Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thầy Tôi Đã Sớm Ra Đi!

26 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 14873)
Thầy Tôi Đã Sớm Ra Đi!

THẦY TÔI ĐÃ SỚM RA ĐI!

James Whitehill
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch

Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử sống cùng bà trong những năm gần đây. Tôi, năm mươi sáu tuổi, nhưng lại là đệ tử mới nhất của bà, mà lại là nam đệ tử. Tôi ở với một nhóm nhỏ đệ tử người Tây phương chỉ mới được mười năm nay, trong khi người nữ đệ tử trẻ tuổi nhất cũng đã có mười lăm năm theo học với bà. Do vị thế ưu tiên của việc “sống lâu lên lão làng” trong tăng đoàn nhỏ bé của chúng tôi, mà các vị nữ đệ tử trẻ này tha hồ chế ngạo cái đầu không tóc, và việc gia nhập tăng chúng muộn màng của tôi. Tôi không màng điều đó chút nào, vì từ những ngày đầu, tôi đã rất hạnh phúc được thân cận “roshi” của tôi, với lòng tin tưởng rằng sự gần gủi, tiếp xúc hằng ngày với bà có thể giúp tôi đi đến ngưỡng cửa tiếp cận tâm linh, nơi mà bản thể thực sự của tôi cuối cùng sẽ được tõa sáng.

Từ khi bà ra đi, đôi khi tôi cảm thấy như nghe được tiếng nói của bà trong tôi, cắt ngang dòng tư tưởng của tôi khi chúng sắp dẫn dắt tôi đi quá xa hay trở nên suy đoán quá cặn kẻ. Dường như đó là tiếng nói của bà, nói những điều khiến tôi phải ngạc nhiên, nhưng cũng có thể là tôi nhầm lẫn. Roshi của tôi, bà đích thực hiện hữu, và tôi ‘chiêm ngưỡng’ bà như hầu hết mọi người đệ tử thuần thành đối với vị thầy khả kính của mình. Vì thế ‘tiếng nói’, có thể là tiếng nói ‘của bà’ được chuyển qua tôi trở thành một trong những tiếng nói ‘của tôi’. 

Tuy nhiên, cảm giác về sự có mặt của bà nơi đây, về một sự hiện hữu bằng xương bằng thịt rõ ràng, cô động đang dần phai nhạt một cách không thể cưỡng lại được. Khi nỗi đau của tôi dần qua đi, tôi dần đánh mất thầy. Mỗi ngày, tôi chiêm nghiệm tâm trạng của mình trước sự mất mát, trống vắng khi chúng dần mất đi cường độ, nét sắc bén. Roshi của tôi mờ nhạt dần, và dường như tôi cũng tan biến theo bà, đánh mất bản thân, đánh mất mọi tư duy. Tôi phải dựa vào đâu, trong thời gian đau khổ tột cùng này, trên vũng nước tối tăm này? Tôi phải hướng về đâu để tìm lại dấu vết Phật tánh của mình? Tôi phải làm gì bây giờ? Đây là những câu hỏi đớn đau mà người đệ tử phải đối mặt khi đánh mất thầy mình? Khi vị thầy còn hiện tiền, bạn luôn có phương hướng: chỉ cần quanh quẩn cạnh người. Nhưng thầy tôi đã ra đi, trong khi tôi vẫn phải đi tới. Tôi đành làm hồn ma bóng vía bám theo thầy. “Roshi ơi, hãy trở về với tôi”, tôi gào khóc.

Tôi biết đó là cái bẫy. Không phải sự than khóc, mà là ước muốn tạo ra một thực tại theo ý mình, để nối lại các mối duyên nghiệp. Tôi khám phá ra rằng trong những ngày này chỉ có ba thứ có thể giúp tôi lưu tâm đến những gì xảy ra quanh tôi: nỗi đau, bốn nữ đệ tử kia và thế giới sống động quanh tôi. Dĩ nhiên cái đau là nỗi mất mát, là cái đau dằn xé tự nhiên hay một nỗi buồn âm ỉ vận hành theo quy luật, thời gian, và không gian của riêng nó. Tôi để nó tuôn trào, trôi lăn theo nó. Quán sát nó. Đôi khi chuyển mình theo nó, đôi khi bất động trên gối thiền nhìn nó. Tôi chiêm nghiệm nỗi muộn phiền của mình: nó bộc lộ với tôi, từng chút một, trong từng tiếng than vãn, trạng thái và mức độ của sự mất mát của tôi. Sự mất mát này như dồn ép thêm vào cảm giác đánh mất bản thân, vì cái chết của roshi đã lấy mất của tôi chỗ dựa cũ, mục đích, phương hướng chân chánh. Nỗi buồn đau cũng khiến tôi trở nên lặng lẽ. Tôi thấy dường như mình không còn thở. Tôi trở nên là giây phút trước khi sự chờ đợi bắt đầu. Tôi dừng lại và dường như đông giá. Lúc ấy, có thể một điều tầm thường gì đó xảy ra, và đem tôi trở về thực tại: một tia sáng xuyên qua cành lá dưới cơn gió bất chợt, một chú mèo ngơ ngác bước vào phòng, một cánh cửa đóng mạnh tay (cửa bị kẹt, và lý ra tôi phải sửa lại, nhưng không thể là lúc này). Tôi chỉ biết một điều: tôi đã bước xuống một dòng nước, mà không thể bước ngược về quá khứ. Tôi đang trôi xuôi theo dòng nước.

Tôi vẫn còn thấy kết nối với bốn người đệ tử của roshi, những người có lẽ còn lạc lõng hơn tôi. Chúng tôi cố gắng đùm bọc lẫn nhau. Nếu họ không nghĩ thì tôi nghĩ mình là “vị roshi ghẻ” của họ. Và nhiệm vụ của tôi là: “Có mặt ở đó”. Điều đó dễ thôi: Tôi chỉ loanh quanh, làm bổn phận, trao đổi đôi điều. Tôi không phải là vị roshi tâm linh của họ, nhưng tôi có thể nấu ăn, trả các khoản nợ, và bảo đảm là tiền cúng dường không bị ăn chặn. Hằng đêm, tôi lo khóa các cửa nẻo. Dễ thôi. Như một người cha.

Nhưng roshi là một bà mẹ, đã sử dụng những phương tiện thiện xảo, khác biệt để sách tấn từng người chúng tôi. Một cách kiên nhẫn, không thúc ép quá thường xuyên hay quá khắt khe. Mở rộng tâm từ bi đối đãi với chúng sanh vô minh, các vị Phật sơ sinh, các vị bồ tát hay tranh cãi, và những giống quỷ đói vô vọng. Đầy lòng dũng cảm, vì phải có dũng cảm mới tạo ra được các vị phật. Giờ tôi đang khốn khổ với bốn vị đệ tử trẻ (dầu tuổi hạ họ hơn tôi và roshi đã huấn luyện họ sống tự lập, dường như bà biết rằng bà sẽ không thể ở với họ lâu). Người thì trầm cảm, hoang mang. Kẻ thì hay khóc. Hai người còn lại thì không chia sẻ gì với tôi về vị thầy, người bạn kính yêu của chúng tôi. Tôi không biết làm một roshi cho họ, để bảo bọc họ như một người mẹ –trong khi vị roshi của chúng tôi thì không có người truyền thừa để chúng tôi có thể nương tựa. Hai vị đệ tử lớn tuổi nhất đã tự bỏ đi –với mục đích tìm kiếm ai đó khác làm thầy.

 Roshi của chúng tôi thích làm vườn và nấu ăn. Buổi sáng bà dành cho việc làm vườn tược, buổi chiều thì nấu ăn. Để có thu nhập cho chùa, tôi làm việc bên ngoài bốn hay năm ngày một tuần. Nhưng roshi của chúng tôi, theo truyền thống, chỉ ở trong chùa, làm Phật sự, và tiếp tục tu tập hoàn thiện bản thân theo cách riêng của mình. Trong khi tôi làm việc ở bên ngoài đến tận chiều tối, thì bà huấn luyện các đệ tử khác nấu buổi ăn chiều theo phong cách Phật giáo, trước tiên là tập trung vào lời dạy và cách thức, sau đó tiến tới thái độ tâm linh được tìm thấy trong những lời hướng dẫn của Dogen đối với người đầu bếp trong thiền viện, cốt yếu là, “Hãy để hết tâm trí vào công việc diệu kỳ này!” Tôi nghĩ là hai nữ đệ tử lớn tuổi đã thọ lãnh ân sủng cuối cùng của roshi, được bà ấn chứng là ‘những đầu bếp giỏi”. Tôi hơi ganh tỵ với việc họ được xác nhận là những người xứng đáng. Dầu Roshi cũng đã cố gắng an ủi tôi bằng cách nói, “Ngươi rất khéo tay, giỏi văn, vân vân”, nhưng tôi biết là tôi chưa hoàn tất hay hoàn thiện bất cứ điều gì, nói chi đến cái ngã của tôi.

thể cách nấu ăn của bà là do ảnh hưởng của việc bà đã được huấn luyện trong trà đạo, nhưng phong cách đó cũng thể hiện trong mọi thứ khác trong cuộc sống của bà. Có thể tinh thần trà đạo đã lấn áp mọi thứ hoặc là bà đã đạt đến mức độ vượt thoát khỏi mọi hình thái của trà đạo và các nghệ thuật khác. Tôi nghĩ điều thứ hai có lẽ đúng hơn: hành động của bà dường như phát xuất từ suối nguồn trong trẻo của cảm hứng tự nhiên, và từ chính nguồn Thiền, trong gần như tất cả mọi việcThần thái thiền và những bài học thiền nhẹ nhàng của bà hiển lộ qua hành động, hơn là lời nói. Nếu tôi có thể tóm tắt những lời dạy của bà, thì chúng chủ yếu nằm trong ba nguyên tắc dành cho bà và cho chúng tôi. Nguyên tắc thứ nhất, trên tất cả, bà nhắc nhở chúng tôi “cố gắng chánh niệm”. Tỉnh giácchánh niệm trong từng phút giây. Ở mỗi thời điểm chỉ chú tâm vào một việc. Nguyên tắc thứ hai, “Khi đã quyết định làm điều gì thì hãy cố làm hết sức mình”. Lời dạy này không nhằm khuyến khích ta tranh hơn thua với người, mà là để ta tự tu sửa, hoàn thiện khả năng của mình.

Nguyên tắc thứ ba và là cuối cùng của bà là, “sống thật, sống hòa hợp với bản thân”. Chúng tôi có thể nhận thấy được ‘bản tánh tự nhiên’ và sự tự tại của bà dưới nhiều hình thức. Bà thích mặc y phục thoải mái. Bà rất thích tiếp xúc với trẻ con, chơi đùa với chúng, tặng cho chúng những món quà đặc biệt mà bà luôn có sẵn như là các vỏ ốc biển hay đồ chơi xếp bằng giấy. 

Bà đã định cư ở Mỹ rất sớm, từ những năm 1966, do thích sống ở nơi này, vì Nhật Bản khó dung chứa những phụ nữ giống như bà. Nghe nói là Roshi của chúng tôi, không chịu đảnh lễ, chưa từng thế phát và chưa từng khẳng định bà thuộc hệ phái nào. Bà chẳng tin vào những điều này cũng như chẳng tin nơi cấp bằng. Với sự phán đoán ít khi nào sai lầm về ai, bà không coi trọng cấp bằng, vì bà có thể thấy rõ bản chất thật và cái ngã giả tạo của chúng tôi

Roshi của chúng tôi, luôn tụ họp chúng tôi lại lúc 6 giờ để dùng bữa chiều. Không ai được bỏ bữa hay trễ bữa. Bữa ăn bao gồm những món ngon (lại thêm một điều khác biệt nữa với truyền thống của các tự viện) và nhẹ nhàng chú tâm chánh niệm vào những gì mình đang làm để có thể làm đúng một cách tự nhiên. “Chỉ ăn”. Trò chuyện ở bàn ăn không bị cấm, nhưng cũng không được khuyến khích. Các đệ tử còn vụng về (kể cả tôi vào những ngày không may mắn) đôi khi không kiềm chế được sự thôi thúc phải than phiền hay tán đủ thứ chuyện kiểu: “Ai đoán chuyện gì xảy ra hôm nay nào?” Roshi sẽ không ngăn cấm điều này, nhưng ít đáp ứng hay chỉ lặng thinh ăn. Đôi khi bà hỏi lại, “Thức ăn có vừa miệng không?” để kéo sự chú tâm của chúng tôi về việc đang làm. Một khi chúng tôi đã chú tâm trở lại, thì thỉnh thoảng bà lại khéo chỉ cho chúng tôi thế nào là ‘ăn uống đúng cách”. Nhiều điều chúng tôi học được ngay trong cách ăn uống của bà. Ngày qua ngày, hàng ngàn bài học đã được diễn ra trước mắt chúng tôi: với chủ tâm, một cách lặng lẽ (chúng tôi dùng đũa, nên không ồn ào như muỗng nĩa bao giờ), êm đềm, đều đều.

Theo tôi nhận xét, bà hoàn toàn chánh niệm ở bàn ăn, thưởng thức các món ăn với sự trân trọng, chăm chú (mà) tôi chưa từng thấy ở nơi nào khác. Tuy nhiên, bà cũng không bỏ sót bất cứ hành vi gì của chúng tôi. Sự hoàn toàn tỉnh thức này là một điều cực kỳ huyền bí đối với tôi. Sau nhiều năm hành thiền, tôi cũng có khả năng tập trung vào một đối tượng với chút gì đó ổn định, nhưng không thể đồng thời có được trạng thái cởi mở, uyển chuyển, bao quát như thế. Dĩ nhiên, bà cũng biết sự thiếu sót này của tôi, và tôi nghĩ là do sự thiếu ‘tỉnh thức rốt ráo’ đó mà tôi là đệ tử duy nhất bị cho là chưa sẵn sàng để học nấu ăn với RoshiTrái lại, bà chăm chú vào thói quen ăn uống của tôi, coi đó là phạm trù để bà dựa vào đó giảng giải cho tôi về giáo Pháp, về sự tỉnh thức, về chân lý.

Một buổi chiều kia, trong trạng thái hưng phấn, tôi vừa ăn, vừa uống vội vã, vừa nói về một điều gì đó, tôi cũng không nhớ, vừa không ngớt gắp thức ăn đầy trong chén. Những hành động này thật khó chấp nhận đối với roshi của chúng tôi, người thường cho phép chúng tôi trò chuyện chút đỉnh, tự bới cơm thêm, hay ngay cả tranh luận, nhốn nháo đôi chút trong khi ăn. Khi tôi với tay phải đang cầm đũa qua bàn ăn đến chỗ tô đựng bông cải xanh, tay trái thì cầm ly nước giơ lên định uống. Hai tay đang ở hai tư thế cầm nắm khác nhau như vậy mà tôi dừng lại để nói điều gì đó với một người đệ tử khác, thì “Chát!”- Roshi quật đũa vào tay phải của tôi, và la, “Đừng làm thế!” Tôi chết lặng vì bà chưa bao giờ la tôi như thế. Tôi có cảm giác như mình vừa rơi xuống hố, một cái hố thẳm băng giá còn hơn nước đá. Các cơ khớp tôi đông cứng lại vì sợ. Tôi không nói được lời nào để biện giải cho mình. Chú bé trong tôi dường như đang muốn đứng dậy để ngoan cố phản đối sự sửa sai của bà mẹ –nhưng chỉ hoài công. Đây không phải là mẹ tôi, mà là vị thầy khôn ngoan và từ bi của tôi –đang bắt tôi tại trận trong một thứ tội không tên, trước mắt cả thế giới.

Roshi khiến tôi chết lặng: Tôi không nói được lời nào, cái đánh của bà đã làm đông cứng cả thân và tâm tôi. Nhận ra được tâm trạng của tôi, bà không nỡ hành hạ tâm tôi, nên dịu giọng nói: “Mỗi lúc chỉ làm một việc. Đừng vừa gắp thức ăn, vừa uống, và nói cùng một lúc”.

Bao bài học tuôn ra từ những lời khuyên tầm thường đó. “Đừng có dùng đũa với qua bàn ăn để gắp mấy miếng bông cải như thế. Trước hết, đem dĩa bông cải lại gần mình, rồi mới dùng đũa gắp. Phải chú tâm vào những việc mình làm! Đừng phân tâm vào quá nhiều thứ, vì ta sẽ không làm tốt chúng, hóa ra coi thường chúng”. Rồi bà ‘trình diễn’ cách làm thế nào để làm những điều này đúng, nhanh chóng, nhẹ nhàng, cẩn trọngchính xác.

Tôi nín thở, quán sát bà, khi bà vừa chấm dứt những cử động chỉ vừa đủ và những lời khuyên răn, tôi cảm thấy ngập tràn xấu hổ. Choáng váng. Trong nỗi tủi nhục lớn lao có một góc, một góc nhỏ, của sự trân tráo. Từ góc nhỏ đó tôi có thể nhận ra mình thật may mắn có được một vị thầy như thế, dầu hơi thở tôi nghẹn lại trong cơn giông bão của sự hối hận, tiếc nuối. “Tôi biết ông có thể làm tốt hơn thế mà”, bà nói khi quay qua một vị nữ đệ tử khác và đổi đề tài câu chuyện.

Hồi tưởng lại bữa ăn đó, cái đánh, bài học, sự xấu hổ, tôi muốn phủi tay, bất cần và nói, “Đó chỉ là cách hành xử của người Nhật”. Nhưng không làm được. Rõ ràng nhìn lại lúc đó, tôi thấy mình còn con đường dài phải đi: tôi còn chưa làm chủ bản thân –sự chú tâm còn mơ hồ, sự thể hiện cẩu thả, và tâm tham vẫn còn tràn đầy. 

 

Diệu Liên Lý Thu Linh

11/2010

(Lược dịch từ My Dharma Teacher Died Too Soon, NXB Wisdom Publications, 2000)

Source: thuvienhoasen


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17185)
Những người hữu duyên với đạo Phật, đang thực hành pháp để chuyển hoá khổ đau, đem lại an lạc cho mình, từ đó, sẽ ảnh hưởng đến mọi người tiếp cận với những an vui...
(Xem: 17320)
Đơn giản chỉ là một cánh cửa phía sau nhà thôi, nhưng nó đã đi vào nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người trên mảnh đất “lắm nắng nhiều mưa” của quê hương tôi.
(Xem: 16817)
Khách thập phương đến lạy Phật ngày càng đông. Những tà áo dài xanh đỏ làm chùa thêm đẹp. Những âm thanh từ chiếc chuông chùa nghe thanh thoát một cách lạ kỳ.
(Xem: 14161)
thiện căn vốn bởi lòng ta cho nên chữ Tâm không phát xuất từ Thần Linh (God) mà nó phát xuất từ bản chất thuần lương vốn có của con người: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”.
(Xem: 13329)
Cứ để mặc cho mây trắng bay, cứ để mặc cho những nỗi niềm kia đau đáu, hay, tôi phải làm gì đó cho chính bản thân mình để rồi cống hiến lại cho dòng đời này tương tục... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15486)
Trên đỉnh núi này, trong một buổi giảng pháp, Phật không nói gì, chỉ cầm một đoá hoa nhìn đại chúng. Chẳng ai hiểu gì, chỉ một vị đệ tử có tên Ca-diếp mỉm cười thầm lĩnh hội.
(Xem: 36286)
Bài Diễn Văn Trong Lễ Phát Giải Thưởng Danh Dự Cho HT Thích Minh Tâm & HT Thích Như Điển - những người có công mang ánh sáng Phật Pháp đến Âu Châu
(Xem: 16171)
Những ai có may mắn cảm nhận Sự Sống là "một nhưng nhiều" có lẽ sẽ đến với một nhận thức mới về con người và cả muôn thú hay thiên nhiên.
(Xem: 16824)
Nếu hiện tại, bạn đang ở trong hoàn cảnh kém vui, thì đây cũng là dịp may mắn để bạn tìm về Chánh Pháp, chấn chỉnh lại Phước Trí cho đời này và đời sau.
(Xem: 15208)
Sự tôn trọng được đạo Phật mở rộngđào sâu để chúng ta có được sự yên tâm và hài hòa trong tâm thức. Sự tôn trọng sâu rộng ấy sẽ nâng cấp, tịnh hóa, thiêng liêng hóa tâm thức.
(Xem: 15807)
Đứng bên gốc cây xứ hoa vàng nhìn xuống sân trường, nhìn đám học sinh ngây thơ nhảy giỡn, hay nhìn đoàn nữ sinh cầm tay nhau chầm chậm bước trên lối đi...
(Xem: 13892)
Nói về sự đóng góp cho hoạt động từ thiện, dân Mỹ vẫn chi tiền, từ vài ba chục đến vài ba ngàn cho cả triệu hiệp hội hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội, tôn giáo...
(Xem: 16237)
Ta khổ đau và thất vọng, vì tri giác sai lầm của ta đã tách ta ra khỏi thế giới hòa điệu nhất như tuyệt đối, để khiến ta đuổi bắt một bản ngã ở trong thế giới ảo tưởng...
(Xem: 15751)
Một vấn đề thuộc phạm trù văn hóa Phật giáo được đặt ra là một bản dịch hoàn chỉnh cho Đại tạng kinh Việt Nam sẽ dựa trên căn bản Đại tạng kinh nào.
(Xem: 17661)
Cốt lõi thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Darbar Hall of the Taj Palace Hotel, New Delhi là chúng ta nên tìm hạnh phúclòng từ bi compassion từ bên trong.
(Xem: 15893)
Khi tâm ý yên tịnh, lời bạn nói ra sẽ chứa đựng an hòa, nội dung sâu sắc tỏa chiếu tình thương yêu, lòng hoan hỷ khiến cho người nghe cảm thấy ấm áp, thân thương...
(Xem: 19637)
Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đức Phật Quan Âm...
(Xem: 20699)
Nếu khônglòng từ bi thì hận thù sẽ chồng chất từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có lòng từ bi mới cởi trói được những nỗi oan ức và những khổ đau của đời mình.
(Xem: 13428)
"Trước người rồi sau mình, không tham lam danh lợi, thời già trẻ hòa thuận, mà chánh pháp không bị suy thoái"
(Xem: 13588)
"Hạnh phúc là những gì người ta đang có, chứ không phải những gì người ta đi tìm"... HT Thích Như Điển
(Xem: 14534)
Viết để kỷ niệm nhân 30 năm thuyền nhân Việt Nam có mặt tại Berlin... HT Thích Như Điển
(Xem: 13875)
Hòa giải, được biểu hiện qua cái tách hình sọ người (chứa đầy thuốc an thần), là khả năng để chúng ta trước tiên giải quyết các bất đồng một cách nhẹ nhàng, êm thắm.
(Xem: 14984)
Duyên khởi câu chuyện cho chúng ta thấy rằng, cốt yếu của ẩn dụ này chính là vấn đề nhận thức - cố chấp cho nhận thức của mình là đúng, trong khi thực sự nó là sai...
(Xem: 14733)
Chùa nhỏ, đất hẹp như vậy mà Ni chúng ở đây đã có những lúc tập trung đến 50 vị, tạo thành một đạo tràng trang nghiêm, nề nếp... Vĩnh Hảo
(Xem: 13669)
... Thầy sẽ là người bạn đồng hành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình... Tuệ Sỹ
(Xem: 13507)
Là người con Phật, chúng ta hiểu rằng chư Phật và chư vị Bồ Tát thị hiện ở đời là nhằm cứu độ chúng sinh. Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy rất rõ...
(Xem: 15161)
Chúng ta thực hiện việc hành hương để giúp chúng ta nhớ tất cả những giáo huấn của Đức Phật, những tinh hoa của những điều được thấy trong bốn tuyên bố mà Ngài đã dạy...
(Xem: 27992)
Thỉnh thoảng lấp liếm từng đợt sóng nhỏ rồi rút đi. Nước thấm vào cát. Cát hiện thành thơ. Thơ thấm vào biển hát lời ngân nga... Nguyên Siêu
(Xem: 22179)
Niệm Phật. Nhớ nghĩ đến Phật. Thầm tưởng đến Phật. Phật luôn hiện hữu trong tâm. Phật và tâm bất ly. Bất đoạn. Chẳng hai. Như nhất... Nguyên Siêu
(Xem: 17085)
Trong cuộc sống hằng ngày, bình thường con người chúng ta ai cũng bị vướng vào một trong hai trạng thái buồn vui... Nguyên Siêu
(Xem: 16979)
Hình tướng của thời sơ tâm vẫn còn mường tượng. Dòng sông nọ. Mái chùa xưa như vết mòn thời gian lặng mờ trong dĩ vãng... Nguyên Siêu
(Xem: 14978)
Có một năng lượng diệu kỳ nào đó đang lan tỏa trong cơ thể của cô! Cô cảm thấy người mình như vừa thoát khỏi cơn ác mộng, tâm hồn nhẹ nhõm và bình yên hơn.
(Xem: 15979)
Theo quan điểm của Đạo Phật, một người, một đối tượng hay ngay cả một thời điểm nào đấy được diễn tả như 'thiêng liêng' khi nó không bị nhơ uế hay nhiễm ô bởi tham lam...
(Xem: 14693)
Nếu có điều kiện, chùa cần phải hòa nhập với cảnh trí thiên nhiên. Vườn cảnh quanh chùa nếu khéo phối trí có thể làm tăng vẻ u nhàn, thanh thoát, trang nghiêmthiền vị.
(Xem: 17061)
Pháp thoại của HT Thích Nguyên Siêu với đề tài Duy Ma Cật vào lúc 6: 00 pm ngày Thứ năm 8/12/2011 cho Hội Đồng Huynh Trưởng Cấp DŨNG và Cấp TẤN Hoa kỳ... Tâm Đăng
(Xem: 16596)
Tường thuật buổi giảng kinh Duy Ma Cật của HT Thích Nguyên Siêu cho huynh trưởng GĐPT cấp Tấn ngày 9/12/2011 - Tâm Minh
(Xem: 19444)
Thầy là tất cả như bông hoa cỏ nội mây ngàn, núi cao biển rộng hàm tàng đại thể như nhiên...
(Xem: 14849)
Cung điện Potala bắt đầu được xây dựng vào năm 1645 dưới thời Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, phải mất 50 năm mới hình thành quy mô như hiện nay gồm Hồng cung và Bạch cung...
(Xem: 15830)
Tỉnh! Trong thiền thất của vị sư già, tỉnh! Tỉnh như ngọn đèn dầu yên tỉnh. Sáng mà không lay. Cháy mà không chao động... Nguyên Siêu
(Xem: 13818)
Y phục của người xuất gia cũng gây nhiều sự chú ý của giới nghệ thuật, chiếc áo cà sa đã đi vào văn học dân gian, im đậm vào văn hoá và tư tưởng con người.
(Xem: 12511)
Những sự vật đều nằm trong tiến trình của sự trở thành để rồi tan rã. Như thế một vật có tính chất tạm thời thì không thể cho chúng ta hạnh phúc thật sự...
(Xem: 12566)
Cũng một mùa xuân trong sáng đẹp đẽ như hôm nay nhưng là một mùa Xuân xa xăm lắm, một vị Quốc vương có tiếng nhân từ vui vẻ, ngự giá về các làng mạc thôn xóm...
(Xem: 12303)
Chúng ta đến đây là tiếp xúc cho được với niềm vui và nỗi buồn của một triều đại, của một ông vua, để từ đó có thể tiếp xúc được với niềm vui, nỗi buồn của chính mình trong kiếp sống con người này.
(Xem: 13273)
Một hôm, Ðức Phật cùng đệ tử vào thuyết pháp trong thành La Duyệt Kỳ, lúc ra về gặp chành thanh niên đang lùa một bầy bò vừa ăn no, chúng nhảy vọt vào húc nhau...
(Xem: 13495)
Bên trời sương mù đã tan hẳn. Vầng thái dương ẩn hiện sau áng mây thua, chiếu ánh sáng huy hoàng trong khoảng không gian trong tạnh...
(Xem: 13618)
Bước đi trong chánh niệm, chúng ta sẽ tiếp xúc được những sự màu nhiệm của cuộc sống. Từng bước chân thiền hành đã cho tôi tiếp xúc được với đất trời vào Thu...
(Xem: 14096)
Ngày xưa, thuở đức Phật còn tại thế, một hôm có người mẹ ôm xác con tìm đến đức Phật để khóc lóc và xin cứu sống cho đứa con của bà vừa mới chết...
(Xem: 12506)
Sau lễ tiễn đưa Phật và các thầy Tỳ kheo trở về tịnh xá Kỳ Hoàn, vua A Xà Thế cùng với đình thần trở lại nội cung để dự buổi yến thân mật...
(Xem: 13515)
Sau khi kính cẩn chắp tay hình búp sen, tôi quyết định chụp một tấm hình bên cạnh Đức Phật Như Lai. Và cùng với đó là ước nguyện nụ cười luôn nở trên môi mình...
(Xem: 13683)
Hôm nay theo thứ lớp khất thực Ðạo sĩ A La phải đặt chân vào một chiếc cổng cổ kính, nhưng không kém phần tráng lệ và mỹ thuật của một thương gia...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant