Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đón Xuân, Uống Trà, Mạn Đàm Chuyện Đời, Chuyện Đạo

08 Tháng Giêng 201716:20(Xem: 11598)
Đón Xuân, Uống Trà, Mạn Đàm Chuyện Đời, Chuyện Đạo

Đón Xuân, Uống Trà, Mạn Đàm Chuyện Đời, Chuyện Đạo

 

Huỳnh Kim Quang

 

Ngày Tết theo truyền thống dân Việt là dịp sum họp gia đình, họ hàng. Dù đi đâu hay có bận gì thì tới ngày Tết con cháu trong nhà cũng dành vài ngày để quy tụ về nhà ông bà, cha mẹ, nhà từ đường cùng nhau ăn Tết, chúc xuân, thăm hỏi và hàn huyên chuyện trò.

Thôi thì mình cũng “trước sao sau dậy,” theo tục lệ mấy ngày Tết cùng nhau đón xuân, ăn mứt, uống trà và mạn đàm chuyện đời, chuyện đạo cho vui! Người viết đã pha bình trà rồi, lại còn có mứt nữa. Bây giờ mình bắt đầu câu chuyện đầu năm đi nha.

Theo âm lịch, năm nay là năm Đinh Dậu, năm con gà. Con gà làm được một việc lợi lạc mà những con khác trong mười hai con giáp không làm được là đánh thức nhân gian bằng tiếng gáy lúc gần sáng. Ở miền quê Việt Nam ngày xưa, mà có lẽ ngày nay cũng thế, khi mà người dân quê ít ai canh đồng hồ báo thức để dậy sớm đi cày cấy, đi làm lụng, đi buôn bán tảo tần thì tiếng gà gáy sáng chính là đồng hồ báo thức chính xác và hữu ích nhất.

Trong lúc mọi người đang ngủ say thì tiếng gà gáy thức tỉnh họ dậy, kéo người ta ra khỏi mộng mị của cuộc đời để trở về với thực tại cuộc sống. Cho nên ca dao Việt Nam có câu:

“Gió đưa cành trúc là đà

Tiếng chuông Linh Mụ, canh gà Thọ Xương.”

Người mình xem tiếng gà gáy báo thức sang canh như tiếng chuông Chùa Linh Mụ thức tỉnh lúc gần sáng. Như vậy, con gà ngoài việc cống hiến trứng và thịt cho con người ăn còn giúp người ta tỉnh giấc mộng đời. Hữu ích lắm chứ!

Xin nói thêm về con gà một chút để biết cho vui. Theo tự điển bách khoa mở Wikipedia, thì con gà là loài gia súc có mặt sớm nhất tại Đông Nam Á và tại Ai Cập gà được biết tới rất sớm vào khoảng 15 thế kỷ trước công nguyên. Vào năm 2011, dân số gà nhiều hơn gấp 2 lần dân số loài người, với 19 tỉ con gà sống trên trái đất.

Nhưng, nói đến tục lệ đón xuân của người Việt thì người viết chịu nhất là chuyện làm mới mọi thứ từ tâm đến thân, từ trong nhà ra ngoài đường, đâu đâu cũng mới, cũng đẹp. Để đón xuân, người Việt mình chuẩn bị nhiều thứ, sơn sửa, quét dọn, lau chùi, trang hoàng nhà cửa từ trong ra ngoài. Lại còn sằm sửa đồ đạc, mua hoa quả bánh trái, rim mứt để cúng Phật, cúng ông bà trong ba ngày Tết. Và đối với bọn con nít thì háo hức se sua quần áo mới để mặc đi chơi Tết. Đặc biệt, trong ngày Mùng Một Tết thì tục lệ nước mình rất kỹ lưỡng, rất tinh tế, từ việc giữ gìn lời ăn tiếng nói đến việc đi chùa lễ Phật trong ba ngày Tết để thân tâm đều trong sạchchiêu cảm phước lạc cho cả năm.  

Lúc nhỏ thì không hiểu, nhưng khi lớn lên, học được Phật Pháp thì người viết nhận thức tục lệ sửa soạn và làm mới thân tâm trong ngày Tết là điều rất hay, rất hữu ích. Qua đó, ít nhất, một năm người mình cũng có một cơ hội để tu sửa thân tâm, nhất là tu sửa cái tâm mình để sao cho không nghĩ, không nói và không làm điều gì bất lợi cho mình và người. Đó chính là thực hành theo lời Phật dạychuyển hóa chánh báo (thân tâm) và y báo (hoàn cảnh sống chung quanh, gia đìnhxã hội) bằng cách chuyển hóa ba nghiệp (tức hành tác của thân, miệng và ý) theo điều thiện. Đó cũng chính là làm đúng theo đạo lý nhân quả, tạo nhân lành để có quả lành. Nếu chỉ biết cầu mong điều tốt đẹp mà không làm gì để tạo nhân lành thì không thể có kết quả lành đến với mình. Khoa học và thực tế lắm chứ, không mê tín dị đoan chút nào. Nếu mỗi ngày cũng làm mới thân tâm như ngày Tết thì chắc chắn sẽ có nhiều kết quả lợi lạc hơn rất nhiều.

Ở Quận Cam của Tiểu Bang California, Hoa Kỳ, nơi có đông đảo người Việt định cư nhất tại hải ngoại, vào dịp cuối năm âm lịch phố xá cũng tưng bừng vào những ngày mua sắm đổ Tết. Ở đây không thiếu thứ gì, từ hoa quả bánh trái, rim mứt, và những món ăn truyền thống dân tộc. Dường như ở đây, những ngày cận Tết thì có không khí Tết hơn là chính mấy ngày Tết.

Người viết mấy năm nay cứ vào đêm Giao Thừa là đến các chùa tại Little Saigon để làm tin, làm phóng sự cho báo. Nhộn nhịp, vui vẻ và có không khí Tết nhất là đêm Giao Thừa tại các chùa. Chùa nào cũng đông người đi lễ Phật, đi coi văn nghệ và đốt pháo. Vì an ninh, các chính quyền thành phố chỉ cho đốt pháo tại một số chùa có xin phép, nên rất đông người, nhất là giới trẻ là những người ghiền đốt pháo Tết, tập trung về các chùa có đốt pháo để “ăn ké.” Có chùa vào giờ Giao Thừa từ trong chánh điện ra tới ngoài đường người đi không có chỗ chen chân. Đúng là đông như ngày hội Tết! Tất nhiên hễ có đông người tụ hội thì không sao tránh khỏi những điều phức tạp. Có chùa than phiền về tình trạng người đi lễ đầu năm bứt bẻ cây cảnh để làm lộc đầu năm khiến cho cây kiểng trong chùa xác xơ tan nát, nên các chùa đã chuẩn bị thật nhiều trái cây như cam quýt hoặc những cành mai, hoa đủ thứ và cả bao lì xì để tặng người đi lễ chùa làm lộc mang về đầu năm.

Ấy vậy mà sao có người đòi bỏ đi tục lệ đón xuân ý nghĩa và cao đẹp này? Thật là mười phần không nên. Nếu sợ tốn kém, phung phí thì chỉ nên giảm bớt ngày nghỉ lễ Tết không để kéo dài quá lâu làm hãng xưởng, công sở bị thiệt hạiảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước thôi. Nhưng đó là chuyện ở trong nước, còn ở hải ngoại thì ngày Tết Việt Nam không ảnh hưởng tới công sở Mỹ, có chăng là một số cơ sở kinh doanh của người Việt, mà cũng chỉ cho nghỉ vài bữa chứ không lâu lắm.

Năm mới, ai cũng mong điều tốt đẹp sẽ đến, nhất là trong bối cảnh nhiều bất an của thế giớichúng ta đang sống hiện nay. Truyền thông ngày nào cũng tràn ngập những tin tức về Nhà Nước Hồi Giáo (IS) và khủng bố al-Qaeda  mở mặt trận quy mô ở Syria, Iraq, vừa rình rập từng cơ hội để nổ bom, bắn giết nhiều người trên khắp thế giới từ Âu Châu sang Mỹ Châu. Hàng triệu di dân tại Trung Đông và Bắc Phi tràn qua Châu Âu gây khủng hoảng an ninh, kinh tế, xã hội chưa từng có và tạo dây chuyền bất ổn đến các nước khác trên thế giới. Chưa hết, còn chủ nghĩa dân tộc tả phái, hữu phái cũng đang vùng dậy, qua hình ảnh của một Tổng Thống Nga Vladimir Putin, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte, và mới đây Tổng Thống Mỹ Donald Trump. Thêm vào đó là các chủ trương bảo hộ mậu dịch về kinh tế góp phần tạo mối de dọa đến các thành quả có được của toàn cầu hóa trong mấy chục năm qua. Trật tự thế giới đang bị những nhà chủ nghĩa dân túy đó sắp xếp lại theo chủ thuyết riêng của họ mà chẳng nghĩ gì tới sự an nguy của toàn nhân loại. Thực trạng của một đất nước Syria tan nát, một Châu Âu đầy bất trắc, một Trung Mỹ chao đảo, một Biển Đông của Thái Bình Dương dậy sóng là các hệ quả của chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Và chắc chắn sẽ còn nhiều bất an nữa sẽ diễn ra trên hành tinh này trong những năm tháng tới!

Không chỉ có chừng đó bất an, thế giới này và đặc biệt ngay trên quê hương Việt Nam tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi sinh đã và đang đem tới nhiều thiệt hại to lớn về nhiều mặt, từ kinh tế, xã hội tới an ninh, sức khỏeđời sống của con người. Thảm họa mực nước biển dâng cao xâm thực làm thiệt hại việc canh tác tại đồng bằng lưu vực Sông Cửu Long; vụ thải chất độc xuống biển của công ty Formosa tại Hà Tĩnh làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm vùng nước biển, khiến cho hàng triệu người dân nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam lâm vào tình cảnh điêu đứng khổ sở!

Chắc có người sẽ nhíu mày cho rằng bộ hết chuyện nói rồi chăng, sao ngày Tết ngày Nhứt mà lại đem ba cái chuyện không vui này ra nói!

Thưa, trên đời, đã có chuyện vui thì ắt có chuyện không vui. Nhất là người con Phật thì ý thức rõ điều đó hơn ai hết. Và nếu đã thích vui thì cũng phải chấp nhận cái không vui, vì đó là hai mặt của cuộc đời luôn luôn cùng hiện hữu. Không ai có thể chỉ muốn có điều vui không thôi mà không nhận điều không vui được. Dù mình có phủ nhận, có từ chối, có trốn chạy cái khổ thì nó vẫn sờ sờ ra đó, ngay trong nhà mình, trong cuộc sống mình, trong thân tâm mình. Trong thế giới tương quan duyên khởi này có không, sinh diệt, khổ vui cùng nương nhau mà tồn tại, khi “cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không.” Bởi thế chúng ta mới đi theo đức Phật, mới đến với đạo Phật để học và tu sao cho đạt tới mở mang trí tuệ để nhìn rõ bản chất các pháp và biết cách trực diện để chuyển hóa chứ không trốn chạy nữa. Khi làm được vậy thì mới mong giải thoát khổ đau.

Trong mấy ngày Tết tạm được nhàn hạ một chút, người con Phật cũng nên suy nghiệm là chúng ta có thể làm gì để góp phần giải quyết các nan đề của nhân loại nói chung và ngay chính cuộc sống của mỗi người chúng ta nói riêng? Từ vấn đề đó dẫn chúng ta đến hai vấn đề khác là, một, có phải người Phật tử là nên tránh xa những chuyện đời như thế để chỉ lo tu hành thôi; và hai, trong Phật Giáogiải pháp cho những vấn đề như thế?

Nãy giờ nói chuyện cũng hơi lâu, bình trà đã pha tới nước thứ ba rồi. Nước trà đã lạt, hết ngon. Xin cho phép vài phút để người viết pha lại bình trà khác uống cho đậm đà, nha quý vị. À, nói chuyện say mê đến quên thưởng thức món mứt gừng vừa cay, vừa ngon miệng rồi. Trong lúc chờ pha bình trà khác, xin mời chư vị ăn mứt để biết hương vị Tết Đinh Dậu mặn mà cỡ nào!

Bây giờ chúng ta lại vào chuyện tiếp. Được rồi chứ!

Thật ra, sự tồn tại và phát triển của Phật Giáo trên thế giới hơn hai ngàn rưởi năm và tại Việt Nam hơn hai ngàn năm đã là câu trả lời thật rõ ràng cho chúng ta đối với những vấn đề vừa được nêu ra. Tại sao? Bởi vì, nếu Phật Giáo không có khả năng, không đóng góp được gì cho nhân loại và cho đất nước Việt Nam thì Phật Giáo đã không được nhân loại và dân tộc Việt đón nhận một cách trân quý và nhiệt thành như chúng ta đã và đang thấy suốt chiều dài lịch sử trên hai mươi lăm thế kỷ qua.

Trong tác phẩm Lý Hoặc Luận, có mặt vào khoảng hậu bán thế kỷ thứ 2 sau tây lịch tại Giao Châu, tác giả Mâu Tử -- một tri thức Tàu tị nạn tại Giao Châu và rồi chống lại quan điểm cho rằng nước Trung Hoa là trung tâm của trời đất -- khi bàn về đạo hiếu trong Phật Giáo có nói rằng đạo lý đó không phải là lý thuyết suông mà là “Ở trong nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài xã hội thì cứu dân độ thế, khi ngồi một mình thì tu thân”.

Đúng vậy, trên thực tế Phật Pháp không chỉ là lương dược trị bệnh thân tâm cho cá nhân con người mà còn là giải pháp hữu hiệu để trị quốc an dân. Điều này đã được lịch sử chứng thực qua việc đem giáo pháp Phật để bình trị thiên hạ một cách thành công của Vua A DụcẤn Độ, Vua Lương Võ Đế ở Trung Hoa, các vua triều đại nhà Đinh, Lê, Lý, Trần của Việt Nam, v.v… Gần đây nhất là cuối năm 1999, Liên Hiệp Quốc cũng đã ra Nghị Quyết lấy giáo pháp từ bi và hòa bình của đức Phật để xoa dịu và hóa giải những bất an, bạo động và khủng hoảng trên thế giới. Cũng nhân Nghị Quyết đó, Liên Hiệp Quốc mới đặt ra việc tổ chức Đại Lễ Vesak, kỷ niệm ngày Đản Sanh, Thành ĐạoNhập Niết Bàn của đức Phật hàng năm.

Hãy nói chuyện ở nước mình cho dễ thấy. Rằng, nếu mọi người từ dân đến quan đều thực hành lời Phật dạy một cách hữu hiệu, giữ gìn Năm Giới, bỏ bớt tham sân si, thực hiện lòng từ bi thương yêu lẫn nhau [từ bi], biết nghĩ cho người khác [lợi tha], vận dụng được phần nào tiềm lực trí tuệ ngay trong chính mỗi người [trí tuệ], thì sẽ mang lại biết bao lợi lạc cho mình, cho người, cho đất nước và dân tộc. Đừng nói đâu xa chỉ xin nói một chuyện là mỗi người dân, mỗi ông quan có thể bỏ bớt lòng tham chiếm hữu của cải của người khác, không trộm cắp của người, của công, giữ lòng thanh bạch thì đã có thể tránh được đại nạn tham nhũng, bốc lộc và hà hiếp dân lành. Ngay như chuyện Fomorsa còn mới tinh trước mắt, suy cho cùng căn nguyên sâu xa nhất cũng là từ lòng tham của con người mà ra, phải không? Còn gì nữa chứ! Thì do lòng tham mà các quan có trách nhiệm đã mắt nhắm mắt mở dễ dãi thông qua kế hoạch để nhận hầu bao, do tham lợi mà mờ mất lương tri không nghĩ tới hậu quả tai hại cho người khác, do tham lam mà quên mất việc làm của mình sẽ dẫn tới thiệt hại lớn lao và lâu dài cho môi trường sống của muôn vạn người dân, v.v…

Người viết có cảm nghĩ dường như người con Phật ngày càng có khuynh hướng sống và cho rằng người tu Phật thì không nên can dự vào chuyện đời, nhất là chuyện “chính trị chính em,” thì phải!

Xin nhớ rằng, Phật Giáo sở dĩ được các dân tộc bản điạ đón nhận một cách hoan hỷxem như là một bộ phận gắn bó của dân tộc đó, như ở nước ta, chẳng hạn, hay có câu nói “đạo pháp và dân tộc như nước với sữa,” là vì Phật Giáo, ngoài việc tự tu tự độ, còn làm được rất nhiều việc lợi lạc cho con ngườixã hội, kể cả chuyện trị quốc an dân.

Nhân chuyện này, chúng ta cũng nên chiêm nghiệm lại vấn đề rằng là, tại sao hậu thế ngày nay khi nhắc đến công hạnh cống hiến cho quốc gia xã tắc của các vị thiền sư Việt Nam thời Đinh, Lê, Lý, Trần như Thiền Sư Khuôn Việt, Thiền Sư Vạn Hạnh, Thiền Sư Tuệ Trung Thượng Sĩ, Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm Trần Nhân Tông, v.v… thì không tiếc lời tán dương, ca ngợi, nhưng lại chê trách việc dấn thân hộ quốc an dân của người con Phật thời nay? Chẳng lẽ những việc quý ngài thời đó làm lại không liên quan đến chuyện chính sự hay sao!

Bình tâm mà xét, chúng ta có thể thấy rằng, ngoài việc đóng vai trò giữ vững ngọn đèn Chánh Pháp, nỗ lực hoằng pháp lợi sinh, người con Phật, cũng cần đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước và xã hội ở nhiều bình diện khác, gồm cả chính trị. Ở đây, chư vị xuất giađời sống tu hành xuất thế không tiện tham gia vào chính sự thì có thể góp phần vào công cuộc giáo dục quần chúng, giáo dục tuổi trẻ, gây ý thức, truyền trao kiến thức để những người Phật tử tại gia này trực tiếp đóng góp vào việc trị quốc an dân. Cũng xin nhắc lại rằng, ngày xưa tại nước ta khi chưa có hệ thống giáo dục nhà nước để đào tạo nhân tài ra giúp nước, thì chùa chiền là nơi đảm nhận vai trò giáo dục quốc dân, mà bằng chứng lịch sử rõ nhất là triều đình Nhà Đinh đã cử Thiền Sư Đỗ Pháp Thuận giả làm gã chèo đò để tiếp đón sứ giả Nhà Tống là nhà thơ Lý Giác đi sứ sang Việt Nam; hoặc Vua Lý Công Uẩn được Thiền Sư Vạn Hạnh nuôi dạy trong chùa rồi cho ra làm quan tới chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ trong triều đình Nhà Lê nên mới có cơ hội làm cách mạng để lập ra Nhà Lý.

Tất nhiên, đó không phải là chuyện dễ thực hiện. Xin nêu ra hai cái khó. Trước hết, Phật Giáo Việt Nam hiện tại trong nước vẫn chưa có các trường trung tiểu và đại học được nhà nước công nhận để thực hiện việc giáo dục tuổi trẻ hữu hiệu. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều điều có thể làm được như biến nhà chùa thành cơ sở giáo dục nhiều mặt, có thể là nơi dạy kèm sau giờ học, là nơi giúp dạy nghề nghiệp, dạy ngoại ngữ, dạy sử dụng máy điện toán, v.v… Chùa cũng có thể lập các tủ sách, hay quy mô hơn thì lập thư viện, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, tài chánh và nhân sự của chùa. Lập được thư viện ngay trong chùa là điều lý tưởng vì vừa giúp các em có sách vở tham khảo, học hành, vừa khuyến khích các em nói riêng và quần chúng nói chung tham gia vào công cuộc đọc sách để vực dậy phong trào đọc sách trên cả nước. Đây là công tác có hiệu quả dài hạn, bởi vì đó là cách bồi đắp nền dân trí của quốc dân thực sự. Khi dân trí cao thì đất nước dễ tiến bộ và phát triển.

Cái khó thứ hai là dù người Phật tử tại giaquy y có thọ năm giới, có học Phật Pháp, có Thầy bổn sư dạy dỗ, nhưng khi tham gia vào guồng máy chính trị điều hành đất nước thì chưa chắc giữ được đạo tâm và làm được những gì đã học từ trong chùa, bởi vì khi vào đó thì rất dễ bị lợi danh, quyền hành lôi kéo và khó giữ sạch mình. Đây không những là thực tế xã hội mà còn là nan đề của Phật Giáo Việt Nam. Các Phật tử có tâm có tu thì không thích dấn thân vào chính sự, còn các Phật tử xông pha vào chính trường thì thường, chứ không dám nói là hết tất cả, bị “bác phong xuy động,” rồi đánh mất sơ tâm của mình. Đây là thiếu sót của phương thức giáo dục hay là “bản chất nan di” của con người dù là người con Phật?

Nói tới chuyện này, chúng ta cũng cần quan sát hiệu quả của công tác hoằng pháp, hướng dẫn quần chúng Phật tử sao cho công tác Phật sự mang lại thành quả thực sự. Chẳng hạn, trong một khu phố, trong một ngôi làng, hay rộng hơn trên bình diện cả nước nếu chúng ta thường tự hào tỉ lệ Phật tử trong dân số chiếm phần đông nhưng thực tế xã hội ngày càng có nhiều tệ nạn, tệ đoan, tội ác, bất an lan tràn, thì phải xét lại phương thức góp phần xây dựng con ngườixã hội như thế có phù hợp không, có hiệu quả không.

Còn nữa, người con Phật làm sao để hình ảnh của đức Phật, của Phật Giáo luôn luôn thân cận, hòa đồng với dân tộc, với đất nước, đừng biến đức Phật thành vị thần thánh chỉ biết ngồi trên cao ban phước giáng họa và cũng đừng biến Phật Giáo thành một tôn giáo xa cách với đồng bào Phật tử. Hai hình ảnh dễ thấy nhất là vị Tăng Sĩ và ngôi Chùa. Ở giữa cộng đồng dân chúng nghèo khổ, đói rách, cơ cực không thể có hình ảnh một vị Tăng Sĩ giàu sang quyền quý và một ngôi chùa đồ sộ nguy nga với những mảnh giấy xác lập kỷ lục chùa to, Phật lớn. Những hình ảnh đó chắc chắn không những biến Phật Giáo thành một ốc đảo giữa nhân gian, mà còn làm đau lòng những người con Phật hiểu biết Chánh Pháp!

Thực tế, con người, dù là người con Phật, khi đi vào đời để hành đạo, nhất là hành đạo trong môi trường xã hội phức tạp, đặc biệt là trong lãnh vực chính trị, thì rất dễ bị biến chất, bị tha hóa, bị thế tục hóa. Chính vì vậy, Đại Thừa trang bị cho người thực hành Bồ Tát Đạo thật kỹ lưỡng, thật nghiêm túc từ lý tưởng, phương thức cho đến nội lực từ bitrí tuệ. Hình ảnh của Thiện Tài Đồng Tử trong Phẩm Nhập Pháp Giới của Kinh Hoa Nghiêm trên cuộc hành trình tầm sư học đạo và thể nghiệm Phật Pháp, cũng như trang bị các kỹ năng của thế gian pháp cho thấy Đại Thừa rất nghiêm cẩn đối với vấn đề đào tạo nhân sự đi vào đời làm việc đạo. Để cuối cùng, Đại Thừa giới thiệu mẫu người đã thành tựu con đường tự giácgiác thaCư Sĩ Duy Ma Cật, Cư Sĩ Thắng Man Phu Nhân là những người Phật tử có đủ bản lãnh để xông vào cuộc đời làm mọi việc đời việc đạo mà không bị tha hóa. Tất nhiên, những mẫu người như thế thì không dễ tìm thấy nhiều trong suốt dòng lịch sử Phật Giáo thế giới. Nhưng mẫu người lý tưởng đó không phải chỉ là cái hình ảnh biểu tượng chỉ để ngắm, để tôn thờ và để mơ ước, mà trên thực tế cũng đã có những người con Phật làm được tại Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, v.v… như được nêu ra ở trên.

Nhắc đến Thiện Tài Đồng Tử thì cũng phải nhắc đến những bậc Thầy trác việt của chàng thanh niên Phật tử này, mà hai trong số rất nhiều thân giáo sư của Thiện TàiBồ Tát Văn ThùBồ Tát Di Lặc. Bồ Tát Văn Thù là bậc đại trí tuệ đã chỉ dẫn cho Thiện Tài từ sơ cơ đến cứu cánh. Còn Bồ Tát Di Lặc người đã khai thị cho Thiện Tài về tâm bồ đề. Người con Phật hành Bồ Tát Đạo thì trước hết là phải phát khởi tâm bồ đề, là tâm trên cầu thành Phật và dưới thệ nguyện cứu khổ chúng sinh. Muốn thành Phật và cứu chúng sinh đều cần phải tu tập làm sao để xả kỷ, bỏ ngã chấp. Tâm bồ đề chính là tâm vô ngã. Không có tâm bồ đề thì không làm được việc lớn.

Vào đêm cúng Giao Thừa tại các Chùa Việt Nam cũng đồng lúc cử hành Lễ Khánh Đản của đức Phật Di Lặc, vị Phật tương lai luôn luôn nở nụ cười trên môi vì tâm ngài là tâm bồ đề, tâm giác ngộ, tâm giải thoát mọi khổ đau. Chúng ta làm lễ kỷ niệm Ngài đầu năm để học theo đại nguyệnđại hạnh hưng phát tâm đồ đề của mình để làm cho mình có đủ nghị lực vượt qua mọi khổ não của cuộc đời đầy bất an.

Lo đàm đạo hăng say quá mà quên cả bình trà pha lần thứ hai cũng đã cạn. Thôi thì, xin dừng lại câu chuyện đầu năm ở đây để chúng ta cùng pha trà, ăn mứt và tiếp tục đón xuân Đinh Dậu.

Kính chúc chư vị một năm mới tràn đầy sức khỏe, phước lộcbình an.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2062)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2253)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2519)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2549)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2083)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2535)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1872)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1966)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2254)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2779)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1691)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1609)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1796)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1630)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2204)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2363)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2082)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1858)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1784)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1968)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1704)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2688)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1849)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2184)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2145)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2494)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1803)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1986)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1864)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2038)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2611)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3669)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2285)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2289)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1664)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1978)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2314)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2312)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2152)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3114)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2128)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2529)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2047)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1979)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2186)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2476)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2052)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2445)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2409)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2998)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant