Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật của ngoại

30 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 13367)
Phật của ngoại

blank

Phật của ngoại nhỏ xíu, chỉ cao hơn gang tay tôi một chút - dĩ nhiên, đó là gang tay của một cậu bé mười tuổi. Phật cũng không đẹp chi lắm, chẳng những không "môi son má thắm" mà nét mắt nét môi cũng đã bị mờ nhòa. Phật chỉ đơn điệu với chiếc áo màu xanh ngọc cũ kỹ, tay ôm chiếc bình bát màu đen đất bùn, trông chân chất và rất đỗi… quê mùa!

Ấy là tôi nghĩ vậy, chứ trong tâm ngoại, ông Phật bé tẹo đó là nhất. Ngoại thờ Phật ở gian giữa. Phật nhỏ nên chiếc tủ thờ cũng nhỏ. Ngược lại, bộ chuông mõ lại to kềnh và cũng không kém phần cũ kỹ. Thuở nhỏ, tôi hay giật mình thức giấc vì tiếng niệm Phật của ngoại vào lúc giữa khuya. Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật… Cứ đều đều như thế, ngoại không hề thấy chán. Và, cũng với câu niệm Phật ấy, tôi đã được ru êm vào giấc ngủ an lành không mộng mị.

Mãi sau này tôi mới biết pho tượng đó không phải là "A Di Đà Phật" như ngoại thường niệm, mà là Đức Dược Sư, thuộc dòng tượng gốm Biên Hòa - chân chất, mộc mạc như thể tượng mục đồng; nghe đâu một vị sư ở trong Nam ra hành đạo đã tặng cho ngoại. Ngoại trân quý lắm. Nhiều người thấy ngoại thờ pho tượng chẳng rõ mắt môi, nên không ít lời nói ra nói vào, có người còn đề nghị biếu cho ngoại pho tượng Phật khác, nhưng ngoại chỉ mỉm cười, bảo pho tượng đó có bề ngoài giống… ngoại!

Mà gần như thế thật, vì ngoại cũng đâu có cao sang gì. Thuở nhỏ ngoại đi chăn bò thuê, lớn lên có được mảnh vườn, mảnh ruộng, lập gia đình, nuôi đến 13 người con. Mẹ tôi là con thứ ba, không được may mắn như dì cả và cậu thứ; mẹ chỉ được học kiểu bình dân học vụ, vừa biết đọc, biết viết. Bù lại, mẹ thông minh nhanh nhạy, nên cũng tinh tế trong cách làm ăn, ứng xử.

Lúc nhỏ, khi ba mẹ còn ở cạnh nhà ngoại, tôi thường chạy qua chạy về, ăn ngủ ở nhà ngoại còn nhiều hơn ở nhà mình. Ngóc ngách nào trong nhà ngoại tôi cũng rành và đều cảm thấy thân thương, quen thuộc. Thân thương nhất có lẽ là pho tượng Phật. Tôi thấy Phật của ngoại sao mà gần gũi, không quá nghiêm trang như pho tượng Phật sứ ở nhà bác Chín Chuyên, mắt môi đường nét tất thảy đều sắc sảo.

Bác Chín Chuyên ở cạnh nhà ngoại, giàu có từ thuở xa xưa. Trong nhà bác, cái gì cũng sang trọng, kể cả bộ bàn ghế uống trà đặt ở chái hiên. Bác không phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Hàng ngày, bác chỉ lo chăm sóc vườn hoa, cây cảnh. Bác ăn chay, niệm Phật và rất nghiêm giáo, thế nhưng không hiểu sao hai người con gái của bác đều lấy chồng khác đạo và bỏ hẳn việc ăn chay, lễ Phật.

Trong xóm, hầu như bác chỉ kết thân với ngoại, thỉnh thoảng qua lại uống trà, đàm đạo. Bác cũng là người duy nhất trong xóm xuýt xoa khen pho tượng Phật của ngoại là đẹp và… hiếm. Bác còn phát tâm cúng hoa cho "Phật của ngoại" mỗi tháng hai lần vào ngày rằm, mùng một. Nhờ vậy mà ngoại không phải đi chợ mua hoa - còn trái thì hầu như có sẵn trong vườn - và tôi cũng được qua lại nhà bác, mỗi tháng hai lần đều đặn ôm về một bó hoa tươi thắm trước những cặp mắt ngưỡng mộ của những đứa bạn cùng trang lứa - những tụi khỉ (cùng với tôi nữa) đã không ít lần vạch rào, lẻn vào vườn nhà bác hái trộm trái cây…

***

Hai mươi năm… Một quãng thời gian quá dài, tôi trở về thăm ngoại. Cuộc sống thành phố hầu như đã biến tôi thành người khác: sang trọng, kiểu cách và chuộng cái vẻ bề ngoài hơn. (Ấy vậy cho nên tối hôm đó tôi đã đề nghị với ngoại một điều không nên chút nào!).

Ngoại giờ đây đã già, rất già; mái tóc bạc phơ và bước chân run run, chiếc lưng khòm như tựa hẳn vào cây gậy trúc vàng. Điều tôi lấy làm ngạc nhiên là căn nhà của ngoại vẫn vậy: mái tranh, vách ván và gian giữa vẫn là pho tượng Phật bé xíu cùng với cái tủ thờ cũ kỹ; bộ chuông mõ vẫn còn đó, ngoại vẫn ngày hai thời tụng kinh, niệm Phật. Trong gian thờ ấy, dường như thời gian đang ngưng đọng lại. Thắp nén hương lên bàn Phật mà lòng tôi không khỏi bồi hồi, pha lẫn chút ngậm ngùi, tiếc nuối. Tôi bỗng thấy mình trẻ lại, như cái thuở lên mười đêm đêm nghe tiếng niệm Phật lầm rầm của ngoại, và mỗi tháng hai lần chạy qua nhà bác Chín Chuyên hái hoa đem về cúng Phật. Cái thuở ấy, thanh bình làm sao…

Bác Chín Chuyên đã mất cách đây mười năm. Con gái bác dọn về đó ở, và việc đầu tiên cô ấy làm là hạ pho tượng Phật sứ xuống cất đi, rồi đặt khung ảnh của bác lên thờ. Vườn hoa năm xưa giờ cũng chẳng còn… Vườn hoa ấy như đã được "dọn" sang nhà ngoại, vì tôi thấy trước vườn, chỗ những luống rau ngày xưa, là một vườn hoa tươi thắm.

Buổi tối, tôi pha trà cho ngoại - ngoại có thói quen uống trà trước khi đi ngủ và vào mỗi buổi khuya thức dậy. Hai ông cháu cùng trò chuyện. Tôi hăng hái hứa với ngoại là sẽ dành dụm tiền để cho ngoại sửa lại gian thờ. Ngoại cười. Và tôi đề nghị ngoại cất pho tượng Phật cũ kỹ "mắt mũi kèm nhèm" ấy đi; tôi sẽ thỉnh cho ngoại một pho tượng Phật khác, đẹp hơn, tốt hơn. Ngoại cũng cười. Nhưng cười mà không đồng ý! Nhấp một ngụm trà, ngoại nói: "Phật nào cũng là Phật, nhưng đây là Phật của ngoại. Phật của ngoại là vậy đó, mắt mũi kèm nhèm rất… giống ngoại, con không thấy à? Ngoại ở với Phật gần trọn một đời rồi, giờ đây ngoại cũng đã sắp về với ngài. Con để dành số tiền đó mua hoa cúng Phật, mỗi tháng hai lần". Tôi biết mình lỡ lời, ân hận quá mà không biết nói gì, chỉ cúi đầu, lí nhí "dạ".

Khuya hôm đó, tôi thức dậy cùng ngoại. Cùng uống trà. Cùng tụng kinh, niệm Phật. Nam mô A Di Đà, Nam mô A Di Đà… Tiếng niệm Phật ấy ngày xưa đã đưa tôi vào giấc ngủ. Bây giờ, cũng tiếng niệm Phật ấy, đã khiến cho tôi tỉnh giấc - một giấc mộng dài, tưởng như đời mình không bao giờ thoát ra được…

Truyện ngắn của Đỗ Thiền Đăng


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 780)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 737)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 734)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 681)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 786)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 752)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(Xem: 688)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(Xem: 799)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 719)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(Xem: 712)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(Xem: 768)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(Xem: 705)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(Xem: 959)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(Xem: 744)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(Xem: 797)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(Xem: 939)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(Xem: 1409)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(Xem: 957)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 998)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(Xem: 927)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(Xem: 794)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(Xem: 751)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(Xem: 764)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(Xem: 628)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(Xem: 1293)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(Xem: 1170)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(Xem: 1135)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(Xem: 1087)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(Xem: 1198)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(Xem: 1143)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1233)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1159)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1035)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1070)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1156)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(Xem: 1126)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1241)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1133)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1207)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1196)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1105)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1174)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1157)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 1750)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1148)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1178)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1087)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1288)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1174)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant