Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỷ kheo, người nói pháp khôngtranh luận với bất cứ ai ở đời.
Này các Tỷ kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là không, Ta cũng nói là không; cái gì người có trí ở đời chấp nhận là có, Ta cũng nói có.
Và này các Tỷ kheo, người có trí ở đời không chấp nhận sắc, thọ, tưởng, hành và thức là thường còn, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là không.
Này các Tỷ kheo, đây là cái gì người có trí ở đời chấp nhận là không, Ta cũng nói là không.
Này các Tỷ kheo, người có trí ở đời chấp nhận sắc, thọ, tưởng, hành và thức là vô thường, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là có vậy.
Này các Tỷ kheo, đây là cái gì người có trí ở đời chấp nhận là có, Ta cũng nói là có. Ở trong đời, này các Tỷ kheo, có thế pháp. Thế pháp ấy Như Laihoàn toànchứng ngộ. Sau khi hoàn toànchứng ngộ, Như Laituyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị. Sắc thọ tưởng hành và thức, này các Tỷ kheo, là thế pháp. Thế pháp ấy Như Laihoàn toànchứng ngộ. Sau khi hoàn toànchứng ngộ, Như Laituyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị. Và những ai, khi Như Laituyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị như vậy, vẫn không biết, không thấy, với người ấy, Ta xem là phàm phu, mù lòa, không có mắt. (ĐTKVN, Tương Ưng Bộ III, chương 1, phẩm Hoa, phần Bông hoa [lược], NXB Tôn Giáo 2000, tr.249)
LỜI BÀN:
Thế Tôntuyên thuyếtgiáo phápdựa trên nền tảng tuệ giác mà Ngài đã chứng ngộ. Vì thế, giáo pháp không phải là sản phẩm của tư duy, thiên về luận lý như một học thuyết mà đơn thuần chỉ là những kinh nghiệm về con đường vượt thoát khổ đau, là trải nghiệm của người đã đi qua và đã chứng đạt.
Vớ tuệ giácgiải thoát, vạn pháp đều bị chi phối bởi vô thường, là khổ và hoàn toànvô ngã. Đó là một sự thật khách quan, là cái thấy biết và chứng tri của bậc Giác ngộ về các pháp. Vì thế, khi tuyên thuyết có và không. Thế Tôn vẫn giữ một lập trườngduy nhất là năm uẩn đều không, vô thường và vô ngã.
Tất nhiên, đối với những ai đã từng chấp nhận có một tự ngã, cái tôi hay linh hồntrường cửu, bất biến thì tuyên bố về sự thậtvô ngã của Thế Tôn quả là sấm sét. Nhưng không phải ai cũng có đủ duyên lành để có thể mở to đôi mắt trần thế nhìn thẳng vào sự thật, thấy rõ sự vận hànhtương tục không gián đoạn và tính chấtduyên sinh của năm uẩn. Vì thế, ngoài những bậc trí, còn lại đa phần chúng ta tuy có mắt mà như mù.
Có và không chỉ là thế pháp, vì thuận theothế gian trong sự thậttương đốiThế Tôn có thể nói có và không nhưng cốt tủy của sự chứng tri vẫn là các pháp đều không.
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
Người Á Châu không ai là không biết đến hoa Sen. Vì Á Châu chúng ta có khí hậu ấm áp, nhất là những xứ như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Quốc và ngay cả Đại Hàn hay Nhật Bản, hoa Sen vẫn thường nở khoe sắc thắm vào mùa Hè nắng ấm.
Theo truyền thốngPhật giáo Nguyên Thủyy cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
Mong rằng quý vị có thể tìm được những thông tin hữu ích để giúp mình có chọn lựa tốt trong việc ăn uống và cách sống để duy trì hoặc cải thiệnsức khỏe của mình.
Cơn dịch Coronavirus vẫn tiếp tục hoành hành khắp nơi, đã gần hai năm rồi nhưng chưa thấy có dấu hiệu nó suy yếu và chấm dứt, thậm chí ngược lại, nó còn sinh sản ra những chủng mới nguy hiểm hơn.
Sách dày 572 trang kể cả phần tiếng Anh. Riêng phần tiếng Việt bắt đầu từ trang 1 đến trang 272 và phần tiếng Anh bắt đầu từ trang 277 đến cuối sách. Sách do Phật Việt Tùng Thư tại Hoa Kỳ xuất bản lần thứ nhất năm 2021
Đọc tiểu sử của Hòa Thượng Tuệ Sỹ để chúng ta biết rằng Ngài là một bậc Vô Sư Trí, tự tu học, nhưng biết rất nhiều sinh ngữ như: Anh, Pháp, Đức và các cổ ngữ như: tiếng Phạn, Pali, Tây Tạng v.v…
Vì muốn tạo sự thanh thản cho chư TônĐức Tăng Ni và quý Phật Tử Học Viên trong thời điểm căng thẳng của Covid-19, cho nên Giáo Hộiquyết định chọn 3 ngày cuối của 2 tuần lễ và 3 ngày cuối tuần lễ thứ nhất là ngày 9, 10, 11/07/2021...
“Phật tánh là Như Lai tạng” (phẩm Như Lai tánh). Tạng có nghĩa là bao trùm chứa giữ tất cả chúng sanh và muôn sự muôn vật, tất cả hiện hữuthanh tịnh và bất tịnh.
Có hôm nghe một trí thứcViệt Nam cho rằng, Phật giáo xem cuộc đời sanh đó, tử đó, thật chẳng có ý nghĩa gì. Mọi sự mọi vật trên thế gian trong cái nhìn của đạo Phật, đều là huyển, ảo.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.