Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chào Em, Con Chim Nhỏ

06 Tháng Bảy 201722:07(Xem: 7346)
Chào Em, Con Chim Nhỏ
CHÀO EM, CON CHIM NHỎ

Huệ Trân

 

          Có lẽ tôi được sanh ra ở cung di, nên từ bé đã phải thay đổi chỗ ở luôn. Mới mười tuổi, chúng tôi đã được cha mẹ dắt díu dời nơi chôn nhau cắt rốn là đất Thăng Long, xa quê nội Hà Đông, quê ngoại Hà Nam thuộc miền Bắc để vào Nam.

          Vào tới trong Nam thì ôi thôi, chẳng thể kể hết đã lang thang những đâu vì cha tôi phục vụ nơi nào thì gia đình tạm cư những trại gia binh nơi đó. Mỗi lần dời đổi, chỉ người lớn là bận rộn, mệt nhọc chứ mấy chị em tôi còn bé, càng được tới nhiều chỗ lạ, càng náo nức, vui vẻ!

          Hạt lúa miền Nam nuôi chúng tôi lớn khôn dần và cái “cung di” vẫn theo tôi như bóng với hình, mà thành tích hãi hùng nhất là nó đã bứng tôi ra khỏi Quê Hương từ hơn bốn thập niên nay! Nơi xứ người, tôi tiếp tục xê dịch từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc!

 

          - Lại dọn nhà nữa hả?

          Có lần, sư-tỷ tôi la lên như vậy khi biết tôi lại vừa dời nơi cư ngụ.       Nghe vậy mà không phải vậy, vì có nhà đâu mà dọn! Chỉ là ôm một thùng kinh sách, gom dăm bộ áo nâu, áo lam tới một nơi tạm trú khác, nơi mà tôi gọi là “những điểm-tạm li ti trong cõi-tạm Ta Bà!”

 

          Lần đó tôi dọn vào căn phòng nhỏ nhất trong tòa nhà hai tầng của một người bạn đạo. Phòng nhỏ nhất, nhưng vẫn là khá rộng với tôi, một kẻ hành trang đã nhẹ tênh, nhẹ hẫng.

          Đêm đầu tiên nơi ở mới, tôi ngồi thiền rất khuya nên sau khi xả thiền là đi thẳng vào giấc ngủ; mà hình như đã từ lâu lắm tôi mới có thể không trằn trọc trước khi ngủ như thế!

          Tôi bị đánh thức bởi tiếng chim lảnh lót, ngay trước cửa sổ. Căn phòng chỉ có một cửa sổ duy nhất nên nương theo âm thanh, tôi biết chắc con chim nào đó đang đậu ngay trên bờ tường hông nhà. Trời mới tờ mờ sáng, ẩm hơi sương và tĩnh lặng hương nguyệt cầm của vầng trăng non còn lửng lơ trên mây bạc. Trong không gian của đêm chưa qua, ngày chưa tới đó, chỉ có một con chim nhỏ đậu trên bờ tường dài, đang hướng mỏ vào khung cửa nhỏ của người khách trọ xa lạ. Phải, tôi mới dọn tới chiều qua nên còn hoàn toàn xa lạ với nơi này. Vậy mà con chim nhỏ đã đến thăm. Cửa sổ chưa có màn nên cả hai thấy rõ nhau. Tôi ghé sát vào khung lưới, cảm độngthân ái nói:

          - Chào em, con chim nhỏ.

          Bất ngờ thấy tôi, con chim không sợ hãi bay đi như lẽ thường; trái lại, nó nhẩy nhót như vui mừng rồi lại cất tiếng hót.

 

          Cám ơn em, tình bạn đầu tiên nơi xóm lạ. Này con chim nhỏ, em tên gì? Em không phải Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Xá Lợi, Ca Lăng Tần Già, nhưng tiếng hót của em sáng nay như dư âm tiếng khánh sau thời công phu khuya, trầm hùng lời tụng Thủ Lăng Nghiêm:

          “… Án, a na lệ, tỳ xá đề, bệ ra bạc xà ra đà rị, bàn đà bàn đà nể, bạt xà ra bán ni phấn. Hổ hồng, đô lô ung phấn, ta bà ha.”

 

          Xem nào, em có cái đuôi dài hơn Sẻ, mình thon gọn như Sáo nhưng bộ lông điểm xanh biếc lẫn với mầu xám tro, hài hòa như cát và biển. Em có phải là Yến không?

          Mà thôi, tên em là gì cũng đâu có làm thay đổi quà tặng đẹp đẽ em vừa mang đến cho tôi. Đó là tiếng hót đầu ngày, tinh khôi và thơm ngát. Em đâu có cần hỏi tôi là ai? từ đâu đến? mà em hoan hỷ tới thăm, có lẽ vì hương trầm tỏa nhẹ từ trang kinh Bát Nhã tôi tụng đêm qua còn thoảng bên song cửa. Nếu đúng thế, em quả là một hành giả tín tâm và nhạy bén.

          Em đó, con chim nhỏ giữa bao la trời đất mà thể hiện biết bao an nhiên, tự tại, như những loài chim ở cõi Tịnh Độ do thần lực của Đức Phật A Di Đà muốn cho tiếng pháp luân lưu khắp chỗ mà biến hóa làm ra như thế.

 

Em nói gì? À, em nhắc tôi cõi Tịnh Độ đâu xa, cõi Tịnh Độ ngay nơi tâm mình.

Vâng, đúng thế đó em. Trên đường kinh hành, phút giây nào tâm người an trú được trong chánh niệm, gạn lọc mọi phiền não khổ đau thì phút giây ấy hành giả đang bước những bước chân trên Tịnh Độ. Tôi cũng từng được hưởng những phút giây mầu nhiệm đó nhưng thú thực với em, có lẽ vì định lực còn yếu, chánh niệm chẳng giữ được lâu nên vọng tưởng lại dắt tôi từ cõi-tịnh xuống cõi-động!

Chẳng phải riêng tôi đâu, mà bao hành giả đang miệt mài trên đường thiên lý kia cũng như vậy, nên chúng tôi mới phải tu. Tu là cải, là sửa. Tiếp tục cải sửa, miễn đừng thối tâm thì cũng có ngày tâm-phàm-phu cảm động tới Chư Phật.

Điều gì làm tôi tin chắc thế ư? Nhiều điều đơn giản lắm! chẳng hạn như sự hiện hữu của em sáng nay. Có tình cờ không, khi em đến bên khung cửa của căn phòng bỏ trống đã lâucất tiếng hót lảnh lót?

Không đâu em! Không tình cờ đâu. Trong thầm lặng kỳ diệu, em đã biết tôi và tôi đã biết em. Đừng cần chi lời giải thích của hý luận thế gian, mà chính em và tôi đang cảm nhận được nhau. Em ơi, đó là tương quan của lý duyên khởi, cái này có vì cái kia có, tôi hiện hiện cho em hiện diện. Chắc em cũng thuộc những câu này trong kinh Tạp-A-Hàm:

“Nhược thử hữu tức bỉ hữu

Nhược thử vô tức bỉ vô

Nhược thử sinh tức bỉ sinh

Nhược thử diệt tức bỉ diệt”

Khi ý niệm về sinh diệt đạt tới không sinh không diệt thì ta sẽ vượt khỏi khái niệm của không gianthời gian. Vì sao hả? Vì không hẳn Nhân có trước mới sanh Quả.

Em có nghe sự tranh luận về con gà có trước quả trứng hay quả trứng có trước con gà không? Theo em thì sao, với trường hợp Mẹ và Con?

Làm sao được là Mẹ nếu không có sự xuất hiện của Con? bởi vì, phút Con chào đời mới có người được gọi là Mẹ; cho nên Mẹ và Con là chung-sinh, là co-arising, là nương vào nhau mà có mặt.

 

Tôi cũng đang nương vào em mà có mặt, như những cọng lau mềm, nương nhau mà đứng vững trước gió. Rồi chúng ta cũng chuyển hóa, gió cũng chuyển hóa, vạn hữu đều thầm lặng chuyển hóa; nhưng em ơi, chỉ những ai nhận diện được sự kỳ diệu của phút giây hiện tại mới hưởng được niềm an lạc, hạnh phúc.

Em nhìn kìa, trên bầu trời cao, mây đang bay la đà từng cụm, trắng có, hồng có, xanh có … nhưng này, mây đang xuống thấp, không còn trắng, hồng hay xanh nữa mà mây đang chuyển mầu xám. Cả bầu trời chỉ còn là mây xám; rồi mây xám nhẹ nhàng trôi và lặng lẽ biến mất, nhường không gian ẩm đục cho mưa!

Em ơi, hãy đến sát khung cửa này mà núp dưới mái hiên kẻo ướt! Em thấy gì không, mưa đang rơi từng hạt, mưa không kết thành cụm và bay la đà như mây, dù mưa này chính là từ mây chuyển hóa. Những gì chuyển hóa sẽ không còn hình dạng cũ, nghĩa là không còn Tướng nữa mà đã thành Vô Tướng.

 

Cũng quán sát như vậy về những người thân mà thế nhân thường sai lầm, quen nhận là “người thân của ta” nên khi những người thân đó mất đi, hay xa ta, hay phụ bạc ta, thì ta đau buồn vì ta kẹt vào tướng Mất. Sở dĩ ta kẹt vào tướng Mất vì trước đó ta đã để ta kẹt vào tướng Còn; trong khi bản chất của ta và người thân, chẳng khác chi mây, cùng là vô tướng, vô sinh, bất diệt mà thôi.  

Nếu hiểu được như thế, ta sẽ an nhiên tự tại vì ta không kẹt vào Còn hay Mất nữa.

 

Mưa tạnh rồi đó. Em lại bay lên bờ tường, líu lo cám ơn tôi. Không, tôi phải cám ơn em mới đúng chứ vì em vừa cho tôi cảm giác ấm áp ở nơi chốn còn nhiều xa lạ này. Nhưng xa rồi sẽ gần, lạnh rồi sẽ ấm, như tinh thần cuộc nói chuyện ngắn ngủi chúng ta vừa trao đổi với nhau.

Vạn hữu quanh ta không ngừng chuyển hóa từng sát na. Và chỉ sát na hiện tại ta mới có thể thực sự nắm bắt. Hạnh phúc hay khổ đau do ta tự nhận diệnsát na này mà thôi. Rồi hiện tại sẽ thành quá khứ; Và quá khứchấm dứt hay khởi đầu của vị lai???

Em ơi, hỡi con chim nhỏ trong buổi sáng mưa bay, đừng băn khoăn những điều mà khi xưa Đức Phật từng im lặng. Hãy cất tiếng hót đi em, vì tình yêu đích thực phải là hạnh phúc. Tình yêu phải là tiếng cười, tiếng hát. Tình yêu không thể là giọt lệ. Nếu người nói thương ta mà người làm ta khóc thì có thể chính người cũng đang khóc cùng ta. Sự đau khổ đó không phải là Tình Yêu mà là niềm bi thiết từ lòng vị kỷ, biến đối tượng thành điều “mình muốn” mà cứ ngỡ là điều “chúng ta muốn”. Những bước chân đi tìm hạnh phúc trong đời-thường của nhân gian thường là gốc rễ của khổ đau khi  cất bước như thế.

Em không chờ tôi biết vỗ cánh tung bay giữa không gian lồng lộng; tôi cũng không chờ em biết “ngồi yên” trong ánh nến lung linh, nhưng phút giây hiện tại này, em và tôi đang cùng rất hạnh phúc, hạnh phúc hơn bất cứ ai đang ngụp lặn trong tiền rừng bạc bể vì hạnh phúc của tôi và em là hạnh phúc của quảng-hiệp-tự-tại-vô-ngại, tức là sự an bình của lớn, nhỏ, dung nhiếp nhau mà không đòi hỏi hoặc làm trở ngại nhau. Em và tôi vẫn an trú trong môi trường và vị trí của riêng mình, đồng thời vẫn hòa nhập vào nhau để cho nhau niềm vui, như cả đại dương nằm trong vỏ ốc, như hạt cải ôm trọn mặt trời.

Đó là tinh thầnnhất đa vô ngại” mà chúng ta vừa vô tình đồng cảm nhận, là cánh cửa thứ ba trong mười cánh cửa mầu nhiệm của kinh Kim Sư Tử Chương. Đây là một kinh thâm diệu mà sa-môn Pháp Tạng đời nhà Đường đã giảng giảikhai ngộ cho Hoàng hậu Võ tắc Thiên. Kinh Kim Sư Tử Chương gồm mười phần mà Thập Huyền Môn (Mười cánh cửa mầu nhiệm) nằm ở phần thứ bẩy.

Nếu còn đủ duyên với nhau, biết đâu chúng ta chẳng có dịp cùng dọ dẫm đi tìm chìa khóa những cánh cửa còn lại.

 

Này em, khoan đã, đừng vội bay, chờ tôi thả qua khung cửa tặng em mấy câu thơ này nhé!

“Rừng xưa lá trúc nhẹ lay

Về trong hơi thở hôm nay nhiệm mầu

Tâm an, ý lạc là đâu?

Ngay trong hơi thở lắng sâu hiển bày” (***)

 

Giữa bầu trời bát ngát sương mai, con chim nhỏ nhập đàn với bầy chim vừa vỗ cánh ở phương Đông. Phút chốc, không gian bao la rộn ràng âm thanh hợp tấu của bầy di điểu:

          “Thanh thanh túy trúc

          Tận thị pháp thân

          Uất uất hoàng hoa

          Vô phi Bát-nhã” (*)

 

          Trúc biếc xanh xanh

          Đâu cũng là pháp thân

          Hoa vàng rậm rạp

          Đâu cũng là Bát-nhã …  (**)

     

Huệ Trân

                                      (Độc-Cư-Am,đêm trăng muộn)                             

 

(*) Các Thiền-sư

(**)TT Tuệ Sỹ dịch

(***) Thơ ht  

Ý kiến bạn đọc
07 Tháng Bảy 201715:40
Khách
THÂM THÚY
BÀI HỌC ĐÁNG ĐỂ HỌC
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8261)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9451)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10198)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9037)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9134)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11197)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 9933)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17405)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8047)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8270)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8454)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8112)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 9990)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8120)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9591)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8398)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8240)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8521)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9744)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11108)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10125)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9295)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9440)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11718)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8530)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9105)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8808)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9214)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10778)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9895)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8474)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9853)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 9945)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8796)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13298)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10008)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9135)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26757)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9865)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12714)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10739)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9845)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10132)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11015)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9751)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10061)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9490)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9855)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8692)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8435)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant