Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tháng Tư Nhớ Nhà

01 Tháng Tư 201705:24(Xem: 6787)
Tháng Tư Nhớ Nhà

THÁNG TƯ NHỚ NHÀ

 

Vĩnh Hảo

 

Dọc suốt hai bên xa lộ, trên những cánh đồng hoang, trên những triền núi đổ xuống thung lũng, và đây đó nơi những khu vườn nhỏ nép bên đường, hoa bướm, cúc dại, cúc vạn thọ, cho đến thủy tiên vàng, và nhiều loài hoa dại khác đã cùng trổ sắc vươn lên, chào đón mùa xuân mới. Từ vệ đường, vươn khỏi những ngọn lá xanh mướt là những cánh hoa vàng, đặc biệt là bồ-công-anh, như hàng triệu mặt trời nhỏ, tủa cánh mạnh mẽ, vàng rực, sáng cả một vùng trời đất (*). Nắng ấm mùa xuân tưởng chừng như tô thêm sắc vàng óng ả cho muôn hoa. Xuân trên đồng hoang, hoa vàng, hoa trắng trải dài bất tận.

Lòng bình yên, vô sự, không gì thôi thúc nơi chốn về. Dừng xe bên đường, nơi doi đất nhô ra biển, tận hưởng vẻ phong quang tươi nhuận của mùa mới. Những cây bồ-công-anh trổ hoa từ tháng trước nay đã trổ trái cầu trắng, mọc tràn lên mép đường gần bãi đậu xe. Gió biển lồng lộng thổi vào từ khơi xa, lùa những hạt mầm màu nâu với đôi cánh trắng như thiên thần, mang đi. Các thiên thần mỏng mảnh từ đất hóa sinh, lơ lửng bay theo gió rồi đáp vu vơ đâu đó trên các triền đồi.

 

Tháng Tư đã về. Đứng nơi bờ đông, nhớ bờ tây biển Thái Bình.

Bờ tây, tháng Tư năm ấy, đã có những cuộc di tản vĩ đại. Gia đình ông-bà cha-mẹ, vợ-chồng, con-cái, hớt ha hớt hải, dắt díu nhau, tuôn theo dòng người hỗn loạn. Lên tàu, xuống ghe, đáp máy bay, đón xe đò, thậm chí bằng xe máy ba bánh, hai bánh, xe đạp, và chạy bộ, chỉ mong ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có mồ mả và bàn thờ tổ-tiên. Lo sợ gì đây? Giặc ngoài xâm lăng hay giặc cướp vào làng đốt phá mà phải rùng chạy kinh hoàng?

Bờ tây, biển ấy, từ tháng Tư năm đó, đã có những cuộc ra đi trong đêm, không hẹn ngày về. Cha già đốt thuốc trầm tư. Mẹ hiền chắp tay nguyện cầu. Ngày tháng mất tên, mất dấu. Đại dương một màu đen nghịt, làm nấm mồ vô chủ bao la nuốt chửng những oan hồn bơ vơ tuyệt vọng.

Bờ tây, dải đất ấy, có những ngôi nhà xưa với người mới, con đường cũ thay tên, người thân quen ngày một thưa thớt, ra đường ai cũng là khách lạ, cúi mặt không dám nhìn nhau. Trời vẫn xanh như xưa, đất vẫn vàng như xưa, mà mắt người sao chỉ nhìn ra màu tăm tối.

Trên đất ấy, từ ngày tháng nầy năm ấy, bỗng xuất hiện hàng loạt những kẻ vong thân, không còn biết hay nhớ nguồn cội và căn tính của mình; rồi những kẻ nầy lại sản sinh hàng loạt những kẻ sắt đá vô cảm, đặt lên những bệ cao của thang bậc cuộc đời. Buông cuốc cầm cân, chân lấm lên bàn khua mệnh lệnh. Tham lam. Kiêu hãnh. Mặc nhiên tọa hưởng những phúc lợi không giới hạn, vượt khỏi tầm ước mơ nhỏ bé của hàng triệu người chung quanh.

Ôi, ước mơ của những người cùng đinh đói khổ! Ước mơ gì? Hạt gạo, củ khoai, miếng vải nhỏ đủ che thân đứa con thơ dại. Lang thang tìm việc, bỏ bút cầm rựa, lên rừng tìm miếng ăn, mắt mờ đục, ngày cũng như đêm, không còn nhìn thấy gì ngoài vực thẳm tối đen.

Rồi có những thiền sư từ ngày tháng năm ấy, trong đại định mà cảm nhận được nỗi thống khổ của sinh dân… xếp bồ-đoàn, cất mõ chuông, lặng lẽ đi vào dòng đời uế tạp: hòa nỗi đau với người đói khổ, chia nỗi nhục với kẻ trắng tay. Tường rêu gõ nhịp (**), kẻ sĩ trầm ngâm, nghe sâu tiếng khóc quê hương vẳng theo tiếng khua xiềng xích lao tù. Những giọt lệ mặn của bao sinh linh rơi dài và khô nhanh dưới trời hồng. Vị mặn của đại dương thì giống, dung tích của đại dương có thể so, nhưng làm sao đong lường được nỗi thống khổuất hận triền miên của bao lớp người, bao thế hệ già-trẻ đã thay nhau đứng dậy, thay nhau nằm xuống, những mong bồi đắp cho ước vọng an vui, thanh bình của người sau.

Suốt mười năm, hai mươi năm, ba mươi cho đến bốn mươi năm như thế… bờ tây ấy, bãi biển kia, vẫn là bãi bờ nuôi dưỡng bao đời sống của con dân da vàng, từ thôn quê đến thành thị, từ ruộng nương ra ngư trường, nhưng đất càng lúc càng đen, biển mỗi ngày mỗi đỏ, đồng bằng khô cháy, cá chết giạt bờ, mù mịt khói bụi lấp cả mây xanh. Đất trời mênh mông mà nay sao chật hẹp, còn lối nào để đi, còn hơi nào để thở! Từng đêm chong mắt nhìn tận chân trời góc bể, nhìn nước non xa khơi nghìn trùng. Ôi, nước còn hay mất mà lòng đau như kẻ vong quốc, vong gia!

Tháng Tư, nhớ nhà. Nhớ con đường mẹ dẫn con đi đến trường mẫu giáo ê a học vần. Nhớ con đường mẹ đưa con lên ngôi chùa trên đồi cao có quả chuông thật lớn. Trường kia không còn. Chùa xưa, lầu chuông gác trống, cũng đã thay áo mới, mất rồi vẻ phong rêu. Nhưng chuông thì còn trên đồi cao ấy; ngày đêm vẫn từng hồi vọng tiếng ngân dài đến nhân sinh.

Tháng Tư, đã hơn bốn mươi năm, qua rồi những hoài vọng một thời tuổi trẻ như hải triều cuồn cuộn chồm tới mây xanh. Giờ nầy, đứng đây, nơi bờ đông ngóng mắt xa nhìn bờ tây. Tóc phai như những quả cầu trắng, chen giữa rừng hoa bồ-công-anh vàng rực, bạt ngàn. Gửi ước nguyện Thái Bình theo những cánh thiên thần nhỏ, bay đi, bay đi…

 

California, viết cho tháng Tư, 2017

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.net)

______________

 

(*) Các loài hoa trong bài: hoa bướm (pansy), cúc dại (daisy), cúc vạn thọ (marigold), thủy tiên vàng (daffodil), bồ-công-anh (dandelion) đều là những hoa nở vào mùa xuân, từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4 dương lịch tại miền nhiệt đới California, Hoa Kỳ. Hoa bồ-công-anh tủa cánh vàng rực, khi hoa tàn, kết thành một trái cầu với nhiều cánh trắng, mỗi cánh mang đi một hạt mầm, bay theo gió, gieo khắp nơi.

(**) “Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu” (Tôi Vẫn Đợi, thơ Tuệ Sỹ).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1703)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 2019)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1719)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1719)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1888)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1900)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1555)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1727)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2062)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1810)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2371)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1710)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1710)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1671)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2115)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1940)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2082)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1622)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2233)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1589)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1870)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1752)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1817)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1654)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2395)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2105)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2056)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1859)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2210)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1788)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1909)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2139)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1673)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1929)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1924)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2139)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1909)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1762)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1746)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1748)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1860)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2152)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1704)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1678)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2241)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1951)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1770)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2339)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1949)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2057)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant