Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sống Hạnh Phúc

14 Tháng Chín 201704:55(Xem: 5963)
Sống Hạnh Phúc

SỐNG HẠNH PHÚC

Thích Nữ
Hằng Như

Sống Hạnh Phúc

           

            Hạnh là điều chúng ta phát nguyện làm, là đường lối chúng ta muốn thực hiện, là cách sống của chúng ta. Phúc là kết quả của những điều thiện lành mà ta đã thực hiện mang niềm vui đến cho người và cho mình. Sống hạnh phúc là sống một cách vui vẻ thoải mái, mọi thứ luôn được như ý của mình. Nhưng muốn được hạnh phúc thì trước hết chúng ta phải đạt được sự bình an. Bình an cả vật chất lẫn tinh thần. Đối với con người thì vật chất chính là cơ thể của chúng ta. Cha mẹ sinh ta ra với một thân thể đầy đủ và hằng ngày thân không bệnh hoạn đau đớn thì đó là phước báu của chúng ta có được thân thể tốt đẹp khoẻ mạnh. Còn tinh thần là tâm. Tâm không bị ô nhiễm bởi những ham muốn xấu xa, không có ý nghĩ tham lam, hận thù, ghen ghét, hại người, tâm không phiền não, âu lo thì đó mới thật là tâm bình an.

            Phàm ở đời ai cũng muốn được sống bình an hạnh phúc. Hạnh phúc theo định nghĩa thông thường là đạt được những điều mình mong ước trong cuộc sống. Tuỳ theo hoàn cảnh và môi trường sống, mà nhu cầu hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Là người dân sanh trưởng và lớn lên trong một quốc gia chậm tiến thì sự mong ước khác hẳn với những mong cầu của người sinh ra và lớn lên trong một quốc gia có nền văn minh phát triển và giàu có.

            Lúc còn nhỏ mơ ước của đứa trẻ là luôn được cha mẹ thương yêu che chở. Là con nhà nghèo hằng ngày có được bữa cơm no, có được bộ quần áo lành lặn và may mắn được cắp sách đến trường thì đó chính là niềm hạnh phúc của các em.

            Lớn lên một chút, có người để ý, hợp nhãn, mình yêu người ta và được người ta yêu thương mình thì đó là hạnh phúc tràn trề của tuổi thanh xuân.

            Đến tuổi trưởng thành, có nghề nghiệp vững chắc, tiền bạc dư giả, nhà cửa, xe hơi, có vợ hoặc chồng, có con cái ngoan ngoãn thì đó là hạnh phúc của một người thành công.

            Có một loại hạnh phúc khác. Đó là hạnh phúc khi có quyền lực trong tay. Người ta say mê thứ hạnh phúc này đến nỗi có thể hy sinh những hạnh phúc khác như hạnh phúc gia đình, hy sinh tiền bạc, vợ con để mua những chức phận mà họ muốn.

            Khi tuổi về già có sức khoẻ tốt, có của cải, con cái hiếu thảo... như thế là hạnh phúc rồi!

            Trong đạo Phật hai từ hạnh phúc còn được phân chia làm hai loại.

            - Một là thứ hạnh phúc trông cậy vào những điều kiện ngoài thân như địa vị, tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, vợ chồng con cái. Loại hạnh phúc này sẽ không bền vững vì ngay chính bản thân mình sẽ thay đổi, thì nói chi những vật ngoài thân. Kinh nghiệm người xưa thường nói: "Sống ở đời có ai giàu ba họ khó ba đời?". Điều này cho thấy nhà cửa, xe cộ, tiền bạc sẽ không bao giờ mãi mãi là của mình. Sức khoẻ, nhan sắc sẽ theo thời gian mà tàn hoại, yếu đuối. Tình yêu thương chồng vợ hay con cái cũng không mãi vững bền như ý mong muốn của mình. Có khi không phải người ta thay đổi mà chính bản thân mình là người thay đổi. Cho nên hạnh phúc dựa vào những điều kiện ngoài thân sẽ không bảo đảm chắc chắn bởi trước sau gì nó cũng sẽ biến đi, để thay thế vào đó sự thất vọng chán chường và đau khổ. Nhìn chung loại hạnh phúc này do nhiều điều kiện mà có cho nên nó vô thường biến đổi, lúc có lúc không vì thế chúng ta xem đó là   hạnh phúc huyễn hay hạnh phúc giả cũng không có gì là sai!

            Thực ra, phàm là con người, ai cũng có nhu cầu hạnh phúc, nhưng mà hạnh phúc rất khó mà có nhưng lại rất dễ mất đi để lại sự đau khổ buồn rầu mà thôi.

            - Còn  một thứ hạnh phúc khác là hạnh phúc phát xuất từ giá trị sống của chính mình, từ việc tu tập, giữ giới hạnh, giữ tâm trong sạch hằng ngày, nói một cách khác là tự mình "hoàn thiện nhân tánh" của mình, tạo cho mình một đời sống có ý nghĩa.

            Thế nào là một đời sống có ý nghĩa?

            Đó là một đời sống lúc nào cũng cảm thấy an vui hạnh phúc. Cái hạnh phúc đó luôn ở mãi bên mình không mất đi theo thời gian. Muốn có nó chúng ta cần phải tu tập theo lời Phật dạy. Chúng ta phải luôn giữ cho ba nghiệp được thanh tịnh. Ba nghiệp đây chính là sự suy nghĩ, lời nói và hành động. Giữ ba nghiệp thanh tịnhhằng ngày chúng ta phải giữ giới hạnh. Giới về thân là không âm mưu đồng loã hay chính mình giết hại người hay vật, trong tình yêu đôi lứa, hãy sống thành thật chung thuỷ, không lừa dối gian tham cướp đoạt của cải tài sản của người khác.  Giới về lời là không nói những lời xúc phạm làm tổn thương người khác, không đặt điều làm hại người khác. Không rượu chè mê say ma tuý để tránh làm mê muội thần trí, đó là giữ giới về ý. Giữ được giới đức trong sạch chúng ta không làm tổn thương chính bản thân của chúng ta và người khác thì chúng ta có được tâm trạng thảnh thơi vui vẻ. Đây chính là hạnh phúc của chúng ta vậy.

            Phật dạy trong việc tu tập chúng ta phải luôn giữ chánh niệm. Chánh niệm là sự hiểu biết rõ ràng từng việc một, từng ý nghĩ một... xảy ra trên thân, tâm hay ngoại cảnh xung quanh  mà chúng ta không có sự phê phán hay dính mắc nào trên sự hiểu biết đó. Nhờ có chánh niệm mà tâm của chúng ta không chạy nhảy lung tung, không suy nghĩ bừa bãi tạo nên một dòng ý nghiệp miên man khiến cho ta gánh lấy những phiền não. Sống trong chánh niệm chính là sống trong sự hiểu biếthạnh phúc.

            Trong bài kinh Tứ Thánh Đế, Đức Phật đề cập đến bốn sự thật hiễn nhiên xảy ra cho con người đó là: Khổ đế, Tập đế, Diệt đếĐạo đế.

            Khổ đế cho thấy con người sanh ra sống ở thế gian này dù trong hoàn cảnh nào cũng không thoát khỏi sự khổ. Người giàu sang quyền quý, người có địa vị hay quyền lực, người trung lưu đủ ăn đủ mặc, hay người nghèo khó, bần cùng nhất trong xã hội... -  Có ai mà không khổ?

            Tập đế chính là những nguyên do tạo nên sự khổ, cái gốc của khổ là do tham sân si.

            Diệt đếtriệt tiêu những nguyên do tạo nên khổ. Dẹp được Tập đế thì sẽ hết khổ. Hết khổ tức là chúng ta sống trong trạng thái Niết Bàn. Niết Bàn là một trạng thái trống rỗng không tạo nghiệp có thể dùng từ ngữ thế gian tạm gọi đó là hạnh phúc. Hạnh phúc này là kết quả của sự tu tập Giới Định Huệ mà có, nghĩa là chúng ta giữ giới sống hằng ngày cho thanh tịnh. Thân tâm thanh tịnh thì chúng ta có được Định. Tâm yên định thì sự suy nghĩ của chúng ta sẽ sáng suốt hơn, đó là Huệ.

            Khi tu tập miên mật, tâm an trú trong trạng thái yên lặng sâu lắng thì chúng ta thật sự có hạnh phúc. Hạnh phúc này không nương tựa vào điều kiện nào, mà là nhờ vào sự tu tập để tự hoàn thiện nhân tánh của mình, tức là trong từng mỗi sát na thời gian trôi qua, chúng ta tự hoàn thiện ba nghiệp Tâm, Khẩu và Hành Động. Kết quả của ba nghiệp thanh tịnh khiến cho tâm chúng ta được nhẹ nhàng, thanh thản. Trạng thái không một niệm vui hay buồn khởi lên thì làm gì có khổ. Trong kinh gọi trạng thái này là trạng thái Vô Sinh, là Niết Bàn. Chúng ta tạm gọi là trạng thái Hạnh Phúc Chân Thật để so với Hạnh Phúc Huyễn.

            Đạo Phậtđạo từ bi và trí tuệ. Chúng ta tu tập để đi đến mục tiêu "thoát khổ giải thoát và giác ngộ (thành Phật)". Không biết bao giờ chúng ta mới hoàn toàn thoát khổ, giải thoát, nói chi là thành Phật, nhưng dù sao đó cũng là phát nguyện ban đầu, là lý tưởngchúng ta theo đuổi từ bây giờ và nhiều đời nhiều kiếp ở tương lai. Nói như thế có nghĩa là không dễ dàng chỉ năm mười đời mà đạt được mục đích. Nhưng có tu thì sẽ có thành, có đi thì sẽ có đến.

            Theo gương Thầy Tổ, chúng ta không thể chờ đợi đến khi hoàn toàn giác ngộ rồi mới giúp đỡ người khác. Ở trong đời sống hiện tại này nếu chúng ta thông suốt được điều gì qua sự học hỏi hành trì của chúng ta thì cũng nên chia sẻ với mọi người để giúp mọi người cũng có cuộc sống hạnh phúc chân thật giống như chúng ta. Giở lại những trang Phật sử, chúng ta thấy qua sáu năm dài tu tập khổ hạnh trong rừng và suốt 4 tuần ngồi toạ thiền dưới cội Pipphala, Đức Phật đã hoàn toàn giác ngộ trở thành một bậc Đại Giác, đạt được trạng thái Niết Bàn ngay trong đời sống ở thế gian. Nhưng vấn đề là Ngài chưa dừng lại ở chỗ đó, mà phải nói là sau 45 năm giáo hoá chúng sanh, độ cho biết bao nhiêu người  thoát khổ, có cuộc sống bình an, dù phải vật lộn với cuộc đời  khắc nghiệt khổ đau. Đức Phật đã dẫn dắt biết bao nhiêu đệ tử chứng đắc quả vị A-La-Hán thoát khỏi luân hồi sinh tử ngay trong đời sống như Ngài và các vị đó đã đại diện Ngài đi giáo hoá chúng sanh khắp nơi. Khi Ngài 80 tuổi, Ngài đã an nhiên nhập định rồi viên tịch tại rừng cây Sa-La thành Kushinagar, thì lúc đó giác hạnh của Ngài mới thực sự hoàn toàn viên mãn.

             Con người ai cũng mong muốn có được hạnh phúc, và dĩ nhiên ít hay nhiều gì ai cũng có hạnh phúc. Hạnh phúc đến với mỗi người tuỳ theo môi trường sống và quan niệm sống nên hạnh phúc của người này không giống với hạnh phúc của người kia. Nhưng có một cái giống nhau, mà cái giống nhau này trở thành một mẫu số chung là hạnh phúc đó vô thường, hạnh phúc đó không ở mãi bên mình mà nó sẽ ra đi, nhường lại cho con người sự khổ đau phiền não. Hạnh phúc đó chúng ta gọi là hạnh phúc huyễn, bởi vì chúng ta không tự tạo ra bằng chính nỗ lực tu tập của chúng ta, chúng ta không quay về tự thân, tự tâm, rửa sạch những ô nhiễm phiền não do tham sân si gây nên mà dựa vào những sự kiện bên ngoài.

            Là người học Phật, với phương pháp Quán của Ngài, chúng ta biết thế giới hiện tượng không bao giờ đứng yên một chỗ, chúng ta nhận ra được ba dấu ấn của thế giới hiện tượng này là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Chúng ta cần phải tư duy thật kỹ và thể nhập vào tam pháp ấn này mà thay đổi nhận thức. Nhận thức về Khổ, nhận thức về phương pháp diệt khổ một cách rõ ràng, để tự mình chửa bệnh cho mình. Chúng ta sẽ không bị dính mắc với cảm thọ về khổ hay hạnh phúc. Muốn đạt được trạng thái không lạc không khổ thì chúng ta có thể áp dụng phương pháp Chỉ, Định hay Huệ bằng cách thu liễm lục căn, không cho sáu trần lôi cuốn khiến cho tâm bị dao động bằng cách sống trong Chánh niệm. Sống trong Chánh niệm là lúc nào cũng giữ cái biết về đối tượng, quan sát đối tượng trong hay ngoài thân khi nó xuất hiện bằng cái tâm không phê phán, không so sánh, không thêm bớt quan niệm, thành kiến của tự ngã vào. Có như thế tâm mới yên lặng không bị sóng gió phong ba quậy phá.

            Khi tâm hoàn toàn yên lặng thì tự khắc trong người sẽ được khoan khoái dễ chịu, niềm vui nhẹ nhàng từ đó phát sinh. Càng công phu nhiều thì định lực càng mạnh. Định lực càng mạnh thì Huệ sẽ tự phát. Kết quả người đó sẽ có một từ trường mạnh mẽ như từ trường tứ vô lượng tâm là từ, bi, hỷ, xả.  Người đó có trực giác, siêu trực giác, biết những điều vượt không gian thời gian. Người đó có biện tài vô ngại, ăn nói lưu loát, đúng lúc đúng thời, đúng lời đúng nghĩa. Người đó sẽ có tánh sáng tạo, phát minh, sáng chế được những điều mà trước đây họ chưa bao giờ biết... Chúng ta gọi chung những điều này là trí tuệ tâm linh phát huy, hay trí bát nhã.

            Trí tuệ hiểu biết vượt ra ngoài thế giới hiện tượngmục tiêu của người tu tập theo đạo Phật. Đạt được tới chỗ này là đạt được cái hạnh phúc chân thật của riêng mình. Đã chân thật thì không thay đổi. Muốn được thế thì chúng ta hãy cứ bắt đầu. Trong kinh Đức Phật đã từng nói: "Ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành". Danh từ Phật ở đây không phải chỉ một bậc thánh có thần thông biến hoá, mà Phật ở đây chính là Pháp thân, là Tâm Phật, là Tâm Như, là Tâm tuyệt đối thanh tịnh nghĩa là hoàn toàn không dao động... Tuy tâm không dao động mà luôn có một dòng Nhận Thức Biết Không Lời chảy hoài không bao giờ dứt trong bộ não của con người hiện đang sống, đang thở, ở thế gian này. Những thứ ấy tạo thành một vòng hào quang bao quanh người ấy, đó là từ trường từ bi hỷ lạc của người ấy phát ra, khiến cho những người xung quanh được hưởng sự bình an vui vẻ khi đến gần.

            Trạng thái tâm linhtrạng thái yên lặng không lời,  là Atakkavacàra,  là ngoài lý luận. Nhưng chúng ta hiện sống trong thế giới hiện tượng có lời, nên tạm mượn lời để diễn tả chỗ không lời. Vì thế chúng ta mới xử dụng danh từ Hạnh Phúc Không Lời hay là  Hạnh Phúc Chân Thật để ám chỉ trạng thái tâm bình an hỷ lạc không thay đổi của người hành trì pháp Phật, còn Hạnh Phúc Huyễn hay Hạnh Phúc Giả để chỉ trạng thái vui vẻ, thích thú nhưng mau chóng thay đổi biến mất của người chưa biết tu tập chỉ biết dựa vào hiện tượng thế gian để có hạnh phúc.

            Sau cùng, tuy chúng ta biết hạnh phúchai mặt huyễn và thật, nhưng chúng ta là người cư sĩ tại gia đương nhiên chúng ta chưa thể sống buông bỏ tất cả. Chúng ta cũng cần có người thân để nâng đỡ an ủi khi tinh thần chúng ta xuống dốc. Chúng ta cũng cần tiền bạc nhà cửa xe cộ là những thứ cần thiết cho đời sống hằng ngày. Chúng ta hưởng thụ thứ hạnh phúc này, nhưng chúng ta không bám víu nó, không tham lam muốn ôm chặt lấy nó, vì chúng ta biết rằng chúng không tồn tại vĩnh viễn bên ta, sẽ có một ngày nào đó những thứ này không cánh mà bay đi thì chúng ta không cảm thấy quá đau khổ.

 

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
14/9/2017
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8257)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9448)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10194)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9033)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9131)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11194)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 9931)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17402)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8043)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8268)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8447)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8105)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 9980)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8114)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9588)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8390)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8233)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8516)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9732)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11104)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10120)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9293)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9436)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11714)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8526)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9099)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8804)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9211)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10776)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9894)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8472)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9850)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 9943)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8791)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13293)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10006)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9131)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26754)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9855)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12706)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10735)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9833)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10123)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11013)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9747)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10057)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9482)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9850)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8688)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8432)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant