Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Rực Sáng Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ

23 Tháng Bảy 201717:32(Xem: 11314)
Rực Sáng Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ

Khoá Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 7

Rực Sáng Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ

 

Niềm tin của mỗi người con Phật là ai cũng muốn học hỏi Phật pháp để thiết lập cho mình một niềm tin kiên định. Niềm tin ấy đầy đủ khả tính trưởng dưỡng tinh thần tu tập một cách thầm lặng mà vững chắc, chẳng lý giải mà rất trong sáng. Không mặc khải mà có lý trí. Niềm tin Phật một cách minh nhiên đến với mọi loài.

Hôm nay, ngày 20 tháng 07 năm 2017, từ các sân bay Midway, O’Haire, Chicago, Illinois, từng đoàn người, chư Tăng Ni, Phật tử học viên lần lượt hướng về Hội trường Skokie như ngày Lễ Hội. Khắp nơi từ quốc gia Canada, đến các tiểu bang Hoa Kỳ: Đông, Tây, Trung, Nam, Bắc đều có mặt nơi đây. Không ít thì nhiều đã biểu tỏ tinh thần nghiên tầm giáo điển, học hỏi lời Phật dạy đã hiện trên nét mặt đầy hân hoan, mà tay bắt mặt mừng. Người kéo vali, kẻ mang túi xách vào khách sạn Holiday, nơi tổ chức Khoá Tu Học Phật Bắc Mỹ lần thứ 7. Nơi đây phòng Ghi Danh được trải dài hai dãy bàn, học viên sắp hàng lấy chìa khoá nhận phòng. Các ban thư ký, ban cư trú phòng ốc, ban tiếp tân làm việc tích cực không biết mệt. Ban xướng ngôn, điều hợp chương trình, thông tin liên lạc, cập nhật chi tiết khoá học, tất cả đều nhịp nhàng, tốt đẹp. Nhìn những hình ảnh từ giờ phút đầu tiên của Khoá Tu Học, người khách quan cũng khẳng định được rằng niềm tin học Phật trong tâm người con Phật đã được thắp sáng rạng ngời.

Sau buổi cơm chiều là Lễ Khai Giảng; một Chánh Điện được thiết trí thật trang nghiêm. Đức Bổn Sư mầu xanh ngọc, mang biểu tượng thiên nhiên rừng xanh nước biếc. Trên bục Chánh Điện là dãy bàn chư Tôn Đức Chứng minhGiáo thọ. Bên dưới, phía trước là chư Tôn Đức Tăng Ni và đầy cả Hội Trường là học viên Phật tử. Không khí thanh tịnh, trầm mặc, biểu tỏ tấm lòng kính cẩn vô biên ngay trong giây phút  đương niệm này. Nếu đã từng tham dự các khoá tu học trước đây, thì hôm nay, Khoá Tu Học lần thứ 7 này, quả thật đã tạo được nhiều sắc thái đặc biệt, in đậm vào tâm thức học viên tham dự. Từ đó, hồi tưởng lại thời gian đi vận động, Ni Sư Trưởng Ban cùng quý Thầy Cô trong Ban Tổ Chức đã lái xe đi trong mưa tuyết qua 11 tiểu bang và 37 ngôi chùa, thể hiện tinh thần tích cực trong bổn phận, trách nhiệm mà chư vị đã đảm nhận. Đây là điểm son trong ý thức trách nhiệm.

Từ ngoài nhìn vào, thấy toàn cảnh Hội Trường đầy chật cả người, nhưng vẫn giữ được không khí trang nghiêm, tôn kính. Ai nấy đều hướng vọng tâm tư vào ngôi Tam Bảo, giữ lòng thanh tịnh nhất tâm để đi vào chương trình Khai Giảng. Bằng khả năng vốn có, Đại đức Hạnh Tuệ đã hoàn thành tốt đẹp trong phần vụ xướng ngôn và điều hợp chương trình. Diễn văn Khai mạc của Ni sư Nguyên Thiện Trưởng ban Tổ Chức: “Thế nhưng, cho tới bây giờ, chúng con vẫn chưa thể tin rằng tại sao mình lại có thể đủ can đảm để đứng ra nhận lãnh việc tổ chức khóa tu học thêm một lần nữa. Với tâm nguyện kết nối Chư Tôn Đức Tăng Ni và quý Đồng hương Phật tử VN nơi vùng Bắc Mỹ này, và cũng thao thức mang một pháp âm vi diệu đến với vùng Trung Tây Hoa Kỳ này, chúng con được chấp thuận lời thỉnh cầu này từ Chư tôn thiền đức trong hội đồng điều hành GHPGVNTN Hoa kỳ và Canada. Nhưng sau một thời gian đi tìm hiểu và khảo sát các địa bàn, lại nhiều chướng duyên xảy đến ngoài sự dự đoán buổi ban đầu. Nhưng cuối cùng thì duyên lành cũng kết tụ, chúng con đến với Khách sạn Holiday Inn này, tại thành phố Chicago này, dưới sự che chở và hổ trợ của TT Thích Minh Hạnh Chùa Quang Minh, bên cạnh đó có Chùa Trúc Lâm và Chùa Phật Bảo cũng ủng hộ chúng con về nhiều mặt. Còn nữa, những hình ảnh đẹp khó quên, đó là quý Tăng Ni trẻ đang hành đạo trên đất nước Hoa Kỳ này. Trên hành trình chúng con đã đi qua, có những ngôi chùa chỉ nhất tăng nhất tự, tuổi đời có vị chỉ ngoài 30, một thân một mình, gánh vác một ngôi chùa nơi xứ lạ, thử hỏi, nếu không mang trong mình dòng máu Thích tử, nếu không khắc sâu trong lời Phật dạy của Đức Thế Tôn sau mùa hạ đầu tiên tại vườn Lộc Uyển … Trước những tấm gương dấn thân hành đạo cao cả như thế, đẹp đẽ như thế, chúng con tận mắt chứng kiến, nên những khó khăn, những trở ngại không làm chùn bước chúng con được. Để có tài chánh trang trải cho khóa tu, bên cạnh sự cúng dường từ quý Tăng ni Phật tử, các cơ sở thương mại, tiệm nails, chúng con đã tổ chức 2 kỳ gây quỹ ở Nam Bắc california. Đặc biệt, đạo tràng chùa An Lạc Indianapolis, nơi con đang trú trì, Ni chúng và quý Phật tử đã tổ chức văn nghệ gây quỹ để cúng dường cho khóa tu. Với sự tinh tấn của các thành viên trong Ban Tổ Chức, chúng con đã từng bước, từng bước chuẩn bị cho khóa tu một cách chu toàn."

Qua lời đạo từ của HT Chánh văn phòng, Ngài đã nói: " chúng tôi nhất tâm hoan hỷphước trí cho chính tự thân và góp lực xiển dương Phật pháp nơi Châu lục Bắc Mỹ đã đóng góp lớn lao của Phật Việt trong 50 năm đầu du nhập vào Châu lục này. Khóa tu học đã đến lần thứ 7, và trong ấy có 2 điểm nổi bật: Một là khóa tu đã lan rộng đến Miền Trung và Đông nước Mỹ; Hai là sự tích cực tham gia của Chư Tôn Đức Tăng Ni... hầu hết trong chúng ta đều có Chùa và Chùa nào cũng tổ chức các khóa tu học thường xuyên cho Phật tử tại địa phương. Nhưng tại sao chúng ta phải đến khóa tu học này? Tại vì năng lực chung cho cộng đồng Phật giáo VN tại Châu lục Bắc Mỹ. Tại vì từng ngọn đèn nhỏ lẻ loi của mỗi cá nhân chúng ta, giờ đây chúng ta tụ hội lại để tạo thành một vùng trời rực sáng cùng che chở cho nhau giữa những người con Phật xa xứ. Tại vì sự thịnh vượng chung về mặt tâm linh cho công đồng Phật tử Việt Nam." Hàng loạt tiếng vỗ tay vang dội cả hội trường, như bao tâm hồn đã đứng dậy, mạnh bước tiến lên con đường học đạo để thành đạo, mà đạo nghiệp có được phải kể từ đây. Từ những lời giảng dạy Phật pháp của quý giáo thọ sư, trao truyền bằng kinh nghiệm tu học của tự thân trải qua bao thời gian kể từ thời hành điệu cho đến bây giờ là thượng tọa, là Hòa thượnglòng bi mẫn, vì an lạc, vì hạnh phúc trong tinh thần tu học Phật pháp, mà quý Ngài đã chẳng từ nan, miễn sao Phật pháp được thấm nhuần đến tận cõi lòng của người Phật tử là vui rồi.

Tiếp theo là lời phát nguyện tu học của học viên Phật tử. Lời phát nguyện chí tình, chí thiết, bằng cả tấm lòng cầu học, mà sinh vào thời gian cách Phật lâu xa vẫn còn có phước duyên gặp được Phật pháp, nghe được Phật pháp, học được Phật pháp, một nỗi vui mừng hạnh phúc không tả. Tất cả hội chúng đều lắng lòng đứng dậy trang nghiêm, thể hiện nỗi niềm thân thiết, quí kính lên Chư tôn đức đại tăng.

Có sống chung trong một trú xứ. Có cùng học cùng làm việc với nhau trong tinh thần đại chúng, nên có nội quy để đâu đó được trật tự an lành. Hòa thượng trưởng ban giáo thọ Thích Đổng Tuyên đã đọc 8 điều nội quy của khóa tu học, tất cả đều im lặng tuân thủ. Như là những lời ân cần nhắc nhủ, sách tấn cho một hội chúng được trang nghiêm. Phát xuất từ tận đáy lòng, mà chẳng ai bảo ai, chẳng ai thúc ai để đưa đến sự chấp nhận hay phủ nhận, mà là tất cả đều biểu tỏ bằng sự tự nguyện.

Nghi lễ khai giảng tụng bài Bát nhã tâm kinhtứ hoằng thệ nguyện, tự quy yhồi hướng, đã khép lại chương trình khai giảng tối nay. Hội chúng thanh thản về phòng mà lòng đầy tràn sự hoan hỷ, an lạc. Còn lại là những chiếc áo vàng của Ban Giáo Thọ ngồi họp cho chương trình giảng dạy vào sáng hôm sau.  Quả thật, một ấn tượng đậm, in sâu vào tâm thức.

Tiếng chuông báo thức cho một ngày mới lại reo lên, 5:30 hô canh tọa thiền. Chư Tăng Ni, học viên Phật tử lần lượt đi vào hướng Chánh điện từ các dãy phòng của lầu 1, 2, 3... không khí Chánh điện trầm lặng, mọi người ngồi ngay thẳng trong vị trí của mình. Đèn tắt, lờ mờ một không gian u tịch, nếu có ai đó đứng nhìn sẽ cảm giác rằng những bóng hình người như nhiên bất động chỉ một khoảnh khắc mà thông suốt nghìn trùng, chỉ có một tâm mà rung động mười phương. Lời hô canh vang lên thiền vị:

Ngũ canh dĩ đáo pháp môn khai

Phổ nguyện đồng đăng bát nhã đài,

Liễu triệt tam thừa dung nhị đế,

Cao huyền tuệ nhật tịnh vân mai.

Đại chúng nhất tâm đồng niệm:

       Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mọi cõi lòng như im như tịnh. Thân ngay thẳng, mắt nhắm đếm hơi thở vào ra như in. Phật hiện tiền. Bồ tát quanh đây. Chư Thiên có mặt chứng tri vạn cõi lòng thành kính. Nơi có người niệm Phật, tọa thiền, có kẻ tích lũy công đức tu các hạnh lành mà thấy lòng thanh tịnh.

Sáng nay, các lớp học đều vang lên tiếng diễn giảng của các vị giáo thọ sư. Tất cả học viên đều lắng tâm nghe, theo dõi, cười, vỗ tay khích lệ, làm cho lớp học thêm sinh động, hứng thú như từng giọt nước của suối nguồn rơi vào tâm thức làm thêm tươi mát. Một sinh khí như có tự bao giờ mà hôm nay chỉ là cái duyên làm sống lại qua bao thời gian vùi dập bởi nắng mưa của một kiếp làm người.

Rồi đây, sau khi mãn khóa học, ai về trú xứ nấy, khi nhớ lại bao tiếng cười, những tràng vỗ tay, mà tiếc nuối thời gian tu học sao quá ngắn ngủi, qua đi một cách nhanh chóng, pháp âm còn đó, còn vang vọng nơi đây, hình bóng Thầy trò đạo bạn còn đó, còn như là một nhân duyên hội ngộ trên quãng đường dài sinh tử vô cùng.

Khóa tu học Phật pháp Bắc Mỹ lần thứ 7 chỉ còn một ngày nữa, nhưng tiếng tụng kinh, lời sám nguyện, chuông ngân, nhịp mõ dường như bất tận luôn tồn tại nơi đây, hay vượt thoát thời gian, không gian vô bờ. Hình ảnh khai mạc khóa Đại Hội thường niên của GĐPT đã nói lên bao nhiêu tâm huyết phụng sự của một chặng đường lịch sử của tổ chức 70 năm qua. Giờ ngồi lại với nhau để họp, để thọ cấp là cả một thiện chí yêu thươngche chở cho nhau trên tinh thần Bi Trí Dũng. Dù cuộc đời có lên thác, xuống gềnh nhưng tình lam luôn thắt chặt. Những ngọn nến được thắp sáng, giữ trang trọng trong lòng tay của người thầm nguyện: Thắp sáng niềm tin để khơi nguồn sưởi ấm hương giải thoát có trong tự mỗi chúng ta, người con tin yêu của Phật. Ánh sáng ấy, niềm tin yêu ấy, đã đánh dấu một chặng đường có Phật trong ta. Thắp sáng ánh nến để soi rọi lòng mình, mà khẳng định niềm tin nơi 3 ngôi báu, không hề chuyển lay. Dù đời con có sống, có chết, nhưng niềm tin yêu Phật pháp không có sống chết mà như nhiên bất động hay nói theo thuật ngữ Phật phápNhư Thị.

Kính lạy Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni vận chuyển bánh xe pháp, cách nay gần 3000 năm để hôm nay, chúng con có được đón nhận những pháp âm vi diệu, tuyệt vời. Làm tươi mát hàng vạn cõi lòng khô cằn, nám cháy. Làm sống lại bao cánh đồng sinh tử hoang vu từ vô lượng kiếp, trở thành những cánh đồng xanh tươi, mát mẽ. Tất cả chấp tay cúi đầu như thầm nguyện, vạn kiếp, thiên sanh mãi mãitừ bi quyến thuộc.

Thời gian tu học thì có giới hạn, nhưng giáo nghĩa Phật pháp thì vô cùng.  Học và học mãi ngàn đời chẳng hết. Học lời Phật, tu theo lời Phật để thể chứng lời Phật là ước nguyện chân thành của mỗi cõi lòng người con Phật. Ngoài kia trời đổ mưa làm tươi tỉnh những bông hoa quanh hội trường. Trong đây, những lời giảng dạy Phật pháp làm tươi tỉnh những tâm hồn giàu niềm tin nơi Đức Phật. Em bé cúi đầu, quỳ gối miệng niệm Nam mô.

 

Chicago ngày 22 tháng 7 năm 2017

Tường thuật nhanh

Thích Nguyên Siêu

{Xem thêm Thông tin và hình ảnh Khoá Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 7}


Ý kiến bạn đọc
24 Tháng Bảy 201702:38
Khách
Nam Mô Bổn Sư Thích ca mau Ni Phật .
Thât cảm động biết bao khi nhìn hình ảnh và nghe giọng nói cảu Thầy qua Khóa Tu học tại Bắc mỹ !
con kính chúc Thầy luôn khỏe mạnh , cát tường Như Ý
Thiện Tài
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12862)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả)...
(Xem: 12415)
Kính đa tạ quý Ôn giảng sư, quý thầy, quý ni sư, quý sư cô luôn hiện diện đầy đủ trong lớp học để thời gian an cư ngắn ngủi tại PHVQT năm 2011
(Xem: 14022)
Đời sống của ngài hàng ngày theo một thời khóa giản dị. Ngài dậy trước khi hừng đông, một thời gian hoàn toàn êm ả và tĩnh lặng thật tuyệt hảo để thiền quán.
(Xem: 12311)
Mỗi ngày được lên trang nhà và đọc một câu chuyện đêm khuya cũng giúp mình tịnh tâm học hỏi được chút ít gì làm hành trang cho chính mình trên con đường tu tập nên mình vui lắm.
(Xem: 12878)
Với dân số khoảng hơn 6 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa cao nhất thế giới so với số dân.
(Xem: 13250)
Phật giáo vượt qua giới hạn của cá nhân-nhận ra sự thật của sự liên kết lẫn nhau có nghĩa là cùng tham gia với mọi người trong một thế giới rộng lớn hơn.
(Xem: 11621)
Giới trí thức Phật giáo luôn quan tâm đến nghiệp vận tôn giáo mình trên quê hương cũng như nơi đất khách. Họ vẫn ngồi lại mỗi khi có dịp, nỗi ưu tư được nêu ra...
(Xem: 12499)
Về phương diện tinh thần, hơi thở còn có khả năng làm lắng dịu và chữa trị những cảm xúc tuyệt vọng, lo âu, sợ hãi, bất an v.v... trong ta được bình phục.
(Xem: 13148)
Con người ta nếu sống chân thành, thật thà với chính mình, với người thì cái tâm ấy như vàng, như kim cương nên không sợ chi lửa.
(Xem: 13003)
Văn học Phật giáo có kể về những kỹ nữ là những Phật tử thuần thành. Trưởng lão ni kệ có kể về hai kỹ nữ, cũng là hai chị em Vimala và Sarama.
(Xem: 19323)
Thủ Dầu Một đầu tiên là địa danh vùng, rồi địa danh các đơn vị hành chính các cấp: hạt TDM (1869), tỉnh TDM (1899), thị xã TDM (1975).
(Xem: 13276)
Dù lý giải như thế nào đi nữa thì cũng dễ dàng nhận thấy là mối quan hệ tình cảm của con người là cái quan trọng nhất vượt lên trên cả tiền bạc, vật chất...
(Xem: 13431)
Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại...
(Xem: 17576)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 13982)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời.
(Xem: 12861)
Một vị thiền sư nọ cất túp lều tranh trong rừng sâu sống ẩn dật tu luyện không tranh đua với đời. Thiền sư tiếp xúc với cỏ cây nhiều hơn con người cho nên tâm hồn ông rất thanh thản vô vi.
(Xem: 13932)
Thanh lọc tâm mình bằng cách thiền tập hoặc niệm Phật để tiếp xúc với năng lượng tĩnh lặng từ bên ngoài lẫn bên trong là cách làm của người tin Phật, có trí.
(Xem: 12051)
Có một thứ mà khi càng cho đi thì càng có thêm nhiều, đó là lòng tốt. Có một loại năng lượng nào càng sử dụng, thậm chí càng xài phí thì càng có nhiều thêm, đó là lòng tốt.
(Xem: 11800)
Thời giansự thật, nơi bôi xóa, giấu che và hiển lộ tất cả. Trong nghĩa ấy, thời gianlịch sử. Lịch sử được làm nên từ những ánh rực rỡ và những lặng thầm, trên đường đi của nhân loại.
(Xem: 13019)
Một ngày nọ, chàng trai muốn đi xuất gia. Chàng nói ý định này với người bạn thanh mai trúc mã của mình. Nàng thiếu nữ nghe xong thoáng buồn và hỏi lại...
(Xem: 13296)
Sơ suất có thể làm hại mình, hại người, nhất là trong những quyết định quan trọng. Đó là bài học tôi nghe được từ một người thầy.
(Xem: 11843)
Dầu cuộc đời có bận rộn và nhiêu khê đến đâu, hãy nhớ dừng lại để thở, để nhìn nụ cười trong những đóa hoa, mây bay trong tách cà phê thơm...
(Xem: 16938)
Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.
(Xem: 12304)
Đức Phật đã khẳng định rằng nữ giới và nam giới đều bình đẳng trong khả năng chứng ngộ, và vì lý do đó Ngài đã cho phép họ được xuất gia...
(Xem: 12647)
Hè đến, những cánh phượng nhuộm đỏ một góc đường. Ta lại bồi hồi nhớ lại ký ức xưa cũ. Con đường đất, mái nhà xiu vẹo...
(Xem: 12203)
Hành trang đi vào trong vô thường để tìm chân thường, biết huyễn mộng vẫn đi vào huyễn mộng, để tìm lại con người chân thật, con người của thảnh thơi, thanh tịnh, hạnh phúc...
(Xem: 13914)
Mỗi bước chân và mỗi cái nhìn của mình có thể chế tác được năng lượng an lạc. Mình bước tới và mình biết là mình đang chạm vào tịnh độ.
(Xem: 12273)
Hạnh phúc luôn có mặt trên những chặng đường ta đi qua chứ không phải ở cuối con đường. Hạnh phúc có thể được tìm thấy trong từng phút giây ta sống...
(Xem: 11640)
Nếu mọi người, mọi nhà đều thực hành Luật Nhân Quả họăc biết sợ Nhân Quả thì thế giới này biến thành một Cung Trời mà chẳng cần phải bôn ba tìm kiếm Thiên Đường ở đâu khác.
(Xem: 12328)
Chư Phật Bồ tát xuất hiện ở đời vì chúng sinh mà khởi đại bi tâm, khải mê khai ngộ. Các Ngài đã phát đại nguyện ban vui cứu khổ, phụng sự cho chúng sinh mà không quản nại mọi khó khăn...
(Xem: 12863)
Khi bạn đau khổ, có những vấn đề, mắc bệnh ung thư, bệnh aids, rắc rối trong mối quan hệ, bất kỳ điều gì, hãy nghĩ: “Nguyện đại dương khổ đau sinh tử của tất cả chúng sinh khô cạn.”
(Xem: 12971)
Ở đây, mình đi tìm mùa xuân của lòng người, lòng mình, nên chỉ cần ngồi thật im, thật vững chãi và chế tác năng lượng mùa xuân...
(Xem: 12164)
Để có được sự trưởng dưỡng nội tâm, chúng ta cần phải sống chậm lại, chú ý lắng nghe nhiều hơn, nói ít đi, quan tâm nhiều hơn tới tiếng nói của nội tâm mình...
(Xem: 12200)
Trong cuộc sống cần rất nhiều thiện hạnh để nâng đỡ cho tinh thầnđời sống của chúng ta. Nếu không có những thiện hạnh, chúng ta sẽ dễ sao nhãng tinh thần...
(Xem: 11595)
Một phê bình luôn phải đặt vững trên nền tảng thực tại riêng của nó – thực tại mà nhãn quan của nó làm phát lộ, cái thực tại đặc thù bởi trong cách thức đặc thù mà liên hệ đến cái thực tại...
(Xem: 11690)
VNPG không phải là một phong trào hay một giai đoạn làm ăn phát đạt nhờ mua bán giỏi, mà là một nền tảng đạo đức chuyên biệt, dung chứa những tâm nguyện cao cả...
(Xem: 12017)
Chúng ta may mắn có một đạo Phật, dưới ánh sáng của Đấng Giác ngộ với tấm lòng Từ bi và Trí tuệ, xuất hiện trên cuộc đời uế trược nầy vì lợi ích cho trời người.
(Xem: 13026)
Lắng nghe mọi người, để hiểu và thương. Đó cũng là một cách nói rằng: tôi luôn có mặt cho mọi người, nhất là những người đang khổ đau.
(Xem: 12546)
Khi mình niệm hơi thở, nụ cười, là khi mình làm cho tâm mình lắng dịu, như hồ nước không gợn sóng, có nghĩa là mình có định.
(Xem: 13001)
Giác ngộ mới là cái cần làm, trong đó trước tiên là hiểu mình, đến hiểu bản chất của cuộc sống vạn vật, rồi quay lại với cuộc sống sôi động.
(Xem: 11590)
Thịt bò nói riêng và súc vật nuôi để làm thức ăn cho con người nói chung đã và đang tổn hại môi trường sinh thái.
(Xem: 14794)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng tathể không phải hành động tổn hạithực hiện những điều tốt đẹp.
(Xem: 13742)
Có một ý thức trực giác về nghiệp quả - một sự hiểu biết rằng hạnh phúc, và bất hạnh của chúng ta tùy thuộc vào hành động của chúng ta...
(Xem: 13935)
Con rùa nói: “Tôi không biết chiếc vòng vàng ở đâu? Tôi không thể nhìn thấy, nhưng tôi đã nghe nói rằng tinh túy của toàn bộ Phật giáo là sự phát triển Bồ đề tâm...
(Xem: 13788)
Một ngày, nếu dành cho Thân dăm phút thực sự ngồi yên; rồi bằng quyết tâm, biết đâu sự kỳ diệu sẽ đến, là Tâm và Ý cũng ngồi yên như Thân.
(Xem: 12983)
Dù chỉ mới là những lời giới thiệu cô đọng nhưng súc tích của mỗi vị giảng sư nhưng đại chúng đều cảm nhận được biển tuệ mênh mông của quý ngài...
(Xem: 14415)
Thù hận có thể có những lợi ích ngắn hạn trong việc thúc đẩy những hành vi vị tha nhưng về lâu về dài sẽ làm hao mòn nhân cách. - Đức Đạt Lai Lạt Ma & Paul Ekman.
(Xem: 14331)
Thông điệp từ trái tim của mỗi người sẽ là sợi dây truyền thông đến cộng đồng, bằng sự tương tác và tương tức; rằng, nếu mình phát đi tình thương thì người khác sẽ cảm nhận được...
(Xem: 19233)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng/ Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan/ Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng...
(Xem: 13629)
Chúng ta ai cũng có sẵn trong lòng tình thương bao la, mang tình thương bao la đó mà làm việc, ta sẽ vượt mọi trở ngại bên trong và bên ngoài
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant