Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Giáo Việt Nam trước nỗi đau của Dân Tộc

15 Tháng Mười Hai 201618:05(Xem: 6969)
Phật Giáo Việt Nam trước nỗi đau của Dân Tộc
Phật Giáo Việt Nam trước nỗi đau của Dân Tộc

Thích Đức Trí

Phật giáo Việt Nam đã thể hiện tinh thần đồng hành với dân tộc qua nhiều thời đại. Các Tăng sĩ Việt Nam đã từng thẩm thấu nỗi khổ của nhân dân dưới ách thống trị giặc ngoại xâm và đã hết lòng giúp vua giữ nước. Ở đây, chúng ta trở về những hình ảnh tiêu biểu Phật Giáo Đinh, Lê, Lý, Trần để thẩm định tinh thần đạo Phật trong vận mệnh đất nước lâm nguy. Tư tưởnghành trạng các thiền sư giúp vua giữ nước, an dân là bài học cao quý.  Chúng ta cần lắng lòng quán chiếu sâu sắc nỗi khổ của người dân trong hiện tại để có thái độ sống yêu thươnghiểu biết của người con Việt.

Trước hết, nói về tính chủ quyền quốc gia, Việt Nam là một quốc gia độc lập, dù ngàn năm đô hộ giặc Tàu nhưng tổ tiên chúng ta cũng từng xả thân bảo vệ để giữ gìn non sông xã tắc. Đối trước một quốc gia đông dân số mạnh như Trung Quốc, nhưng nhiều lần bị thất bại trước tinh thần đấu tranh bảo vệ lãnh thổ của người dân Việt. Tư tưởng chủ đạo vượt qua mọi thế thống trị đó là tinh thần yêu nước và sức mạnh hòa hợp ý chí toàn dân. Vua hay chính quyền lãnh đạo cũng vì quyền lợi thiết thực của người dân để thi hành mọi lĩnh vực bao gồm đạo đức, chính trị, văn hóa, kinh tế, an ninh quốc phòng… Một xã hội tốt đẹpđáp ứng nguyện vọng mưu cầu hạnh phúc của người dân. Chính vì quyền lợi chung cho dân tộc mà tạo được niềm tin quần chúng, ý chí toàn dân là sự tổng hợp sức mạnh lớn nhất để quyết định tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm. Đức Phật dạy rõ trong kinh Tăng Chi về bảy pháp gồm bảy điều kiện để một quốc gia hưng thịnh. Trong pháp ấy, nhấn mạnh tinh thần: Hòa hợp, tôn trọng dân chủ, dân quyền, xây dựng luật pháp nhân bản, tôn trọng quyền sống, quyền bình đẳng, tôn trọng các bậc hiền trí trong đời. (Xem Kinh Tăng Chi Bộ-Phẩm Vajji, HT. Thích Minh Châu dịch).  Khi dân chúng ở Vajji thực hành bảy pháp để tổ chức sức mạnh một quốc gia cho nên vua A Xà Thế không dám dùng âm mưu đánh chiếm mà phải chịu rút lui.  Phật giáo Nguyên Thủy đã sớm có tư tưởng hộ quốc an dân theo tinh thần Phật dạy. Các kinh điển Đại thừa phát triển mà các thiền sư ứng dụng phong phú hơn, như Kinh Kim Cang, Bát Nhã, quan điểm: Tất cả pháp là Phật Pháp (Nhất thiết pháp giai thị Phật Pháp). Tinh thần từ bi vô ngãthể nhập vào xã hội để bảo hộ đời sống hòa bình nhân loại, là tư tưởng chủ đạo dấn thân giúp đời.

Vua Đinh Tiên Hoàng (924-979), có công dẹp loạn 12 sứ quân, nội loạn này cũng có nguyên nhân từ việc giặc Tàu gieo rắc từ trước. Nhà vua chính thức mời thiền sư Khuông Việt nhậm chức Tăng Thống, cố vấn hành chính cho triều đình. Thiền sư cũng giúp Vua Lê Đại Hành trong công tác chính trị và ngoại giao. Điều mà các nhà lãnh đạo quốc gia ngày nay cần quan tâm, dùng đạo đức cảm hóa nhân dân, thương dân mới giữ vững đất nước. Lòng dân mến thuận thì mọi thế lực ngoại xâm không còn có chỗ dựa để thôn tín, đồng hóa hay chiếm đoạt đất nước.

Vua Lê Đại Hành (980-1005), vị vua thời tiền Lê, có công chống giặc Tống phương bắc, dẹp quân Chiêm Thành phương nam để cũng cố đất nước Đại Cồ Việt.  Khi Vua hỏi thiền sư Đỗ Thuận (914-990) về vận nước, thiền sư đã trả lời như sau: “Vận nước như dây quấn. Trời Nam ôm thái bình. Đạo đức ngự cung điện. Muôn xứ hết đao binh”[1] (Quốc tộ như đằng lạc. Nam thiênthái bình. Vô Vi cư điện các. Xứ xứ hết đao binh). Bài: Vận Nước (Quốc Tộ), được xem như bản tuyên ngôn hòa bình của dân tộc Việt Nam. Vua được xem là thiên tử, người lãnh đạo muôn dân trăm họ, trong tổ chức pháp quyền phong kiến, Vua đứng trên cả thầy và cha mẹ, với tư tưởng “Quân-Sư-Phụ”. Toàn dân ví như mây quấn lại, hướng về Vua lãnh đạo, vua và dân cùng lý tưởng sống vì dân tộc thì quốc gia hùng mạnh, thanh bình.

Thời vua Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên sáng lập triều đại nhà Lý. Vị Vua anh minh này được thiền sư Vạn Hạnh (938-1025) đào tạo ngay thuở bé và cùng triều thần lập ngôi vua. Thiền sư Vạn hạnh đã từng cố vấn cho vua Lê Đại Hành đánh Tống, thống nhiếp quân Chiêm Thành. Thiền sư năng động, học rộng hiểu nhiều, làm việc đại sự giúp vua bình trị đất nước với lòng bi mẫn của hạnh Bồ Tát. Thiền sư ra đi đã để lại cho hậu thế những lời dạy cao quý của bậc thấu đạt lẽ có không và thịnh suy ở đời: “Thân như bóng chớp chiều tà. Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời. Sá chi suy thịnh việc đời. Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành”.[2] (Thân như điện ảnh hữu hoàn vô. Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố úy. Thịnh suy như lộ thảo đầu phô). Các nhà sư xem thân như huyễn, dấn thân cõi đời như huyễn để cứu khổ ban vui.

Trần Thái Tông (1218-1277) là vị vua đầu tiên của thời đại nhà trần, văn võ song toàn, cũng là một thiền sư lỗi lạc, mang tinh thần nhập thế. Năm 1258, đích thân nhà vua đã đích thân lãnh đạo quân đội đánh bật quân Nguyên Mông ra khỏi đất nước.  Ông vận dụng tư tưởng : “Lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình”.(Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm). Tư tưởng Thái Tông trong vai trò lãnh đạo quốc gia, phát huy đạo lý giải thoát trong mọi hoàn cảnh, làm nền tảng cho hình thành phái thiền Trúc Lâm sau này. Thời đại Nhà Trần với các vị vua kế tiếp đều đem hết sức mình cứu nước, cứu dân, đó là niềm tự hào muôn đời cho thế hệ người Việt Nam.

Ngày nay, Đất nước chúng ta đang bị quân Trung Quốc lấn chiếm biển đảo, chiếm dụng đất đai biên giớihình thức đồng hóa qua các hợp đồng lãnh thổ xây dựng khu dân cư trong lòng đất Việt. Đằng sau quan hệ kinh tế là nạn đe dọa về môi trường sinh thái, nguồn tài nguyên thực phẩm cũng bị nhiễm độc. Vô số món hàng giả, thực phẩm giả đã ồ ạt xâm chiếm thị trường Việt Nam, người dân đang chịu cảnh sống lo âu và bế tắc. Sự phân hóa rõ rệt trong mọi tầng lớp người dân, một dân tộc hiện tại không còn tự tin về chủ quyền dân tộc thì tương lai đất nước sẽ đi về đâu? Vậy bài học vì dân vì nước mà dấn thân bảo vệsức mạnh thiêng liêng vốn có ngàn đời của dân tộc Việt Nam, nếu bỏ dân sẽ mất nước.  Ngay trong tiếng nói trung thực để đòi quyền sống người dân hôm nay là thông điệp định hướng cho hành động cứu nguy dân tộc. Đáng lý xem đó là sự nỗ lực đáng khích lệ thay vì đàn áp và ngược đãi.

Hãy hướng về truyền thống cao thượng của tổ tiên, của các bậc anh hùng ái quốc để sống có trách nhiệm với dân tộc. Hãy thương dân, hãy quý dân, hãy vì dân, hãy đồng cảm với nỗi khổ của dân, hãy đồng hành với dân. Không phân biệt tôn giáo, địa vị, ai là người con dân Việt, người có lương triân nghĩa hãy tự nhận thức trước thảm họa giặc Tàu trên đất Việt. Mọi người dân vô tội như đàn cá nhốt trong chảo lớn khi lò lửa nung nóng và cơn đau quằn quại sẽ diễn ra trong vài giây phút sau đó. Dân tộc chúng ta trước thảm họa xâm lược của Trung Quốc hôm nay cũng như thế.

Trong giáo lý Tứ đế, bốn chân lý chắc thực trên hai phương diện chân đếtục đế thuyết minh cho đạo đức giải thoát trong hiện thực nhân sinh. Truy tìm nguyên nhân khổ đau để loại bỏphương pháp nhất quán cho lập trường Phật giáo trong xã hội hiện tại. Một nhà lãnh đạo, một chủ thuyết mù quáng mới chọn lựa con đường xâm lấn, cướp giựt để xây dựng hạnh phúc cho dân tộc, cho đất nước là điều không thể có được. Sự đàn áp, sự che đậy nỗi đau, nỗi khổ của dân là hành động đê hèn vô lương tâm tiếp tay nối giáo cho giặc, nhấn chìm tổ quốc trong lầm than và trong niềm tủi nhục là tội bán nước hại dân.

Người dân là bảo vật của đất nước, người dân cùng khổ đáng được bảo bọc và che chở trước mọi chướng nạn cuộc đời. Tiếng kêu thương của dân là tiếng gọi của hồn thiêng sông núi nhắc nhở mọi người dân Việt có lương tâm nòi giống hãy vươn lên trước mọi cường quyền ngang trái để giữ gìn đất nước tổ tiên lâu đời gầy dựng và bảo vệ. Đất nước thực sự độc lậptự do là chiếc nôi kỳ diệu nuôi lớn mọi thế hệ con cháu chúng ta hôm nay và muôn đời./.

 

 



[1]Bài Quốc Tộ-Thiền Sư Đỗ Thuận, Nguyễn Lang dịch, Việt Nam Phật giáo Sử luận I, NXB. Lá Bối, in lần thứ 1, S, 1973

[2] Vạn Hanh Thiền Sư “Thị Đệ Tử”, HT. Thích Mật Thể dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8257)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9448)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10194)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9033)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9131)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11194)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 9931)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17402)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8043)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8268)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8447)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8105)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 9980)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8114)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9588)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8390)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8233)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8516)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9732)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11104)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10120)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9293)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9436)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11714)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8526)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9099)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8804)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9211)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10776)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9894)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8472)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9850)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 9943)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8791)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13293)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10006)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9131)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26754)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9855)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12706)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10735)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9833)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10123)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11013)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9747)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10057)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9482)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9850)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8688)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8432)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant