Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tu Chuyển Nghiệp Và Dứt Nghiệp

Thursday, June 8, 201705:00(View: 7769)
Tu Chuyển Nghiệp Và Dứt Nghiệp
TU CHUYỂN NGHIỆP VÀ DỨT NGHIỆP

Thích Đạt Ma Phổ Giác



Tu Chuyển Nghiệp Và Dứt Nghiệp


     Ngày xưa, có một ông quan nổi tiếngliêm chính, trong sạch, nghe đồn Thiền Sư Ô Sào là một vị cao tăng đắc đạo nên mới tìm đến thưa hỏi đạo lý. Khi tới nơi, ông ta thấy chỗ tu của Thiền Sư Ô Sào ở tuốt trên cháng ba của một cây cổ thụ. Chỗ ngài ở giống như ổ quạ, nên người đời thường gọi Ngài là Thiền Sư Ô Sào, tức Thiền sư ổ quạ. Thấy chỗ ở của Thiền sư nguy hiểm quá, ông ta mới la lên. Khi nghe vậy, Thiền sư bảo, “chính chỗ ở của quan mới thật là nguy hiểm”.

    Thiền sư tuy ngồi trên cây cao thấy dường như nguy hiểm, nhưng ngài đang chuyển hóa từng tâm niệm tham, sân, si của mình trở thành vô lượng trí tuệ, từ bi, nên cuộc sống lúc nào cũng an ổn, nhẹ nhàng.

     Còn làm quan đứng trước bàn dân thiên hạ, trên phải phục tùng đức vua, dưới thì phải có trách nhiệm lo cho dân chúng, nếu sơ sẫy một chút thì bị vua truất phế, nếu không giúp ích gì được cho mọi người thì bị dân tình trách móc, than oán, kêu ca.
Làm quan thì bị trên đe, dưới búa, nên khó lòng làm tốt đẹp cả hai bên, được lòng vua thì mất lòng dân chứ hiếm khi nào được cả hai, vì lòng tham lam của con người như giếng sâu không đáy. Cho nên, Thiền sư mới nói chỗ của quan đang làm việc mới thật là nguy hiểm. Nghe xong, Bạch Cư Dị chợt tỉnh, nên đê đầu tạ lễ sám hối, rồi ông đứng dưới đất nhìn lên hỏi:

    “Kính bạch Hòa thượng, nghe danh Ngài đã lâu, hôm nay mới được gặp mặt, xin Hòa thượng từ bi thương xót chỉ dạy cho tôi phương pháp tu hành ngắn gọn, dễ hiểu để tôi có thể y theo đó mà hành trì.

   Thiền Sư Ô Sào ở trên nói xuống:
         “Không làm các việc ác
         Hay làm các việc lành
         Giữ tâm ý trong sạch
         Đó là lời Phật dạy”.
    Bạch Cư Dị nghe qua, liền cười và nói:
     “Hòa Thượng dạy tôi bài kệ ấy để làm gì, vì con nít tám tuổi cũng thuộc”.
    Thiền Sư Ô Sào nói:
     “Phải, ông nói không sai, con nít tám tuổi cũng thuộc, nhưng mà ông già tám mươi tuổi làm suốt đời cũng chưa xong”.
    Chúng ta tu là cốt để chuyển ba nghiệp ác của thân, miệng, ý trở thành ba nghiệp thiện lành, tốt đẹp.

    Bài kệ trên ai vừa nghe qua tưởng là dễ nhớ và rất dễ thực hành, nhưng trên thực tế, khi đi vào kinh nghiệm tu hành thì không đơn giản và dễ dàng như vậy, vì chúng ta tình thức mênh mang, chủng tử tập khí sâu dày.

   Từ vô thủy kiếp, chúng ta đã huân tập không biết bao nhiêu là thói quen tốt xấu lẫn lộn, vừa bỏ được thói xấu này để phát huy điều tốt nọ, thì lại có dư tập khí xấu khác đang ngủ ngầm trong ta, và vì thế ta cứ sai lầm mãi có khi đi suốt cuộc đời cũng chưa xong, tâm ta vẫn còn lăng xăng, lộn xộn, bất an hoài, hết theo cái này lại bám cái kia, nào là tiền tài, sắc đẹp, lợi danh, nhà cao cửa rộng, ăn sung mặc ấm, ngủ nhiều, nghĩ chuyện này chưa hết lại đến chuyện kia, cứ thế mà không có phút giây nào dứt suy nghĩ.

   Cho nên, người biết tu là luôn khôn ngoan, sáng suốt, quay nhìn lại chính mình, dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, rỗi rảnh hay bận rộn, giàu sang hay nghèo hèn, nếu ta biết cách vẫn cũng có thể tu được. Trước tiên, ta phải quyết chí dừng nghiệp xấu ác, rồi ta tùy theo hoàn cảnh mà ra công giúp đỡ người nghèo khổ, người không có tiền thì giúp bằng tấm lòng, an ủi sẻ chia, kẻ giàu có thì giúp người bằng tiền của, vật chất. Tu chính là nền tảng vững chắc để ta xây dựng cuộc đời hiện tại được vui tươi, đẹp đẽ hơn, và tạo cơ hội cho đời sau càng được vuông tròn, tốt đẹp, hoàn chỉnh về mọi mặt.

   Muốn vậy, ta phải biết tu từ tâm ý của mình và trọn đời cố gắng tránh tất cả các điều ác, hay làm tất cả các việc lành. Đạo Phật được coi là đạo cứu khổ ban vui, là chỉ cho mọi người con đường hướng thiện để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

    Điều quan trọng hơn hết là khi ta hiểu được Phật pháp, biết rõ con đường đưa tới an lạc dài lâu thì ta phải cố gắng bền bỉ duy trì, thực hiện cho đến khi nào được mới thôi. Còn nếu chúng ta biết rõ con đường thiện lành đưa tới an lạc, hạnh phúc mà ta chẳng chịu tu, cứ một bề cầu khẩn, van xin thì biết đến khi nào mới hết phiền não, khổ đau.

    Người khôn ngoan, sáng suốt sẽ chọn cho mình con đường lành để sống đời an vui, hạnh phúc trong hiện tạimai sau. Đó là then chốt của việc tu hành ngay từ ý nghĩ của mình, rồi phát ra lời nói và dẫn đến hành động mà chúng ta cần phải biết rõ ràng để tu hành cho được lợi lạc ngay trong giờ phút hiện tại. Khi thấy ai nghèo khó ta biết khởi nghĩ thương kính, quý trọng bậc hiền đức, tìm cách giúp đỡ người khốn khổ, bất hạnh qua cơn thiếu thốn, khó khăn.

    Về ý nghiệp có phần vi tế hơn, với người khéo tu sẽ nhìn thấy rõ ràng từng vọng niệm của mình, nó như thế nào ta biết rõ như thế đó, thì vọng niệm tự tan, đây là cách tu của người đã nhận ra chân tâm trong sạchsáng suốt. Như khi đang ngồi chơi hay đi, hoặc làm việc, khởi nghĩ buồn, ghét, giận người, biết đó là ý xấu, làm tổn hại tâm ta nên liền dừng lại, không cho nó chạy theo.

    Đó là ta biết chuyển nghiệp ý ác thành nghiệp ý thiện, giúp người, cứu vật. Khi đi đường, gặp người già yếu đi đứng khó khăn, ta đến an ủi, động viên, chia sẻ, nhường lối đi, nhường chỗ ngồi, đưa qua đưòng, bưng xách nặng dùm người. Đó là ta biết tu thân, miệng thiện, tu trong công ăn việc làm, tu ngoài đường, tu ngoài chợ và tu trong mọi hoàn cảnh.

   Còn nghiệp lành cũng vậy, giả sử chúng ta đi đường gặp người bệnh tật đang nằm rên rỉ bên đường, chúng ta khởi lòng thương đem họ vô lề đường rồi kêu xe chở tới bệnh viện để chữa trị. Tuy nhiên, Phật dạy nghiệp là cái không thật, vì nó không cố định có thể thay đổi được.

    Như vậy, tình thương đối với con người không hình dáng, tướng mạo cụ thể. Nhưng khi theo nó thì ta tạo nghiệp lành, thân-miệng-ý nói, làm lợi ích cho người. Cái gốc tạo nghiệp ác hay nghiệp lành bản chất của nó tuy không có thật, nhưng khi ta theo nó thì sẽ tạo thành nghiệp lành hay nghiệp dữ. Nhưng khi tạo nghiệp thì mắt thấy, tai nghe, thân cảm thọ, chủng tử nghiệp đã chứa vào tàng thức rồi, khi hội đủ nhân duyên thì sẽ cho ra kết quả.

   Qua câu chuyện trên, ta biết ông quan này là một nhà thơ, nên có học lóm đôi chút Thiền ngữ. Ông ta cứ ngỡ rằng Thiền sư là phải dùng ngôn ngữ sống để khai thị, nào ngờ chỉ là bài kệ thông thường, nên ông ta khinh khỉnh nói rằng, “hòa thượng dạy con bài kệ con nít tám tuổi cũng thuộc”.

    Ông quan này mới học hiểu đôi chút liền tự hào hãnh diện, cho rằng Thiền sư thứ thiệt thì phải nói Thiền ngữ để chỉ dạy. Thiền sư biết ông quan này tình thức mênh mông, chủng tử tập khí sâu dày, nên chỉ cho ông bài kệ tóm lược lời Phật dạy“không làm việc ác, lại làm việc lành, giữ tâm ý trong sạch”, thì ngay nơi đó là Niết Bàn, vô sanh.

    Nhưng muốn làm được như bài kệ trên thì cả một đời cũng chưa chắc đã xong. Như chúng tôi là người đã từng tu học ở trong Thiền viện nhiều năm, không phải bận bịu, lo lắng việc đời mà việc tu còn trầy da, tróc vẩy, huống gì người thế gian. Còn ông quan này, trên bị đe dưới bị búa, làm sai một chút liền bị vua truất phế, được lòng dân mà trúng ông vua mê muội thì cũng tiêu đời nhà ma luôn.

    Thiền ngữ thường dùng để đối chất các vị đã có quá trình công phu miên mật, đang kề cận bên bờ giải thoát, nên Thiền sư dùng để phá chấp và kiểm nghiệm sự tu hành của người kia coi có phải là thứ thiệt hay không? Nếu là thứ thiệt thì gươm bén kề cổ cũng chẳng sao, vì thân này đã không thật huống hồ là cái đầu, đó là lời của tổ Sư tử nói khi bị vua hành quyết.

   Còn chúng ta là những phàm phu tục tử còn bận rộn chuyện gia đình, xã hội nên phải thứ lớp tu hành. Trước tiên, ta phải làm được một người bình thường, kế đến là người hiền, rồi đến người Thánh, và sau đó mới khởi nguyện hành Bồ tát đạo cho đến khi thành Phật viên mãn mới thôi. Trong chúng ta hiện giờ có ai không còn khởi nghĩ, nói năng và hành động hết việc ác chưa? Nội các việc ác mà chúng ta còn chưa hết, thì thử hỏi làm sao làm việc lành trọn vẹn cho được. Chúng ta hãy nên chính chắn suy nghĩ cho kỹ, tùy theo khả năng, hoàn cảnhcố gắng ứng dụng tu hành cho được lợi lạc trong hiện tạimai sau.

   Tóm lại, những gì hại người trong hiện tạimai sau là việc ác như sát sinh, hại vật, gian tham, trộm cướp, lường gạt bằng nhiều hình thức, dan díu ngoại tình, phá hoại hạnh phúc gia đình người và làm ảnh hưởng gia đình mình, nói dối hại người, uống rượu say sưa, dùng các chất độc hại đưa vào cơ thể như xì ke, ma túy…

   Ngược lại, không giết hại mà còn hay giúp người. cứu vật, phóng sinh, biết bố thí cúng dường cha mẹ, người tu hành chân chính, lại hay giúp đỡ, san sẻ với người bần cùng, cô độc, nâng đỡ kẻ bất hạnh, sống thủy chung một vợ một chồng và luôn nói lời chân thật, luôn nghiên cứu học hỏi, thương yêu bình đẳng với tất cả mọi người bằng trái tim hiểu biết với tấm lòng vô ngã, vị tha.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1624)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
(View: 710)
Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả.
(View: 807)
Từ nghệ thuật, có những nhân vật bước ra đời sống. Từ đời sống, cũng có vài con người đi vào nghệ thuật. Nhưng trở thành hình tượng trung tâm
(View: 669)
Làm sao có được hòa bình và hạnh phúc trong thế giới đầy biến độngnghi kỵ như hiện nay?
(View: 772)
Cho tới hôm nay, “hạnh đầu đà” không còn là cụm từ xa lạ. Nhắc đến nó ta sẽ nghĩ ngay đến sư Minh Tuệ, mặc dù ông không phải là người thực hành hạnh này đầu tiên và duy nhất.
(View: 777)
Nhân duyên đưa đến lời dạy này của Đức Phật bắt nguồn từ sự cầu thỉnh chân thành của trưởng giả tên là Kiên Cố(Kevadha)
(View: 759)
Thực ra, chúng ta không cần tới “một Phật Giáo” nào khác cho thế gian hay cho xuất thế gian,
(View: 681)
Thực hành Chánh Phápvì lợi ích chúng sinh, muốn chúng sinh được thoát khổ, an vui.
(View: 808)
Ngay cả vũ trụ cũng không thoát được luật nhân quả, luân hồi (tái sinh.)
(View: 796)
Con người hơn loài thú vật nhờ ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp con người thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, thậm chí giúp cho ý nghĩ sáng tạo - vì tư duytư duy trên và bằng ngôn ngữ.
(View: 881)
Ngày từng ngày vơi đi như cát biển khô chảy qua kẽ ngón tay Đời từng đời nối tiếp như nước sông chảy ra biển
(View: 1076)
Gấn một tháng nay, hiện tượng thầy Minh Tuệ gây xôn xao trên mạng xã hội, trong và ngoài nước;
(View: 1524)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ.
(View: 1195)
Hình ảnh đôi chân trần, y áo vá, 1 cái nồi cơm điện, ăn ngày một bữa, xin ăn qua ngày, không cầm tiền, không tích trữ thức ăn… Thầy mang lại thiện cảm lớn, xúc động mạnh cho nhiều người.
(View: 818)
Chúng ta, những người học Phật, chẳng thể không có tổ quốc, chẳng thể khônggia đình, và cũng chẳng thể không có “tự thân”.
(View: 955)
Sống ở trên đời, ai trong chúng ta chắc cũng có mang trong lòng bốn chữ “nhớ ơn, đền ơn”.
(View: 866)
Khi tôi mới đi học lớp vỡ lòng về Phật học, tôi còn nhớ như in một trong những vị Thầy đầu tiên của tôi có nói về ước nguyện của Thầy
(View: 832)
Trước đây những người theo Đại thừa thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy, là giáo lý Tiểu thừa, không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật,
(View: 1055)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnhmà thành tựu đạo quả.
(View: 842)
Trên báo chí thường thuật nhiều tai nạn thảm khốc xẩy ra nhưng vẫn có người sống sót hay không hề hấn gì trong khi tất cả những người chung quanh chết hay bị thương nặng..
(View: 885)
Phật giáo đề cao sự tự giác, tự thực hành tu tập để đem lại sự thấy biết chân thật, mở lòng yêu thươngđến khắp muôn loài và an lạc cho tự thân.
(View: 966)
Chúng ta có thể xem xét bản chất của Đức Phật qua hai lăng kính: Đức Phật của lịch sửĐức Phật của đức tin (saddhā).
(View: 947)
Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợnhất trên cõi đời này?”
(View: 887)
Người sống trên đời nhờ có ngôn ngữ mà giao tiếp được.
(View: 820)
Đức Phật ngài chỉ gia hộ, chỉ dẫn cho chúng sanh cách sống An và phương pháp Tự An, chứ Ngài không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc,
(View: 958)
Không làm các điều ác Thực hành các điều thiện
(View: 919)
Thông điệp của Đức Phật bao gồm giáo lý(dhamma) và giới luật (vinaya).
(View: 927)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 939)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(View: 871)
Bất cứ chuyến đi nào cũng giữ lại trong tôi nhiều kỷ niệm.
(View: 963)
Bệnh tật và thống khổ không thể tách rời nhau, cho nên gọi là “Bệnh thống” [病痛], “Bệnh khổ” [病苦], “Tật khổ” [疾苦].
(View: 1018)
Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển.
(View: 1609)
Một ngày nọ, Phật thấy một vị tăng khóc bên ngoài lối vào Tịnh xá Jetavana Vihara (Kỳ đà tinh xá).
(View: 1183)
Trong những ngày vừa qua, câu chuyện về một vị sư mang tên T.M.T lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh một vị đầu trần
(View: 1068)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(View: 928)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
(View: 1093)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lựclo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(View: 1124)
Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(View: 1269)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(View: 984)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 956)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(View: 1146)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(View: 978)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(View: 1149)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(View: 1026)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(View: 1145)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(View: 1191)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(View: 1059)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(View: 821)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 1070)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant