Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tâm Thiền

14 Tháng Giêng 201710:39(Xem: 10437)
Tâm Thiền

TÂM THIỀN

Ni sư
Ayya Khema

Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

Tâm Thiền

Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở. Vậy thì có gì là khó đâu? Cái khó nằm trong việc người ta không toàn tâm toàn trí chuẩn bị cho nó. Tâm ta, các giác quan, các cảm thọ chỉ quen ở nơi thị tứ, trong thế giới ta đang sống. Nhưng thiền không thể hành ở nơi thị tứ. Không thể nào. Không có gì để mua, để bán hay trao đổi, dàn xếp trong thiền, nhưng thái độ của phần đông thiền sinh vẫn giữ nguyên như cũ và vậy là không thành công rồi.

Chúng ta cần kiên nhẫn với bản thân. Cần có thời gian trước khi chúng ta có thể biến thiền thành một trạng thái tâm, có mặt trong mọi lúc vì chuyện thời gian không còn quan trọng nữa. Thị tứ không chỉ dành cho buôn bán. Nó bao gồm tất cả mọi thứ có thể được làm trên đời này: Tất cả mọi liên kết, tư tưởng, hy vọng, ký ức, tất cả mọi phản kháng, chống đối, tất cả mọi phản ứng của chúng ta.

Trong thiền có thể có những giây phút thoáng qua mà ta thấy định dường như trong tầm tay, nhưng không thể với tới. Nó luôn vượt thoát và tâm lại trở về ngay nơi nó xuất phát. Để thay đổi điều đó, ta phải quyết tâm biến cuộc sống của mình thành cuộc sống thiền; điều đó không có nghĩa là ta phải hành thiền từ sáng đến tối. Tôi chắc rằng không ai có thể làm thế. Và nó cũng không có nghĩa là ta không thể hoàn thành các bổn phận, các trách nhiệm của mình, vì chúng cũng quan trọng và cần thiết cho ta. Nhưng điều đó có nghĩa là chúng ta phải quan sát bản thân thật kỹ càng trong mọi hành động hay phản ứng để chắc chắn rằng mọi thứ đều diễn ra trong ánh sáng của Pháp – ánh sáng của chân lý. Điều này ứng dụng vào những thứ nhỏ nhặt nhất nhưthực phẩm ta dùng, những gì ta lắng nghe hay nói tới. Chỉ như thế thì tâm mới có thể ở trong tư thế sẵn sàng đầy chất lượng khi ngồi xuống gối thiền. Có nghĩa là dầu chúng ta đang trong trạng thái nào, ta cũng có thể soi rọi vào bên trong. Không có nghĩa là ta không thể tiếp xúc, chuyện trò với ai, nhưng ta phải xem xét mình đang nói điều gì.

Đó không phải là điều dễ làm vì tâm thường quên lãng. Nhưng ta phải nhận ra được sự chểnh mãng đó. Nếu không thì ta đang đi lệch ra khỏi chánh niệmsự quán sát nội tâm, ta chưa đặt chân được đến con đường thiền. Nếu tâm có được tánh Pháp ở bên trong, thì việc hành thiền mới mong có kết quả.

Càng biết Pháp, ta càng có thể gìn giữ xem mình có thể tuân theo các quy luật không. Nhưng nếu ta có thất bại thì không có sự khiển trách hay hình phạt nào đi kèm. Tuy nhiên, ít ra ta cũng phải biết các quy tắcbiết mình đã phạm sai lầm ở chỗ nào. Sau đó ta sẽ tu tập để tiến đến gần hơn với thực tại tuyệt đối, cho đến một ngày chúng ta thực sự là Pháp.

Có sự khác biệt giữa kẻ biết và người thực hành. Kẻ biết có thể hiểu ngữ văn và lý thuyết nhưng người thực hành biết được một điều, đó là biến lý thuyết thành chân lý. Ngôn ngữphương tiện tiện ích không chỉ cho việc trao đổi, giao tiếp, mà còn để củng cố tư tưởng. Đó là lý do tại sao ngôn từ không bao giờ hiển lộ chân lý, chỉ có sự trải nghiệm cá nhân mới có thể. Chúng ta đạt được kinh nghiệm qua việc nhận thức được điều gì đang xảy ra bên trong ta và tại sao nó lại như thế. Điều này có nghĩa là ta tổng hợp cái ta quan sát với sự tìm hiểu tại sao ta nghĩ tưởng, nói năng hay hành động như ta đang làm. Trừ khi chúng ta sử dụng tâm theo cách này, bằng không việc hành thiền của ta chỉ là chuyện làm lúc có, lúc không và sẽ vẫn luôn khó khăn, trở ngại. Khi việc hành thiền không mang lại niềm vui, đa số sẵn lòng bỏ nó sang một bên.

Không có tâm thiền và sự trải nghiệm, Pháp không thể phát khởi trong lòng ta, vì Pháp không nằm trong ngôn từ. Đức Phật có khả năng diễn đạt bằng ngôn từ những kinh nghiệm diễn ra bên trong Ngài vì lợi ích của chúng ta, để ban cho chúng ta những lời hướng dẫn. Có nghĩa là Phật chỉ cho ta phương hướng nhưng ta phải tự mình bước đi.

Để có được tâm thiền, ta cần phát triển một số đức tính nội tại quan trọng. Chúng ta đã có sẵn những hạt giống đó ở bên trong, nếu không, ta không thể vun trồng chúng. Ví như nếu muốn hoa mọc trong vườn, mà ta không có hạt giống, thì dù ta có tưới bao nhiêu nước, bón bao nhiêu phân, cũng không có hoa mọc lên. Việc tưới tẩm và bón phân cho tâm được làm trong lúc hành thiền. Việc nhổ cỏ phải làm trong sinh hoạt hằng ngày. Trong bất cứ khu vườn nào, cỏ dường như luôn mọc nhanh hơn hoa. Để bứng tận gốc rễ cỏ, ta cần rất nhiều công sức, nhưng cắt ngắn cỏ thì không khó lắm. Khi cỏ bị cắt đi, cắt lại, dần dần chúng sẽ trở nên mềm yếu và lúc đó việc bứng rễchúng sẽ dễ dàng hơn. Khi cắt và bứng rễ cỏ, ta cần soi rọi lại bản thân cho kỹ, để biết đâu là cỏ, đâu là hoa. Chúng ta cần phải cẩn trọng, vì ta không muốn bứng nhầm hoa mà để lại toàn cỏ dại. Một khu vườn có quá nhiều cỏ dại không phải là thứ đáng ngắm nhìn chút nào.

Tâm trí con người thường chứa đựng cả hoa và cỏ. Ta sinh ra mang theo mình ba gốc rễ độc hại: Tham, sân, si, và ba gốc rễ thiện: Độ lượng, từ bitrí tuệ. Vậy thì không có lý lắm sao khi ta phải diệt trừ ba loại rễ độc là nguyên nhân của tất cả mọi vấn đề, mọi trải nghiệm và mọi hành động bất thiện của ta?

Nếu muốn diệt trừ ba loại rễ độc này, ta phải quán sát xem chúng từ đâu mọc ra. Chúng có gốc ẩn dưới lòng đất, nhưng chắc chắn là chúng cũng đâm chồi lên khỏi mặt đất. Chúng ta có thể nhìn thấy điều đó ngay nơi ta. Thí dụ, do si mê, ta biểu lộ ra ngoài tánh tham, sân. Có nhiều mức độ của tham, sân, nhưng vi tế nhất và thường gặp nhất là các phản ứng: “Tôi thích”, “Tôi muốn”, “Tôi không thích”, và “Tôi không muốn”.

Phần đông nghĩ những phản ứng như thế là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên đó chính là tham và sân. Các gốc rễ độc hại này đã nảy mầm dưới nhiều hình thức đến nỗi ta có đủ loại cỏ dại mọc lên. Nếu quan sát một khu vườn có lẽ ta sẽ thấy ba mươi hay bốn mươi loại cỏ. Chúng ta cũng có thể có bấy nhiêu hay nhiều hơn thế nữa các tư tưởng hay xúc cảm bất thiện. Chúng có những hiện tướnguy lực khác nhau nhưng tất cả đều từ cùng các gốc rễ độc hại sinh ra. Vì chưa bứng tận được các gốc rễ này, chúng ta phải giải quyết những gì hiện lên trên bề mặt. Khi ta vun trồng được các gốc rễ thiện lành, chúng sẽ mạnh mẽ, cứng cáp nên cỏ không còn có đủ dưỡng chất để mọc thỏa thích. Ngược lại, nếu ta để cỏ mọc đầy vườn, là ta đã tước đi dưỡng chất của các loài hoa, thay vì vun trồng chúng nhiều thêm. Chính sự tu tập, tiến bộ trong đời sống hằng ngày, giúp ta có thể thiền định như là một trạng thái tự nhiên do tâm sinh.

Ở thời điểm khi ta cố gắng để chuyển từ tâm bình thường sang tâm thiền, là điều khó thực hiện nếu ta thực hành chưa được bao lâu. Chúng ta chỉ có một tâm duy nhất và ta mang nó theo trong mọi hoạt động cũng như khi hành thiền. Nếu ta mơ hồ biết rằng thiền có thể mang đến cho ta bình an, hạnh phúc, thì ta cần chắc chắn một điều là ta mang theo tâm thiền khi ngồi xuống chiếu thiền. Thay đổi tâm lăng xăng, bận rộn sang bình yên, lắng đọng lúc đó quả là quá khó.

Trạng thái tâm mà ta cần phát triển trong thiền đã được đức Phật mô tả rõ ràng. Hai đặc tính quan trọng đó là chánh niệm và các căn tĩnh lặng. Sự chánh niệm nội tâm đôi khi được hoán đổi với chánh niệm ở bên ngoài vì trong một số trường hợp đó là một phần quan trọng trong việc thực hành. Ta không thể chối bỏ việc thế giới quanh ta tác động đến ta như thế nào.

Chánh niệm bên ngoài có nghĩa là nhìn đối tưọng, thí dụ cái cây, trong cái nhìn hoàn toàn mới mẻ. Không phải với những ý nghĩ thông thường như, “Ồ, cây đẹp quá”, hay “Ước gì cây này ở trong vườn nhà tôi”, mà là ý thức rằng có những lá xanh, những lá vàng trên cây, rằng có những cây đang lớn, đang cỗi đi hay đang chết. Ta có thể minh chứng quá trình sinh, trưởng, rồi hoại diệt của tất cả mọi thứ quanh ta. Ta có thể hiểu được tánh tham rất rõ ràng khi quan sát loài kiến, muỗi, chó mèo. Ta không nên nhìn chúng như một thứ phiền não, mà như là những người thầy của ta. Kiến, muỗi và những con chó hay sủa là những người thầy không để cho chúng ta yên ổn cho đến khi nào ta đã học xong bài học. Khi chúng ta có thể nhìn thấy tất cả mọi thứ trong ánh sáng của sự sinh, hoại, chết, tham, sân và si, là chúng ta đang nhìn vào gương soi tất cả sự sống quanh ta, như thế là ta có được Pháp đang trình diễn trước mắt. Tất cả chúng ta đều có thể nhìn thấy chân lý trong Pháp, chỉ là chúng ta không quan tâm đủ mà thôi.

Chúng ta có thể sử dụng chánh niệm để thấy rằng mọi thứ hiện hữu đều bao gồm bốn yếu tố: Đất, nước, gió, lửa; để rồi sau đó xét xem điều gì là khác biệt giữa ta và tất cả mọi thứ khác. Khi ta xem việc thực hành là quan trọng và nhìn mọi thứ trong cuộc đời theo cách đó, thì ta sẽ tìm được chân lý quanh ta cũng như trong ta. Không có gì khác hiện hữu nữa.

Điều này giúp ta có thể rời bỏ chốn thị tứ lại phía sau, nơi tâm nhảy từ thứ này sang thứ khác, chẳng có phút giây yên tĩnh. Nó hoặc bất cần, ù lì hay ghét bỏ, tham lam. Nhưng khi chúng ta thực sự nhìn sự vật như chúng là, ta tiến gần hơn đến những điều Phật dạy, vì lòng từ bi đối với tất cả mọi chúng sanh đang luân chuyển trong luân hồi, đắm chìm trong khổ đau này đến khổ đau khác. Ngài dạy như thế, để các chúng sanh như chúng ta có thể thức tỉnh, trở về với chân lý.

Ta không nên tin hay không tin những gì ta được nghe, hay được đọc, mà phải tự mình trải nghiệm. Nếu ta dốc cả tấm lòng vào việc thực hành này, ta sẽ thấy là nó thay đổi cách ta nhìn sự sống, chết. Dầu làm bất cứ việc gì ta cũng phải hết lòng. Nếu ta lập gia đình mà không hết lòng vì nó, thì cuộc hôn nhân đó khó thể thành công. Sự tu tập, thực hành Pháp nửa vời cũng mang đến những hậu quả tai hại. Sự hết lòng cốt yếu là tận tụy với tâm vượt lên trên các suy tưởnghoạt động hằng ngày.

Một đặc tính nữa của chánh niệm, là sự hiểu biết rõ ràng. Chánh niệm là chỉ biết, mà không có sự phân biệt. Chánh niệm không phán đoánchỉ hoàn toàn chú tâm. Để có sự hiểu biết rõ ràng cần xem xét bốn khía cạnh. Đầu tiên là tự hỏi: “Mục đích của sự suy tư, nói năng hay hành động của tôi là gì?”. Ý nghĩ, lời nói và hành động là ba cánh cửa của ta. Thứ đến là: “Tôi có sử dụng phương tiện thiện xảo nhất cho mục đích của mình?”. Điều đó cần có trí tuệphán đoán. Thứ ba là: “Các phương tiện này có thuận theo Pháp?”. Đó là biết phân biệt giữa thiện, ác. Quá trình suy tư cần sự chú tâm của ta trước tiên, vì lời nói và hành động sẽ đi theo sau đó. Đôi khi người ta nghĩ rằng mục đích sẽ biện minh cho phương tiện. Không thể như thế được. Cả phương tiệnmục đích đều phải thuận theo Pháp. Bước thứ tư là xét xem mục đích của ta có được hoàn mãn, nếu không, tại sao không.

Nếu chúng ta sống với những câu hỏi này trong tâm, ta sẽ chậm lại, là điều rất hữu ích khi hành động, phản ứng. Không phải là nhờ không hành động, đó không phải là giải pháp, nhưng do nhờ chất lượng thiền trong tâm, đã quán sát xem ta đang làm gì. Khi sử dụng chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng, chúng ta phải dành thời gian để quán xét. Sự kiểm tra đó giúp ta tránh lỗi lầm.

Suy nghĩ sai lầm tạo ra hiểm họa gây nghiệp xấu, đẩy ta xa rời chân lý để rơi vào trạng thái tâm mê mờ. Pháp ngắn gọn, đơn giản và trực chỉ. Tâm phải thuần khiết mới có thể trụ vào đó. Nếu không, ta sẽ thấy mình xa rời Pháp mãi.

Chánh niệm bên ngoài cũng có thể giúp ta vươn tới với người khác, nhưng ta cần phải rất thận trọng. Gặp gỡ và quen biết người khác đôi khi dẫn tới những phán đoán tiêu cực. Nếu ta thực hành chánh niệm bên ngoài đến với người khác, ta phải ý thức rằng phán đoán người khác là tạo ra nghiệp xấu. Ta có thể chú tâm với tâm từ. Quan sát người khác là một trong những thú tiêu khiển phổ biến nhất nhưng thường được thực hiện với mục đíchtìm lỗi người. Tất cả mọi chúng sanh chưa giác ngộ đều có lỗi lầm; ngay với những bậc cao đạo như các vị bất lai cũng còn phải diệt trừ năm kiết sử. Còn nói gì đến những kẻ phàm phu tục tử như chúng ta? Sử dụng người khác như tấm gương soi cho chúng ta rất hữu ích vì chúng phản ảnh bản thân chúng ta. Ta chỉ có thể nhìn thấy ở kẻ khác những gì đã sẵn có trong ta. Ngoài ra ta không thể nhìn thấy gì khác.

Nếu ngoài chánh niệm, ta còn có sự hiểu biết rõ ràng và quán xét mục đích cũng như các phương tiện thiện xảo, thì ta sẽ loại bỏ được nhiều lo âu, sầu khổ. Ta sẽ phát triển một sự ý thức khiến mỗi phút giây, mỗi ngày của ta sẽ là một sự khám phá. Đa số cảm thấy ù lì hay nặng nề. Họ có quá nhiều hay quá ít chuyện để làm; không đủ tiền để làm chuyện họ thích hay lăng xăng chộn rộn tìm việc gì làm để được bận rộn. Ai cũng muốn trốn tránh những hoàn cảnh không thoải mái, nhưng phương cách trốn tránh mà họ chọn lựa không mang lại niềm vui nội tại. Tuy nhiên với chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng, chỉ cần quan sát một cái cây cũng tràn đầy thú vị. Nó mang lại một cái nhìn mới cho cuộc sống của ta, một tâm phấn khích, giúp ta nắm bắt được cái đồng nhất, thay vì những giới hạn của gia đình, công việc, niềm hy vọng và những giấc mơ của riêng ta. Qua đó ta có thể phát triển, vì ta cảm thấy đầy hứng thú với những gì ta thấy quanh ta, trong ta, và muốn khám phá thêm nữa. Không còn tâm “của tôi”, thân “của tôi,” cây “của tôi”, mà chỉ là những biểu hiện quanh ta, để mang lại cho ta một học đường đầy thú vị, thách thức mà ai cũng có thể khám phá ra. Chánh niệm của ta càng phát triển, ta càng hứng thú với học đường này.

Để phát triển tâm thiền, ta cũng cần thanh tịnh các căn. Ta không cần phải chối bỏ các căn - một việc làm dại khờ, nhưng nhìn chúng như chúng là. Quỷ ma vương rù quến ta không phải là kẻ có đuôi dài, lưỡi đỏ, mà chính là các căn của ta. Ta ít để ý xem chúng đã làm gì khi chúng lôi ta đi từ cảnh đẹp đến âm thanh quyến rủ, rồi lại trở về với cảnh, với âm thanh, với suy tưởng. Không thể được yên! Nỗ lực không ngừng của ta là để nắm bắt được dù chỉ giây phút khoái lạc.

Sự xúc chạm của giác quan phải rất chóng váng, vì nếu không nó sẽ trở thành một nỗi khổ (dukkha) lớn. Giả dụ, chúng ta được mời một bữa ăn thật ngon miệng, nên ta nói với chủ nhà: “Thật là một bữa ăn ngon, tôi rất vừa miệng”. Chủ nhà trả lời: “Tôi còn nhiều món lắm, hãy nán lại ăn thêm hai hay ba tiếng nữa cũng được”. Nếu làm theo, thân ta không chỉ lâm bệnh mà tâm ta cũng chán ngán. Một bữa ăn có thể kéo dài khoảng hai mươi hay nhiều lắm là ba mươi phút. Mỗi vị xúc chỉ kéo dài khoảng một giây, sau đó ta phải nhai và nuốt. Nếu ngậm thức ăn trong miệng lâu hơn thế, nó sẽ không còn ngon.

Giả dụ, ta cảm thấy nóng, nên đi tắm. Ta nói với người bạn đợi bên ngoài: “Tôi thấy khỏe hơn rồi, nước mát lạnh dễ chịu quá”. Người bạn sẽ nói: “Nước lạnh thì thiếu gì, bạn tắm thêm năm, sáu tiếng nữa cũng được”. Nếu làm theo, ta sẽ không còn dễ chịu nữa mà trở thành khổ. Vì ta chỉ có thể chịu đựng tắm nước lạnh nhiều lắm là trong mười hay hai mươi phút.

Bất cứ điều gì mà kéo dài quá sức cũng tạo ra khổ. Mọi xúc cảm đều chóng qua, vì đó là bản chất của chúng. Đối với cảnh xúc cũng thế, mắt ta không ngừng nhấp nháy. Chúng ta còn không thể giữ yên mắt lâu một chỗ để tìm kiếm vật gì đó. Ta có thể ngắm nhìn một bức tranh đẹp một lúc nào đó và thực sự thích nó. Nếu ai đó nói: “Bạn cứ ở đây, ngắm bức tranh này trong bốn, năm tiếng nữa, bảo tàng viện chưa tới giờ đóng cửa đâu”. Không ai có thể làm điều đó. Ta không thể ngắm nhìn vật gì đó trong một thời gian lâu, mà không cảm thấy nản, đánh mất ý thức hay cảm thấy bù ngủ. Những xúc chạm của các giác quan không chỉ có giới hạn vì chúng thiếu khả năng mang lại sự thỏa mãn mà chúng thực ra chỉ là những gợn sóng đến, rồi đi. Nếu chăm chú lắng nghe âm nhạc, ta cũng chỉ thưởng thức được trong vài giờ, sau đó ta sẽ không chịu đựng nổi những âm thanh đó. Các xúc chạm giác quan phản chiếu chỉ giây phút thoải mái, chúng không có cản bản thực sự. Chính Ma vương đó không ngừng dẫn ta đi lạc lối.

Có một câu chuyện nổi tiếng về một vị sư trong thời đức Phật còn tại thế, liên quan đến sự tột cùng của việc rèn luyện các giác quan: Một cặp vợ chồng cãi nhau dữ dội, người vợ quyết định bỏ nhà đi. Bà ta mặc lên người mấy lớp áo sa-ri tốt nhất, cái này chồng lên cái kia, đeo tất cả đồ trang sức bằng vàng, rồi ra đi. Người chồng sau đó hối hận vì đã để vợ ra đi, nên chạy theo. Anh ta chạy nơi này, nơi kia, nhưng không tìm ra vợ. Cuối cùng anh ta gặp một vị sư đang đi trên đường, anh hỏi vị sư xem có thấy một phụ nữ mặc sa-ri đỏ, tóc đen dài, đeo nhiều trang sức ở cổ và tay. Vị sư trả lời: “Tôi thấy có một hàm răng đi ngang qua”.

Vị sư không hề chú ý tới người phụ nữ tóc đen, áo sari đỏ, đeo nhiều trang sức, mà chỉ biết rằng có một con người với một hàm răng đi ngang qua. Ông đã làm chủ các căn của mình đến độ đối tượng thị giác không còn khiến ông phản ứng. Người bình thường khi thấy một người phụ nữ đẹp, tóc đen dài, áo sa-ri đỏ, đeo nhiều nữ trang, đang chạy điên cuồng trên đường phố, có thể bị lôi cuốn để chạy theo cô ta. Một hàm răng đi ngang qua, thì khó tạo ra được ước muốn nào. Đó là thanh tịnh các căn.

Nếu gặp một con rắn, nó không phải là đối tưọng của 12 sự sân hận, hay hủy diệt, mà chỉ là một chúng sanh vô tình đến trước mặt ta. Chỉ có thế. Không cần làm gì hết, không cần phải phản ứng với nó.

Nếu ta nghĩ rằng con rắn đó có thể hại ta chết, thì dĩ nhiên là tâm ta chấn động, cũng như tâm nhà sư sẽ như thế, nếu ông nghĩ, “Ồ, đúng là một người đẹp”.

Nếu ta luôn canh giữ các giác quan của mình, thì điều này sẽ trở thành thói quen, không còn là việc khó khăn nữa. Cuộc sống sẽ an bình hơn. Thế giới quanh ta chứa đựng quá nhiều biến động. Ở đâu cũng có nhiều màu sắc, nhiều hình dạng, đủ loại người và thiên nhiên vạn vẻ. Mỗi giống cây có hàng trăm loại giống chiết. Thiên nhiên vạn vẻ. Hình dáng con người cũng khác biệt. Nếu ta không kiềm giữ các giác quan của mình, sự khác biệt này sẽ lôi kéo ta đi từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Có quá nhiều thứ để xem, để làm, để biết và để phản ứng theo. Vì không thể chấm dứt tất cả những thứ này, tốt hơn hết chúng ta dừng lại và quay vào bên trong.

Tâm thiền có thể đạt được qua chánh niệm, sự hiểu biết rõ ràngthanh tịnh các căn. Ba khía cạnh này của việc thực hành cần được huân tập mỗi ngày trong cuộc sống. Hòa bình và hòa hợp sẽ được thiết lập, và việc hành thiền của chúng ta cũng sẽ rộ nở. ***

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11010)
Đức Phật dạy rằng ta là chủ nhân của chính mình; tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào chính mình. Điều này có nghĩa rằng hạnh phúc hay đau khổ...
(Xem: 16224)
Nói xấu kẻ khác có được lợi ích gì? Thường thì không được lợi ích gì cả mà chỉ khiến ta phải mang khẩu nghiệp.
(Xem: 11760)
Bố thícúng dường là một trong những pháp tu quan trọng của hàng Phật tử. Tuy nhiên...
(Xem: 9565)
Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ.
(Xem: 9690)
Sau khi đã quán chiếu về khổ như ta đã làm, ta phát tâm mong ước được thoát khổ vĩnh viễn.
(Xem: 14097)
Hãy nhớ tới bất cứ điều xấu ác nào ta mới làm hoặc các thói quen xấu nào ta có, rồi phát tâm sám hối, vì ta biết rằng các điều xấu ác này nhất định sẽ ...
(Xem: 9689)
Chúng ta sẽ quán chiếu xem làm thế nào tâm ta lại là nguồn gốc của hạnh phúc, đau khổ hay bất mãn
(Xem: 11043)
Những kẻ khủng bố mang một nhãn quan quá nông cạn và đó là một trong những lý do dẫn đến hàng loạt các vụ đánh bom tự sát.
(Xem: 19569)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Sau những đợt tấn công khủng bố ta không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ từ Thượng Đế hay từ Chính quyền"
(Xem: 8724)
Có những giọt mưa rơi trên công viên. Chiều. Vắng người. Mưa rơi, rửa sạch những tàn lá cao. Mưa rơi, ướt những bãi cỏ xanh.
(Xem: 8058)
Đạo Phật đã mở ra trang sử mới, vén lên bức màn vô minh phá tan bao si mê tối tăm từ nhận thức sai lầm của con người với tinh thần từ bitrí tuệ
(Xem: 9173)
Những người mong muốn tìm hiểu và bước vào Con Đường Phật giáo thường vô cùng hoang mang trước tình trạng có quá nhiều học phái và chi phái khác nhau
(Xem: 9127)
Giáo lý nhà Phật cho chúng ta biết rằng cái tâm vốn thanh tịnh trong sáng, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ bên ngoài, nghĩa là...
(Xem: 9159)
Người Phật tử khi bước vào đạo, thọ trì ba pháp quy y và năm điều giới cấm, trong đó có việc lập hạnh không nói dối.
(Xem: 8002)
Tu tập tâm từvấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của nhân loại, thế gian nếu thiếu tinh thần từ bi thì...
(Xem: 8483)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để...
(Xem: 10647)
Phiền não của chúng sanh thì vô lượng vô biên nhưng tham sân sicăn bản. Tham sân si còn được gọi là ba độc, giết chết an lạchạnh phúc của con người.
(Xem: 14651)
Bài hát “Tôi yêu màu lam” đã làm cho tôi yêu thích màu lam - màu của tổ chức GĐPT từ thuở nào mà tôi không còn nhớ rõ lắm...
(Xem: 9171)
Phát triển tâm Bồ đề là cốt tủy của giáo pháp Phật giáo và là đường tu chính yếu.
(Xem: 12271)
Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta.
(Xem: 13040)
Để tồn tại trong thế giới này tất cả mọi người đều định hình sự hiện hữu của mình với nhiều phương thức khác nhau thậm chí sống quên mình vì nó.
(Xem: 10063)
Tin sâu nhân quả và biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động trong từng phút giây, bởi vì ...
(Xem: 9595)
Không có cái gì do một nhân mà hình thành, nếu ai nói như thế thì biết người này chưa hiểu rõnhân quả.
(Xem: 11782)
Hãy xin mẹ đi tu… nếu chúng ta có đủ can đảmniềm tin sâu sắc vào giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 10617)
Thế giới như một tấm gương, bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn lại với bạn, bạn mỉm cười với nó, nó mỉm cười với bạn...
(Xem: 8288)
Dhamma là một cái gì đó có thể làm giảm bớt các vấn đề khúc mắc và các khó khăn cho nhân loại, và dần dần cũng có thể làm cho các thứ ấy biến mất được.
(Xem: 9884)
Một hòn sỏi, một hòn đá cuội lăn lóc vô tri như thế hàng tỉ năm, mà nếu khôngphương tiện để chuyển hóa thì nó vẫn là đá sỏi không có giá trị...
(Xem: 9964)
Không có gì quý hơn khi mọi người sống thương yêuhiểu biết, bao dungđộ lượng, từ bitha thứ, dấn thân và phục vụ vì lợi ích tất cả chúng sinh.
(Xem: 8583)
Giữ tròn năm giới, tôn trọng, bảo vệ sự sống chung của muôn loài và thường xuyên tưởng nhớ Phật là một nhân cách cao đẹp
(Xem: 10200)
Chiến đấu với phiền não là chiến đấu với lòng tham, sự căm ghét, mê lầm, v.v… đây là những kẻ thù.
(Xem: 18432)
Người biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tạimai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người vật.
(Xem: 8573)
Trong cuộc sống khó ai không mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm chúng ta có thể tháo gỡsửa chữa, cũng có những sai lầm ...
(Xem: 13803)
Hiểu được lý do vô thường của vạn vật để mỗi người chúng ta cố gắng học hỏitu tập, đem tình yêu thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết.
(Xem: 9187)
Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên.
(Xem: 9896)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm.
(Xem: 10785)
Trong cuộc sống thường nhật, sự yên lặng là một thứ gì đó không được mấy ai quan tâm đến.
(Xem: 8186)
Nhân quả rất công bằng, hễ vật chất thịnh hành thì dục vọng của con người càng được củng cốtăng trưởng mạnh mẽ.
(Xem: 9942)
Nếu chịu khó nhìn khắp thế giới chung quanh và để ý nhận xét, chúng ta sẽ trông thấy một sự thật hiển nhiênđâu đâu cũng có sự hiện diệntác động của đồng tiền.
(Xem: 14192)
Nền tảng trí tuệ của đạo Phật dựa trên những kho tàng giáo lý của Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,…
(Xem: 8663)
Sau mỗi thời tụng kinh, người đệ tử Phật thường nguyện “Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển”.
(Xem: 8654)
Đạo Phật đem lại một lối sống mà mình có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích cho mình.
(Xem: 8396)
Trong lời tựa của sách YẾT MA YẾU CHỈ, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ đã viết: “Theo quan điểm Bộ phái Đàm Vô Đức, tức các vị thọ trì luật Tứ Phần, thì ...
(Xem: 8964)
Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo không còn gì để nói, vì đó là hiện tượng của cuộc sống như bao cuộc sống trong xã hội con người, có cả hai mặt: tiêu cựctích cực.
(Xem: 8752)
Hỏi học Phật bằng cách nào, tức là hỏi đến phương pháp học Phật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó.
(Xem: 11448)
Đạo Phật là đạo của từ bi luôn mang yêu thương đến với muôn loài và sẵn sàng chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, hầu giúp cho tất cả chúng sinh vượt qua biển khổ sông mê.
(Xem: 8819)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8140)
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏ quyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo.
(Xem: 9560)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
(Xem: 10274)
Trong kiếp sống nhân sinh ai cũng phải trãi qua những thăng trầm của cuộc sống để kinh nghiệm được những bài học vố giá của trường đời.
(Xem: 9437)
Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant