Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những Bài Học Từ Cuộc Đời Đức Phật

26 Tháng Năm 201710:01(Xem: 7889)
Những Bài Học Từ Cuộc Đời Đức Phật

NHỮNG BÀI HỌC TỪ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT

PhatDan__10_Mùa tháng Tư âm lịch là cao điểm tưng bừng Lễ Hội Vesak và Phật Giáo kỷ niệm Đức Phật đản sanh lần thứ 2641. Những đêm hội diễn văn nghệ, những ngày diễu hành xe hoa, rước xá lợi Phật, những lúc phát quà từ thiện,những bài diễn văn hội thảo ý tứ thâm sâu, lời kinh kệ ngân vang nơi các đàn tràng quần chúng,…tất cả đều trôi qua dần khi tháng Tư khép lại. Thế nhưng, dư âm mùa Phật Đản vẫn mãi còn đó. Những bài học từ cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn in sâu trong chúng ta trong hành trình theo dấu Như Lai, đường xưa mây trắng, trở về bảo sở.
Ngài vốn là Bồ Tát Hộ Minh từ cung trời Đâu Suất, đến với cuộc đời này bằng nguyện lực chớ không phải do nghiệp lực. Ngài quán sát thấy Vua Tịnh Phạn Vương và Hoàng Hậu Ma Gia đức hạnh cao vời, đang cầu con trai nên chọn 2 vị này làm Song ThânCa Tỳ La Vệ làm quê quán đản sanh.. Ngài vào đời với Lục Độ Ba La Mật như báo hiệu với voi trắng sáu ngà thuần khiết, vững vàng vào trong lòng Mẹ. Vậy nếu Phật tử muốn về Tây Phương Cực Lạc để thoát ra ngoài vòng sanh tử - đó cũng là điều tốt – nhưng ở nơi Cực Lạc chỉ là luyện công, tạm thời, quan trọng là khi đã vững vàng rồi thì tiếp tục dấn thân hội nhập vào cuộc đời. Nơi nào có bùn nhơ ô trược thì nơi đó có hoa sen thanh khiết. Nơi nào có chúng sanh khổ đau thì nơi đó có Bồ Tát ứng hiện hóa độ.

Ngài đản sanh gắn liền với những sự kiện hy hữu vi diệu : sanh từ hông bên phải, dưới cây hoa Vô Ưu, chín rồng phun nước, bảy bước trên hoa sen với câu tuyên ngôn nổi tiếng : “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn, vô lượng sanh tử ư kim tận hỷ” (Trên trời dưới đất, Ta là hơn hết, sanh tử vô lượng đến nay chấm dứt),(có rất nhiều cách ghi chép khác nhau về câu tuyên ngôn này). Đã có rất nhiều sự thảo luận liên quan đến những sự kiện này, tựu trung Ngài bao hàm cả hai phương diện : Đức Phật Tôn Giáo (có những yếu tố mang tính cao siêu huyền diệu, khác thường) và Đức Phật Lịch Sử ( những chi tiết rất thật gắn liền với lịch sử, với cuộc sống con ngườixã hội thời đó). Những sự kiện thiêng liêng đó hiện diện một phần là vì lối văn chương mô tả hình tượng hóa sống độngthể hiện sự tôn kính với các bậc siêu nhân, vốn đã có từ thời Áo Nghĩa Thư, Vệ Đà,…Dù gì đi nữa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là một nhân vật lịch sử, có thật, sinh vào khoảng năm 544 Trước Công Nguyên (TCN), đặc biệt được xác chứng bởi trụ đá vua A Dục (Asoka) của Ấn Độ vào khoảng 2 thế kỷ sau thời Đức Phật. Năm 249 TCN, khi vua A-Dục (Asoka) đến thăm Lâm Tỳ Ni, nó còn là một ngôi làng phồn thịnh, Ông đã cho xây dựng bốn ngôi tháp và một cột trụ bằng đá được khắc chữ và dịch ra như sau: "Ta là vua A Dục, là niềm tin tưởng của chư thiên, trong 20 năm trị vì này, ta đã thực hiện một chuyến thăm của hoàng gia đến nơi đức Phật được sinh ra tại đây…Lâm Tỳ Ni được giảm một phần tám thuế "

 

Thái Tử Tất Đạt Đa có một nền tảng giáo dục vững chắc, toàn diện, bao gồm nhiều phương diện : văn chương, triết học, tôn giáo, võ thuật, trị nước, kinh tế, chính trị, quân sự,…Một người thường như chúng ta thật khó mà giỏi nhiều phương diện như Thái Tử Tất Đạt Đa. Tuy nhiên, nếu được như vậy thì hành giả có một nền tảng vững chắc để học, hiểu Đạo, hành Đạo và hoằng truyền Giáo Pháp. Chúng ta thấy, trên bước đường Hoằng Pháp sau này của Đức Phật, Ngài dễ dàng chinh phục cảm hóa được ngoại đạo, vua quan, các hạng người khác nhau trong xã hội vì Ngài vốn có kiến thứckinh nghiệm về cuộc sống và sinh hoạt với họ kể từ khi Ngài còn là Thái Tử. Cho nên thời này, tùy theo khả năng và sở trường của mỗi người khác nhau, người tu sỹ nếu được huấn luyện và giỏi các ngành xã hội như : giáo dục, tâm lý, hành chánh, tôn giáo học, chính trị,… vẫn tốt và hoằng Pháp thích hợp hơn, có nền tảng vững chắc, đối chiếu liên hệ cuộc sống xung quanh song song với việc trau giồi nội điển Phật Pháp thâm hậu. Như thế hành giả vừa có thể làm ịch lợi cho xã hội thông qua các chuyên môn của mình, vừa gần gũi tiếp xúc với nhiều hạng người trong xã hộicảm hóa họ với Chánh Pháp, xứng đáng với Phật Giáo trong thời hiện đại, Phật Giáo với khoa học, Phật GiáoTôn Giáo tương lai toàn cầu theo như dự liệu của nhà bác học nổi tiếng Albert Einstein.

Sống trong cung vàng điện ngọc được bao bọc bởi bao nhiêu cảnh đẹp, tốt tươi, hưởng thụ và hạnh phúc nhưng Thái Tử vẫn luôn khắc khoải muốn tìm hiểu cuộc sống của dân chúng ngoài bốn cửa thành. Ngài bao nhiêu lần xin phép vua cha cho dạo ra ngoài thành để tiếp xúc với dân chúng và tìm hiểu đời sống người dân. Cuối cùng vua cha cho phép dạo bốn cửa thành và Ngài liền nhận ra nỗi khổ và thực tế cuộc đời. Đây là bài học sống động cho những ai bon chen, tranh danh đoạt lợi với nhiều thủ đoạn, “tính sao có lợi thì làm và sống chết mặc bay”. Dù có phước sẵn nhưng không mải mê thâu tóm, hưởng thụ cho phần mình mà quan tâm và chia sẻ chung với cuộc sống của mọi người, đó là đặc điểm của các bậc vĩ nhân. Vậy chúng ta càng tiếp xúc, trải nghiệm hiểu thực tế cuộc đời bao nhiêu, càng bớt đắm say với thế gian bấy nhiêu và do đó sẽ dễ tu hơn. Nếu những ai không ngộ ra các bản chất cuộc sống và các pháp hữu vi vốn : “Khổ, Vô Thường, Vô Ngã” rồi ngày mai ta trở về cát bụi thì dễ dính chấp và khó tu. Đó cũng một phần giải thích lý do tại sao người tuổi già đi chùa nhiều hơn tuổi trẻ, bởi vì người lớn tuổi đã từng trải cuộc đời không còn quá khao khát đam mê tìm kiếm nữa và họ không còn háo hức, đắc thắng nữa mà đối diện với tuổi già, sức yếu, những giới hạn của đời người, những khổ đau phũ phàng và một chuyến ra đi bất định…Mục kích cảnh : Già, Bệnh, Chết, Tu Sỹ ( chắc là tu sỹ của Bà La Môn), khiến Thái Tử Tất Đạt Đa trầm tư về kiếp người, về những câu hỏi rất ư là triết học : con người từ đâu đến, sống ở đây để làm gì, rồi chết đi về đâu? Tại sao ai cũng chịu cái quy luật vô thường và tàn phai như thế, có cách gì thoát ra được cái vòng luẩn quẩn sanh già bệnh chết đó không? Những suy tư này có vai trò rất lớn, làm động lực cho Thái Tử xuất gia, đi tìm và ngộ được chân lý sau này.

Sự xuất gia của Ngài là một cuộc thoát ly vĩ đại, xa cha già, mẹ yếu, vợ đẹp, con thơ, ngai vàng, sơn hà, xã tắc, từ người tột đỉnh cao sang, có tất cả để trở thànhhành khất lang thang, không có gì hết ngoài y rách và cái bát khất thực nuôi mạng sống qua ngày. Nếu như chúng ta ở vào vị trí của Ngài, thật khó để chúng ta có thể xuất gia được như Ngài. Đó là hình ảnh một người thiết tha tầm cầu chân lý và không màng gì nữa nơi thế gian này. Xuất gia trong tư thế: có tất cả mà buông bỏ tất cả, hy sinh tất cả những đặc quyền đặc lợi của mình, cắt đứt tất cả mọi ràng buộc thế giantâm nguyện cao cả tìm ra ánh sáng, mang hạnh phúc chân thật đến mọi người. Có nhiều phật tử, khi lo trả nợ tương đối xong thế gian rồi, nhưng có dám buông bỏ tất cả để đi xuất gia không hay là tự tạo và ôm thêm những món nợ mới không đáng có? Ngay cả việc đi xuất gia gieo duyên vài ngày mà họ cũng lo, cũng tính, cũng phân vân đủ thứ. Còn tiếc, còn ham, còn chấp, còn giữ, khó buông vậy thì làm sao mà gần với Đạo? Hạnh phúc là xả ly thanh thản,ban cho chứ không phải hạnh phúc là thâu tóm, hoặc bo bo ôm đồm nắm giữ cho riêng mình.

Khi xuất gia, Ngài đã “xả phú cầu bần”, thân  vàng vóc ngọc của Ngài lại chu du khắp nơi tầm sư học đạo, thiên lý tầm sư từ Lâm Tỳ Ni cho đến núi Tuyết Sơn, Ni Liên Thuyền, Bồ Đề Đạo Tràng,…Ngài đi bộ, gai cào xước hết chân, chảy máu, còn ngày nay chúng ta thì sao? Đúng là : Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (chí sỹ Nguyễn Bá Học). Chúng ta có nhiều phương tiện giao thông thuận tiện nhưng có tận dụng mọi cơ hội để tham vấn học Đạo với các bậc cao nhân, chân nhân, cao Tăng thạc Đức không? Phương tiện internet, DVDs, youtube, facebook,… sẵn có nhiều đó mà mỗi ngày chúng ta học được bao nhiêu bài Kinh? Phương tiện đã có sẵn mà không lo học Đạothực hành, phan duyên trần cảnh, chơi nhiều hơn học, tò mò khám phá thế gian thay vì chân lý giải thoát, đó là phóng dật, dễ duôi, phung phí cơ hội. Chỉ có Trí Tuệ mới là sự nghiệp, mỗi người phải nghe, đọc nhiều, suy tư, thảo luậnthực hành thì mới phát sanh Trí Tuệ. Không ai ban cho Trí Tuệ được, không có Trí Tuệ thì giác ngộ, giải thoát mãi mãi xa vời.

Ngài không thỏa mãn và dừng lại giững chừng khi chưa đạt được mục tiêu đặt ra từ ban đầu. Tâm lý này chúng ta dễ có, sau một thời gian phấn đấu, chúng ta có một số kết quả khả quan nào đó, ví dụ hiểu biết được một số kinh sách, có chùa to, Phật lớn, đệ tử đông, chức vụ lớn,…liền tự cho phép mình “nghỉ giải lao” và hưởng lai rai với lời tự an ủi : dù gì thì mình cũng có cống hiến cho Phật Giáo xưa nay và còn đang tiếp tục giúp cho người khác tu học, dù mình có hưởng thụ lai rai để ổn định, an vui và cống hiến âu đó cũng là điều tự nhiên của một cơ thể sinh vật lý, mình đâu phải là một cái máy, sắt thép vô cảm, chắc cũng không sao. Phiền não tham, sân, si luôn ngủ ngầm, tiềm ẩn và chờ cơ hội thì bùng dậy, trùm phủ lên và phá hủy tất cả.  Trường hợp Bồ Tát Tất Đạt Đa được 2 vị Thầy Alara Kalama và Uddaka Ramaputta đạt chỗ cao nhất về cảnh giới Vô Sở Hữu XứPhi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiền xác chứng :

“Này đạo hữu Gotama, tôi vô cùng hoan hỉ được có một người bạn đồng tu tài đức đáng tôn kính như đạo hữu. Những gì tôi đã hiểu biếtchứng ngộ thì nay đạo hữu cũng đã hiểu biếtchứng ngộ như tôi. Vậy thì đạo hữu hãy ở lại đây cùng tôi dẫn dắt nhóm đạo sĩ này”.

Thế nhưng Ngài vẫn tiếp tục từ giã ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của chân lý cứu khổ độ sanh. Trên đường tu tập, chúng ta hãy cẩn thận xem có thể vướng vào bẫy : Danh – Lợi – Tình bất cứ lúc nào khi chúng ta có được một số phước và sự tôn kính nhất định nào đó. Ngài đã vượt thoát ra tất cả mọi cám dỗ vi tế và “không ngủ quên trên chiến thắng”. Nói theo cách của Ông Steve Jobs, “hãy cứ khát khao và hãy cứ dại khờ”, vẫn mãi khát khao đi tìm chân lý tối hậu và vẫn mãi “dại khờ” vì làm kẻ cô thân chích ảnh, an bần thủ đạo, không hưởng các phước hữu lậu khi đang ở tư thế để hưởng thụ dục lạc sẵn dành xung quanh.

 

Ngài đã trải qua 6 năm tu học miên mật và 49 ngày đêm thiền tọa bất động dưới cội Bồ Đề. Quả thật đúng với câu nói : Đường đi đến thành công không dành cho những người lười biếng và cũng không lót đầy những đóa hoa hồng, hoặc như Tổ Sư Hoàng Bá nói : nếu chẳng bao phen sương buốt lạnh – Hoa mai đâu dễ ngát mùi hương. Hành giả phải từng giờ từng phút thực hành tu tập, kiên định trên con đường đi, tập khí sanh từ phiền não từ vô thủy đến nay dày bao nhiêu lớp lớp, thì lực phá vỡ nó cũng đòi hỏi phải công phu dày dạn đủ lớn mạnh để làm phản lực xứng tầm. Công việc chính của người tu là tự soi xét lại mình, chuyển hóa thân tâm hướng thiện, hướng thiện, trau dồi Giới Định Tuệ đến ngày công viên quả mãn thì tâm thức sẽ được bừng vỡ khai ngộ với chân lý. Thế giới hiện nay, pháp môn nhiều, hứa hẹn nhiều, phỉnh dụ nhiều nhưng chúng ta hãy đối chiếu lời dạy và pháp môn của họ có giống với những gì mà Đức Phật Thích Ca đã trải qua trên đường tu tập hay không? Nghe thì nghe nhưng chúng ta phải tham khảo đổi chiếu rồi tự mình rút ra kết luận. Nếu pháp môn nào mà không bao hàm Giới Định Tuệ và chuyển hóa thân tâm, trừ phiền não Tham Sân Si thêm Từ Bi Hỷ Xả thì coi chừng pháp môn ấy lệch lạc và mị dân. Tấm gương Ngài đã vượt qua mọi loại ma chướng là lời cảnh tỉnhđộng lực cho chúng ta mỗi khi gặp nghịch duyên, trở ngại và chấp nhận chúng là những điều tất yếu phải đối diệnvượt qua. Những thử thách đó chúng ta sẽ gặp thôi, sớm hoặc muộn, đúng ra chúng ta phải cảm ơn nghịch cảnhma chướng giúp chúng ta có cơ hội bồi dưỡng công lực, tôi luyện và trưởng thành. Khi hành giả trước sau son sắt : “ Xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, “thắng một vạn quân địch không bằng tự thắng được lòng mình”, nếu không có nội ma, tâm ma mở đường dẫn lối thì thế lực ma quân nào có thể làm lung lay hay quật ngã được ta?

Khi Sao Mai vừa mọc, canh ba, đêm thứ 49 dưới cội Bồ Đề Ngài chứng tam minh lục thông, ngộ đạt chân lý tột cùng và lên ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng, Chánh Giác, Phật – Thế Tôn. Khi chúng ta chưa có gì liên quan đến Tam MinhLục Thông, còn “phàm phu chay” thì có gì tự cao tự đắc? Hãy đề phòng tính tự mãn trong việc tích lũy những lời dạy của Như Lai rồi pha trộn hỗn tạp rao bán tô bồi cho bản ngã và vì mục tiêu lợi dưỡng. Khi hành giả chứng ngộ thì thông tỏ vạn phápchân lý lưu xuất từ nội tâm tịch tịnh thấu đạt một cách tự nhiên, còn những uy nghi đạo mạo cố chứng tỏ ta là người thông thái, hơn người, ta là thánh nhân, siêu nhân, “ngồi riêng một chiếu” trong khi phiền não đầy người, rối rắm ngổn ngang – đó chỉ là màn diễn rẻ tiền ảo tưởng lừa mình, lừa người. Bệnh ảo tưởng và hoang tưởng lâu ngày tưởng là thật đến nỗi chính họ cũng tin họ có năng lực siêu tuyệt, độc nhất. Thuyết giảng nhiều, nhưng nếu không thông, chính mình trước sau mâu thuẫn thì làm sao người nghe được sáng tỏan tâm tu tập? Hội Đồng Điều Hành và Ban Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo các quốc gia cần phải có Ban Chuyên Môn nghiên cứu kỹ lưỡng và thẩm định giá trị chân lý trong bài “Pháp Thoại” của nhiều vị “giảng sư” để tránh tình trạng ảo tưởng chứng đắc, siêu tuyệt độc nhất với những lời sấm phán với tâm thức đảo lộn gây hoang mang bao nhiêu người Phật tử - nhất là ở thời công nghệ thông tin, tốc độ lây lan quá nhanh, khó lòng kiềm chế. Do đó, các vị giảng sư ( trong đó có tôi) cần phải nên không ngừng thực tập, có chiều sâu nội điểnthực chứng chứ không đơn thuần cậy vào tài xảo ngôn, thông minh, duy lý của mình, có sự khác biệt giữa ngộ nhập chân lý và đoán mò tán diễn chủ quan.

Sau khi chứng ngộ dưới cội Bồ Đề, bước đường vân du giáo hóa hơn 45 năm của Ngài để lại cho chúng ta rất nhiều bài học. Trước hết đó là “nhạo thuyết” (ưa thích nói Pháp). Chúng ta học hỏi tinh thần này không phải đợi lên bàn giảng sư với chuông trống bát nhã, hai hàng cung nghinh, khay lễ đưa đón mới là “Pháp Thoại” mà trong cuộc sống một ánh mắt, một nụ cười, một lời khuyến khích sẵn sàng gieo duyên đến với mọi người, mọi nơi một cách bình đẳng, tự nhiên không tính toán. Những câu nói nghe có vẻ “rất thường tình” nhưng hàm chứa chất liệu giáo Pháp và đưa ra đúng nơi, đúng chỗ, có tác dụng trị liệu chuyển hóa thân tâm người nghe theo chiều hướng tốt đẹp, đó là hoằng Pháp. Bây giờ các giảng sư “nổi tiếng” quen diễn ở “xô lớn” (show lớn) không chấp nhận diễn ở những “xô nhỏ” ít người nghe, hoặc thờ ơ, vô cảm, làm biếng nói với từng người “thường dân” đơn lẻ và thậm chí cái bệnh ngôi sao nổi lên, người ấy cố tình tạo cảm giác “khó gặp”, có vậy mới hiếm và quý. Ngày xưa đức Phật ngồi thiền quán sát cơ duyên từng chúng sanh để chủ động đến tiếp cận họ và hóa độ chứ có đâu mà mọi người chầu chực chờ gặp Pháp sư như chầu cửa quan? Tất nhiên tôi hiểu, những vị đó tự ngụy biện hoặc an ủi mình là : thời giansức lực có hạn, không thể “xài phung phí vô tư” mà để dành “làm việc lớn”, lợi ích cho nhiều người và lâu dài. Thế nhưng, tính toán quá lại nảy sinh những tác dụng phụ mang tính cách phân biệt đối xử, mất đi tính Từ Bi Hỷ Xả hòa ái, gần gũi của tu sỹ, vốn là hành giả hành khất lang thang, tùy duyên hóa độ vô cầu. Ngược lại, cũng không nên mang cái bệnh “giảng sư”, ở chỗ nào mình cũng làm “Thầy” chỉ đạo, giảng giải quá nhiều, không hợp với thời gian, không gian, đối tượng. Cái gì đặt đúng nơi, đúng chỗ, hợp lý, vừa phải thì cái đó đẹp và có giá trị. Tính khế thời, khế lý, khế cơ cần phải được cân nhắc, áp dụng một cách nhuần nhuyễn cùng với tâm hạnh Từ Bi muốn chuyển hóa người khác tốt hơn và góp phần cho Pháp luân thường chuyển.

Một bài học cuối và tổng quát nhất đó là mọi sinh hoạt của người tu, chùa chiền, giáo hội, Tăng đoàn cần được tham chiếu và kiểm nghiệm từ hành hoạt chính cuộc đời Đức Phật, ý nghĩa sâu xa từ biểu hiện của Ngài, từ giáo Phápgiới luật do Ngài ban hành va sinh hoạt của Tăng già thời Đức Phật. Nếu ai đã có được nền tảng và có hệ quy chiếu đó thì chúng ta rất an tâm, phương tiện tùy duyên bất biến trong sinh hoạt, học Pháp, hành Pháp, hộ Pháp, hoằng Pháp. Đến lúc đó thì chúng ta có thể : “y Pháp bất y nhân” “Dù ai nói ngả nói nghiêng – Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Nay chúng ta ở thời cách Phật hơn 25 thế kỷ thì có Chánh PhápTượng Pháp. Trách nhiệm sàng lọc, chọn lựa, kế thừa và phát triển là ở nơi mỗi hành giảTăng già. Tự lực đi đôi với tha lực, khi tự lực phát triển đến mực độ cứng cáp, vững chãi thì lúc đó mới tận dụng được tha lực một cách tốt nhất mà không bị “cuốn theo chiều gió”. Tôi không phải bi quan hoặc nói quá, chỉ là lời nhắc nhở chung và cho chính mình về sự trá hình lẩn khuất và phát huy tác dụng của Tham Sân Si phiền não trong ta, về “vàng thau lẫn lộn” ở cõi Thánh Phàm đồng cư, về Tượng PhápMạt Pháp mà chính đức Phật thường chỉ dạy, về trách nhiệm của mỗi người khi được mệnh danh là Phật Tử, đối với nhân quả, tu học, Như Lai sứ giảgiải thoát.

Kỷ niệm Phật Đản Sanh không phải trong một ngày hoặc một tháng Tư là đủ mà Phật Đản cần luôn thể nghiệm từng thời khắc bên trong chúng ta : khai thị ngộ nhập Phật Tri Kiến. Hãy trở về, phát huy và sống với ông Phật bên trong của mình và mang đến cho đời nhiều nội dung Phật chất. Đó là tinh thần tri ân, báo ân, bổn phận của người con Phật trong lễ sinh nhật của Bổn Sư Từ Phụ như lời dạy của ngài Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông :

“Bụt ở tronng nhà, Chẳng phải tìm xa,

Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt,

 Chỉn mới hay chính Bụt là Ta”.

(Cư Trần Lạc Đạo Phú)

 

Mùa Phật Đản, PL 2561

Thích Đồng Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2292)
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng...
(Xem: 2175)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng...
(Xem: 2200)
Sống trong tư duy phân biệt đối đãi ở đời không chuyện gì không phải thị phi (đúng sai).
(Xem: 2286)
Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác.
(Xem: 2013)
Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới.
(Xem: 2132)
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả.
(Xem: 2274)
Ngày nay, thiền định không những được biết đến qua tên tuổi các vị Thiền sư, qua những công án thiền, mà còn thực sự đi sâu vào đời sống tu tập nội tâm của mỗi người.
(Xem: 2166)
Rốt cuộc một mình. Một mình thôi. «Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi... Đời như vô tận. một mình tôi về, một mình tôi về... với tôi!»
(Xem: 1739)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
(Xem: 2274)
Tình mẫu tử, một chủ đề quá quen thuộc, không chỉ là mạch nguồn cảm hứng bất tận trong...
(Xem: 2162)
Cứ mỗi độ Vu Lan về, những người con Phật lại nao nao lòng.
(Xem: 2327)
Khi nói đến chữ Hiếu chẳng mấy ai lấy làm xa lạ, vì nó đã trở thành truyền thống rất quen thuộcăn sâu vào tâm trí ngay khi còn bé.
(Xem: 2352)
Khi tu hành được một thời gian, có người thì ngày càng tăng trưởng đạo lực, Giới - Định - Tuệ thêm lớn nhưng ngược lại có người thì suy giảm, thối thất.
(Xem: 2471)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên.
(Xem: 2178)
Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, gửi tặng sinh nhật mẹ
(Xem: 1975)
Hít vào tâm tỉnh lặng Thở ra miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giây phút đẹp tuyệt vời.
(Xem: 2048)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2197)
Kinh Phật chỉ nói lên sự thật để cho mọi người cùng suy xét mà sống sao cho được hạnh phúc an lạc, lợi mình, lợi người.
(Xem: 2029)
Theo truyền thống ở châu Á, thiền địnhgiác ngộlãnh vực của những người xuất gia và người tu luyện yoga
(Xem: 2096)
Mọi người ai cũng biết đạo Phậtđạo trí huệ, từ bi, tôn trọng sự sống của muôn loài.
(Xem: 3602)
“Người ngu nghĩ là ác Khi ác chưa chín muồi Ác nghiệp chín muòi rồi Người ngu chịu khổ đau”
(Xem: 2064)
Sau hơn 2.600 năm hình thành và phát triển, Phật giáo đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
(Xem: 2170)
Có người cho rằng có một công việc tốt là lựa chọn của họ trong cuộc sống hạnh phúc.
(Xem: 2628)
Khi gặp chuyện muộn phiền, khó khăn, hay gặp lúc bế tắc, khó xử, người ta thường buột miệng mà nói ra 2 chữ: “Tùy duyên”.
(Xem: 2240)
Xưa nay, hành giả nào chọn cuộc sống tu hành theo chân Phật hướng đến giác ngộ giải thoát, đều phải học những lời Phật dạy, gọi là Pháp học.
(Xem: 2062)
Cuộc sống của con ngườivạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gianthời gian.
(Xem: 2196)
Chúng ta" giống như cây. "Chấp thủ" giống như dây leo. Nếu như ta khao khát được ngắm cảnh, thì cảnh chập chờn quanh mắt ta.
(Xem: 2543)
Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý.
(Xem: 2180)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay.
(Xem: 3023)
Chúng ta không nên quá bận lòng với những việc tốt xấu, đúng sai của thế gian, chỉ cần quản lý tốt
(Xem: 2200)
Sống trong đời, mỗi người nếu khôngthiện tâm nuôi dưỡng thì đời sống sẽ trở nên bức bách; con người sẽ sống mà không có hạnh phúc an lạc.
(Xem: 1962)
Tu căn là một trong những pháp hành quan trọng của giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 2144)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2430)
Phiền não vô lượng, nghiệp chướng vô cùng nhưng nếu nắm trong tay chìa khóa chánh niệm, tỉnh giác...
(Xem: 2298)
Theo thuật ngữ Phật giáo Tàm – Quý có nghĩa là biết hỗ thẹn, biết liêm sĩ.
(Xem: 2041)
Con người từ khi ra đời đã tồn tại “cá nhân” hay “cái tôi”. Thế nên, rất cần phân biệt “cá nhân hay cái tôi là thực kiện” và “cá nhân hay cái tôi do suy tưởng”.
(Xem: 1941)
Phật giáo, một con đường lý tưởng đi vào lòng dân tộc Việt từ ngàn xưa, trở thành một nếp sống tâm linh thuần thiện và tịnh khiết
(Xem: 1667)
Chúng ta đang sống trong cõi dục, sinh ra từ tham ái nên mọi người, mọi loài trên thế gian này đều chịu kiềm tỏachi phối của dục vọng.
(Xem: 2533)
Trong hàng đệ tử của Đức Phật, có một vị tăng hình dung xấu xí, lùn thấp, không chút nào hảo tướng, nên người mới gặp ...
(Xem: 2183)
Cái chết của những người thân yêunghiệp chướng của tôi hay của họ? Cuộc sống của chúng ta luôn tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, và...
(Xem: 2590)
Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy.
(Xem: 2376)
Vô ưu, Phạn ngữ Asoka, Hán ngữ phiên âm A du ca, A thúc ca, A thuật ca… dịch nghĩa là Vô ưu hoa, hoa không ưu tư phiền muộn.
(Xem: 2068)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
(Xem: 2491)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2342)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2162)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2472)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2249)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3046)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2136)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant