn đến tù tội. “Bần cùng sanh đạo tặc” là câu tục ngữ luôn răn nhắc chúng ta phải tin sâu nhân quả, không thì túng quẫn sinh liều, gây ra nhiều tội lỗi làm tổn hại đến con người mà đánh mất chính mình.

Các vấn đề viện trợ nhân đạo hoặc các tổ chức từ thiện dù là đã đem đến tận tay các nạn nhân của đói nghèo này, thì cũng không thể giúp cho họ hết nghèo. Nó chỉ tạm thời qua cơn đói khát, đó không phải là giải pháp lâu dài. Là vấn nạn mang tính xã hội, đói nghèo cần phải được hổ trợ vay vốn, siêng năng tích cực làm việc và biết tin sâu nhân quả.

Cuộc sống nghèo khó dễ làm con người ta trở thành những kẻ sát nhân giết người tàn nhẫn. Vì hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn, nợ nần chồng chất nên dù cố gắng làm lụng đầu tắt mặt tối vẫn thiếu trước hụt sau. Quá túng quẫn khiến con người ta sinh liều, đành cướp của giết người để có tiền giải quyết các bế tắc trong đời sống gia đình. Thường người nghèo ít học, thiếu hiểu biết nên dễ dàng làm những điều xằng bậy. Họ không hiểu tại sao người khác giàu, còn mình lại nghèo.

Nghèo là do không biết bố thí cúng dường, hiếu dưỡng với cha mẹ hoặc giúp đỡ, chia sẻ khi gặp người bất hạnh, khó khăn. Luận về nhân quả giàu hay nghèo đều có nguyên nhân, không có gì bỗng dưng khi không lại nghèo. Thường người nghèo hay thất học, hiểu biết quá nông cạn nên không biết quân bình tham muốn, cuộc sống cơ cực, vất vả quanh năm suốt tháng, nợ nần chồng chất, thiếu trước hụt sau, không có tiền để vui chơi giải trí, chỉ lấy việc chăn gối làm đầu nên họ thường đông con là vậy.

Những người giàu có thường rất khôn ngoan, sáng suốt. Khi chưa thành tài họ luôn cố gắng vừa học vừa làm, chịu khó siêng năng, cần mẫn. Khi ổn định công ăn việc làm, đời sống kinh tế tương đối khá thì họ mới tính đến chuyện trăm năm, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái.

Người nghèo do quá khứ gieo nhân xấu ác nên đời nay sinh ra chỗ khốn cùng, không được học hành tới nơi tới chốn, không có nghề nghiệp chính đáng, chỉ làm thuê làm mướn kiếm sống qua ngày, không đủ để nuôi thân huống hồ lấy vợ nuôi con. Nghèo lại càng nghèo thêm là như thế.

Do đó, nền tảng giáo dục gia đình xã hội rất quan trọng. Xã hội ngày nay có nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng nhiều cách như xây nhà tình thương, hổ trợ vốn làm ăn, hướng dẫn giáo dục ý thức sống có hiểu biết về nhân cách đạo đức làm người… Về mặt tâm linh các vị tu sĩ phát tâm đi về các vùng sâu vùng xa, mở mang khuyến khích, giáo dục mọi người hiểu biết và tin sâu nhân quả, làm lành, làm thiện sẽ hưởng phước báo, làm ác, làm dữ sẽ chịu khổ đau.

Tu sĩ phải biết kết hợp từ thiệnhoằng pháp để kết duyên lành với người bất hạnh, nhờ vậy mới có cơ hội giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần, động viên, khuyến khích người nghèo biết gieo trồng phước đức mà tránh quả khổ đau.

Nghèo khổ thường dẫn đến túng thiếu, khó khăn, nợ nần chồng chất, hay bi đát hơn đã nghèo lại mắc cái eo, phải gánh thêm cha mẹ già bệnh hoạn. Cuộc sống khó khăn nên phải vay mượn, do đó luôn bị chủ nợ hối thúc, bắt buộc, nếu không đủ khả năng chi trả trong nhất thời thì lãi mẹ đẻ lãi con. Không ai muốn mình mắc nợ mà vì hoàn cảnh bắt buộc nên đành ngậm đắng nuốt cay, chịu nhiều tủi nhục bởi lời nặng nhẹ, hăm he của chủ nợ.

Phóng túng ăn không ngồi rồi, không lo làm ăn thì từ từ sẽ nghèo. Tiêu xài lãng phí tiền bạc không đúng chỗ dễ bị nghèo. Hàng ngày thức dậy trễ là nguyên nhân dẫn đến chỗ nghèo. Nhà có ruộng đất không lo canh tác, do làm biếng mà nghèo. Ham kết bạn với những người giàu có hơn mình hay đua đòi, trèo cao mà trở nên nghèo. Thích thưa kiện để chứng tỏ mình là anh hùng nên dễ sinh bực tức mà không chịu làm ăn cho nên nghèo. Vay nợ mua sắm làm sang, chứng tỏ ta đây là người giàu có nên tự mình làm nghèo. Trong gia đình vợ con thích ăn ngon mặc ấm mà không chịu làm ăn nên phải nghèo. Để con cháu giao du với nhiều người xấu nên dễ bị lường gạt mà thành ra nghèo. Thích rượu chè, cờ bạc, hút xách, đàn điếm thì nghèo hèn. Không biết bố thí cúng dường giúp đỡ, sẻ chia thì sẽ nghèo cùng mãi mãi.

NIỀM TINSỨC MẠNH ĐỂ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN

Có một gia đình nghèo anh em đông, cậu bé đó là anh cả phải phụ cha mẹ hằng ngày đi bán báo để giúp đỡ gia đình. Cậu bé đi học một buổi, rồi tranh thủ thời gian đi bán báo để kiếm tiền thêm, phụ giúp các thành viên trong nhà. Sáng hôm đó đã gần 10 giờ rồi mà chưa có miếng gì trong bụng, cậu bé cảm thấy chân cẵng rã rời, tâm thần mệt mỏi. Tiền lời bán được không đủ để mua thức ăn cho tất cả thành viên trong gia đình, nên cậu bé không dám dùng số tiền đó, để mua một chút gì ăn cho đỡ đói.

Không còn cách nào khác, cậu bé quyết định đi đến một ngôi nhà phía trước để xin chút đồ ăn cho qua cơn đói. Thế nhưng, cậu ta không dám xin ăn vì người mở cửa là một cô bé xinh đẹp, dễ thương. Trong hoàn cảnh bất ngờ, cậu ta bỏ ý định xin ăn, đành mở miệng xin một miếng nước uống, cho đỡ đói.

Người con gái ấy trông thấy dáng vẻ nghèo nàn, ốm đói của cậu bé nên thương tình pha cho một ly sữa. Cậu bé uống một cách ngon lành nhưng chầm chậm từng hớp một, để thưởng thức những vị ngon ngọt chưa từng có từ xưa nay, nhờ vậy cậu bé qua được cơn vật vã, đói khát. Vì lòng tự trọng, cậu bé hỏi: “Vậy là tôi nợ cô bao nhiêu”? Cô gái trả lời: Đây là ly sữa gia đình chúng tôi tự nguyện tặng bạn. Mẹ chúng tôi khi còn sống đã dạy rằng hãy giúp đỡ mọi người, khi có nhân duyên. Cậu bé cảm động quá nên nói: Tôi rất thành thật biết ơn cô và gia đình.

Sau đó, cậu bé xin cáo từ tiếp tục công việc của mình, ly sữa đã giúp cho cậu bé cảm nhận được niềm vui trong cuộc sống, nên càng cố gắng nhiều hơn nữa trong việc học hànhphụ giúp cha mẹ thêm bớt gánh nặng trong kế sinh nhai. Kể từ hôm đó, cậu bé có thêm động lực mạnh mẽ hơn, không chịu đầu hàng số phận khó khăn trong hiện tạicố gắng vươn lên để sau này trở thành một vị bác sĩtiếng tăm, luôn mở rộng tấm lòng từ bi, giúp đỡ những bệnh nhân có hoàn cảnh nghèo khó.

Rồi thời gian trôi qua với sự kiên trì và bền chí, cậu bé đó đã trở thành một bác sĩ giỏi nhờ cứu chữa bệnh nhân nhiệt tình. Cô gái trẻ tốt bụng năm xưa giờ mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, phải có thật nhiều tiền mới cứu được. Trong khi đó hoàn cảnh của cô đang gặp nhiều khó khăn, gia đình không đủ tiền để chữa trị.

Bác sĩ chính trong việc điều trị bệnh cho cô gái, hiện thời là cậu bé nghèo năm xưa. Ngay lập tức anh đã nhận ra người ơn của mình khi còn nghèo khổ. Do căn bệnh hiểm nghèo phải cần đến một số tiền quá lớn, dù có bán đi căn nhà cũng chỉ đủ trả hai phần ba số tiền.

Trước nhất cần phải phẩu thuật nhanh, nếu để lâu bệnh nhân khó bề qua khỏi, với sự nhiệt tình của anh và các bác sĩ, nhân viên y tá nên đã giúp cô gái vượt qua cơn bệnh hiểm nghèo thoát chết trong tầm tay. Nhưng số tiền phải thanh toán quá lớn, gia đình cô gái chỉ đủ khả năng trả một phần ba, phần còn lại vị bác sĩ trẻ vui vẻ trả dùm. Với số tiền đó, chắc có lẽ cô sẽ phải làm việc tinh cần siêng năng suốt cả cuộc đời, mới có thể trả hết được.

Qua câu chuyện có thật ở trên, đã giúp cho chúng ta có một cách nhìn chín chắn hơn, cuộc sống ở thế gian này những vị Bồ tát luôn hiện thân dưới mọi hình thức để sẻ chia tình thương yêu đến với nhân loại khi có nhân duyên. Một ly sữa ngày xưa khi còn nhỏ dại, đã giúp cho cậu bé ý thức được tình người trong cuộc sống, bằng sự san sẻ giúp đỡ cho nhau mỗi khi cần thiết.

Cuộc sống của chúng ta chỉ cần có tấm lòng, như dẫn người già qua đường, nhín chút quà sáng để cho các em học sinh khó khăn, biết an ủi động viên người qua cơn sợ hãi.v..v…và còn vố số việc làm khác, được thể hiện bằng trái tim hiểu biết.

Muốn làm người tốt trong thời buổi bây giờ cũng không đơn giản, chính sách luật pháp để khích lệ người tốt không rõ ràng, nên làm người tốt sẽ dễ dàng bị nạn ngược trở lại! Tình trạng này nếu để xãy ra dài lâu sẽ làm cho con người ta trở nên thờ ơ, vô cảm khi gặp người khác bị tai nạn.

Thật ra trong cuộc sống này với vô vàn chuyện tốt xấu, đúng sai, phải quấy, con người nếu đi theo chiều hướng thượng thì mở rộng lòng ra để san sẻ, giúp đỡ người khi hoạn nạn. Ngược lại, trong sự nhiệt tình giúp đỡ lại trở thành nạn nhân, thì thử hỏi ai dám giúp người, cứu vật? Chuyện nhân tình thế thái, từ thái độ vô cảm của nhiều người nắm cán cân công lý đối với dân, thái độ vô cảm trong cuộc sống của người này đối với người kia, rồi chuyện người ngay sợ kẻ gian manh trù ém, học trò sợ thầy cô giáo, kẻ dưới quyền sợ quan trên…

Thường những quãng đường vắng vẻ khi xãy ra tai nạn người ta vì sợ trách nhiệm, hoặc sợ bị bồi thường hao tốn và có thể bị tù tội, nên bỏ chạy luôn. Một người trung niên lái xe ô tô trên đường về nhà, bỗng thấy một người nằm bên chiếc xe máy bên vệ đường, thấy người đó bị thương rất nặng, anh vội vàng dừng lại và đến báo cho mấy nhà dân gần đó, nhờ mọi người khiêng phụ người bị nạn lên ôtô, rồi gửi chiếc xe lại đó cho một người dân.

Khi đến Bệnh viện, đưa vào phòng cấp cứu xong thì lập tức anh liền bị giữ lại. Các bác sĩ cấp cứu yêu cầu anh phải làm các thủ tục, khai họ tên, nộp tiền cho người bị nạn. Nhưng thật bất hạnh thay, người bị nạn đang trong cơn hôn mê, trong người lại không có giấy tờ gì. Mặc cho anh giãi bày đủ mọi cách, nhưng các nhân viên phòng cấp cứu vẫn cho anh là người gây ra tai nạn và gọi luôn công an đến để làm rõ trắng đen.

Một lát sau, thì có hai cán bộ công an đến và yêu cầu anh xuất trình giấy tờ tùy thân và trình bày lại mọi sự việc. Sau khi anh nói hết mọi lý lẽ và khẳng định tôi chỉ là người giúp đỡ, thấy nạn nhân bị như thế anh không nỡ làm ngơ, cuối cùng công an cũng chẳng tin. Anh tức quá nên yêu cầu 2 cán bộ này cùng đi xe đến nơi xảy ra tai nạn, gặp mấy người đã ra khiêng người bị nạn lên xe và xem lại chỗ hiện trường chiếc xe.

Khi lấy lời khai của người dân, họ cũng chỉ có thể nói được là thấy anh này vào gọi thì chạy ra giúp, chứ chẳng biết sự thật như thế nào. Để điều tra bước tiếp theo, công an yêu cầu anh cho phép kiểm tra xe xem có vết tích va quệt hay không. Mặc dù không có bằng chứng là chiếc xe gây ra tai nạn.

Nhưng cũng phải lòng vòng mất hết nửa ngày, người bị nạn đã tỉnh lại và anh ta nói tên tuổi, địa chỉ, kể lại việc bị một chiếc tải nhẹ tông mình. Tình trạng ở các khoa cấp cứu của bệnh viện khi người bị tai nạn được chuyển đến, nếu khôngthủ tục đầu tiên thì coi như chờ chết, vậy lương y như từ mẫu ở chỗ nào?

Một số người vì có trái tim hiểu biết nên bất chấp hiểm nguy cứu người là việc trước tiên, tuy nhiên người muốn “làm phúc”, lại trở thành “nạn nhân”. Trong khi đó, phải nộp cho bệnh viện mấy triệu đồng để chạy chữa cho người kia. Đến khi người nhà người bị nạn đến, họ cũng chỉ nói lời cảm ơngia cảnh quá nghèo. Thế gian này người ngay thường hay bị mắc nạn, nên có nhiều người nói, thà tránh xa những chỗ tai nạn đó.

Qua câu chuyện trên chúng ta mới thấy rằng, ở xã hội hiện nay, muốn làm người tốt xem ra cũng không hề đơn giản nếu không biết cách, dễ mang họa vào thân. Có một điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy nhất là mặt tuyên truyền trên báo chí, càng ngày càng thiếu đi những gương người tốt, việc tốt.

Thật ra, trong xã hội chúng ta hiện nay, có rất nhiều tấm gương lao động giỏi, sáng tạo, rất nhiều những gương dũng cảm trong nhiều lĩnh vực. Nhưng nhà báo, nhà văn muốn viết về những tấm gương này thật là khó. Đặc biệt là viết về những nhà quản lý, những nhà lãnh đạo. Viết về tập thể tốt thì còn tương đối dễ, nhưng viết về cá nhân tốt thì cực kỳ khó, đặc biệt là những người đang việc làm trong các cơ quan nhà nước.

Gương người tốt việc tốt trong thời buổi hiện nay rất nhiều, có đủ trong mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng quả thực rất là khó khăn khi muốn đăng, phải chờ xét duyệt ở các cấp. Thật đúng là muốn làm người tốt trong bối cảnh xã hội bây giờ cũng không đơn giản, và cho đến việc phản ảnh sự thật, nói sự thật có thể sẽ bị trù dập không ngóc đầu lên nổi.

Trên đời này dù chúng ta là ai, là những nhà đạo đức, là vĩ nhân, là anh hùng, là người công nhân, là người nông dân, là những người tốt…thì chúng ta, ai cũng đã từng được sự chăm sóc và nuôi dưỡng của người mẹ qua dòng sữa ngọt ngào. Và cũng lại như thế, trên thế gian này không có  một con người bình thường nào lại không qua bàn tay giúp đỡ, dìu dắt, dạy dỗ của thầy cô. 

Ngày nay đứng trước cuộc sống với bộn bề công việc, sự lo toan về cơm áo, gạo tiền, con cái có chỗ ăn học đàng hoàng cũng không phải dễ. Làm bậc cha mẹ ý thức được trách nhiệm và bổn phận của mình, dành trọn đời cho sự nghiệp trồng người và ai cũng có tâm huyết như vậy, thì thế gian này sẽ là thiên đường của hạnh phúc.  

Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết cách vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để tự giải thoát cho mình trong bế tắc, ta sẽ kiên trì bền bỉ để tiếp tục đi cho đến khi nào đạt được mục đích mới thôi. Muốn được như vậy, chúng ta cần phảiý chí mạnh mẽ, có lập trường vững chắc để vượt qua mọi sự khó khăn mà vươn lên đỉnh cao của cuộc đời.

Tuy nhiên có những việc làm ngay từ đầu đã không thành công, chúng ta hãy kiên trì bền bỉ thử lại lần nữa, nếu vẫn không thấy khả quan thật sự, thì ta cần phải suy xét lại; kiên trì trong ngu dốt sẽ bị thất bại nặng nề. Cũng tương tự như vậy, khi tham khảo một cuốn sách ta không nhất thiết là phải đọc hết toàn bộ. Ta có thể bỏ tiền ra mua một cuốn sách, không có nghĩa là chúng ta cần phải đọc hết cuốn sách đó. Để tránh việc lãng phí tiền bạc, thời gian chúng ta cần có sự hiểu biết chân chính, để cân nhắc công việc và sự tham khảo có kết quả tốt đẹp.

Kết thúc một việc làm hay thay đổi một tình cảm, đôi khi còn khó hơn so với những công việc mới bắt đầu. Biết còn nhiều thiếu xót, thì ta cố gắng tìm cách thay đổi chuyển hóanăng lực của người có ý chí, có niềm tin, có quyết tâm, và có sức mạnh tinh thần. Thực ra cuộc sống rất đơn giản, khi chúng ta để mất đi những gì đã có, ta không nên tiếc nuối hay cố công tìm lại, mà hãy làm cách nào để tạo ra được nhiều cái khác.

Chúng ta có thể vấp ngã từ đất thì ngay nơi đất mình phải biết đứng lên để tiếp tục đi. Còn quyết tâm thì còn hy vọng, chúng ta có thể làm lại từ đầu. Chúng ta rất dễ trở thành nô lệ của thói quen, vì nó đã ăn sâu vào trong tâm khảm của ta, muốn chuyển hóa để thay đổi thói quen xấu, không đơn giản dễ dàng nên nhiều người đành phải chấp nhận chịu nó sai khiến, mà sống trong đau khổ lầm mê.

Vào những lúc như thế này, con người cần phải quyết tâm vượt qua chứ đừng giao phó cho số phận đã an bài, do đó ta dễ dàng đánh mất chính mình mà chấp nhận một cuộc đời tăm tối. Khi trời mưa, nếu không có dù che không quan trọng, điều cần thiếtchúng ta cần phải nhanh chóng tìm chỗ trú mưa. Chúng ta không thể nào phó thác cho số phận hoặc chờ đợi sự may mắn hay ỷ lại vào một thế lực nào khác. Chính ta là chủ nhân ông của bao điều họa phúc, chính ta quyết định vận mệnh của mình trong hiện tại, 30% là nghiệp quá khứ, 70% là do sự cố gắng của chúng ta.    

Trạng thái tinh thần của chúng ta mạnh hay yếu trong khi gặp khó khăn sẽ quyết định sự thành công của mình trong tương lai tốt hay xấu. Khi chúng ta bước chân vào đời, ai cũng mang theo hai phong bì được dán kín như nhau. Hai phong bì này sẽ do chúng ta nắm giữ, chứ không phải do ai khác hoặc đấng tối cao nào, toàn quyền phán xét.

Phong bì thứ nhất, trong đó ghi đầy đủ những lợi ích về vật chất lẫn tinh thần nhờ sức mạnh của ý chí, chúng ta biết phát huy sức mạnh đó, cho tới khi đạt được mục tiêu đề ra với tinh thần lạc quan yêu đời. Còn phong bì thứ hai, ghi lại những thất bại nặng nề là do con người không có sức mạnh của ý chí và bệnh ỷ lại, vì hay nhờ vã vào người khác nên ít khi nào họ được thành công trọn vẹn.

Điều đó cho thấy, chính ý chísức mạnh của niềm tin mới là tài sản quý giá nhất khi được làm người. Trạng thái tinh thần của chúng ta lúc nào cũng lạc quan và tin bản thân mình là chủ nhân ông của bao điều họa phúc, nhờ vậy nó giúp ta biết cách cân bằng cuộc sống và giữ vững những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh

Ý chínghị lực có thể giúp cho con người vượt qua mọi trở ngại, khó khăn của cuộc sống. Ý chínghị lực không phải tự nhiên mà có hay do di truyền của cha mẹ, mà chính là do sự cố gắng rèn luyện, kiên trì bền bỉ để đeo đuổi mục tiêu, nhờ lập trường vững chắc. Những khó khăn trong cuộc sống chỉ là sự thử thách, để nâng cao khả năng sức chịu đựng của chính mình. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Chúng tathành công hay không, là do ý chí mạnh mẽ và sự nổ lực kiên trì của chính mình!

Niềm tin về sự thành công trong tương lai, sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại khó khăn, nỗi đau thất bại nào rồi cũng sẽ đổi thay tốt đẹp theo thời gian. Cùng với đó là những cơ hội, để chúng ta có những mối quan hệ mới tốt hơn nhờ kiên trì và bền bỉ, nên đã tìm ra lối thoát. Cuối cùng, thành công chỉ đến với chúng ta khi đã vượt qua những thời khắc khó khăn nhất.

Trong cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ, ẩn sau những khó khăn luôn là những cơ hội tốt đẹp. Nếu chúng ta đang gặp những khó khăn thì cũng đừng nên thất chí nản lòng, chúng ta hãy can đảm dũng mãnh để vượt qua nó, bằng sức mạnh phi thường của chính mình. Mỗi chúng ta sinh ra trên đời này là để rèn luyện nhằm vượt qua những chướng duyên nghịch cảnh, có khó khăn thì chúng ta mới biết quý trọng giá trị của cuộc sống.

Có rất nhiều người bỏ cuộc nửa chừng khi mọi thứ trở nên khó khăn, họ chùn bước trước thất bại, họ cảm thấy chán nản và tuyệt vọng, họ chấp nhận số phận đã an bài, họ không có khát khao hy vọng để tìm ra giải pháp tốt đẹp. Chúng ta chỉ cần tìm hiểu nguyên nhântiếp tục hành động, tự tin vào khả năng của chính mình bằng cách tin sâu nhân quả, nhờ vậy cho chúng ta biết phát huy sức mạnh của ý chí, để tiếp tục đi hết con đường mình đang đi và đã đi.

Người có đủ ý chíniềm tin dễ dàng vươn lên vượt qua những khó khăn ban đầu, nhờ vậy càng được tôi luyện thêm sức mạnh, cho người có đức hạnh và tài ba. Ngược lại nó, sẽ quật ngã những kẻ mềm lòng, yếu đuối, bạc nhược, dễ duôi, không có khả năng kiên nhẫn, bền chí chịu đựng, để rồi chấp nhận cuộc đời tăm tối. Nghịch cảnh hay chướng duyên, không phải là tảng đá lớn để ngăn cản bước đi của chúng ta. Nó chỉ là thềm đá rộng, để giúp cho bước chân chúng ta đi đều và vững vàng hơn, mà biết cách làm chủ bản thân.

Làm người, ai cũng có những khó khăn nhất định của nó, nếu chúng ta không dám can đảm, mạnh mẽ vượt qua sự thử thách của cuộc sống, thì ta tự đánh mất chính mình mà phó thác cho số phận. Cuối cùng, ta bị mặc cảm, tự ti, ăn năn hối tiếc suốt cả cuộc đời, chôn vùi trong đau khổ lầm mê. Để vươn lên vượt qua những khó khăn trước mắt, chúng ta phải cố gắng mạnh mẽ để đạt được mục tiêu. Một con người đáng được tán thánca ngợi không phải ở chỗ chưa bao giờ bị thất bại, mà sau khi thất bại, người đó có kiên trì, bền chí để tiếp tục con đường mình đang đi hay không?

Nếu ta không đủ khả năng để thay đổi hoàn cảnh hiện tại, nhưng ít ra ta cũng phải thích nghi với cuộc sống thực tế, khi đối mặt với khó khăn và chướng ngại. Người có khả năng làm chủ chính mình, thì dễ dàng vượt qua sóng gió cuộc đời dù bất cứ hoàn cảnh nào. Người thiếu niềm tin về chính mình, hay ỷ lại vào người khác hoặc không có sức mạnh của ý chí thường không sáng suốt nhận định đúng sai, nên khó bao giờ đạt được thành công trong cuộc sống.

Ý chí niềm tinnghị lực là ba điều không thể thiếu trong cuộc sống, để chúng ta vững vàng vượt qua những khó khăn. Chúng ta phải tin rằng, không có gì không thể làm được, mọi thứ nên hư, thành bại, tốt xấu trong cuộc đời đều do ta quyết định. Nhờ có sức mạnh của ý chí, chúng ta mới có thể học hỏi từ những thất bại đã qua, mà cố gắng vươn lên vượt qua số phận, không thất chí nản lòng khi gặp khó khăn chướng ngại.

Ai cũng có khả năng và sức mạnh của ý chí, đang tiềm ẩn nơi mỗi con người chúng ta, để vươn lên làm đẹp cuộc đời ta phải vững lòng tin quyết không lui sụt. Muốn vượt qua số phận, ta phải kiên trì bền bỉ, can đảm dũng mãnh, siêng năng tinh tấn, trong mọi trường hợp để vươn lên đạt được mục đích cuối cùng.

Một cục muối, một củ cà rốt, một quả trứng, sau khi được đun sôi một thời gian, chúng ta sẽ thấy thế nào? Cục muối với hình dáng bên ngoài coi vẽ rắn chắc, nhưng khi được bỏ vào nước sôi nó sẽ bị hòa tan theo thời gian, củ cà rốt cứng chắc cũng mềm đi khi bị nấu chín, còn quả trứng tuy vỏ mỏng manh nhưng khi được luộc qua nước sôi nóng bỏng, lại trở nên cứng cáp hơn. Cũng lại như thế, nếu chúng ta không tin sâu nhân quả, không cố gắng rèn luyện trong gian nan cực khổ, thì ta sẽ dễ dàng gục ngã trước phong ba bão táp cuộc đời và khó mà thành công trong mọi công việc.

Bằng sự trải nghiệm của bản thân, sau khi vấp ngã được Phật pháp cứu vớt làm mới lại chính mình, chúng tôi bây giờ có những bước đi ngược dòng đời, từ một con người không biết tin sâu nhân quả chuyên làm những điều xấu ác mà giờ đây đã thay hình đổi dạng. Kính mong mọi người hãy nên chín chắn, suy xét tất cả mọi thứ sẽ được an bài, khi ta trút hơi thở cuối cùng

NGƯỜI PHẬT TỬ SỐNG NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG?

Phật tử ngoài việc quy y Tam bảo, quy hướng Phật, pháp, Tăng và phát nguyện thọ trì 5 giới cấm, Phật tử còn phải học hỏi lời Phật dạy tin sâu sâu nhân quả, tin tâm mình là Phật, tin mình có khả năng thay đổi những nỗi khổ niềm đau thành an vui, bình yên và hạnh phúc.

Theo thực tế cuộc sống hiện tại có nhiều Phật tử đi chùa nhưng họ đến để cầu khẩn van xin một cái gì đó, không liên quan đến nhân quả nghiệp báo và việc tu tập tỉnh thức tâm linh. Một số người đến chùa cúng Phật rất nhiều, để cầu buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt hoặc xin xăm bói quẻ, nếu được quẻ tốt thì mừng cúng Phật nhiều, nếu gặp quẻ xấu thì buồn bã bỏ về. Nếu chúng ta đến chùa để cầu khẩn van xin như thế, thì chùa có khác gì đình miếu.

Thực ra trong cuộc sống này không có gì đúng cũng không có gì sai, chẳng qua nó hợp với sở thích thói quen của mình nên chúng ta cho là đúng và không hợp thì cho là sai. Tùy theo hoàn cảnh và sự tác động nguyên lý duyên sinh của xã hộiý niệm đúng sai được thay đổi để thích nghi với cuộc sống hiện tại.

Cách nay 50 năm về trước nếu muốn nấu nước sôi ta phải dùng gì để đun, thì người ta sẽ nói dùng củi, dùng rơm rạ hay dùng than. Cũng câu hỏi đó ngay trong thời điểm này, người ta sẽ trả lời là dùng bếp ga hay bếp điện. Chúng ta thấy không, các câu trả lời đều đúng cả. Nếu chúng ta cứ mãi kẹt vào ý niệm đúng, sai là tự mình chấp nhận có cái ta thiệt. Ý niệm về tốt xấu, đúng sai dẫn đến tranh đấu hơn thua, được mất mà tạo ra ân oán thù hằn không có ngày thôi dứt, bởi chúng ta hãnh diện, kiêu ngạo vì thấy mình là thật ngã.  

Chúng ta mặc cảm vì thấy mình không đẹp hay sang trọng như người khác, nên không được mọi người chú ý đến. Đẹp nên ta thấy mình hơn người, và được mọi người trọng vọng yêu thích. Xấu hay đẹp do phước duyên tu tạo nhiều đời của mình, nhưng đó chỉ là vẻ đẹp hình thức không quan trọng cho lắm. Như chúng ta không có vẽ đẹp bên ngoài nhưng mà lại biết tu, biết làm phước, cái đẹp của ta được phát xuất từ nội tâm thanh tịnh, nên cái đẹp của nột tâm lúc nào cũng có sức thuyết phục mọi người.

Cái đẹp bên ngoài nó chỉ tồn tại một thời gian nào đó, nhưng nó dễ làm cho con người ta dính mắc bám víu vào đó khi nhan sắc đã tàn phai. Nhìn người đẹp, ta biết người này nhiều đời có tu nên hình dáng tướng đi có phần hấp dẫn dễ gây thiện cảm với nhiều người. Ta nay hình dáng tướng tá xấu xí biết mình nhiều đời không có tu, nên dung nhan không được tươi mát, nhìn đó mà bản thân phải cố gắng lo tu tập nhiều hơn. Khi ta buông bỏ được ý niệm về hình thức, ta sẽ có thời gian làm đẹp nội tâm bằng cách phước huệ song tu.         

Đi chùa lễ Phật, ở nhà ăn chay, tụng kinh niệm Phật, ngồi thiền, làm phước cúng dường, tham gia các tổ chức từ thiện, đóng góp cho xã hội là điều cần thiết của một Phật tử chân chính. Những hoạt động trên có tác dụng rất lớn, khiến bản thân mình vui vẻ, hạnh phúc.

     Hiện nay tình trạng giết người cướp của, cướp giật trên đường phố, gian dâm, lường đảo cả nhà nước lẫn người đời, buôn bán chuyển vận xì-ke ma túy, nhậu nhẹt lu bù, gây lộn rồi đâm chém nhau. Rõ ràng đạo Phật không thể giải quyết được nạn thất nghiệp, suy thoái kinh tế, nạn đầu cơ tích trữ tăng giá giả tạo, nạn tắc nghẽn xe cộ trong giờ cao điểm, nạn gái mại dâm, nạn xì-ke ma túy, băng đảng, xả rác bừa bãi, tàn phá núi rừng cây cỏ, nạn tham nhũng v.v…

Quán chiếu vào cuộc sống chúng ta thấy mọi phiền não khổ đau, do chính ta tạo ra bởi tham lam, ích kỷ, nóng giận, si mê vì thiếu hiểu biết. Do đó người Phật tử khôn ngoan là phải biết nói lời xin lỗi mỗi khi làm ai buồn phiền hoặc vô tình hay cố ý. Chẳng hạn mình mở một cánh cửa vô tình đụng phải người ta, chưa biết lỗi về ai, nhưng nếu mình lên tiếng xin lỗi trước, thì mọi chuyện sẽ vui vẻ. Nếu mình cố biện minh, chối cãi thì câu chuyện trở nên căng thẳng, rắc rối… và dễ dẫn đến cãi vả không vui vẻ với nhau, có khi thù hằn ghét bỏ.

Lời xin lỗitác dụng rất lớn khiến người bị xúc phạm dễ cảm thông mà bỏ qua, nhờ vậy chúng ta trưởng thànhchín chắn hơn trong cuộc sống. Khi chúng ta nghịch ngợm phá phách làm cho cha mẹ buồn lòng. Chúng ta phải biết nói lời xin lỗi mong cha mẹ tha thứ bỏ qua. Lời xin lỗi đó khiến cha mẹ, cũng như những người khác cảm động và còn thương mình nhiều hơn nữa và dĩ nhiên sẽ bỏ qua lỗi lầm đó.

Biết nói lời cám ơn mỗi khi hỏi ai một điều gì hoặc nhờ họ giúp đỡ, như khi các em học sinh chào cô giáo rồi, thì cô cũng không quên nói “Cám ơn các em”. Nếu chúng là người bán hàng khi có khách đến hỏi mua một món đồ, mình nói giá xong họ nói cao quá rồi không mua, mình phải nói  em cám ơn chị, nếu chị hỏi giá chỗ khác mà bằng ở đây, thì hãy quay lại mua dùm em nhé; em xin cám ơn chị nha! Lời “cám ơn” như chúng ta đang rót mật vào lòng, làm mát lòng người nghe và chứng tỏ mình là người khiêm tốn và có giáo dục.

Người Phật tử khi đã hiểu đạo rồi thì phải lấy hạnh khiêm tốn làm đầu, vì có khiêm tốn thấp mình thưa hỏi đạo lý mới học được điều hay lẽ phải biết được cội nguồn của giác ngộ, giải thoát. Người Phật tử phải nên nhớ rằng muốn mình thật sự khiêm tốn hay không thì chúng ta bước đầu phải tập nhẫn nhịn đối với những việc trái ý nghịch lòng, nhẫn không có nghĩa là hèn nhát

Chính vì vậy, người Phật tử bất cứ trong lĩnh vực nào muốn được thành công như học hành, làm ăn buôn bán, sự nghiệp chính trị, hay tu hành cũng vậy…, chúng ta phải luôn luôn khiêm tốn thì mới được lòng mọi người. Ngược lại với khiêm tốn là kiêu căng, hách dịch, phách lối, tự cao như vậy vô tình chúng ta sẽ có nhiều người thù ghét, làm ảnh hưởng công việc của mình. Vì sự ngã mãn, cho mình là hơn hết, không kính phục mọi người, nên chúng ta bỏ mất cơ hội để học hỏi. Do khinh khi người nên chúng ta bị tổn đức, do đó tội lỗi phát sinh làm hại người và vật.

Luôn nói lời khen ngợi, bớt chê bai chỉ trích đó cũng là cách chúng ta biết làm vừa lòng mọi người. Trong suốt 49 năm giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi nhàm chán, Phật lúc nào cũng khen ngợi, động viên khuyến khích, không chê bai, không tranh cãi, và từ tốn nhẹ nhàng trong việc đối nhân xử thế.

Chúng ta nên nhớ rằng lời khen đúng làm mát lòng người nghe, nhưng một lời khen sai thì nguy hiểm vô cùng, như người uống rượu có tửu lượng cao, chúng ta khen họ vô tình hại họ mau chết sớm nếu không cũng thân tàn ma dại. Tuy nhiên lời chê đúng, làm người nghe hơi khó chịu, nhưng đó là lời nói trung thực có thể giúp họ sống tốt hơn.

Trong lúc chúng ta hứng chí nói chuyện với huynh đệ hay bạn bè, vô tình chê bai một người nào đó nếu nhẹ thì giận hờn chút ít, nặng thì tranh cãi chửi bới nhau. Chê bai khác với xây dựng góp ý chân thành, góp ý là giúp cho người đó thấy được cái sai của mình mà sửa đổi, chê bai tức là nói cái xấu của họ ra cho mọi người biết.

Người Phật tử chân chính không nên tranh giành lợi lộc với ai. Trong mua bán làm ăn, hùn hạp nếu được chia tiền lời, trong gia đình phải chia gia tài do cha mẹ để lại thì chúng ta nên nhường nhịn anh chị em một chút cũng không sao. Tranh giành gia tài, kẻ hơn người kém là nguyên do dẫn đến anh chị em con cháu chia lìa, rồi trở nên thù ghét và có khi đi đến giết hại nhau.

Mọi chuyện xảy ra trên đời này đều có nguyên do. Nếu không do lỗi mình thì ắt hẳn lỗi người. Nếu là lỗi người và nếu nhỏ thì ta nên bỏ qua. Nếu là lỗi mình thì mình rút kinh nghiệm mà tu sửa. Chớ có khăng khăng kết tội người, quay lại chính mình để nhìn thấy được lỗi minh, thì ta sẽ biết cách chuyển hóa.

Người biết nhận lỗi là người can đảm và có tinh thần trách nhiệm rất cao. Một đất nước mà từ thứ dân cho đến vua quan, làm lỗi mà biết nhận lỗisửa sai thì thế này sẽ là thiên đường của hạnh phúc.

Chúng ta khi làm việc lỡ gây tạo tội lỗi cho một ai đó, đối với lương tâm mình biết xấu hổ, như chúng ta lỡ lấy một vật gì của ai, đối với mình cảm thấy xấu hổ ray rức trong lòng. Ta phải tự nhủ thầm mình là Phật tử thì không được tham lam trộm cướp, lường gạt của người khác, nghĩ như vậy rồi ta sẽ hối hận, ăn năn mà không dám tái phạm nữa.

Chỉ loài người nhờ có ý thức và sự hiểu biết nên mới xấu hổ. Loài súc vật sống theo quán tính tập nghiệp, nên không biết xấu hổ khi chúng nó trần truồng. Nhưng loài người sẽ cảm thấy xấu hổ khi chúng ta không mảnh vải che thân, ngày xưa con người chưa văn minh tiến bộ nên phải lấy lá, vỏ cây để che thân.

Ngày xưa hình phạt lõa thể là hình phạt ô nhục nhất của đàn bà. Do đó những kẻ ăn mặc khiêu dâm, hở hang quá đỗi để chụp hình đăng báo, bán cho người ta xem mà không biết xấu hổ là loại người thiếu văn hóa  giáo dục. Trong một đất nước mà kẻ trộm cắp, nói dối, lường gạt, thi cử gian lận, dâm ô, chen lấn không xếp hàng, xả rác bừa bãi, nói năng thô bỉ mà không hề biết xấu hổ, thì đó chính là những người thiếu hiểu biết và không có lương tâm.

Nói tóm lại, biết hổ thẹnxấu hổ là một đức tính tốt. Người biết xấu hổ mới mong tránh được những tội lỗi và mới có thể làm người tốt trong hiện tạimai sau. Là người Phật tử chân chính, chúng ta phải biết hổ thẹn khi lỡ làm điều gì sai quấy, đó là chúng ta biết tu tâm, sửa tánh.

Người Phật tử chân chính chúng ta chớ nên can dựtham gia vào những việc tào lao. Trong gia đình, ngoài xóm làng, nơi làm việc, trong trường học hoặc cả nơi công cộng, chỗ nào cũng có thể xãy ra rất nhiều chuyện tào lao. Nói chuyện tào lao, không đem lại lợi ích gì cho chúng ta mà còn làm cho tinh thần bị rối loạn bởi những chuyện chẳng ra gì, do đó làm mất thời gian, có khi còn chuốc họa vào thân.

Người Phật tử chân chính lúc nào cũng luôn chánh niệm tỉnh giác trong ý nghĩ, lời nói và hành động, không để cho “tâm viên ý mã” chạy lang thang đầu này đầu kia. Nói chuyện tào lao thiên địa rồi chê bai, chỉ trích đúng sai, bàn tán chuyện của người khác làm cho tâm thương ghét phát sinh mà tạo ra nỗi khổ niềm đau. Không can dự vào chuyện tào lao, không dính líu vào chuyện người khác đó là người biết khôn ngoan tạo cho mình sự an vui, bình yên và hạnh phúc, ngay tại đây và bây giờ.

Trong cuộc sống của chúng ta không ai là không có gia đình người thân, bạn bè, và đồng nghiệp. Gia đình người thân hay bạn bè có thể giúp đỡ ta rất nhiều về phương diện sống, nhưng đôi khi vì lầm lạc cũng làm hại cuộc đời của ta. Chẳng hạn bạn bè rủ trốn học đi chơi, rủ ăn nhậu, rủ đi phòng trà ca vũ, bài bạc, hoặc bạn đồng nghiệp xúi bảo chúng ta làm ăn bất chính v.v… nếu từ chối thì mất lòng, mất bạn, mất chỗ làm ăn có khi gây thù chuốc oán. Cùng một cơ quan nếu số đông là người xấu, vậy thì chúng ta phải làm sao đây?

Khi được bạn bè rủ rê trà đình tửu quán ta hãy khéo léo từ chối, nói rằng bác sĩ bảo bệnh viêm gan cần phảithời gian chữa trị và kiêng cử, bạn thông cảm nha!  

Không có gì quý giá cho bằng chúng ta có được nhiều người bạn tốt, ngược lại nếu chúng ta giao du với bạn xấu thì có ngày sẽ tán gia bại sản. Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, quan hệ và quen biết với nhiều người tốt, chúng ta dễ dàng có cơ hội phát triển làm ăn một cách chân chính, nhờ vậy đời sống vật chất cho đến tinh thần được hài hòa tốt đẹp. Ngược lại, chỉ vì giao du với bạn xấu chúng ta có thể trở thành tệ nạn xã hội gây tổn hại cho gia đìnhcộng đồng.

Người Phật tử chân chính không nên nói dối, đây là giới cấm rất quan trọng vì mục của nói dối là để lường gạt hoặc hại người. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ là nói dối để giúp người hay cứu người. Do đó tại gia đình, trong công sở, chốn công trường nếu chẳng may mình làm điều gì sai quấy, thì ta cứ thẳng thắn nhận lỗi hoặc sám hối.

Chúng ta đừng nên nói dối, đừng nên vu khống, đừng nên nói lật lộng biến trắng thành đen, đừng nên nói lời mê hoặc để dụ dỗ người khác như vậy sẽ tránh được những thảm họa đau thương mất mát xảy ra. Mục đích của nói dối, nhẹ là để khoe khoang, nặng là để tìm cách lường gạt người khác.

Ngoài việc quy y Tam bảo, phát nguyện thọ trì năm giới, chúng ta còn phải tinh tấn siêng năng với những việc làm tốt đẹp và tránh xa những điều xấu ác. Người học trò nhờ siêng năng chăm chỉ học hành, vâng lời thầy cô giáo cho nên mau giỏi. Người làm ruộng nhờ tinh cần siêng năng nên cuối vụ mùa thu hoạch được kết quả cao. Người mua bán nhờ thức khuya dậy sớm siêng năng cho nên tiền của vô đều đều. Người tu hành nhờ tinh tấn siêng năng, mà mau được thành đạo, chứng quả. Ngày xưa đức Phật Thích ca Mâu niđức Phật Di Lặc cùng phát tâm tu một lượt, nhưng đức Phật Thích ca do siêng năng nên đã thành tựu trước.

Nói tóm lại, siêng năng là một đức tính tốt, là điều cần thiết cho tất cả mọi người chúng ta biết cách vươn lên để đạt được mục đích tốt đẹp là trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh. Chút phước duyên có được ngày hôm nay, kính mong được sẻ chia cùng chư huynh đệ pháp lữ gần xa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7973)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 9860)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8000)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9510)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8273)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8112)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8397)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9627)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 10963)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 9989)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9181)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9320)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11628)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8457)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9004)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8674)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9091)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10724)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9780)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8314)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9739)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 9811)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8724)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13133)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 9868)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9069)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26618)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9700)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12570)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10574)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9675)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 9985)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 10884)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9622)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 9900)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9366)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9737)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8592)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8315)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 9773)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9756)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9198)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10318)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 8844)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10184)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 10978)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8242)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12314)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 9957)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8196)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant