Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tâm Từ Vi Diệu

07 Tháng Chín 201704:32(Xem: 7883)
Tâm Từ Vi Diệu
TÂM TỪ VI DIỆU

Quảng Tánh

Tâm Từ Vi Diệu

Hẳn ai cũng biết, sân hận nóng nảy là một trong những nguyên nhân căn bản gây nên biết bao tàn hại, đau thương cho chính mình và hết thảy mọi người, mọi loài. Tâm sân ban đầu chỉ như một đốm lửa nhỏ đã châm ngòi cho một trận đại hỏa tai thiêu rụi tất cả. Nhiều người trải qua các biến cố bi thương đã hối hận thật nhiều về những giờ phút nông nổi thiếu kiềm chế sân si của mình. Nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, làm thế nào để bớt nóng nảy sân si trở thành ưu tư của nhiều người. Đạo Phật dạy lấy nước từ bi để giập tắt lửa hận thù, dùng tâm yêu thương rộng lớn để chế ngự và hóa giải sân hận.

Ai cũng có sẵn hạt giống từ bi nhưng nếu không nuôi dưỡng và tưới tẩm thì tâm từ không sinh trưởng. Cho nên, tu tập nuôi lớn tâm từ là một trong những pháp môn căn bản của những người con Phật. Mỗi ngày chúng ta nên thiền quán rải tâm từ rộng ra khắp mười phương, nguyện yêu thương không phân biệt và không làm tổn hại bất cứ sinh vật nào. Nhờ thực tập tinh chuyên nên tâm từ ngày mỗi lớn dần lên và đủ sức mạnh để phát huy diệu dụng khi tâm bị sân hận chi phối.

Thường thì người ta hay nghĩ rằng phải dùng sân hận mới có thể khắc chế sân hận, họ bốn chín thì ta cần phải năm mươi, và hậu quả là cả hai bên đều tổn hại. Người học Phật thì không hành xử như vậy, dùng từ bi để chuyển hóa sân hận, để hóa giải hận thù. Bởi lẽ từ bicông năng vô cùng mầu nhiệm. Đức Thế Tôn đã dạy về sự vi diệu của tâm từ như sau:

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nên thực hành tâm từ, lưu truyền rộng lớn tâm từ. Do thực hành tâm từ, tâm sân nhuế sẽ tự tiêu diệt. Vì sao? Tỳ-kheo nên biết! Xưa có một ác quỷ rất xấu xí hung bạo đến chỗ của Thích-đề-hoàn-nhân, leo lên tòa ngồi. Khi ấy chư Thiên cõi trời Ba mươi ba rất là sân giận: “Tại sao ác quỷ này ngồi trên tòa của Thiên chủ ta?”. Khi ấy, chư Thiên vừa khởi tâm sân, ác quỷ kia liền đổi sắc mặt đoan chánh thù thắng hơn thường.

Bấy giờ, Thích-đề-hoàn-nhân đang ngồi tại giảng đường Phổ tập, cùng vui chơi với ngọc nữ. Có vị trời đến chỗ Thích-đề-hoàn-nhân, thưa Đế Thích rằng:

- “Cù-dực nên biết! Hiện nay có một ác quỷ ngồi trên tôn tòa, chư Thiên cõi trời Ba mươi ba rất giận dữ. Chư Thiên vừa khởi sân nộ, quỷ kia bèn biến đổi dung mạo đoan chánh đẹp hơn bình thường”.

Thích-đề-hoàn-nhân bèn khởi nghĩ rằng: “Quỷ này ắt là quỷ thần diệu”. Thích-đề-hoàn-nhân bèn đi đến chỗ quỷ ấy, cách nhau không xa, tự xưng tánh danh:

- “Tôi là Thích-đề-hoàn-nhân, chủ của chư Thiên”.

Lúc Thích-đề-hoàn-nhân tự xưng danh tánh, thì ác quỷ kia bèn biến thành hình thù xấu xí, sắc mặt khả ố. Ác quỷ ấy lập tức tiêu diệt.

Này các Tỳ-kheo! Do phương tiện này nên biết, thực hành lòng từ không lìa bỏ, đức kia cũng như thế.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm Mã vương,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.255)
Rõ ràng, như tung một quả đấm vào hư không, chẳng thấy ai hề hấn gì mà chỉ thấy đấu sĩ hụt hẫng, chới với. Ác quỷ thích gây chiến, nóng nảy hung hăng đến gây sự với Đế Thích, nếu Đế Thích kháng cự lại với quỷ cũng bằng tâm nóng nảy hung hăng là đúng ý của quỷ nên sự phấn khích chiến đấu và tàn hại càng tăng thêm. Ở đây, Đế Thích không dùng sức mạnh nhằm đối kháng với ác quỷ mà vận dụng từ tâm để hóa giải, kết quả là bất chiến tự nhiên thành, ác quỷ tự tiêu diệt.

Trong đời sống hàng ngày, khi có người nóng nảy sân si với ta thì chính ta cũng như mọi người xung quanh đều khuyên nên nhẫn nhịn, vì “một điều nhịn chín điều lành”. Nhẫn nhịn không phải vì ta sợ họ mà vì thấy họ quá nóng nảy nên si mê, nhẫn để vụ việc tạm lắng yên, chờ sân si dịu xuống rồi dùng tâm từ mà nói rõ trái phải với nhau thì sẽ tránh được tai họa đáng tiếc. Như vậy, người biết nhẫn nhịn và dùng tâm từ để chuyển hóa sân hận là người có sức mạnh và bản lĩnh hơn.

Từ bitrí tuệ vốn có mặt trong nhau nên có từ bi là có sự sáng suốt, thấu hiểu. Yêu thương cùng hiểu biết là hai nhân tố quan trọng nâng đỡthiết lập nên hạnh phúc cá nhân cũng như cộng đồng. Vì thế hàng Phật tử chúng ta vâng lời Phật dạy “thực hành lòng từ không lìa bỏ” để mang niềm vui, an lạc đến cho mình và người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1253)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1564)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1291)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1207)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1232)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1322)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1465)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1390)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1350)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1213)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1319)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1076)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1741)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1302)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1368)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2587)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1375)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1544)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1437)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1817)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1382)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1599)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1804)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2003)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1426)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2427)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1562)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1737)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1682)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1406)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2181)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1603)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1653)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1541)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 1904)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 1874)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2025)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1520)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1857)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1541)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1546)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1691)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1688)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1384)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1552)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 1891)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1633)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2158)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1529)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1553)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant