Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Một Quốc Hội Tỉnh Thức

23 Tháng Bảy 201717:15(Xem: 5042)
Một Quốc Hội Tỉnh Thức

Một Quốc Hội Tỉnh Thức

Nguyên Giác


Cần nói rõ ngay từ dòng chữ đầu tiên, rằng đây là chuyện Quốc hội Mỹ, không dính gì tới Quốc hội Tây, Tàu, Ta, Đức, Nhật… Nói thế, để hoàn toàn xa lìa mọi liên tưởng không thích nghi. Và tỉnh thức, là nói theo nghĩa Thiền tập, tức là mindfulness, một phương pháp đang ứng dụng nhiều tại Hoa Kỳ, không còn ý nghĩa tôn giáo và được dùng chỉ như một liệu pháp đa dụng.

Nói Quốc hội Mỹ cũng không chính xác. Vài vị dân cử thôi. Bênh vực công khai  cho pháp Thiền tỉnh thức chỉ là vài người, đúng ra là một người nổi bật. Đó là Tim Ryan, Dân biểu liên bang địa hạt 13 của tiểu bang Ohio, giữ chức này từ 2003. Trước thời gian đó, Ryan trong Thượng viện tiểu bang Ohio.

Dĩ nhiên, cũng cần nói ngay từ đầu, DB Tim Ryan là tín đồ đạo Ky tô. Trong khi Ryan hoạt động tích cực (và viết sách, thuyết trình) cho Thiền tỉnh thức, Quốc hội Mỹ có 3 vị theo Phật giáo, nhưng không ai hoạt động gì. Thậm chí, Thượng nghị sĩ Mazie Hirono của Hawaii nhìn nhận rằng bà không tu tậpđặc biệt. Với bà Hirono, và nữ Dân biểu liên bang Colleen Hanabusa, cũng từ Hawaii, tin theo Phật giáotự nhiên truyền thống, vì sinh trong gia đình gốc Nhật Bản. Vị Phật tử thứ ba là ông Hank Johnson, đại diện địa hạt 4 ở tiểu bang Georgia.

Trong khi Phật tử trong Quốc hội Mỹ không bàn gì chuyện Thiền tập, DB Ryan lại tích cực theo kiểu riêng: bản thân Ryan đã viết và xuất bản cuốn A Mindful Nation (Một Đất Nước Tỉnh Thức) hồi tháng 3/2012, hướng dẫn tập Thiền tỉnh thức. Và ông kêu gọi cần phải có “một Quốc hội tỉnh thức” – nên hiểu đúng ý ông rằng, Quốc hội cần tập Thiền tỉnh thức, nghĩa là đi đứng nằm ngồi đều biết là đang đi đứng nằm ngồi, thấy nghe hay biết đều biết là đang thấy nghe hay biết…

Riêng đối với DB Tim Ryan, ông nói rằng sống dưới thời đại của Tổng Thống Donald Trump, nếu không tập Thiền tỉnh thức hẳn là không chịu nổi. Ryan dĩ nhiên là người của đảng Dân Chủ. Hãy hình dung câu chuyện thế này: trong khi hơn một nửa đất nước Hoa Kỳ sôi sục lên, bày tỏ bất đồng dữ dội với nhiều chính sách và tính khí của TT Trump, vẫn có một Dân biểu Hoa Kỳ ngồi bình lặng theo dõi, và vui hưởng “thiền duyệt pháp hỷ”… Phải chi, ông Trump chịu theo Ryan tập thiền, hẳn là Trump sẽ dịu dàng thơ mộng hơn, sẽ từ bỏ loại ngôn ngữ kiểu “sẵn sàng thò tay xúc phạm” và sẽ rời thói quen la mắng, kể cả việc dùng lời xúc phạm trước toàn cầu đối với cả Bộ Trưởng Tư Pháp Jefferson Sessions do chính ông bổ nhiệm…

 

Trên bản tin của thông tấn ABC News ngày 5 tháng 7/2017, DB Tim Ryan nói rằng thiền tập không chỉ giúp ông giảm căng thẳng, nhưng có thể giúp ông làm việc tốt hơn với TT Trump, và với các bạn dân cử Cộng Hòa.

Ryan nói rằng Thiền tập sẽ có thể giúp đất nước Hoa Kỳ trong thời của bất định. DB Ryan nói với phóng viên Dan Harris của ABC: “Không có nơi nào tốt hơn để… thực tập kham nhẫn khi đối mặt với những bất định hơn là trong Quốc hội Hoa Kỳ. Đặc biệt là bây giờ… không ai thấy rõ gì về hướng đi của Hoa Kỳ.”

Bản tin này do phóng viên Harris phỏng vấn Ryan và Thiền sư Jeff Warren trong khi Ryan và Warren đang thực hiện “chuyến đi Thiền tập” xuyên Hoa Kỳ  sau khi Trump đăng quang Tổng Thống.  Dĩ nhiên, nên biết rằng DB Ryan không ưa Trump.

Ryan hồi tháng 1/2017 đã nói rằng Thiền tâp giúp ông làm việc tốt hơn với phía Cộng Hòa và với tân nhiệm Tổng Thống Trump: “Tôi không phải ưa thích ông ta, tôi không phải đi uống bia với ông ta, tôi không phải chơi golf với ông ta. Nhưng nếu ông ta muốn giúp dân trong địa hạt của tôi,, tôi hy vọng tôi có thể làm mọi thứ có thể để giúp. Tôi muốn nói, trách nhiệm của tôi là phải làm thế.”

DB Ryan đã từng tổ chức nhiều buổi Thiền tập cho các vị dân cử Quốc hội và nhân viên của họ trong nhiều năm, đã từng cung thỉnh nhiều Thiền sư tông phái khác nhau tới. Ryan nói rằng các buổi Thiền tập là lưỡng đảng, ai cũng tham dự được. Phải chăng, khi ngồi lim dim đôi mắt, ngồi theo dõi hơi thở, ngồi im lặng và không bàn gì về “luật mới bảo hiểm y tế”… thì kiếm đâu ra chuyện phân biệt đảng Dân Chủ hay đảng Cộng Hòa.

Ryan nói rằng trong năm 2017 (tức là năm khởi đầu nhiệm kỳ của Tổng Thống Trump), có nhiều người hơn đã tìm tới dự Thiền tập với ông để giảm căng thẳng. Vấn đề là, làm việc trên Quốc  hội không có nhiều thì giờ cho Thiền tập.

Ryan nói về các dân cử và nhân viên ở Quốc hội, “Đúng là khó – vì bạn phải bay tới cho kịp khóa họp để bỏ phiếu, phải xếp thời gian cho những buổi họp, rồi phải bay về địa hạt nhà càng sớm càng tốt, nên tìm thời gian và xếp ưu tiên cho Thiền tập là khó cho nhiều người. Đó là điều tôi nghĩ rằng sự tham dự của các nhân viên trong văn phòng thực sự quan trọng vì bạn có thể Thiền tập trong văn phòng, khi muốn thay đổi sự năng động của văn phòng.”

Ryan kể rằng hồi năm 2008, nhiệm kỳ thứ ba trong Hạ viện của ông, sau thời gian vận động và gây quỹ giúp các bạn ứng viên trong tiểu bang xôi đậu của ông, Ryan gần như kiệt sức. Nói tiểu bang xôi đậu, vì năm 2008 là trùng thời gian tranh cử Tổng Thống, và lá phiếu Cộng Hòa và Dân Chủ kể như ngang ngửa nhau, gọi là swing state, tiểu bang đánh võng.

Thế rồi Ryan quyết định tham dự khóa thiền 5 ngày với Thiền sư Jon Kabat-Zinn… Ngồi lặng lẽ nhiều giờ trong kỳ nhập thất, Ryan nói rằng ông càm nhận lợi ích của Thiền tập. Ông nói, gần như không tin nổi, rằng bạn bắt đầu nhìn thấy niệm trong tâm, và bạn biết tại sao bạn có áp huyết cao…

Mới hồi tháng 5/2017, Ryan đồng bảo trợ một dự luật nhằm cấp tài trợ cho việc giảm căng thẳng các giáo viên. Ryan giải thích rằng Thiền tập không phải chuyện của những người cấp tiến hay của các anh chị hippy. Ryan nói: “Thiền tập là tự chăm sóc bạn. Là tự ìm hiểu chính bạn. Là tự làm cho bạn khỏe mạnh hơn.”

Dù vậy, DB Tim Ryan không đơn độc. Nhiều vị dân cử đã đồng ý với ông.

Theo báo The Roll Call ngày 30/6/2017 -- tức là thời điểm sắp Lễ Độc Lập (July Fourth) và là thời điểm các dân cử Quốc hội sắp rời thủ đô để về địa hạt nhà, vừa để nghỉ ngơi vừa để gặp cử tri địa phương – Dân biểu Tony Cárdenas (Dân Chủ, California) hôm Thứ Năm 29/6/2017 đã họp với Đại sứ Thái Lan Pisan Manawapat và 4 nhà sư Phật giáo Thái Lan để nói về Thiền tỉnh thức trong thời kỳ căng thẳng ở Quốc Hội. Cùng tham dự buổi họp về Thiền tập này có các Dân biểu Tim Ryan (Dân Chủ, Ohio), và Tom Suozzi (Dân Chủ, New York).

 

Không chỉ thúc đẩy Quốc Hội phải tỉnh thức, DB Tim Ryan cũng hỗ trợ các chương trình Thiền tỉnh thức tại các trường học Ohio. Bản tin wksu.org ngày 11 tháng 3/2017 cho biết DB Ryan đang hỗ trợ cho tổ chức bất vụ lợi Inner Explorer hướng dẫn các giáo viên tổ chức các buổi Thiền tập hàng ngày trong một số trường học phía đông bắc Ohio. Ryan nói rằng Thiền tỉnh thức đang được thực tập trong Thủy quân Lục chiến, trong cảnh sát, trong giới vận động viên, không bàn gì chuyện tín ngưỡng hay bất kỳ chuyện gì khác… vì chỉ là tỉnh thức thôi.

Hội Inner Explorer có bản doanh ở Massachusetts, đề ra phương pháp và kêu gọi học sinh nên Thiền tập qua mạng 10 phút mỗi ngày khi trường sắp vào lớp.

Laura Bakosh, đồng sáng lập Inner Explorer, nói rằng hãy hít hơi thở sâu là phương pháp tuyệt vời để an tĩnh những khi bạn bực dọc hay nổi giận, và giúp cho bạn cả khi bạn vào kỳ thi, chơi thể thao, hay chơi nhạc…

Cuối mỗi buổi Thiền tập, học sinh nên viết vào một nhật ký những cảm thọ trong khi Thiền tập… dần dà sẽ nhận ra các dị biệt, thăng tiến qua thời gian.

Bakosh dẫn ra cuộc nghiên cứu của đại học University of Wisconsin, cho thấy căng thẳng gây trở ngại cho việc học, trong khi 51% trẻ em Mỹ đang sống trong các hoàn cảnh nghèo và căng thẳng, và chỉ có Thiền tập mới xóa được căng thẳng – đó là cách giúp các em học nhanh, học giỏi.

Dân biểu Ryan nói rằng các trường Warren City Schools,  nơi các thầy cô dạy Thiền tỉnh thức cho trẻ em vài phút trước khi bắt đầu lớp, đã giảm được số lượng các em bị phạt cấm-vào-lớp từ 250 em hồi 5 năm trước, xuống còn 14 em hồi năm 2016. Ryan nói, dĩ nhiêntâm thức của bạn sẽ không làm việc đúng đắn được, nếu ba mẹ trong nhà xảy ra chuyện bạo lực, hay trong xóm cứ mãi xung đột băng đảng, hay bất cứ thứ gì tương tự.

 

Các bạn quan tâm về Thiền tỉnh thức? Sau đây là tóm lược một phương pháp  đơn giản từ trung tâm đại học UCLA Mindful Awareness Research Center.

Trước tiên, tìm một vị trí thoải mái, vững vàng, hoặc ngồi, hoặc nằm để lưng áp sát sàn nhà. Lưng nên thẳng, thư giãn, dịu dàng, chớ gò ép gì. Cánh tay và bàn tay để vị trí thoải mái. Nhắm mắt, hoặc lim dim, sao cho thoải mái. Cảm nhận cơ thể trong giây phút hiện tại. Hướng tâm từng điểm, từ trên đầu, tuần tự xuống ngón chân, mỗi nơi bạn cảm nhận nơi đó – thí dụ, cảm nhận hơi ấm hoặc hơi mát (ở đầu, cổ, bụng, chân…) hoặc cảm nhận bắp thịt thư giãn theo thứ tự từng nơi trên cơ thể. Nếu tâm nghĩ tới chuyện khác, hãy kéo về lại: tất cả chỉ là bây giờ và ở đây thôi. Sau khi cảm nhận toàn thân, hãy cảm nhận về môi trường, từ âm thanh bạn nghe chung quanh xóm   cho tới tiếng km đồng hồ, cho tới tiếng gió lùa, tiếng đập nhịp tim. Cảm nhận nhiệt độ trong phòng, ấm hay mát. Rồi chú tâm vào hơi thở vào và ra nơi mũi, nhẹ nhàng, dịu dàng. Rồi chú ý lồng ngực hay bụng chuyển động theo hơi thở. Theo dõi hơi thở từ khi khởi đầu hơi thở cho tới khi hơi thở biến mất để sang chu kỳ thở khác. Chớ kiểm soát hơi thở, hãy tự nhiên. Khi nào muốn ngưng, hãy dịu dàng cử động từ từ, duỗi nhẹ tay ra, tương tự với duỗi chân, với đứng dậy,  với đi đứng nằm ngồi. Thế giới của bạn đang biến đổi từng ngày, từng giây phút.

 

Hãy tin rằng, nếu các Quốc hội trên thế giới đều là Quốc hội Thiền Tỉnh Thức, chiến tranh hiển nhiên sẽ biến mất vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2090)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2155)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 1869)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1694)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1609)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1771)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1525)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2471)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1656)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 1991)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 1950)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2290)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1611)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1800)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1690)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 1859)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2412)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3382)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2105)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2113)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1570)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1840)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2180)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2121)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 1990)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 2894)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2008)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2360)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 1879)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1811)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2027)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2270)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 1859)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2216)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2179)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2720)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1870)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1785)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(Xem: 2080)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
(Xem: 1875)
Hơn nửa đời người, hay cả cuộc đời, nếm đủ đắng cay buồn tủi, niềm vui thì khiêm tốn, nỗi buồn quá mênh mông. Chòng chành theo con thuyền thân phận, lúc tàn khoảnh khắc theo cổ máy thời gian, nhìn lại trong rêu phong tĩnh lặng, trên khuôn mặt nhiều nếp chập chùng của ưu phiền, mới hiểu rằng “Ta có đại hoạn do ta có thân. Nếu ta không thân sao có đại hoạn”.
(Xem: 1949)
Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nồng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu.
(Xem: 2152)
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng...
(Xem: 2027)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng...
(Xem: 2120)
Sống trong tư duy phân biệt đối đãi ở đời không chuyện gì không phải thị phi (đúng sai).
(Xem: 2166)
Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác.
(Xem: 1903)
Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới.
(Xem: 2014)
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả.
(Xem: 2148)
Ngày nay, thiền định không những được biết đến qua tên tuổi các vị Thiền sư, qua những công án thiền, mà còn thực sự đi sâu vào đời sống tu tập nội tâm của mỗi người.
(Xem: 2099)
Rốt cuộc một mình. Một mình thôi. «Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi... Đời như vô tận. một mình tôi về, một mình tôi về... với tôi!»
(Xem: 1637)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant