Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền Tập và Chiến Binh

03 Tháng Sáu 201722:05(Xem: 5434)
Thiền Tập và Chiến Binh

Thiền Tập và Chiến Binh

 

Nguyên Giác

 

Vua Trần Nhân Tông thời xưa đã từng dạy thiền cho quân binh hàng ngày? Không có tài liệu nào nói như thế, cho dù Ngài để lại một sự nghiệp lớn về Thiền Tông và dòng Thiền Trúc Lâm còn ảnh hưởng tới bây giờ. Tuy nhiên, từ bên kia bờ Thái Bình Dương, thiền tập đang được huấn luyện trong quân đội Hoa Kỳ. Thiền tập đã trở thành một vũ khí để tự vệ cho chiến binh Hoa Kỳ -- để tỉnh thức trong mọi tình huống, để giảm căng thẳng, để giảm đau đớn khi bệnh hoạn và thương tích, để không bị mất ngủ, và để an vui trong từng khoảnh khắc.

Tuần báo Fort Hood Sentinel của Lục quân Hoa Kỳ trên ấn bản ngày 2 tháng 3/2017 có bản tin nhan đề “Buddhist retreat provides relief” (Khóa tu Phật pháp giúp an vui). Bản tin kể về khóa tu ngày 23/2/2017, các chiến binh và thân nhân trong căn cứ Fort Hood hướng dẫn bởi hai vị tuyên úy – đại úy Somya Malasri và đại úy Dung Nguyen – thiền tập và nghe  pháp từ 2 vị sư Phrakrusiriatthavides và Phrakrusoponsasanavitede. 

Đây là khóa tu thứ nhì theo phương pháp MBSR (Mindfulness-based Stress-Reducing), hệ thống hóa bởi giáo sư Jon Kabat-Zinn, giữ tâm tỉnh thức mọi thời để giảm căng thẳng. Khóa tu đầu tiên là năm 2014.

Trong khi đó, một bản tin của ABCNews, hôm 15/3/2017, nhan đề “Military college professors teach cadets meditation to help them be effective warriors” (Các giáo sư đại học quân sự dạy các khóa sinh thiền tập để giúp trở thành các chiến binh hiệu quả) kể rằng trường võ bị Virginia Military Institute tại thành phố Lexington, tiểu bang Virginia, đã chính thức dạy thiền tập để các khóa sinh có tinh thần vững vàng.

Bản tin phỏng vấn hai giáo sư – Tiến sĩ Matt Jarman, và Tiến sĩ Holly Richardson – đang dạy các lớp thiền tập ở trường võ bị VMI.

Jarman nói, “Thiền tập không phải chuyện nhẹ nhàng để cho qua. Bạn đối diện với sợ hãi, bạn đối diện với căng thẳng trực diện hay đang rơi vào nó, và thiền tập cho bạn công cụ để không bị chúng cuốn trôi đi, và sẽ đối diện mọit hứ hiệu quả hơn.”

Jarman dạy thiền tỉnh thức (nơi đây, chúng ta tránh dịch chữ “mindfulness” là “chánh niệm” vì mục tiêu có thể dùng cho nghiệp sát) làm trọng tâm trong lớp ông gọi là “Modern Warriorship” (Kỹ Năng Chiến Binh Hiện Đại), với nhiều kỹ thuật thiền tập nhằm làm chậm các niệm trong tâm, tập trung vào hơi thở, và giữ không phân tâm.

Jarman nói, ông buộc các học trò của ông tập thiền 15 phút mỗi buổi sáng, và rồi 5 phút trước khi làm bài ở nhà, như một cách để thiền tập trở thành thói quen

Trong khi đó, bà giáo Richardson dạy lớp thiền tỉnh thức tập trung vào giảm căng thẳng. Bà dạy theo chương trình soạn ra bởi viện Center for Mindfulness của đại học University of Massachusetts. Bà muốn các khóa sinh sĩ quan phải đối phó căng thẳng tốt hơn, dù là khi học thi, khi sửa soạn tập trận lớn, hay khi phải gặp sĩ quan tư lệnh trường võ bị.

Richardson nói, “Chúng tôi nói về… khi họ phải trình diện tư lệnh trường để bị kỷ luật, một lần nữa họ phải thở, chú tâm vào hơi thở ba tới năm lần trước khi bước vào và [rồi] có một cuộc đối thoại tốt đẹp hơn.”

Richardson thêm rằng khoa học chứng minh rằng thiền tập có thể giúp các chiến binh chữa trị hội chứng tâm thần căng thẳng hậu chấn thương, vì sẽ giúp họ chú tâm vào hiện tại  và điều chỉnh các băng tần ám ảnh trong trí nhớ khi về lại quê nhà, thay vì cứ thấy và nghe mãi cuộn băng chiến trường.

Trong khi đó, bài viết tựa đề “Improving Military Resilience through Mindfulness Training” (Huấn Luyện Thiền Tỉnh Thức Để Tăng Sức Chiến Đấu) trên báo của Bộ Binh Hoa Kỳ ngày 1 tháng 6/2015 ghi nhận rằng thiền tỉnh thức (Mindfulness) là một trạng thái của tâm, khi người tập chú tâm vào giây phút hiện tại mà không phán đoán (to be attentive of the present moment without judgement) để giúp các chiến binh đối phó với các áp lực tâm lý khi rời nhà để theo đơn vị ra các chiến trường hải ngoại. Bài viết phân tích rằng huấn luyện thể lực cho chiến binh chưa thể gọi là đủ, vì cũng cần thiết phải có một lực vững vàng và sẵn sàng, trang bị một “áo giáp tinh thần” (mental armor).

Bài phân tích dẫn ra một cuộc nghiên cứu do đại học University of Miami thực hiện, được tài trợ bởi Bộ Binh Hoa Kỳ, cho thấy tập thiền tỉnh thức giúp hỗ trợt ích cực các chiến binh trong việc họ tự bảo vệ  và huấn luyện tinh thần, và do vậy chuẩn bị tốt hơn cho chiến binh trong các tình huống tác chiến căng thẳng cao, trong khi cũng tăng toàn bộ sức bền tâm ý và thành quả nhận thức.

Những cuộc thử nghiệm trên máy điện toán và đo não điện đồ qua dự án này, có tên là STRONG Project, cho thấy cải thiện được não bộ chú ý hơn, tỉnh thức trong các tình huống và có thể tốt hơn để ứng phó với và hồi phục từ căng thẳng.

Bản phúc trình đầy đủ về cuộc nghiên cứu này đăng trên tạp chí PLOS ONE ở: 

http://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0116889 .

Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến cũng có cuộc nghiên cứu riêng, và có lớp huấn luyện thiền tỉnh thức cho chiến binh, theo báo The Washington Times ngày 5 tháng 12/2012.

Báo này cho biết Trung sĩ Nathan Hampton đã trải qua lớp huấn luyện ở trại Camp Pendleton, Calif., về thể lực, về sử dụng vũ khí, về chống du kích, về tác chiến trong một ngôi làng dựng theo mô hình một ngôi làng trên vùng đồi núi hẻo lánh ở Afghanistan.

Và các lớp thiền tập hàng tuần, trong đó có một buổi Trung sĩ Hampton và các bạn cùng đơn vị được yêu cầu ngồi bất động trong một chiếc ghế, và chú tâm vào điểm tiếp giáp giữa bàn chân của họ và sàn nhà.

Anh nói, “Nhiều người nghĩ là phí thì giờ. Tại sao chúng ta phải ngồi trong lớp học, làm kiểu thiền dị kỳ như thế. Nhưng với thời gian, tôi thấy thư giãn hơn. Tôi ngủ ngon hơn.  Tôi nhận rathể không căng thẳng mọi thời nữa. Nó giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn, quyết định hơn trong các tình huống căng thẳng. Có lợi như thế.”

Kỹ thuật thiền này có tên là Mindfulness-based Mind Fitness Training (viết tắt: M-Fit), có thể dịch là Tỉnh Thức Luyện Tâm. Chương trình soạn ra bởi cựu đại úy bộ binh và hiện nay là giáo sư đại học Elizabeth Stanley của Georgetown University, tổng hợp nhiều cuộc nghiên cứu khoa học cho thấy thiền tập thường xuyên chống được trầm cảm, tăng lực trí nhớhệ thống miễn nhiễm, làm co lại phần của não bộ về sợ hãi, và làm rộng phần não bộ về trí nhớ và điều hợp cảm xúc

Tương tự, nhiều nghiên cứu và nhiều khóa thiền tập đang biến đổi quân đội Hoa Kỳ. Các thử nghiệm không chỉ là vài tuần lễ trong quân trường hay trại lính, có khi kéo dài huấn luyện nhiều tháng, như cuộc nghiên cứu có tên là Trojan Warrior Project, trong đó 25 chiến binh Lực Lượng Đặc Biệtbí danh là “Jedi Knights” (Các Hiệp Sĩ Jedi) – Jedi là các hiệp sĩ trong phim Star Wars được huấn luyện để bảo vệ vũ trụ -- trải qua 6 tháng tập thiền và tập võ thuật.

Một điểm để suy nghĩ: phương pháp dùng trong quân đội cốt tủy là “giữ tâm tỉnh thức không phán đoán.” 

Như thế chỉ là một phần trong các thiền tập về chánh niệm của Phật giáo, vì đúng rằng Đức Phật có dạy khi đi thì biêt là đi, khi ngồi thì biết là ngồi, khi niệm khởi thì biết là niệm khởi, khi niệm diệt thì biết là niệm diệt… chỉ quan sát chuyển biến ở thân thọ tâm pháp, mà không cần phán đoán đúng hay sai. Duy Thức Học gọi đó là “cái biết hiện lượng.”

Nhưng Đức Phật nơi khác cũng dạy cần phán đoán, rằng chánh niệmnhận ra tâm tham khi tâm tham khởi, nhận ra tâm sân khi tâm sân khởi… Duy Thức Học gọi đây là “cái biết tỷ lượng.” Từ đó phải biết cách xa lìa tâm bất thiện, biết cách trưởng dưỡng tâm thiện… Thí dụ, “biết cách xa lìa tâm sân” là cả một chương trình mênh mông. Khi nhận thức sai trận sau khi qua một lăng kinh, Duy Thức Học gọi là “cái biết phi lượng.”

Thiền tập, dù là đốn hay tiệm, có vô lượïng pháp môn, tất cả đều dựa trên cái biết. Nhưng tận cùng là giải thoát, là qua bờ kia, như Kinh Tập Snp 3.6 gọi là cái biết xa lìa cả Có và Không, xa lìa cả Thiện và Ác (Existence and non-existence have been abandoned/ Complete, having ended rebirth: they are a “bhikkhu”... Settled, with good and bad abandoned/Dustless, knowing this world and the next -- https://suttacentral.net/en/snp3.6). Thiền Việt Nam gọi đó là “hữu, vô câu bất lập.”

Lời của Huệ Năng   diễn lại ý Phật trong Tạng Pali, ở Jak. 134 ghi là hãy xa lìa Niệm/Vô Niệm, hãy xa lìa Thức/Vô Thức, hãy xa lìa Tưởng/Vô Tưởng (With conscious, with unconscious, too, Dwells sorrow. Either ill eschew -- http://www.sacred-texts.com/bud/j1/j1137.htm). Các chỗ cao tột của Huệ Năng, không mấy ai dò tới nổi.

Nói như thế để biết rằng thiền tỉnh thức dùng trong quân đội Hoa Kỳ chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng thiền tập của nhà Phật. Chỉ mới một phần nhỏ đã có lợi ích lớn như thế -- khi giúp các chiến binh tỉnh thức ngay cả khi tác chiến trong rừng ban đêm -- huống gì là trọn một lòng tu học Phật pháp không ngơi nghỉ.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1813)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1566)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1340)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1632)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2151)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1896)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1259)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1439)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1428)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1718)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1480)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1343)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1485)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1425)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1753)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1449)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1410)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1423)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1498)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1684)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1574)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1520)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1391)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1490)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1204)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1968)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1383)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1536)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2900)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1538)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1728)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1586)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 2031)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1568)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1770)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1969)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2156)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1635)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2600)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1701)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1882)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1845)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1603)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2352)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1784)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1840)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1706)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2085)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2059)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2194)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant