Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hoằng PhápPháp Sư

23 Tháng Mười Hai 201619:57(Xem: 6451)
Hoằng Pháp – Pháp Sư

Hoằng PhápPháp Sư


Hòa Thượng Thích Giác Viên

Sáng nay, thứ Năm ngày 22 tháng 12 năm 2016, tôi đang hoằng Pháp tại một thành phố mưa nhiều Seattle, tiểu bang Washington. Sau những bổn phận buổi sáng của nhà Sư xong, tôi vào thư phòng, thưởng thức một tách trà nóng, xem xét các email xong, thì vô tình vào trang Phật pháp Hoa Vô Ưu , đọc được một bài của Hoà Thượng Thích Như Điển “Pháp học và Pháp hành theo kinh tạng Nam và Bắc Truyền”. Trong 70 năm cuộc đời, tôi có kim chỉ Nam trong cuộc sống, không phải chuyện của mình, chuyện của người ta thì không để ý đến. Nhưng rồi chợt nhớ  Đạo từ của Ngài Trưởng Lão Đệ Tam Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ khuyên nhủ các vị Pháp sư đời này mà tôi rất tâm đắc nên thành thử phải viết vài ba hàng cho lần đầu và cũng là lần cuối để bổ túc thêm bài của HT Thích Như Điển và phổ biến Đạo từ của Ngài.

Kỹ thuật tân tiến về thông tin điện tử hiện nay đã làm công việc hoằng Pháp được đơm hoa trổ trái rất nhiều, nhưng không biết hoa gì và trái gì đây, hoa thật hay hoa giả, trái thật hay trái giả, bề trái của cái huy chương này chúng ta cũng cần phải suy nghiệm lại. Thời Đức Thế Tôn trong kinh thường nói “binh khí của miệng lưỡi”, bây giờ theo tôi nghĩ là “binh khí của mạng lưới”. Vì có một số tự xưng là xuất gia, không biết tứ nhiếp pháp là gì, lợi dụng phương tiện này khen mình chê người dùng những ngôn từ mà người không tu còn không dám viết hay nói.

Sau đây, tôi xin kể lại một câu chuyện hoằng Pháp của tôi và sau đó kết thúc bằng Đạo từ của Đức Trưởng Lão Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ.

Cách đây khoảng hai năm, trong một buổi Pháp đàm ngày thọ bát quan trai hằng tháng, có một nhóm nữ Phật tử khá lớn tuổi đưa tay xin thưa rằng: tháng qua chúng con có đi nghe Pháp và nghe vị Pháp sư giảng như thế này, làm tâm chúng con bị giao động và không biết con đường chúng con theo Thầy tu học Tịnh độ trên hai mươi mấy năm có đúng đường không? (Sau khi tìm hiểu, vị Pháp sư trẻ trên bốn mươi mấy tuổi này khá nổi tiếng, có đủ các loại bằng cấp của thế gian và hình như có quan hệ khá lớn với chính quyền Việt Nam hiện tại. Trên youtube hoặc trên mạng những bài thuyết giảng của vị này và các vị Pháp sư trẻ có, già có đã phá về pháp môn Tịnh độ, chê bai kinh điển Đại thừa là ngụy kinh, phỉ báng các phương tiện cúng tế, được phổ biến rất rộng rãi. Trong khi đó, dưới thời Đức Thế Tôn, Ngài chưa hề đả phá và phỉ báng một ngoại đạo nào cả).Tôi xin tóm tắt 3 lời giảng của vị Pháp sư này:

1/ Làm gì có cõi Cực lạc, Tịnh độ ngay đây và hiện tại (nói một cách khác là bây giờ và ở đây), kinh A Di Đà là ngụy kinh.

2/ Kinh Điạ Tạng là do các ông Thầy Tàu bịa ra để hù người ta cúng kiến, làm gì có cõi địa ngục.

3/ Sau khi chết là đi ngay, không cần phải cúng kiếng 49 ngày, làm gì có thân trung ấm.

Trong các buổi Pháp đàm tôi thường mời các giới tử thiện trí thức thay tôi trả lời giùm rồi đại chúng cùng thảo luận để học với nhau, thông thường tôi chứng minh tán thán hay thêm thắt và hướng dẫn cho đúng câu trả lời. Trong lúc chờ cho các giới tử chuẩn bị trả lời, cá nhân tôi lúc đó nghĩ rằng: lịch sử luôn luôn tái diễn, sự chống đối cái vụ ngụy kinh này xưa hơn cả ngàn năm rồi, từ Trung Hoa qua Việt Nam và bây giờ lại tái diễn. Âu cũng là nghiệp vận của Phật giáo “trong thời kỳ Pháp đang đi xuống này”. Tôi chưa kịp mời thì có một vị nam Phật tử lớn tuổi đưa tay xin trả lời, tôi liền mời (vị ấy là một cựu quân nhân trong quân đội miền Nam, đi học tập cải tạo trên 12 năm và định cư theo diện HO). Vị ấy đứng dậy và nói rằng:

Bạch Thầy và thưa đại chúng, theo con nghĩ vị Pháp sư này có ý gì đây:

Thầy từng dạy chúng con, tam tạng kinh điển thì rất nhiều, nhưng chư Phật ba đời thường dạy 3 câu cốt lũy để tu học: Nguyện tránh làm các điều ác, Nguyện luôn làm các việc lành, Nguyện tâm trí được trong sạch. Lời của chư Phật cũng dạy: hãy tự thắp đuốc mà đi, khi mà đã chọn một con đường đi, thì tinh tấn, sẽ có ngày ra khỏi rừng phiền não luân hồi. Đừng vội nghe đường này, đường kia rồi đi vòng vòng như con kiến bò trên miệng chén thì chừng nào mới ra khỏi rừng. Theo con nghĩ, vị Thầy này nói là không có kinh A Di Đà, không có cõi Cực lạc, như vậy chúng ta không nên làm việc thiện tạo phước để hồi hướng về cõi Tịnh độ; vị Thầy này nói là không có kinh Địa Tạng, như vậy không có địa ngục nên tha hồ làm các điều ác như thế gian không có nhà tù; vị này nói không có thân trung ấm không cúng kiếng gì cả, như vậy chết là hết. Theo con nghĩ là vị Pháp sư này dạy: không làm các việc thiện, tha hồ làm các điều ác, chết là hết, con thấy chủ nghĩa này là chủ nghĩa vô thần không tin nhân quả, giống chủ nghĩa cộng sản quá. Con cũng không biết vị Thầy này tu tới đâu mà dám phỉ báng, chê bai chư Liệt vị Tổ sư Tịnh Độgần đây nhất là Ngài Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, con nghĩ Pháp sư này là cán bộ quá. Vị này nói tới đây thì đại chúng vổ tay đồng hoan hỷ tán thán. Tôi cũng tán thán và nói đại chúng rằng: đạo hữu X đã trả lời rồi, đại chúngđồng ýhoan hỷ không. Lại một tràng pháo tay vang dội tán thán. Xin hết chuyện.

Sau đây là lời tâm huyết của một vị Đại trưởng lão Hòa Thượng vì thương hàng xuất giaân cần dạy:

Đạo Từ của

Đức Pháp Chủ Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ

đọc trong buổi lễ khai mạc khóa bồi dưỡng hoằng Pháp phía Bắc tổ chức tại thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) ngày  17/12/2010

Nam mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Kính bạch chư tôn Thiền đức!

Kính thưa Liệt vị cùng toàn thể Tăng Ni, Thiện Tín trong đạo tràng!

Hôm nay chúng tôi rất hân hạnh được tham dự khai giảng khóa bồi dưỡng Hoằng Pháp cho Tăng Ni, Thiện Tín, hoằng pháp viên ở miền Bắc nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Mở đầu, chúng tôi xin thành thực cảm ơn Đạo tràng và Ban tổ chức đã nhiệt tình đón tiếp, cũng xin nguyện cầu Phật, Tổ gia hộ, chứng minh công đức chư vị đã tổ chức Phật sự này.

Đến đây, chúng tôi nhận thấytrách nhiệm phải đóng góp cùng Ban tổ chức hoàn thành tốt chương trình khóa học đã đề ra.

Chúng tôi xin tham gia mấy điểm về việc bồi dưỡng quý vị Tăng Ni nghệ thuật trụ trì và kỹ năng thuyết giảng.

Nói đến trau giồi kỹ năng thuyết giảng là nói đến chuyện phải “học ăn, học nói” như thế nào để người ta nghe được; nói là nói điều gì cho đúng với Phật pháp chứ không phải sa đà vào các chuyện thế tục.

Phật pháp vào đời là để ban vui cứu khổ cho nhân sinh, lấy loài người là đối tượng chủ yếu để giảng dạy.

Đức Phật tuyên thuyết về sự tu hành, nhấn mạnh sa đọa hay tiến hóa cũng ở con người, được quyết định bởi chính mình. Bản thân Đức Phật giáng sinh, tu hành, thành đạo, thuyết pháptịch diệt đều ở cõi người, tuân theo lý vô thường của thế gian.

Đức Phật từ cõi chân tịnhthị hiệnthế gian, cho thấy thế gian này có đủ điều kiện để loài người tu hànhtiến hóa lên như Phật đã làm chứng.

Tăng Ni, ai nấy đều phải tự tín mà xác định mục đích cứu cánh của việc tu hành theo Phật là phấn đấu lên bốn cõi Thánh: Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát và Phật, chứ đến cõi Trời tuy sung sướng đầy đủ cũng chỉ thuộc về các cõi phàm, vì ở đó khi hết phúc rồi thì cũng bị sa đọa.

Tăng Ni, chúng ta tu học, tu hành theo Đức bản sư của chúng ta, noi theo tấm gương của Thầy, nương vào Tăng chúng, nỗ lực tự thân tiến hóa, hoàn thiện mình. Trước hết là trau giồi 3 nghiệp thân, khẩu, ý cho chuyên, cho thanh tịnh.

Phương pháp của Đức Phật để lại cho chúng ta rất giản dị, rất rõ ràng, ai cũng có thể làm được. Chỉ có điều chúng ta có làm, làm triệt để hay không mà thôi. Ở miền Bắc, nhất là ở đồng bằng đã có nhiều chùa. Lớn nhỏ, mỗi làng thường có ít nhất một ngọn chùa. Mỗi ngọn thường có 1 vị sư. Nhiều vị có đủ phẩm chất, xứng ở ngôi trụ trì, nhưng cũng còn nhiều vị phải được bồi dưỡng thêm.

Sư là khuôn mẫu, mô phạm của loài người, chí ít là trong một cộng đồng người, nếu khôngđạo hạnh, không có trí tuệ thì lấy gì mà dạy người? Lấy gì làm gương tốt để mọi người noi theo?

Nhà chùa phải phấn đấu theo hướng, không chỉ là nơi thờ Phật, Tổ, sinh hoạt tín ngưỡngcăn bản còn phải là trường học để giáo hóa thập phương đồng bào bỏ ác theo thiện, thấm nhuần giáo lý nhân quả. Từ đó thúc đẩy sự tiến hóa của xã hộinhân sinh. Trụ trì là người trực tiếp, trực diện làm điều đó.

Tăng Ni, vị nào cũng đã từng được biết về ý nghĩa của trụ trì, “trụ Pháp vương gia, trì Như lai tạng” và đều từng biết ý nghĩa của xuất gia “xuất thế tục gia, xuất phiền não gia, xuất tam giới gia”… Nói thì dễ, nhưng để làm, làm đến nơi đến chốn thì không phải là dễ.

Nếu nói rất hay mà không làm, làm ngược lại, làm dở thì vô dụng, không thể giúp đỡ đồng đạo, đồng bào tu họctiến hóa được, đó là nguyên do để  cuộc đời tu hành của chúng ta không hoàn thành trách nhiệm, có tội với Đạo, với Đời.

đệ tử Phật, theo Phật, chúng ta phải học và hành theo Phật, ăn cơm, mặc áo của thập phương thiện tín, chúng ta phải cống hiến trả lại cho đời. Đó là lẽ tự nhiên, là luật nhân quả, chúng ta phải thường tự vấn, tự tỉnh về điều đó.

Trong thực tế, tùy theo mức độ phát nguyện, đệ tử Phật phải giữ gìn, thực hành giới luật: tam quy ngũ giới, bát quan trai, thập thiện, v.v… Lấy những điều đơn giản nhưng rất căn cốt ấy mà nhìn nhận vào 3 nghiệp thân khẩu ý: việc làm, lời nói, ý nghĩ của mỗi người (có sát sinh, có trộm cắp, có tà dâm, có nói dối, có nói thêu dệt, nói đôi đường, nói ác độc, có tham lam, giận dữ, si mê không?) thì thấy  Phật giáo, công việc và trách nhiệm của Tăng Ni, của trụ trì, của Thiện tín đối với bản thân, với đệ tử, với đời sống xã hội là rất nặng nề, song rất có ý nghĩa đối với sự tiến hóa của loài người.

Ngày càng có nhiều điều chân lý, giới cấm của Phật giáo được xã hội, được nhân loại tiếp nhậnthực hành. Đơn cử như việc Liên hiệp quốc ban hành sách đỏ cấm sát hại các loài động vật quý hiếm, bảo tồn môi trường, thực hành giới sát của Đạo Phật vì sự sống có ý nghĩa của nhân sinh.

Căn bản và đầu tiên của nghệ thuật trụ trì là phải gương mẫu. Gương mẫu trong lời nói, việc làm, nhất là việc làm: ban vui cứu khổ, tha thứ, bao dung, chịu thương chịu khó, cần cù, giản dị, tiết kiệm, trường trai giữ giới, thanh tịnh là những điều không bao giờ cũ. Có vậy thì khi mang chân lý nhà Phật ra thuyết giảng người ta mới nghe, mới theo.

Khi thuyết giảng thì nên tùy căn cơ, trình độ của thiện tínphương tiện. Nhà Phật có vô lượng pháp môn đối trị với vô lượng bệnh tật phiền não của chúng sinh. Rốt cuộc lại chỉ còn có hai là Sắc phápTâm pháp. Tới nay, chúng sinh căn bản nghiệp nặng, phúc bạc, muốn theo Phật hòng tiến hóa khỏi sa đọa thì cần tin cho thật sâu, tu hành thiết thực theo pháp môn niệm Phật. Được đâu chắc đó.

Phải luôn tự tỉnh rằng, chân lý mà Phật nói ra cũng chỉ là ảnh tượng, là ngón tay chỉ mặt trăng. Nghe món ăn là ngon thì phải tự được ăn mới biết, còn không thì chỉ là hàm hồ tư biện mà thôi.

Huống hồ thời đại Phật thuyết giáo đã xa xưa, ngôn từ trở ngại, tam sao thất bản, đến nay cái gọi là chân lý đó chỉ còn là cái bã nhả ra của biết bao người, bao thế hệ nhai đi nhai lại. Cho nên, nếu không tu hành tinh tấn, chân thật thì rồi đạo Phật và đội ngũ Tăng Ni chỉ còn là hình thức sa đọa.

Điều cuối cùngchúng tôi  bất đắc dĩ phải nói, cũng chỉ là nhắc lại, với đại chúng và với Ban tổ chức khóa học, Đạo Phậtđạo chân thực, thành thực, lão thực. Hoằng Pháp cũng chỉ là “nguyện giải Như lai chân thực nghĩa” với mọi người, với chúng sinh mà thôi.

Với việc thế gian, sao cho lý với sự, nội dung với hình thức hài hòa. Với việc Đạo cũng vậy, chạy theo sự tướng, hình thức thì khó tránh khỏi sai lạc, đánh mất bản tâm.

Hôm nay, tại hội trường mênh mông này mà thiết lập đạo tràng, âm thanh, ảnh tướng nó cứ oang oang, người tới người lui, phải chăng chỉ là một cuộc phô trương biểu diễn, tâm ý mọi người trong cảnh ấy khó thu, khó nhiếp thì việc hoằng pháp khó hiệu quả được.

Chúng tôi đề nghị, khóa bồi dưỡng, nhất là chuyên cho Tăng Ni, nên chọn một không gian hợp lý, êm ấm, giản dị, tránh tốn kém để lập đạo trànghoằng pháp độ sinh. Đạo tràng Phật sự thiết tưởng nên thanh tịnh, hòa hợp thì mới hợp Pháp, mới đắc Pháp được.

Trước khi dừng lời, chúng tôi xin thành thực chúc chư Tôn đức, chư vị đại biểu khách quý, Tăng Ni, Thiện Tín mạnh khỏe, tinh cần tu học, an lạc, thành tựu. Chúc khóa học thành tựu hiệu quả.

Những lời nói trên đây của tôi có điều gì thiếu xót, thành thực mong quý vị lượng thứ.

Nam mô A Di Đà Phật!”

 

Đây là lời tâm nguyện tha thiết của Đức Pháp Chủ dạy cho hàng hậu học. Ngài tự xưng là Lão nông tăng, năm nay Ngài đã trên 100 tuổi, trên 80 tuổi Hạ. Sau khi tìm hiểu cuộc đời tu hành cũng như những lời dạy của Ngài qua các Đạo từ hàng năm về Phật Đản hay Vu Lan, tôi tự thầm hướng về chốn Tổ Viên Minh, Chùa Ráng Hà Tây, Bắc Việt, nguyện “Y giáo phụng hành”.

Viết xong tại thành phố Seattle lúc 11:00 sáng ngày 22 tháng 12 năm 2016

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8527)
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnh.
(Xem: 8708)
Nếu muốn mang lại cho mình sự bình lặng thì các bạn phải thực hiện được nó trên tất cả mọi mặt.
(Xem: 7735)
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh.
(Xem: 11738)
Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi...
(Xem: 21890)
Phật dạy: với người không có duyên, ta dù có nói bao nhiêu lời và dùng nhiều phương tiện thiện xão cũng bằng thừa.
(Xem: 7964)
Các pháp hữu vivô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết.
(Xem: 9457)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt.
(Xem: 14222)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.
(Xem: 9222)
Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao.
(Xem: 8978)
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.
(Xem: 8366)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đề...
(Xem: 8689)
Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế ...
(Xem: 9848)
Muốn sống với chân hạnh phúc xin hãy chặt đứt mọi vọng tưởng điên đảo. Khi vọng tưởng điên đảo chấm dứt thì Chân Tâm sáng tỏ.
(Xem: 9561)
Thở vào để hàm dưỡng sinh lực, thở ra với lòng lành hướng về tất cả chúng sinh.
(Xem: 9457)
Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.
(Xem: 8776)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định.
(Xem: 9579)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt, thì không tốt-đẹp cho bằng người chỉ sống một-ngày mà hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 8265)
Không phải ngẫu nhiênĐức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
(Xem: 9176)
Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả.
(Xem: 9529)
Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.
(Xem: 8978)
Một trong những khổ đau dai dẳng của kiếp người là sự lo sợ, lo nghĩ, lo phiền, ưu tư, sầu muộn.
(Xem: 9313)
Theo quan điểm của giáo lý Phật giáo sự bất công trong đời sống chứa đựng nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân...
(Xem: 21398)
Trăm năm trước thì ta chẳng có, Trăm năm sau có cũng như không. Cuộc đời sắc sắc không không, Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
(Xem: 8953)
Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật.
(Xem: 9436)
Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì ...
(Xem: 8779)
Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi thoát nạn thì thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, quan niệm sống đến hành xử theo hướng thiện lành.
(Xem: 9165)
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
(Xem: 10661)
Từ bùn lầy hoa sen vươn lên và nở hoa thơm ngát, cũng vậy, ai cũng có khả năng giác ngộ giải thoát như nhau.
(Xem: 9064)
Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã ...
(Xem: 10154)
“Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.
(Xem: 9535)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng...
(Xem: 8806)
Chúng ta phải làm thế nào để có thể quán thấy thật minh bạch năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) - tức là cả cái khối "thân-xác-tâm-thức" gây ra đủ mọi thứ khổ đau và căng thẳng.
(Xem: 8720)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quảtrở thành arhat/A-la-hán
(Xem: 9211)
Trong cuộc đời luôn có nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau với nhiều nỗi niềm mà con người phải trải qua.
(Xem: 8456)
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật.
(Xem: 9830)
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi.
(Xem: 10161)
Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung.
(Xem: 17086)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
(Xem: 10554)
Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy! Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình.
(Xem: 9753)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại.
(Xem: 11123)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
(Xem: 22182)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8704)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 8119)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
(Xem: 7963)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
(Xem: 8939)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15780)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9471)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
(Xem: 8970)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 9091)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant