Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nỗi Bất An Của Người Mẹ

26 Tháng Chín 201718:11(Xem: 5960)
Nỗi Bất An Của Người Mẹ

NỖI BẤT AN CỦA NGƯỜI MẸ

Mary Talbot
Diệu Liên Lý Thu Linh

Nỗi Bất An Của Người Mẹ

 

Mary Talbot là giám thị của một trường công lập ở Nữu Ước, và là Biên tập viên cộng tác của tạp chí Tricycle.

Chúng ta phải bệnh, phải già và chết.  Con cái ta cũng thế.

***

   Vào một buổi sáng mùa thu đẹp trời khoảng năm 1999, khi chúng tôi đang vừa đi, vừa đùa với những chiếc lá vàng dọc theo một lề đường ở thành phố Nữu Ước để đến nhà trẻ, Willa, đứa con gái 3 tuổi của tôi, thao thao về những thứ mà nó và các bạn ở trường thông thạo. “Abby quen hết các cô bảo mẫu,” nó tuyên bố, “Con thì biết hết mấy con chó đấy.  Darcy thì biết các mẹ đưa em xong tất cả sẽ về nhà”.  Tôi nghĩ, biết nhiều nhưng cũng đáng nghi ngờ lắm, vì em của Abby chưa ra đời mà, còn Willa biết về chó chắc chỉ qua mấy cuốn sách của Clifford hay thi thoảng của chương trình Sesame Street.  Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên nhất trong các hạng mục liệt kê của con gái là lòng tin vào chỗ dựa vững chắc nơi các bà mẹ.  Đó là điều người ta thường trấn an Darcy vì ba của bé có lần không về nhà –ông bị bệnh nặng, không cứu chữa được và mất trong bệnh viện, nên đối với Darcy, cũng như bao đứa trẻ khác, là các bà mẹ luôn trở về nhà.  Đó là lẽ tự nhiên, cũng như là lòng từ bi, chưa nói đó là cách dạy dỗ hợp lý, để khẳng định với trẻ em là chúng sẽ được bảo vệ, rằng sẽ luôn có người lo lắng, chăm sóc cho chúng bất kể điều gì xảy ra, và mọi thứ rồi sẽ ổn thôi.  Trong nhiều trường hợp, trẻ em chấp nhận, tin tưởng điều này (như Willa, và có thể cả Darcy nữa đã tin), và điều tốt hơn cả là nhiều lúc chúng ta có thể thực hiện được điều này.

   Nhưng, sớm hay muộn rồi chúng ta cũng không thể giữ được lời hứa này.  Sự an toànchúng ta bảo đảm với con trẻ và với bản thân -sự an toàncha mẹ phải bảo đảm cho con cái trên thế giới này- không thể thực hiện được.  Là Phật tử, chúng ta tụng kinh Upajjhatthana—Những Điều Quán Tưởng- như một sự kiểm kê thực tại đối với những thứ chắc chắn, bảo đảm và không bảo đảm trên thế gianxã hội, văn hóa quanh ta: “Ta phải già, phải bệnh, phải chết . . .”  Và con cái chúng ta cũng thế.  Bên cạnh đó, chúng còn có tánh hay cãi lại, sử dụng ma túy, lì lợm, trầm cảm, tự tử, và biết bao thứ khó hay không thể sửa đổi.  Giống như các đề mục thiền quán, những điều này cũng vượt trên sự kiểm soát của chúng ta; chúng là di sản của chúng sanh và, đặc biệt, là của các bậc cha mẹ.  Nhà văn Nicole Krauss đã tóm tắt cơ địa của bậc cha mẹ qua tiếng nói của một nhân vật trong tiểu thuyết Great House (Đại Gia Đình) của bà.  Bà đã viết, “Tôi dần hiểu rằng làm tròn chức năng của người mẹ, là một ảo vọng”.  “Dầu có cố gắng đến thế nào, cuối cùng người mẹ cũng không thể bảo vệ con cái -khỏi bị đau đớn, khủng hoảng, sự kinh hoàng của bạo lực, tránh những chuyến tàu tốc độ đi lệch hướng, những hành vi sàm sỡ của kẻ lạ, các bẫy rập, hầm hố, lửa, mưa gió, sự may rủi . . .”  Hay, như tôi được biết, từ đáy bùn đất của một hồ nước, nơi con gái của một người bạn thân đã chết cách đây không lâu, hay dưới một toa tàu điện ngầm đầy những người trẻ cỡ tuổi đôi mươi say khướt ở thời điểm một, hai giờ sang.  Giờ thì chính con gái tôi cũng có thể có mặt ở một nơi như thế.

   Đối với cha mẹ, thực tại của việc “tất cả mọi thứ đều không ổn” dồn góp thêm vào bao nỗi ưu tư của họ.  Nhưng ưu tư, hay ít nhất một khía cạnh nào đó của nó, có thể là một cảm xúc rất giá trị theo quan điểm Phật giáoSamvega, một thuật ngữ Pali ngắn để chỉ cho một trạng thái cực mãnh liệt của ưu tư, là cảm xúc đã chắn giữ cơn gió hiện sinh của vị thái tử trẻ Siddharta khi ngài rời kinh thành, và trực tiếp chứng kiến bệnh, già và chết.  Nguyên gốc của từ Pali vega, có nghĩa là “sốc”, “bản năng”, hay “làn sóng”, và tính từ samvega được sử dụng trong kinh tạng để diễn tả nỗi sợ hãi của một sinh vật nhỏ bé khi nghe tiếng rống của sư tử.  Theo tỳ kheo Thanissaro, đó là một thuật ngữ khó dịch chính xác “vì nó ám chỉ quá nhiều thứ -ít nhất có ba chuỗi cảm xúc trong đó”. . .  Samvega đã khiến trái tim thái tử Siddhartha rung động, thúc đẩy ngài rời bỏ gia đình và vương quốc để theo đuổi không mệt mỏi con đường giác ngộ.  Rất may, cho tất cả chúng ta, là Ngài đã thành công.

   Phần đông chúng ta có thể nhớ lại hay kể về bao hoạn nạn –và động lực đưa đến- những kinh nghiệm của samvega: thí dụ cái chết của người ta thương yêu hay một sự phản bội tàn nhẫn, hay ý thức rằng không có sự thỏa mãn dài lâu nào sau nhiều năm quần quật theo đuổi một nghề nghiệp vô vị hay một mối liên hệ chẳng ra gì.  Cũng như các cảm xúc khác, samvega cũng phát khởi rồi qua đi, và nó cũng có thể thay đổi theo thời gian.  Có nhiều cấp độ của samvega, cũng như có nhiều mức độ của hơi thở hay của tuệ giác –các nhận thức này sẽ trở nên rõ ràngvi tế hơn qua sự thực hành thiền định nhuần nhuyễn.  Lúc khởi đầu, sự thật về già và chết, hay nỗi sợ phải sống một cuộc đời vô vị, không mục đích, có thể là khởi đầu của samvega, giống như chúng đã là như thế đối với đức Phật.  Sau đó, tâm bị phân tán và sự vô tâm do ái dục và khổ có thể đưa đến nỗi kinh hoàng này.  Đức Phật khuyên đệ tử của Ngài vung trồng samvega mỗi ngày.  Là bậc cha mẹ, tôi thấy điều này rất dễ làm –tôi luôn chìm đắm trong đó.

   Xin chớ hiểu lầm: tôi thực sự yêu thương con cái và luôn muốn được ở gần với chúng hơn với bất cứ ai khác.  Tôi kết hợp công việc và đời sống cá nhân sao cho tôi có thể dành nhiều thời gian cho con cái, với hy vọng rằng tôi không thuộc các bà mẹ “chỉ vừa đủ tốt”.  Nhưng việc nuôi dạy con cái –và chỉ riêng cái thực tại khắc nghiệt của việc trở thành một bà mẹ- theo kinh nghiệm của riêng tôi, cũng đủ là cách đưa đến samvega, cần gì đến đối mặt với xác chết.  Đó là sự luôn phải đối mặt với cái bình thường và cái không bình thường, giữa lằn ranh của sống và chết. . .

   Khi con cái đã trưởng thành, cuộc sống của chúng trở nên phức tạp hơn, độc lập với tôi hơn, thì samvega mà tôi trải nghiệm với chúng cũng trải qua nhiều biến tướngHiện giờ thì ít vì cái chết bất ngờ trước mắt, mà vì những bất an bình thường khác -của chúng và của tôi.  Đối với các thanh thiếu niên mới lớn, cũng như đối với chúng ta, những mối đe dọa khủng khiếp nhất là do tâm tạo và tâm dung dưỡng chúng.  Và dầu các con tôi yêu thích cuộc sống, tôi thấy chúng cũng không tránh khỏi những căng thẳngthất vọng. Việc học, việc làm, việc chạy qua chạy lại nơi chốn trú ngụ của cặp cha mẹ ly dị, sự cám dỗ giống như đánh bạc của những trò chơi trực tuyến và Facebook –tôi than thầm vì coi đó là sự xuống cấp về chất lượng của cuộc sống.  Khi trách nhiệm của chúng tăng lên thì những sự lựa chọn dường như thu hẹp lại.  Có lần tôi phỏng vấn một nhà thần kinh học trẻ em về những hậu quả tình cảm và tư duy của những trẻ em dành quá nhiều thì giờ trên máy tính hay Iphone:  Điều gì sẽ xảy ra khi chúng phải đối mặt với cạnh tranh trong một thế giới quá đông đúc –khi chúng thi vào các trường đại học, hay tìm việc, hay tìm kiếm hạnh phúc trên một trái đất đang dở chết vì đã cạn kiệt tài nguyên để nuôi sống bao tỉ người.  Đức Phật đã dự báo về cảnh tình này khi diễn tả samvega trong bài kinh Attadanda (The Rod Embraced): Kinh Chấp Trượng:

Ta sẽ nói
Ta đã kinh nghiệm samvega
Như thế nào
Khi nhìn chúng sanh lăn lộn
Như cá trong vũng nước cạn
tranh đua nhau –
Khi nhìn thấy vậy, ta cảm thấy sợ hãi.

Thế giới này hoàn toàn không có bản chất.
Tất cả mọi phương hướng đều lung lay.
Chỉ muốn một thiên đường cho riêng mình,
Ta không nhìn thấy gì chưa bị ai chiếm đoạt.
Không thể nhìn thấy gì ngoài sự đấu tranh, giành giựt,
Ta cảm thấy không vui.
—Kinh Nipata 4.15, Tỳ Kheo Thanissaro chuyển ngữ tiếng Anh.

   . . .

   Theo quan điểm của Phật giáo, hy vọng tìm được hạnh phúc qua con cái là sai lầm, là đi đến samvega không cách nào thối lui.  Nhưng có phương thuốc chữa trị samvega, đó là pasada.  Pasada là sự nhận thức rằng niềm hạnh phúc vô tận là điều có thể, rằng khi sống theo Bát chánh đạo, chúng ta có thể thoát khỏi, một lầnmãi mãi, địa ngục của luân hồiTỳ kheo Thanissaro cho rằng, Pasada là “điều khiến samvega không trở thành vô vọng”.  Bài kệ của đức Phật về samvega và những con cá nhỏ lăn lộn trong vũng nước được kết như sau:

Và rồi ta thấy
một cánh cung ở đây,
rất khó thấy,
vì nó ghim giữa trái tim.
Bị trúng tên đó
Chúng sanh chạy đi khắp hướng.
Nhưng chỉ cần bứng mũi tên ra,
Ngươi không phải chạy,
Ngươi không phải chìm sâu.
—Kinh Nipata 4.15, Tỳ Kheo Thanissaro chuyển ngữ tiếng Anh.

   Pasada, của cha mẹ là nhìn con cái mình qua lăng kính của Tứ diệu đế -là chúng sanh, chúng phải khổ, ta không thể gánh vác cái khổ của chúng, mà chính bản thân chúng phải tự tỉnh thức.  “Cuối cùng rồi cũng đến lúc . . . khi ta không thể chen giữa con cái và nỗi đau của chúng", Betty Smith đã viết trong quyển tiểu thuyết, A Tree Grows in Brooklyn (Cây Mọc ở Brooklyn), nói về những thế hệ trẻ sống ở Nữu Ước.  Thật ra, chúng ta chưa bao giờ đứng giữa con cái và nỗi đau -của chúng hay của ta.  Tin tốt lànhđức Phật đã chỉ cho ta con đường vượt thoát khỏi nỗi đau, vượt thoát khỏi samvega, khỏi khổ.  Lời chúc tốt lành nhất ta có thể dành cho con cái mình là chúng cũng có thể tìm được con đường đó.

Diệu Liên Lý Thu Linh

(Trích dịch theo THE DISMAY OF MOTHERHOOD, tạp chí  Tricycle Xuân 2014)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 57)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 50)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 67)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 90)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 174)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 203)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 215)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 195)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 223)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 262)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 234)
Chết an lành là mong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 230)
Pháp giới là vũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 431)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 257)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 368)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 300)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 287)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 267)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 376)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 376)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 492)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 360)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 626)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 393)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 425)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 585)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 492)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 414)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 720)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 459)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 521)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 462)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 461)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 479)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 482)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 412)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 536)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 874)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 900)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 736)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 1084)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 550)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 517)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 596)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 618)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 593)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 588)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 755)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 653)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 797)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant