Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sinh Nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma

04 Tháng Bảy 201707:57(Xem: 4906)
Sinh Nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma

Sinh Nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

Nguyên Giác

 

HHDLTuần lễ này, cùng lúc, trong khi toàn dân Hoa Kỳ mừng Ngày Lễ Độc Lập, tất cả các tín đồ Phật Giáo Tây Tạng mừng ngày sinh nhật của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14. Có những tình cờ lịch sử khó hiểu, và có lẽ chỉ giải thích được bằng giáo lý về nghiệp quả: khi dân tộc Tây Tạng rơi vào vòng lệ thuộc Trung Quốc, cũng là khi Phật giáo lan đi thật xa và đang ảnh hưởng lớn ở tầm vóc toàn cầu, kể cả đối với những người không phải là Phật tử nhưng chấp nhận một số phương pháp tu học của Đạo Phậtnổi bậtphương pháp thiền tỉnh thức đang áp dụng tại các đại học, bệnh viện, quân đội, cảnh sát, trại giam, vân vân.

Đặc biệt, theo một thống kê, Phật giáo hiện nay đang có tín đồ đông nhiều thứ nhì thế giới. Đó là một con số bất ngờ, rằng hiện nay đang có ước lượng 1.6 tỷ Phật tử trên toàn cầu, theo phân tích của Tiến sĩ Daya Hewapathirane.

Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh ngày 6 tháng 7/1935. Tuần lễ này là sinh nhật thứ 82 của Ngài. Theo chương trình, Ngài sẽ dự Lễ Trường Thọ cùng với cư dân thị trấn Leh trong khu vực Kashmir của Ấn Độ, và sau lễ Ngài sẽ thuyết pháp trong nhiều ngày, và sẽ ở nơi thị trấn đó cho tới ngày 30 tháng 7/2015. Dự kiến sẽ có hơn 10,000 Phật tử từ Ấn Độ và toàn cầu về nghe pháptu học.

Những ngày cuối tháng 6/2017, nhiều nơi đã tổ chức mừng sinh nhật Đức Đạt Lai Lat Ma. Một buổi tiệc mừng đã tổ chức ngày 27/6/2017 tại tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC, với tham dự của nhiều dân cử Hoa Kỳ. Trong những vị đọc diễn văn ở tiệc mừng này có Lãnh tụ Khối thiểu số Hạ viện Nancy Pelosi, các dân biểu liên bang Jim Sensenbrenner, Jim McGovern, Ros Lehtinen và nam tài tử Richard Gere. Đại diện chính phủ Tây Tạng luu vong là Penpa Tsering đã đón mừng quan khách trong lễ này, trong đó có hơn một tá dân cử Quốc hội Hoa Kỳ và hơn 300 quan khách.

Tương tự ở Liên Âu. Văn phòng Tây Tạng lưu vong ở Brussels đã tổ chức lễ mừng sinh nhật thứ 82 của Đức Đạt Lai Lạt Ma vào chiều ngày 28/6/2017 tại tòa nhà Concert Noble ở thủ đô Bỉ Quốc, với tham dự của hơn 10 thành viên Nghị viện Châu Âu và gần 100 vị khách.

Nghĩa là, những lễ mừng sinh nhật tổ chức từ xa tại các cơ quan dân cử Hoa Kỳ và Châu Âu. Chưa từng có một Phật tử nào được giới chính khách quốc tế tôn quý như Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài không đem lại lá phiếu hay tiền bạc cho họ, dĩ nhiên. Ngài chỉ mang tới một lời kêu gọi lớn cho toàn cầu là hãy sống hòa bình với mình và với người, hãy sống hiểu biếtyêu thương vượt ngoài biên giới màu da, hãy sống tỉnh thứccẩn trọng để gìn giữ xã hội và địa cầu. Và đó là một hình ảnh chói sáng trong thời bạo lực tràn khắp này.

.

Trong khi đó, theo một phân tích trên báo BuddhaWeekly.com, Phật Giáo bây giờ có thể đã trở thành tôn giáo có 1.6 tỷ tín đồ, tức là 22% tổng dân số thế giới.

Đó là một con số bất ngờ, vì một thống kê hồi năm 2010 ghi là chỉ có khoảng 500 triệu Phật tử trên toàn cầu – đây lại là những con số khả vấn. Bởi vì, làm cách nào chỉ trong chưa tới một thâp niên, con số 500 triệu tín đồ tăng vọt thành 1.6 tỷ tín đồ?

Chỉ có một hiện tượng giải thích: chính phủ Trung Quốc đột nhiên bán chính thức (hay chính thức?) trải thảm đỏ cho Phật Giáo. Các nhà sư Thiếu Lâm được chính phủ TQ đưa đi toàn cầu biểu diễn võ thuật, và các đại sứ TQ khắp thế giới đưa đón các võ tăng y hệt như sứ giả văn hóa của chế độ cộng sản Phương Đông này.

Chỉ trong vòng khoảng một thập niên, các ngôi chùa TQ được tu bổ để thu hút du khách toàn cầu, và chính phủ TQ tự nhận lấy hình ảnh hòa bình của Phật giáo như là khuôn mặt của chế độ.

Thế là, theo Tiến sĩ Daya Hewapathirane, dựa vào các cuộc nghiên cứu chính thức 2010 và 2013 của nhà nước TQ, cho thấy có mức nhảy vọt số lượng người dân TQ tự nhận là Phật tử. Thống kê ghi là có 28,000 tu viện Phật giáo, 16,000 ngôi chùa, và 240,000 tăng và ni, 80% dân số TQ tự xem mình là Phật tử. Con số 80% dân số TQ (tức là hơn 1 tỷ dân) theo Phật giáo dĩ nhiên cách biệt với những con số nhiều năm trước. Chỉ có thể nói là nhiều, nhưng khó biết chính xác, vì những con số thống kê trong chế độ TQ dù chính thức hay không chính thức đều phục vụ cho những tính toán chính trị.

Có mưu đồ nào chăng? Có thể hiểu rằng, nhà nước TQ biết rằng nếu không có chiếc cầu Phật giáo, sẽ không bao giờ làm hòa với Đài Loan được, và cũng là với khối rất đông những người gốc Hoa toàn cầu. Thêm nữa, nếu không có những ưu đãi Phật giáo, sẽ không bao giờ có thể đồng hóa được khối 6 triệu người Tây Tạng đang sống như thuộc địa mới của Bắc Kinh.

Trong bài báo trên Asian Tribune ấn bản ngày Chủ Nhật ngày 2 tháng 11/2014, Tiến sĩ Daya Hewapathirane viết rằng: “Trong tháng 7/2010, tổng số Phật tử toàn cầu ước tính là 1.6 tỷ người (1,595,485,458 người), chiếm 22% tổng dân số toàn cầu.”

Cũng lạ, thống kê hẳn là theo công thức toán nào đó, đa số chúng ta không thể hiếu chăng?

Trong khi đó, báo Washington Post ngày 6 tháng 4/2016, đưa ra một giải thích dựa vào khủng hoảng dân số của Trung Quốc: vì chính sách một con trong nhiều thập niên, số lượng người già TQ tăng vọt, do vậy nhiều ngôi chùa được hồi phục để tăng ni giúp chăm sóc nan đề xã hội địa phương, và một số ngôi chùa trở thành nơi người già vào nương tựa. Do vậy, chính quyền phải dựa vào các ngôi chùa để giúp giải quyết các nan đề xã hội địa phương, an toàn hơn là dựa vào các tôn giáo khác... kể cả đối với các tôn giáo bản địa như Hồi giáo ở Tân Cương hay với các giáo phái khí công có các giáo chủ ở ngoài lãnh thổ Hoa Lục.

.

Trong dịp mừng sinh nhật thứ 82 của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người viết xin dịch bài thơ “How to Settle Your Mind” (Cách An Trụ Tâm) của Đại Sư Tây Tạng Milarepa (1052-1135) để hoan hỷ cúng dường Đức Đạt Lai Lạt Ma và tất cả những người hữu duyên. Bài thơ như sau.

.

CÁCH AN TRỤ TÂM

Thơ Milarepa

Làm thế nào để ngươi an trụ tâm

Bí mật nằm ở chỗ là buông xả

Không có một pháp nào để làm, và hãy gắng sức trong pháp không thấy gì để gắng sức

Ngươi hãy làm y hệt một em bé đang ngủ

Y hệt mặt biển tĩnh lặng không gợn sóng

Y hệt ngọn đèn sáng nơi không chút gió

Hãy để tâm an nghỉ trong tĩnh lặng

Y hệt một xác chết không tự hào

Hãy để tâm an nghỉ như thế liên tục.

Y hệt mặt biển không thủy triều

Hãy xa lìa bất kỳ loại dao động nào.

Ngươi có biết cách nào niệm khởi lên?

Y hệt giấc mơ không thực thể

Y hệt bầu trời mênh mông không chút nắng

Các mặt trăng được nhìn thấy từ xa

Y hệt cầu vòng của ảo giác

Chúng ta không có thể tìm ra nguồn nào [làm niệm khởi].

Và khi ánh sáng trí tuệ chiếu sáng,

Các niệm biến mất, không thêm dấu vết nào.

Ngươi có biết cách nào để đối phó với các niệm?

Hãy nhìn các đám mây kia biến dạng

Nhưng không cách biệt với bầu trời.

Hãy nhìn sóng trên mặt biển

Nhưng không cách biệt với biển.

Hãy nhìn sương mù dày đặc kia

Nhưng không cách biệt với không khí.

Như thế, những xao động thực ra

Vẫn không xa lìa bản tánh (ghi chú: như tướng không lìa tánh).

Người nào có thể nhìn thấy sự tỉnh thức

Sẽ nhận ra tâm đang khởi lên trong hơi thở.

Người nào biết dò ra niệm [khởi lặng lẽ] như những tên trộm

Sẽ biết cách canh chừng kẻ gian khó tìm thấy này.

Người nào thấy niệm khởi chệch ra

Sẽ thấy hình ảnh tương tự của chim bồ câu và chiếc thuyền trên triều sóng (ghi chú: niệm như chim bồ câu, chợt bay ra rồi cũng trở về cột buồm của thuyền vì biển mênh mông không chỗ đậu; ẩn dụ nói, niệm không lìa bản tâm).

Ngươi có biết cách nào hành động và nắm giữ

Y hệt như một con sư tử quyết liệt, như một con voi say rượu

Như bóng tối hiện trong gương và như hoa sen trong bùn? (ghi chú: niệm như thú dữ, không làm nhơ được gương tâm, không làm gì được bản tâm vốn như sen trong bùn.)

Như thế ngươi có thể hành động y hệt thế, nhưng khác hơn.

Người có biết cách nào để thành tựu,

Pháp thân đạt được trong sự không [khởi tâm] phán đoán

Báo thân đạt được trong hạnh phúc vô cùng tận

Ứng hóa thân đạt được trong một tia sáng giác ngộ

Thanh tịnh thân đạt được trong bản tâm nguyên sơ.

Cả bốn thân này, ta đều đã thành tựu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1253)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1564)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1291)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1207)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1232)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1322)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1465)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1390)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1350)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1213)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1319)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1076)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1741)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1302)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1368)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2587)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1375)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1544)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1437)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1817)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1382)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1599)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1804)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2003)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1426)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2427)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1562)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1737)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1682)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1406)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2181)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1603)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1653)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1541)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 1904)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 1874)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2025)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1520)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1857)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1541)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1546)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1691)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1688)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1384)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1552)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 1891)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1633)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2158)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1529)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1553)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant