Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những Người Phật Tử Jubu

09 Tháng Bảy 201715:52(Xem: 6071)
Những Người Phật Tử Jubu

Những Người Phật Tử Jubu

Nguyên Giác

Trong khi có những người mang hai quốc tịch một cách thoải mái… lại rất hiếm người tự nhận là theo hai tôn giáo cùng một lúc. Hiển nhiên, dầu với nước rất khó hòa hợp. Bạn cứ nhìn lại những cuộc thánh chiến nhiều ngàn năm nay là biết: không dễ có thái độ bao dung để theo cùng lúc hai tôn giáo một cách hòa hợp. Thực tế lịch sử cho thấy, bao dung nhất vẫn là Phật giáo – một tôn giáo chưa từng khơi dậy thánh chiến bao giờ. Nhưng rồi một số nơi ở Miến Điện vẫn xảy ra xung khắc giữa Phật tử bản địa và người Hồi giáo Rohinya vào tỵ nạn.

Nhìn về phía Hoa Kỳ, có một hiện tượng dị thường: rất nhiều người Do Thái trở thành Phật tử, và theo cả hai tôn giáo cùng lúc.

Một Phật Tử Do Thái Giáo, tiếng Anh gọi là Jewish Buddhist (còn viết tắt là Jewbu, Jew-Bu, Jewboo, Jubu, Buju, vân vân.), theo định nghĩa từ Wikipedia là một người trưởng thành trong  môi trường Do Thái Giáotu tập một phương cách thiền định của Phật Giáo.

Chữ Jubu đầu tiên sử dụng trong tác phẩm The Jew in the Lotus (1994) của tác giả Rodger Kamenetz. Trong vài trường hợp, chữ Jubu có thể chỉ cho người thực tập cả hai tôn giáo đó; một số trường hợp khác, chỉ có nghĩa là người sắc tộc Do Thái nhưng tôn giáo chính yếuPhật Giáo. Trong trường hợp khác, Jubu là người gốc Do Tháiquan tâm về Phật Giáo hay thiền tập, hoặc đã trở thành Phật Tử thuần thành.

Và không chỉ sống với hạnh nguyện Phật Tử, rất nhiều người Jubu đã trở thành cột trụ cho Phật Giáo Hoa Kỳ.

Vị Tam Tạng Pháp Sư nổi tiếng trong giới Phật học Hoa Kỳ cũng là một Jubu: Bhikkhu Bodhi ra đời năm 1944 tại Brooklyn, New York, từ ba mẹ cùng là sắc tộc Do Thái. Nhiều thiền sư hay trí thức Phật Tử Hoa Kỳ nổi tiếng khác cũng mang dòng máu Do Thái trong người: Ayya Khema, Thubten Chodron, Philip Kapleau, Jack Kornfield, Leonard Cohen, Surya Das, Richard Davidson, Robert Downey Jr., Mark Epstein, Anthony Ervin, Zoketsu Norman Fischer, Allen Ginsberg, Tetsugen Bernard Glassman, Philip Glass, Craig Taro Gold, Natalie Goldberg, Daniel Goleman, Joseph Goldstein, Dan Harris, Jack Kornfield, Larry Rosenberg, Sharon Salzberg, Nyanaponika Thera, vân vân.

Trong các Jubu đó, nổi bật cũng có nữ tài tử Goldie Hawn, người sáng lập hội Hawn Foundation để  dạy pháp Thiền Chánh Niệm tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Và một Jubu nổi bật khác trong các trường đại học y khoa: Jon Kabat-Zinn, người soạn ra chương trình 8 tuần lễ chánh niệm giảm căng thẳng để chữa bệnh thân và tâm có tên là Mindfulness-based Stress Reduction (MBSR) đang được áp dụng tại nhiều bệnh viện, trường học, nhà tù...

Như thế, cho thấy sức quyến rũ mạnh mẽ của Phật giáo đối với học giới Hoa Kỳ, đặc biệt với người Mỹ gốc Do Thái. Và rồi  với nhiệt tâm tu học, nhiều vị trong đó đã trở thành các Phật Tử cột trụ hoằng pháp.

Có một câu chuyện được kể, ghi lại trong tác phẩmAwakening the Buddha Within: Eight Steps to Enlightenment” (Đánh Thức Đức Phật Trong Tâm: Tám Bước Tới Giác Ngộ) nơi trang 4, ấn bản 2009 của tác giả Lama Surya Das, một nhà sư người Mỹ gốc Do Thái tu học theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng.

Chuyện được hiểu là để cười cho vui, nhưng đã cho thấy nhiệt tâm tu học của một thanh niên Mỹ gốc Do Thái  và trở thành một đạo sư trên các đỉnh Hy Mã Lạp Sơn. Đọc chuyện này, có thể hiểu là để cười cho vui, những cũng có thể là truyện đời thật của một vị sư nào đó, nhưng có lẽ vị đó không muốn đem chuyện nhà ra kể.

Bà cụ Margie Smith đi tìm con đã biến mất từ lâu, sau nghe phong thanh chi đó, mới tới một đại diện văn phòng du lịch.

Bà Smith nói, “Tôi phải lên Hy Mã Lạp Sơn để nghỉ hè. Tôi phải nói chuyện với vị đạo sư nơi đó.”

Người đại diện văn phòng du lịch nói, “Hy Mã Lạp Sơn, thưa bà Smith! Bà có thực muốn nghỉ hè trên đó? Sẽ là chuyến đi dài đó, ngôn ngữ dị biệt nữa, thức ăn rất là tức cười, các xe bò hôi rình khắp nơi. Sao bà không đi London, hay Florida? Thời điểm này trong năm, Florida rất là tuyệt vời.”

Bà Smith kiên quyết, không đổi ý. Bà phải đi Hy Mã Lạp Sơn để nói với một đạo sư. Do vậy, bà Smith, mặc bộ trang phục màu xanh da trời đẹp nhất, hướng về Phương Đông, đi một chuyến bay, rồi qua một chặng đường xe lửa, rồi một chặng xe buýt, và rồi ngồi trên một chiếc xe bò hôi rình, cho tới khi bà tới một tu viện Phật Giáo xa xôi ở Nepal.

Nơi đó, một vị lạt ma già trong áo nhà sư màu đỏ vàng bước ra, nói với bà rằng vị đạo sư bà tìm đang ngồi thiền trong một hang động trên đỉnh ngọn núi, và không ai có thể quấy nhiễu. Nhưng bà Smith đã đi từ gần như tận cùng địa cầu, bà quyết tâm không bỏ cuộc.

Cuối cùng, vị lạt ma già mới nói, “Thôi thì. Nếu tín nữ phải gặp, thì gặp. Nhưng có một số quy định. Tín nữ không thể ở lâu, và khi nói với vị đạo sư, tín nữ không có quyền nói quá 10 chữ. Vị đạo sư kia đang sống nơi đó đơn độc, trong im lặng và trong thiền định.”

Bà Smith đồng ý, và nhờ giúp đỡ từ một vài vị lạt ma, nhà sư và những người mang hành lý, bà bắt đầu trèo lên núi. Chặng trèo núi gian nan, nhưng bà không bỏ cuộc. Với nỗ lực tận cùng bình sinh, bà trèo tới đỉnh núi xong, tới trước cổng hang động, nơi vị đạongồi thiền bên trong. Nhiệm vụ hoàn tất, bà Smith đứng nơi cổng hang động, và với giọng nói rõ ràng bằng Anh ngữ, từng chữ, bà nói một câu mà bà chờ đợi để nói từ nhiều năm, từ khi con bà bước ra khỏi nhà:

“Sheldon.... Đủ rồi. Má đây con. Về nhà đi con.”

Nhà sư Lama Surya Das cho câu chuyện ngưng ở đó. Người ta không rõ vị đạo sư có rời thiền định để bước ra hay không. Nhưng chuyện này được kể nhiều trong giới Jubu, không rõ thực hư bao nhiêu phần trăm.

Theo nhà văn Ellen Frankel, viết trên trang Huffington Post ngày 24 tháng 1/2013, rằng ước tính tới 30% Phật Tử Tây Phương (hiểu là Hoa Kỳ, Anh, Pháp…) có mang trong người dòng máu Do Thái.

Nhà khoa học gốc Do Thái nổi tiếng nhất thế giới là Albert Einstein. Ông sinh trong một gia đình Do Thái thế tục tại Đức quốc, học bậc tiểu học trong một trường Công giáo ở Munich. Có một số email thường gặp trong cộng đồng người Việt nói rằng Einstein đồng ý với quan điểm Phật Giáo, một số khác nói rằng ông theo Ky Tô Giáo. Thực sự phức tạp hơn nhiều.

Einstein dùng nhiều nhãn hiệu để tự nói về quan điểm tôn giáo của ông (https://en.wikipedia.org/wiki/Religious_and_philosophical_views_of_Albert_Einstein)   trong đó nói rằng ông  chủ trương "agnostic" (bất khả tri), "religious nonbeliever" (kẻ không tin vào tôn giáo), và là một người tin vào "Spinoza's God" (mô hình Thượng Để của Spinoza, nghĩa là Thượng Đế như nguyên lý, chứ không phải vì Thần Linh hình người). Einstein nói rằng ông không tin vào những câu chuyện trong Kinh Thánh Ty Tô ông học thời nhỏ, và Do Thái Giáo cũng chỉ là dị đoan rất trẻ con (... the Bible a collection of honourable, but still primitive legends which are nevertheless pretty childish -- link: https://www.theguardian.com/science/2008/may/12/peopleinscience.religion). Có lúc Einstein tự nói về mô hình Thượng Đế như "pantheistic" (phiếm thần, nghĩa là Thượng Đế đồng nhất với vũ trụ), nhưng rồi có lúc ông nói là ông cũng không phải phiếm thần. 

Có một câu nói thường được trích dẫn và ghi là của Einstein, nhưng nhiều nhà nghiên cứu nói rằng Einstein chưa bao giờ nói câu này: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ… Nếu có bất kỳ tôn giáo nào đáp ứng được nhu cầu khoa học hiện đại, đó sẽ là Phật Giáo.” Thực tế, người ta không hề tìm ra câu nói đó trong bất kỳ tác phẩm nào của Einstein.

Theo giáo sĩ Do Thái Giáo Rabbi Rami trong bài viết trên tạp chí Spirituality & Health và đăng lại trên trang nhà riêng của ông, có nhiều lý do Phật Giáo quyến rũ nhiều người gốc Do Thái.

Một số lý do quan trọng nhất là, theo Rabbi Rami:

-- Người ta có thể tu học Phật pháp mà không cần học tiếng Pali (Nam Phạn), tiếng Sanskrit (Bắc Phạn), Tạng ngữ, Hoa ngữ, Nhật ngữ. Trong khi đó, theo Do Thái Giáo mà không học cổ ngữ Hebrew là hỏng.

-- Phật Giáovô thần, không tin một Thượng Đế Tạo Hóa; trong khi hầu hết (nếu không phải đa số) người Do Thái Giáo Hoa Kỳ nghĩ rằng  Đấng Thượng Đế Tạo Hóa kia đã chết trong lò thiêu người ở Auschwitz.

-- Không giống như tín đồ Công Giáo, Tin LànhHồi Giáo, Phật Tử không bao giờ tìm cách cải đạo, ép buộc, tra tấn và tàn sát người Do Thái Giáo.

-- Bạn có thể tu học Phật Pháp mà không cần chính thức quy y.

-- Phật Pháp có thể thử nghiệm, có thể ứng dụng… và có thể chứng minh. Phật Tử nói về bản chất khổ, về dứt khổ, về tương tác (duyên khởi) của đời sống, về vô thường. Tất cả những điều nói lên đó, ai cũng có thể chứng ngộ qua thiền tập. Trong khi Do Thái Giáo nói về Thượng Đế Tạo Hóa, về dân tộc Do Thái được Chúa chọn riêng, về đức tin mà không cần chứng minh. Nhưng đức tin đó không còn bao nhiêu ở người Do Thái Hoa Kỳ. Phật Giáo nhiều phần là khoa học, hơn là tôn giáo, và như thế phù hợp với tâm thức người Do Thái Hoa Kỳ. Đó là lý do dân Do Thái Hoa Kỳ ưa thích Phật Giáo.

Tới đây, chúng ta có thể nghĩ tới một tương lai: sẽ có thêm rất nhiều người Jubu rời bỏ luôn Do Thái Giáo để sống thuần túyPhật tử, vì với thời gian, khoa học sẽ ưu thắng hơn, trong khi Phật Pháp sẽ hiển lộ thêm sức quyến rũ thực tiễn, lợi ích và khả dụng. Phong trào đưa thiền tập vào sử dụng ở bệnh viện, trường học, quân đội, nhà tù… cũng là một cách tiếp cận mới. Không cần cải đạo ai, không cần ép buộc ai… trong khi hạnh phúclợi ích ai cũng có thể chứng nghiệm được tức khắc, ngay khi tu học Phật pháp, ngay ở đây và bây giờ.

Như thế, người Do Thái Hoa Kỳ không cần cầu nguyện Đấng Tạo Hóa nào, không cần mơ tới thiên đàng nào, những đấng và cõi mà Albert Einstein gọi là chuyện của trẻ con.

Và trong cương vị cá nhân, mỗi khi người viết mở ra những bản Anh dịch của Nyanaponika Thera, của Bhikkhu Bodhi... sâu thẳm trong lòng vẫn biết ơn các Phật Tử Jubu vô cùng tận -- họ đã sống chánh pháp, và rồi đã hộ pháp, đã hoằng pháp trong những cách siêu xuất tuyệt vời.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1330)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1319)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1215)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1280)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1298)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 1940)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1317)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1328)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1207)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1451)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1290)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 1187)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1155)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1194)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1208)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1333)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 1060)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1051)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1115)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1245)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1276)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 1040)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1156)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 1099)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1232)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1228)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1357)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1434)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1200)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1188)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1332)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1353)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1279)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1578)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1252)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1263)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1291)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1150)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1180)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1292)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1409)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1473)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1630)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1486)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1406)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1176)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(Xem: 1282)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1252)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1314)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1284)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant