Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đạo Giải Thoát

28 Tháng Hai 201707:39(Xem: 9399)
Đạo Giải Thoát
ĐẠO GIẢI THOÁT

Lê Khắc Thanh Hoài

Đạo giải thoát


Đạo Phật thường được xem là Đạo Giải Thoát. Chính đức Phật Thích Ca đã từng tuyên bố :
« Ví như này các tỳ kheo, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn. Cũng vậy, này các tỳ kheo, Pháp này cũng chỉ có một vị là vị Giải Thoát » (1)

Hãy tìm hiểu vị Giải Thoát này mang ý nghĩa như thế nào ? Giải Thoát cái gì, điều gì ? Như thế nào, làm thế nào thì được gọi là Giải Thoát ? Có Giải Thoát tất nhiên là có cái gì ràng buộc ? Có cái gì ràng buộc tức là không có tự do ?

Câu trả lời thật khôngrõ ràng hơn qua bốn câu thi kệ sau đây :

Đến đích không ưu phiền
Giải thoát ngoài tất cả
Trừ diệt mọi buộc ràng
Không còn lửa tham ái.
 (2)

Vậy chúng ta sẽ dựa trên bốn câu thi kệ trên để cùng hiểu rõ nghĩa Giải Thoát và đồng thời, hiểu được những gì là ràng buộc.

Trên bước đường tu, theo kinh điển Nguyên Thủy, mà bốn câu thi kệ trên được trích dẫn, đến đích là đã đạt được Thánh quả A La Hán. Không còn chút phiền não. Thoát luân hồi sanh tử. Đoạn tận gốc của Tham ái, chặt đứt mọi sợi dây ràng buộc với thế gian đầy khổ đau. Nhập vào cõi Niết Bàn tịch tịnh.

Theo tư tưởng Đại Thừa hay Phật Giáo Phát Triển thì đến đích là thành Phật, đạt quả vị Phật, cũng có thể là dừng lại nơi quả vị Bồ Tát, không thành Phật vì phát Đại Nguyện trở lại thế gian để cứu độ chúng sinh. Cho dù là quả vị nào thì Phật, Bồ Tát hay A La Hán các Ngài đều thực sự đã dứt trừ mọi phiền não, đoạn tận gốc của Tham Ái, không còn bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì, hoàn toàn tự tại, hoàn toàn vô ngại. Các Ngài đã đạt được cái gọi là Tự Do Tuyệt Đối. Muốn đạt được cái Tự Do Tuyệt Đối này, các Ngài đã phải dày công khổ luyện, tu tập để giải thoát khỏi những sợi dây trói buộc mình phải trôi lăn trong luân hồi sinh tử, những sợi dây siết vào cổ của một tên nô lệ phải phục tùng chủ nhân mà không ai khác hơn là chính cái thân xác của mình, cùng với cái tâm thức của mình, với những khát khao thụ hưởng hầu như chẳng bao giờ thoả mãn, hầu như bất tận. 
Do có những ràng buộc thì mới có chuyện giải thoát tức là vượt ra ngoài những ràng buộc đó. Những sợi dây chỉ là biểu tượng của sự bị trói, buộc, cột, thắt, kết, xiềng, xích. Những sợi dây ở đây hoàn toàn vô hình thì sự trói buộc cũng thế, không hề thấy ai trói ai, ai buộc ai nhưng lại là những thứ trói buộc vô cùng chặt chẽ !
Trước khi bàn đến sự giải thoát, hãy nói đến các mối dây ràng buộc vô hình này.
Sắt, cây, gai trói buộc
Người trí xem chưa chắc
Tham châu báu vợ con
Trói buộc mới thật bền.
 (3)
Cái sợi dây trói buộc chân tay hay thân thể con người có thể làm từ vật liệu là sắt, là cây, là dây gai, dây leo hay bất cứ loại gì cũng có thể bị hủy hoại, hư hao, bào mòn, tan rã với thời gian, do thiên nhiên hay vì một lý do nào khác, được chặt, được cắt, được ném đi, vứt bỏ và như thế là con người hết bị gò bó, hết bị trói buộc, được tự do, thong dong, giải thoát.

Sự trói buộc này do vậy mà không thể xem là chắc chắn.

Ngược lại, sự trói buộc mà chẳng từ một sợi dây nào, sự trói buộc vô hình, tay chân, thân xác chẳng bị cột, bị trói vậy mà con người không thể thong dong, không thể tự do, không thể thoải mái, dường như lúc nào cũng cảm thấy lòng mình vướng víu, bận bịu, lo nghĩ, lo âu, băn khoăn, trăn trở, mất ăn, mất ngủ ! Đó là do cái tâm thức đã bị trói buộc bởi cái lòng tham thụ hưởng vật chất, của cải, tài sản, cũng như cái khát khao được thành công, được mãn nguyện, được như ý, có sự nghiệp, có danh vọng, có tiếng tăm, có uy quyền, có chức vị, cũng như cái khát khao được thương, được yêu nên luôn hi vọng, ngong ngóng, đợi chờ, ra công, ra sức, phải mưu cầu, mưu đồ, tìm tòi, tích lũy, gom góp, gìn giữ, tính toán, sắp đặt, lo toan, lên kế hoạch, dự định, dự án… như thế là buộc cái thân phải chạy đông chạy tây, đôn đáo ngược xuôi, tất ba tất bật, bôn ba xứ người, chịu cực chịu khổ, chịu tai chịu nạn, thậm chí tổn cả mạng sống.

Cho dù không nói đến lòng tham chất ngất, vọng ngưỡng đến những gì to tát, cao siêu, vĩ đại mà chỉ là những nhu cầu bình thường mà ai cũng cần, ai cũng đòi hỏi, vậy mà cũng chẳng dễ dầu thoải mái, tâm thức lúc nào cũng như bận rộn ngày đêm đôi khi dẫn đến cả sự quẫn trí !

Làm người thì ai cũng cần sự ăn, sự mặc, sự ở và thuốc men để trị bệnh, săn sóc cái thân nhưng con người không dừng lại ở mức độ biết đủ, tri túc, mà để cho những sợi dây vô hình của cái lòng muốn vừa đủ này trở thành túi Tham không đáy chi phối và làm chủ, kéo mình đi khắp nơi, khắp chốn và từ đó, có thể tạo vô số tội nghiệp

Từ Tham mà có thể không từ chối những phương tiện bất chính, thủ đoạn, vô đạo đức, vô luân lý, vô liêm sỉ, vô lương tâm. Cũng có thể đưa đến những hành động ác như giết người, hại người đủ cách, đủ kiểu, để đoạt của, đoạt chức vị hay cũng có thể là đoạt…người tình, người yêu. Lòng Tham và Ái dục đẩy con người vào tù tội, địa ngục, chịu quả báo nặng nề.

Xin nhắc lại, gọi là Tham khi lòng muốn vượt lên nhu cầu cần thiết. Các giác quan đem lại khoái lạc nhưng không đuổi theo, nuôi dưỡng, làm tăng trưởng nỗi khát khao thụ hưởng khoái lạc đó thì không có Tham. Khi khởi lên sự đeo đuổi lúc đó mới có Tham. Thí dụ, ăn uống thì cần hợp vệ sinh và bổ dưỡng để nuôi thân, không cần phải cầu kỳ nem công chả phượng, khi bắt đầu thích ăn thật ngon, từ chối những gì không hợp khẩu vị, tìm kiếm món lạ, món hiếm, thượng hạng, hảo hạng mới chịu thì lúc đó có Tham và bị khoái lạc của lưỡi, của vị, của cái ăn ràng buộc. Cũng từ nơi miệng, cửa Khẩu, mà có được lời nói, và khi lời nói không còn là phương tiện để diễn đạt ý tưởng, để hỗ trợ cho cái thấy, cái nghe, cái biết mà thích thú trong lời nói chỉ trích, phê bình, soi mói, đâm thọc, nói để lừa dối, chia rẽ, gây oán thù, không còn là lời hòa ái, Ái ngữ, thì lúc đó đã có sự ràng buộc nơi cửa miệng, nơi lời nói. Khi không còn xem áo quần chỉ để che thân, mà chỉ muốn mặc thật đẹp, hàng thật tốt, hàng thượng hạng, hàng hiệu đắt tiền, là lúc đó có Tham và có sự ràng buộc đến từ nơi thân, liên quan đến sự mặc, cũng thế, khi không còn thấy nhà cửa, chỗ ở chỉ là một phương tiện để che nắng trú mưa, mà chỉ mơ tưởng nhà lầu sang trọng, tiện nghi phức tạp, tối tân thì lúc đó đã có Tham và có sự ràng buộc đến từ nơi thân, liên quan đến sự ở. Khi tai không còn là một phương tiện để nghe, để hiểu, hỗ trợ cho cái thấy, cái biết mà chỉ muốn nghe những âm thanh thật hay, êm ái diệu vợi như ca, nhạc, lãng phí thời giờ quí báu để tìm tòi, chế tạo các nhạc cụ, khí cụ hay máy móc phát những âm thanh kích thích và đem khoái lạc cho nhĩ căn thì lúc đó có Tham và có sự ràng buộc đến từ âm thanh. Khi mắt không chỉ là một giác quan giúp cho nhận ra mọi sự, mọi việc, thấy được không gianvị trí của mình, của chung quanh mà chạy theo những hình ảnh tuyệt đẹp, tướng mạo xinh xắn, oai nghi hay tư thái lịch lãm, cho dù là giai nhân, mỹ nữ, mỹ nam hay chỉ là đồ vật, động vật, thiên nhiên, hoa đồng cỏ nội, núi rừng hùng vĩ, con mắt luôn thích thú được ngắm, được nhìn, được thấy chỉ vì có khoái lạc trong cái nhìn, cái thấy thì lúc đó có Tham và có sự ràng buộc đến từ sắc tướng, hình tướng. Lúc mũi không chỉ cần thiết để thở và duy trì sự sống mà đắm vào khoái lạc từ các mùi hương, tìm cách chế biến, sáng tạo đủ loại hương thơm để che dấu cái mùi hôi thối, sinh « ghiền » và mê mẫn với hương thơm, có thể nhịn ăn, tiết kiệm để mua sắm nước hoa, dầu thơm đắt tiền, phải có nó để xức lên mình mẩy mới bằng lòng thì lúc đó đã có Tham và có sự ràng buộc đến từ mùi hương. Khi khoái lạc của dục tình làm đắm đuối, phải thỏa mãn cho được bằng mọi cách, mọi phương tiện, có thể là bất chính, tà dâm, cưỡng bách, hãm hiếp hoặc thèm muốn chồng, vợ của người thì lúc đó có Tham và có ràng buộc đến từ nơi da thịt, thân xác và sự xúc chạm. 

Đó là nói sự ràng buộc đến từ năm giác quan, sắc, thanh, hương, vị xúc. Nếu chịu khó quan sát thật kỹ, chúng ta sẽ thấy năm giác quan này liên hệ thật chặt chẽ với nhau. Chỉ cần một giác quan được khoái lạc thì tất cả các giác quan khác cũng khoái lạc theo. Khá vi tế, khó nhận ra nhưng cũng có thể nhận ra được. Khi tai quá say mê thưởng thức một bản nhạc hay, tình tứ, diệu vợi hoặc mắt chiêm ngưỡng một bức tranh đẹp, có hình ảnh quyến rũ hay đọc một đoạn văn tả cảnh hấp dẫn cũng khơi dậy lòng khát khao tình dục nơi thân. Khi ăn một món ngon, chúng ta muốn món ăn đó phải được trình bày đẹp mắt, hấp dẫn và tỏa mùi hương nồng nàn, thơm tho nếu không thì món ăn đó không thể hoàn toàn ngon được.

Con người còn ham hưởng thụ khoái lạc nơi tinh thần, nơi trí óc, sự suy nghĩ, tư duy, sự học hỏi, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết, kéo theo sự thích thú được ca tụng, khen ngợi, tâng bốc, chạm đến danh dự, danh tiếng, sự nhận ra giá trị của mình và sự chấp nhận của người khác. Đây cũng là những sợi dây vô hình trói buộc con người vào những gì được gọi là Pháp, đối tượng của giác quan thứ sáu là Thức.

Khoái lạc nơi tinh thần còn là niềm vui sướng, hạnh phúc vì được yêu, được thương, được kính, được nể, được che chở, được bảo vệ, được chăm sóc, được lo lắng, được quan tâm, được phục vụ, được thăm hỏi, được nhắc nhở, không bị bỏ quên, không bị lờ đi, không bị dìm đi…

Lại cũng là những sợi dây vô hình ràng buộc con người vì khi thiếu những điều đó, được thương, đưọc kính, được nể…thì con người rất đau khổbi quan, chán đời. Sự ràng buộc này được xem là thuộc loại tình cảm, thuộc về Ái. ( Mời đọc Ái  LKTH )

Tất cả những mối dây ràng buộc nơi thân hay nơi tâm đều có thể gây sân hận, phẫn nộ, oán thù, trách móc một khi không thỏa mãn được lòng khát khao, như mong muốn, như kỳ vọng, như đợi chờ. Đó chính là Tham đã kéo theo Sân và Si.
Khoái lạc nơi tinh thần không phải là sự giải trí làm cho đầu óc thoải mái, thư giản, hết căng thẳng mà là sự tự mãn, hài lòng với chính mình do đã nổ lực, đã cố gắng, đã ra sức, đã thành công, đã hoàn tất nhiệm vụ, phận sự hay trách nhiệm. Sự tự mãn này, kẻ làm ác, hay người hướng thượng, hướng thiện, cả hai đều có thể đạt được như nhau. Nếu không có sự hài lòng, tự mãn đó thì kẻ làm ác chẳng bao giờ làm ác. Phải có cái gì thú vị nơi việc làm ác mới thúc đẩy làm ác, cho dù là sai trái. Hành hạ kẻ khác, tra tấn, làm cho kẻ khác đau đớn thân xác hay tinh thần, cũng đem lại « khoái lạc » cho kẻ ra tay. Cũng vậy, có kẻ tự hành hạ thân xác mình hay trầm mình trong khổ đau.

Để chăn gối nằm im chỗ cũ
Hãy lịm người trong thú đau thương
(4)

Cảm giác, cảm xúc hay cảm thọ chính là là những sợi dây vô hình trói buộc con người vậy.

Chúng ta đã nhận ra sợi dây ràng buộc do mang cái thân hữu sanh hữu tử này. Cái tấm thân cấu tạo từ Ngũ Uẩn hay Ngũ Ấm, năm thứ ngăn che, làm chướng ngạicon người lại không nhận thấy, chỉ thấy phần khoái lạc do nó đem lại. Năm thứ cấu tạo thành con người (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức) cũng như sáu Trần, đối tượng của các giác quan (Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) đức Phật thấy nó là Khổ, là Ách, là Nạn nhưng phàm phu chúng ta thì thấy ngược lại, cho là sướng, là vui, là đẹp, là hay, là thú vị, thích thú nuôi dưỡng, nuông chiều nó. Con người như một con thú bị mắc bẫy đó thôi !

Cái thân Ngũ uẩn này bị ràng buộc bởi những nhu cầu vật chất cần được thỏa mãn. Chắc chắn là có những nhu cầu thiết yếu để duy trì mạng sống nhưng vì con người đã vượt giới hạn của sự cần và đủ, từ đó nảy sinh vô lượng phiền toái, phiền nãotội nghiệp.

Nhưng nếu chúng ta « ngược đãi » cái thân xác, không chăm sóc nó đúng mức, hoặc ép mình, khổ hạnh thì cũng không đúng. Đức Phật dạy đó là con đường cực đoan, nên tránh. Chính đức Phật, sau sáu năm khổ hạnh, đã thọ nhận bát sữa của nàng Sujata để thân thể khoẻ mạnh trở lại, nhờ đó tiếp tục tu tập mới có kết quả, đưa đến Giác Ngộ.
Vì cái thân có hai phần, vừa vật chất vừa tâm lý nên sự ràng buộc đều có từ hai phía. 

Những ràng buộc vừa vật chất vừa tinh thần thì quả là khó gỡ. Vì căn bản đã có sự ngộ nhận nơi việc mưu cầu hạnh phúc, con người nghĩ rằng tiền của, tài sản, tiện nghi vật chất hay danh vọng, thành công ở đời đem lại hạnh phúc nên dốc hết tâm tư vào chuyện mưu sinh, tìm kiếm, đeo đuổi theo để cung phụng tối đa cho đời sống của chính mình, của vợ con, chồng con, hay quyến thuộc, gần, xa…nhưng rốt cuộc không thể có hạnh phúc trọn vẹn, chỉ là một thứ hạnh phúc nhất thời, tạm bợ, mong manh, dễ mất, dễ vỡ, dễ vuột ra khỏi tầm tay. Vì sao ? Vì hạnh phúc thực sự phải đến từ bên trong, nơi Tâm, nơi phần tinh thần mới thật là bền lâuchân thật. (Mời đọc: Hạnh Phúc và Đau Khổ LKTH) 
Con người tự ràng buộc mình với những gì đến từ bên ngoài, bên ngoài bao gồm của cải vật chất, và tinh thần như sự nghiệp, tiếng tăm, kể cả những người chung quanh, quyến thuộc xa gần, kể cả bạn bè, thân, không thân, kể cả người mình ghét, mình thù ! Không có sợi dây nào trói mình, chính mình tự trói mình vào những liên hệ phức tạp, luôn nảy sinh vấn đề, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, gia đình có thể trở thành một nhà tù giam hãm mình trong đó với trách nhiệm, với bổn phận, với muôn vàn lý do, có thể do mình tự tạo cũng như do hoàn cảnh, tình thế đẩy đưa, để mình chìm lỉm trong đó với lo âu, phiền toái mà đôi khi chỉ chấm dứt khi cái thân xác rã rời bịnh hoạn và nằm xuống cùng tro bụi. 

Tâm còn bị đắm say
Con cái và súc vật
Bị tử thần bắt đi
Như nước trôi làng ngủ
. (5)
Câu thi kệ trên đây cho thấy không những con người ràng buộc mình nơi gia đình, con cái mà nơi cả súc vật ! Điều này không hề sai cho đến cả thời hiện đại của chúng ta, con người càng ngày càng khắng khít, gần gũi, thương yêu súc vật, đó là nói đến những con vật có thể chung sống, làm bạn với người, không nói đến các súc vậtcon người đã « lợi dụng, lạm dụng », ỷ vào sức mạnh, giết sinh mạng chúng, lấy thịt cung cấp, làm thức ăn nuôi dưỡng sinh mạng mình.

Cho dù quyến luyến người hay súc vật, chung qui rồi cũng phải đi đến sự chia lìa.

thực tế lắm khi phũ phàng :

Một khi tử thần đến
Không có con che chở
Không cha, không bà con
Không thân thích che chở.
 (6)

Đạo Phật thường bị phê bìnhbi quan, yếm thế. Song đúng hơn, nên nghĩ rằng đạo Phật vô cùng thực tế ! Phàm phu chúng ta phải đủ can đảm để nhìn nhận sự thật của thân phận con người, của trần gian này là Khổ nhưng không quên bên cạnh đó có con đường Diệt Khổđức Phật đã chỉ ra, đó là niềm lạc quan vô cùng lớn lao, không thể xem thường hay quên lãng và không nhắc tới.

Và đây chính là mục đích của đạo Phật :

Giác khổ, diệt trừ khổ
Bỏ gánh nặng, giải thoát
 (7)

Trên chúng ta đã nói đến sự ràng buộc, những sợi dây vô hình trói chặt con người trong đời sống, vật chất có, tinh thần có. Tất cả đều được tóm lại trong một chữ KHỔ. Là chân lý thứ nhất mà đức Phật Thích Ca đã truyền dạy sau khi giác ngộ.

Giác khổ, tức là đã thấy, đã nhận ra, đã biết thế nào là khổ. Chính cái thân ngũ uẩn với những ràng buộc chung quanh nó gây khổ. Và con đường diệt khổ đích thực là trút bỏ mọi gánh nặng của sự ràng buộc đó, không phải là tự tử, giết đi, vứt bỏ cái thân này mà cởi trói để được thong dong tự tại nơi Tâm, chính là giải thoát. Điểm này cần chú ý, giải thoát không chỉ là cắt đứt các mối duyên nợ, duyên tình gây khổ não mà chính cái Tâm phải đạt được sự tự tại, thanh thản, an lạc. Người xuất gia là người hướng đến con đường giải thoát đó, khởi đầu bằng sự thoát ly ra khỏi những ràng buộc của ái tình, của người thân. « Đoạn ái, từ thân » là cần thiết nhưng chính yếu là sự thoát ly nơi tâm, không còn tham đắm, nhiễm trước hay chấp trước mới thực sự đạt giải thoát.
Con người cứ ngỡ rằng mình có tự do, thật ra con người không hề có tự do nên phải luôn tranh đấu để đạt tự do. Tự do ngôn luận, tự do nhân quyền, tự do tín ngưỡng…Bất cứ ở đâu, con người đều bị ràng buộc bởi các luật lệ, thể chế của nơi mình ở, nơi mình đi, nơi mình đến. Không hề thực sự có tự do với môi trường chung quanh, ngay cả với môi trường thiên nhiên, con người lệ thuộc mặt trời mặt trăng, đêm và ngày, mưa và nắng, con người không thể làm gì trước mưa gió trái mùa, thiên tai bão lụt. Con người lại càng không có tự do nơi chính tự thân. Những đòi hỏi của thân và tâm luôn bức bách để buộc cái thân và tâm hành động để đạt đến sự thỏa mãn, hài lòng. Ràng buộc là đây. Không tự do là đây. 

Bị trói buộc nhân gian
Khỏi trói buộc thiên giới
Giải thoát mọi buộc ràng.
 (8)

Sự giải thoát không chỉ nơi cái thân người ở cõi trần gian này mà còn là sự giải thoát luôn cả thiên giới. Vì theo đức Phật dạy thì dù có được phước đức để sanh lên cõi Trời, vẫn còn nằm trong vòng luân hồi, chưa thực sự giải thoát. Phàm phu chúng ta không chứng được Lậu Tận Trí nên không biết gì ngoài đời sống trên quả đất này, nhưng đức Phật đã giác ngộđạt được cái thấy biết vượt ngoài thế gian, phàm trần, ngài chỉ dạy cho chúng ta biết có 3 cõi, Dục giới, Sắc giớiVô sắc giớicon người trôi lăn trong luân hồi, chịu sinh tử, tử sinh liên tục, liên miên từ đời này sang đời khác, loanh quanh trong ba cõi, sáu loài, không thể nào chấm dứt nếu không nhận ra thực chất của cuộc sống mình đang sống, tìm về nguyên nhân phát sinh cuộc sống đó để dứt khoát tìm đến con đường giải thoát thì con người sẽ mãi mãi trầm luân, không có chỗ dừng, chỗ tận.
Tu tập các thiện pháp để được sinh lên cõi trời, sung sướng hơn cõi người nơi trần thế hay tu tập các pháp thiền định thâm sâu để sinh vào cõi Sắc hay Vô sắc cũng chưa được gọi là giải thoát.

Giải thoát thực sự phải có trí tuệ, là sự nhận biết, thấy biết chân chính, tức là có Chánh Kiến về Khổ, về Vô Ngã, về Vô thường, về tánh Không của vạn vật, vạn pháp mà không còn khởi chấp trước nơi Danh và Sắc, không chấp trước vào các Pháp, không chấp trước vào Ngã, vào cái Tôi thường hằng, bất biến, độc lập mà chung qui cũng từ cái Tôi này, phát khởi Ái dục, tham dục và gây vô số tội nghiệp. Không vướng vào một chữ CHẤP nào cả thì mới thực sự giải thoát. Đó gọi là trí Bát Nhã.

Không bờ này bờ kia
Cả hai bờ không có
Lìa khổ, không trói buộc.
 (10)

Nói bờ này bờ kia là có sự phân biệt, đối đãi, là có chấp trước, còn bị trói buộc, chưa giải thoát.

Nơi bản Bát Nhã Tâm Kinh, chúng ta đọc được đoạn sau đây « Chư Phật ba đời nương trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật Đa đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề » có nghĩa là các ngài nhờ nương vào cái trí không chấp trước, không dính mắc vào một phạm trù, khái niệm, lối suy tư nhị nguyên nào nữa cả mà đạt được Tánh Giác chân thật, thanh tịnh của Niết Bàn và của chư Phật. Đây mới chính là sự Giải thoát rốt ráo.

Và trong Kinh Kim Cang, chúng ta lại đọc thấy lời dạy :

Ưng vô sở trụ
Nhi sanh kỳ tâm. 

( Không khởi vọng tâm trụ chấp một nơi nào cả ).

Khi không còn dính mắc vào cái tâm chấp trước thì mọi ràng buộc cũng tự nó tháo gỡ.
Để kết luận cho bài viết về sự ràng buộc và giải thoát con người, xin cùng đọc bài kệ :

Các lậu hoặc dứt sạch (11)
Ăn uống không tham lam
Tự tại trong cảnh giới
Không, Vô tướng, Giải thoát
Như chim bay hư không
Dấu chân thật khó tìm. 
(12)

Có lẽ chuyện ăn uống được bàn ở đây là bốn thứ thức ăn nuôi dưỡng thân và tâm con ngườiđức Phật đã dạy nơi bài kinh “ Bốn loại thức ăn” chứ không hạn hẹp nơi sự ăn uống thô thiển của Đoàn thực. ( Mời đọc Ái. LKTH )

Giải thoát chính là đạt tự do tuyệt đối, sự tự do này đạt được nơi Tâm, từ Tâm, do Tâm. Cho dù Tâm vẫn còn nương nhờ cái thân xác vật chất làm phương tiện để từ đó tiến đến giải thoát nhưng Tâm khônggiới hạn, bao la như hư không và có khả năng tuyệt vời, không thể nào nghĩ bàn, không thể nào diễn đạt bằng lời lẽ, ngôn từ, cũng chẳng thể nào thấy bằng mắt hay nghe bằng tai. Cũng chẳng thể dùng tay mà chỉ, trỏ thẳng vào Tâm, vào Chân Tâm, không phải Vọng Tâm, cái tâm phân biệt, bỉ thử, gây phiền nãotham sân si, mà là “ Bản Lai Diện Mục”(13) như dấu chân chim bay trong hư không thật khó tìm, không thấy gì nhưng không phải là không có gì. Giải thoát là vỗ cánh bay như chim vào hư không. Không mà có. Có mà không. Sắc tức thị Không. Không tức thị sắc vậy. (14)

Nhận ra tánh Không của vạn pháp nhưng không chấp Đoạn diệt. Thấy các sắc tướng, hình tướng đều do duyên sinh, có đó diệt đó nên không vọng chấp, giữ được tâm ý thanh tịnh chính là giải thoát.

Con người muốn giải thoát thì phải mượn cái thân xác này nên phải trân quí nó nhưng cần phải tu luyện cả Thân cả Tâm để được nhẹ nhàng, cởi bỏ mọi buộc ràng mới có thể như chim tung cánh lên bầu trời bao la của Pháp Giới được. (15)
LêKhắc Thanh Hòa
Paris, Tháng7, 2015

Chú Thích :
1. Kinh Udana. Kinh Phật Tự Thuyết. HT Thích Minh Châu dịch
2. Kinh Pháp Cú. Phẩm A La Hán. HT Thích Minh Châu dịch
3. Kinh Pháp Cú. Phẩm Tham Ái. HT Thích Minh Châu dịch
4. Thú đau thương. Lưu Trọng Lư
5. Kinh Pháp Cú. Phẩm Đạo. HT Thích Minh Châu dịch
6. Kinh Pháp Cú. Phẩm Đạo. HT Thích Minh Châu dịch
7. Kinh Pháp Cú. Phẩm Bà La Môn. HT Thích Minh Châu dịch
8. Kinh Pháp Cú. Phẩm Bà La Môn. HT Thích Minh Châu dịch
9. Kinh Pháp Cú. Phẩm Tỷ kheo. HT Thích Minh Châu dịch
10. Kinh Pháp Cú. Phẩm Bà La Môn. HT Thích Minh Châu dịch
11. Lậu hoặc : phiền não
12. Kinh Pháp Cú. Phẩm A La Hán. HT Thích Minh Châu dịch
13. Bản Lai Diện Mục : Bộ mặt vốn có từ xưa nay. Đồng nghĩa với Phật Tánh, Chân Như, Tuệ Giác, Tự Tánh.
14. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
15. Pháp Giới : Pháp chínhPhật Tánh, Chân Như, Thể Tánh, Chân Tâm, Chân Không, là chân lý tuyệt đối. Giới là cảnh giới của sự vận hành của trí tuệ để ngộ nhập vào chân lý. (Đại cương Kinh Hoa Nghiêm. Tỳ Kheo Thích Hằng Trường. NXB Hoa Nghiêm)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 922)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 1243)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 712)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 682)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 754)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 764)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 745)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 737)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 887)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 772)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 931)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
(Xem: 934)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 860)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 869)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 808)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 954)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 889)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(Xem: 831)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(Xem: 920)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 840)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(Xem: 796)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(Xem: 894)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(Xem: 826)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(Xem: 1079)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(Xem: 857)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(Xem: 945)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(Xem: 1089)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(Xem: 1566)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(Xem: 1101)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 1173)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(Xem: 1048)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(Xem: 914)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(Xem: 861)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(Xem: 893)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(Xem: 749)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(Xem: 1426)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(Xem: 1300)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(Xem: 1263)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(Xem: 1208)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(Xem: 1327)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(Xem: 1270)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1405)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1282)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1151)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1201)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1253)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(Xem: 1236)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1359)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1254)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant